Trắc nghiệm Suất điện động cảm ứng Vật Lý Lớp 11
-
Câu 1:
Câu 23Vận dụngCho mạch điện như hình vẽ, L = 1H; E = 12V; r = 0, điện trở của biến trở là 10Ω. Điều chỉnh biến trở để trong 0,1s điện trở của biến trở giảm còn 5Ω
Suất điện động tự cảm xuất hiện trong ống dây trong khoảng thời gian trên có giá trị:
A. 12V
B. 6V
C. 24V
D. 4V
-
Câu 2:
Một thanh dẫn điện dài 1m, chuyển động trong từ trường đều có cảm ứng từ B = 0,4T (Véctơ cảm ứng từ \(\vec B\) vuông góc với thanh) với vận tốc 2m/s, vuông góc với thanh và làm với \(\vec B\) một góc 300. Suất điện động cảm ứng trong thanh là:
A. 0,4V
B. 0,2V
C. 0,7V
D. 0,8V
-
Câu 3:
Một khung dây phẳng, diện tích 20(cm2), gồm 10 vòng dây đặt trong từ trường đều. Vectơ cảm ứng từ làm thành với mặt phẳng khung dây một góc 300 và có độ lớn B=2.10−4(T). Người ta làm cho từ trường giảm đều đến không trong khoảng thời gian 0,01(s). Suất điện động cảm ứng xuất hiện trong khung dây trong khoảng thời gian từ trường biến đổi là:
A. 3,46.10−4(V)
B. 0,2(mV)
C. 4.10−4(V)
D. 4(mV)
-
Câu 4:
Một khung dây phẳng có diện tích 25cm2, gồm 10 vòng dây đặt trong từ trương đều, mặt phẳng vòng dây vuông góc với các đường sức từ. Hình bên là đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của cảm ứng từ B vào thời gian t. Độ lớn của suất điện động cảm ứng xuất hiện trong khung từ thời điểm t1=0 đến thời điểm t2=0,5s là
A. 0,01V
B. 10−4V
C. 10V
D. 2.10−4V
-
Câu 5:
Một ống dây dài được cuốn với mật độ 2000 vòng/mét. Ống dây có thể tích 500cm3. Ống dây được mắc vào một mạch điện. Sau khi đóng công tắc dòng điện trong ống dây biến đổi theo thời gian (đồ thị). Lúc đóng công tắc ứng với thời điểm t = 0. Suất điện động tự cảm trong ống dây sau khi đóng công tắc với thời điểm t = 0,05s có giá trị:
A. 0,05V
B. 0,25V
C. 0,5V
D. 1V
-
Câu 6:
Một ống dây hình trụ dài gồm 100 vòng dây, diện tích mỗi vòng dây S = 100 cm2. Ống dây có điện trở R = 8 Ω, hai đầu nối đoản mạch và được đặt trong từ trường đều có véc tơ cảm ứng từ song song với trục của ống dây và có độ lớn tăng đều 10−2 T/s. Tính công suất tỏa nhiệt của ống dây.
A. 2,325.10-5W
B. 2,15.10-5W
C. 1,25.10-5W
D. 4,25.10-5W
-
Câu 7:
Một ống dây hình trụ dài gồm 100 vòng dây, diện tích mỗi vòng dây S = 100 cm2. Ống dây có điện trở R = 8 Ω, hai đầu nối đoản mạch và được đặt trong từ trường đều có véc tơ cảm ứng từ song song với trục của ống dây và có độ lớn tăng đều 10−2 T/s. Cường độ dòng điện trong dây là:
A. 5,25.10-3A
B. 1,225.10-3A
C. 2,25.10-3A
D. 1,25.10-3A
-
Câu 8:
Một ống dây hình trụ dài gồm 103 vòng dây, diện tích mỗi vòng dây S = 100 cm2. Ống dây có điện trở R = 16 Ω, hai đầu nối đoản mạch và được đặt trong từ trường đều có véc tơ cảm ứng từ song song với trục của ống dây và có độ lớn tăng đều 10−2T/s. Tính công suất tỏa nhiệt của ống dây.
A. 2,25.10-4 W.
B. 6,25.10-4 W.
C. 4,25.10-4 W.
D. 2,65.10-4 W.
-
Câu 9:
Một khung dây hình chữ nhật kín gồm N = 10 vòng dây, diện tích mỗi vòng S = 20 cm2 đặt trong một từ trường đều có véc tơ cảm ứng từ vecto B hợp với pháp tuyến vecto n của mặt phẳng khung dây góc α = 60o, độ lớn cảm ứng từ B = 0,04 T, điện trở khung dây R = 0,2 Ω. Tính cường độ dòng điện xuất hiện trong khung dây cảm ứng từ tăng đều từ 0 đến 0,5B, xuất hiện trong khung dây nếu trong thời gian Δt = 0,01 giây.
A. 0,15A
B. 0,23A
C. 0,1A
D. 0,12A
-
Câu 10:
Một khung dây hình chữ nhật kín gồm N = 10 vòng dây, diện tích mỗi vòng S = 20 cm2 đặt trong một từ trường đều có véc tơ cảm ứng từ vecto B hợp với pháp tuyến vecto n của mặt phẳng khung dây góc α = 60o, độ lớn cảm ứng từ B = 0,04 T, điện trở khung dây R = 0,2 Ω. Tính suất điện động cảm ứng khi cảm ứng từ tăng đều từ 0 đến 0,5B, xuất hiện trong khung dây nếu trong thời gian Δt = 0,01 giây,
A. 0,12V
B. 0,21V
C. 0,02V
D. 0,03V
-
Câu 11:
Một khung dây hình chữ nhật kín gồm N = 10 vòng dây, diện tích mỗi vòng S = 20 cm2 đặt trong một từ trường đều có véc tơ cảm ứng từ B hợp với pháp tuyến n của mặt phẳng khung dây góc α = 60o, độ lớn cảm ứng từ B = 0,04 T, điện trở khung dây R = 0,2 Ω. Cảm ứng từ tăng đều giảm đều từ B đến 0, thì cường độ dòng điện xuất hiện trong khung dây nếu trong thời gian Δt = 0,01 giây:
A. 0,12A
B. 0,22A
C. 0,04A
D. 0,02A
-
Câu 12:
Một khung dây hình chữ nhật kín gồm N = 10 vòng dây, diện tích mỗi vòng S = 20 cm2 đặt trong một từ trường đều có véc tơ cảm ứng từ \(\vec B\) hợp với pháp tuyến \(\mathop n\limits^ \to \) của mặt phẳng khung dây góc α = 60o, độ lớn cảm ứng từ B = 0,04 T, điện trở khung dây R = 0,2 Ω. Tính suất điện động cảm ứng trong khung dây nếu trong thời gian Δt = 0,01 giây, cảm ứng giảm đều từ B đến 0.
A. 0,04 V
B. 0,4 V
C. 0,02 V
D. 0,2 V
-
Câu 13:
Một thanh dẫn điện dài (20cm) được nối hai đầu của nó với hai đầu của một mạch điện có điện trở ( \(0,5\Omega\)). Cho thanh chuyển động tịnh tiến trong từ trường đều cảm ứng từ (B = 0,08T với vận tốc (7m/s ), vectơ vận tốc vuông góc với các đường sức từ và vuông góc với thanh, bỏ qua điện trở của thanh và các dây nối. Cường độ dòng điện trong mạch là:
A. 0,224(A)
B. 0,112(A)
C. 11,2(A)
D. 22,4(A)
-
Câu 14:
Một ống dây được quấn với mật độ (1000 ) vòng/mét. Ống dây có thể tích (500 cm3 ). Ống dây được mắc vào một mạch điện. Sau khi đóng công tắc, dòng điện trong ống biến đổi theo thời gian như hình dưới đây.
Suất điện động tự cảm trong ống từ sau khi đóng công tắc đến thời điểm 0,05s là:
A. 0(V)
B. 0,063(V)
C. 100(V)
D. 0,63(mV)
-
Câu 15:
Một khung dây phẳng có diện tích (25cm2 ), gồm (10 ) vòng dây đặt trong từ trương đều, mặt phẳng vòng dây vuông góc với các đường sức từ. Hình bên là đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của cảm ứng từ (B ) vào thời gian (t ). Độ lớn của suất điện động cảm ứng xuất hiện trong khung từ thời điểm (t1= 0 ) đến thời điểm (t2= 0,5s ) là
A. 0,01V
B. 10-4V
C. 10V
D. 2.10−4V
-
Câu 16:
Một khung dây dẫn hình chữ nhật có diện tích 200 cm2 , ban đầu ở vị trí song song với các đường sức từ của một từ trường đều có độ lớn B=0,01T. Khung quay đều trong thời gian ∆t=0,04s đến vị trí vuông góc với các đường sức từ. Suất điện động cảm ứng xuất hiện trong khung là:
A. 5.10-3 V
B. 0 V
C. -5.10-3 V
D. 2,5.10−3 V
-
Câu 17:
Một khung dây dẫn hình vuông cạnh a = 6 cm; đặt trong từ trường đều B = 4.10-3 T, đường sức từ trường vuông góc với mặt phẳng khung dây. Cầm hai cạnh đối diện hình vuông kéo về hai phía để được hình chữ nhật có cạnh này dài gấp đôi cạnh kia trong khoảng thời gian 10-6s. Độ lớn suất điện động cảm ứng xuất hiện trong khung là:
A. 1,6V
B. 1,8 C
C. 16V
D. 18V
-
Câu 18:
Một ống dây dẫn hình trụ dài gồm 1000 vòng dây, mỗi vòng có đường kính 10 cm, được đặt trong một từ trường đều có vectơ cảm ứng từ B hướng song song với trục của ống dây và độ lớn của cảm ứng từ tăng đều theo thời gian với quy luật \( \frac{{\Delta B}}{{\Delta t}} = 0,01(T/s)\) . Cho biết dây dẫn có tiết diện 0,40 mm2 và có điện trở suất 1,75.10-8 Ω.m. Xác định công suất toả nhiệt trong ống dây dẫn khi nối đoản mạch hai đầu của ống dây dẫn này.
A. 4.10−4W
B. 4,5.10−3W
C. 4,5.10−4W
D. 4.10−3W
-
Câu 19:
Khung dây MNPQ cứng, phẳng, diện tích 50 cm2, gồm 1000 vòng dây. Khung dây được đặt trong từ trường đều MNPQ nằm trong mặt phẳng hình vẽ. Vecto cảm ứng từ vuông góc với mặt phẳng hình vẽ và có chiều như hình vẽ. Cảm ứng từ biến thiên theo thời gian như đường biểu diễn trên hình. Xác định độ lớn suất điện động cảm ứng trong khung:
A. 0,015V
B. 0,03V
C. 0,15V
D. 0,003V
-
Câu 20:
Trong hình vẽ nào sau đây, từ thông gửi qua diện tích của khung dây dẫn có giá trị lớn nhất ?
A. Hình 3
B. Hình 4
C. Hình 2
D. Hình 1
-
Câu 21:
Cho mạch điện như hình vẽ, nguồn có suất điện động E = 1,5V, điện trở trong r = 0,1 (ôm ) , thanh MN có chiều dài 1m có điện trở R = 2,9 (ôm ) . Từ trường có phương thẳng đứng hướng xuống, vuông góc với mặt phẳng khung như hình vẽ. B = 0,1T. Ampe kế chỉ bao nhiêu khi MN di chuyển về phía bên phải với vận tốc v = 3m/s sao cho hai đầu thanh MN luôn tiếp xúc hai thanh ray ?
A. 0,6A
B. 0,4A
C. 0,1A
D. 0,5A
-
Câu 22:
Thanh MN chiều dài l=40cm quay đều quanh trục qua A và vuông góc với thanh trong từ trường đều B=0,25T làm thanh xuất hiện suất điện động cảm ứng E=0,4V
Tốc độ góc của thanh là
A. 30 rad/s
B. 10 rad/s
C. 20 rad/s
D. 40 rad/s
-
Câu 23:
Hai thanh kim loại song song thẳng đứng một đầu nối với tụ điện có điện dung C=2μF . Một đoạn dây dẫn AB có độ dài l=20cm, khối lượng m=20g tì vào hai thanh kim loại, tự do trượt không masát xuống dưới và luôn vuông góc với hai thanh kim loại trên. Hệ thống đặt trong từ trường đều vuông góc có B=1T, bỏ qua điện trở.
Gia tốc của thanh AB là
A. 5 m/s2
B. 10 m/s2
C. 2 m/s2
D. 4 m/s2
-
Câu 24:
Cho hệ thống như hình vẽ
Thanh MN có chiều dài 50 cm chuyển động với vận tốc 10m/s trong từ trường đều B=0,25T. Tụ điện có điện dung C=10μF. Độ lớn điện tích của tụ điện
A. 0,125 μC
B. 12,5 μC
C. 11,2 μC
D. 2,12 μC
-
Câu 25:
Ban đầu hai thanh kim loại song song thẳng đứng một đầu nối với tụ điện có điện dung C=2 μF . Một đoạn dây dẫn AB có độ dài l=20cm, khối lượng m=20g tì vào hai thanh kim loại, tự do trượt không ma sát xuống dưới và luôn vuông góc với hai thanh kim loại trên. Hệ thống đặt trong từ trường đều vuông góc có B=1T, bỏ qua điện trở
Lúc sau, để thanh kim loại nghiêng so với phương ngang góc 30° , độ lớn và chiều của B như cũ. Đầu AB được được thả từ vị trí cách đầu dưới của thanh kim loại đoạn d=10cm. Thời gian để AB bắt đầu rời khỏi thanh kim loại là:
A. 0,1 s
B. 0,04 s
C. 0,2 s
D. 0,4 s
-
Câu 26:
Cho mạch điện như hình vẽ, nguồn có suất điện động E=1,5V, điện trở trong r=0,1Ω , thanh MN có chiều dài 1m có điện trở R=2,9Ω . Từ trường có phương thẳng đứng hướng xuống, vuông góc với mặt phẳng khung như hình vẽ. B=0,1 T
Khi MN đứng yên, độ lớn lực từ tác dụng lên thanh MN khi đó có giá trị
A. 0,25 N
B. 0,5N
C. 0,05N
D. 0,025N
-
Câu 27:
Cho mạch điện như hình vẽ, nguồn có suất điện động E=1,5V, điện trở trong r=0,1Ω , thanh MN có chiều dài 1m có điện trở R=2,9ΩR . Từ trường có phương thẳng đứng hướng xuống, vuông góc với mặt phẳng khung như hình vẽ. Biết B=0,1T
Ampe kế chỉ bao nhiêu khi MN đứng yên
A. 0,6 A
B. 0,1 A
C. 0,5 A
D. 0,4 A
-
Câu 28:
Thanh kim loại AB dài 20 cm kéo trượt đều trên hai thanh ray kim loại nằm ngang như hình vẽ
Các dây nối với nhau bằng điện trở R=3 ΩR=3 Ω , vận tốc của thanh AB là 12m/s. Hệ thống đặt trong từ trường đều có , vuông góc với mạch điện. Chiều và độ lớn của dòng điện cảm ứng qua thanh AB là:
A. Chiều từ B đến A, IC=0,32A
B. Chiều từ A đến B, IC=0,32A
C. Chiều từ A đến B, IC=0,96A
D. Chiều từ B đến A, IC=0,96A
-
Câu 29:
Đặt khung dây dẫn ABCD trong từ trường đều có chiều như hình vẽ
Thanh AB có thể trượt. Điện trở R không đổi và bỏ qua điện trở các thanh. Cường độ dòng điện cảm ứng trong mạch có biểu thức:
A. \( i = \frac{{Bl}}{{vR}}\)
B. \(i=Bvl\)
C. \( i = \frac{{Bv}}{{lR}}\)
D. \( i = \frac{{Bvl}}{{R}}\)
-
Câu 30:
Đặt khung dây ABCD cạnh một dây dẫn thẳng có dòng điện như hình
Thanh AB có thể trượt trên thanh DE và CF. Điện trở R không đổi và bỏ qua điện trở của các thanh. AB song song với dòng điện thẳng và chuyển động thẳng đều với vận tốc vuông góc với AB. Dòng điện cảm ứng trong mạch có chiều?
A. Từ A đến B
B. Từ B đến A
C. Không xác định được
D. Không có dòng điện cảm ứng trong mạch
-
Câu 31:
Một thanh dẫn điện dài 1m, chuyển động trong từ trường đều có cảm ứng từ B=0,4 T với vận tốc 2m/s và làm với \( \overrightarrow B \) một góc 30°. Dùng dây có điện trở không đáng kể nối hai đầu thanh với một điện trở R=2 Ω thành một mạch kín. Tính cường độ dòng điện qua điện trở
A. 0,4√3 A
B. 0,2√3 A
C. 0,4 A
D. 0,2 A
-
Câu 32:
Một thanh dẫn điện dài 1 m, chuyển động trong từ trường đều có cảm ứng từ B=0,4T(Véctơ cảm ứng từ \( \overrightarrow B \) vuông góc với thanh) với vận tốc 2m/s, vuông góc với thanh và làm với \(\overrightarrow B \) một góc 30° . Suất điện động cảm ứng trong thanh là
A. 0,4 V
B. 0,2 V
C. 0,7 V
D. 0,8 V
-
Câu 33:
Chọn phương án đúng về chiều dòng điện cảm ứng trong thanh MN
A. a- dòng điện cảm ứng có chiều từ N đến M, b- dòng điện cảm ứng có chiều từ N đến M
B. a- dòng điện cảm ứng có chiều từ M đến N, b- dòng điện cảm ứng có chiều từ M đến N
C. a- dòng điện cảm ứng có chiều từ M đến N, b- dòng điện cảm ứng có chiều từ N đến M
D. a- dòng điện cảm ứng có chiều từ N đến M, b- dòng điện cảm ứng có chiều từ M đến N
-
Câu 34:
Máy phát điện hoạt động theo nguyên tắc dựa trên
A. Hiện tượng mao dẫn
B. Hiện tượng mao dẫn
C. Hiện tượng điện phân
D. Hiện tượng cảm ứng điện từ
-
Câu 35:
Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Một thanh dây dẫn chuyển động thẳng đều trong một từ trường đều sao cho thanh luôn nằm dọc theo một đường sức điện thì trong thanh xuất hiện một điện trường cảm ứng
B. Một thanh dây dẫn chuyển động dọc theo một đường sức từ của một từ trường đều sao cho thanh luôn vuông góc với đường sức điện thì trong thanh xuất hiện một điện trường cảm ứng
C. Một thanh dây dẫn chuyển động cắt các đường sức từ của một từ trường đều sao cho thanh luôn vuông góc với đường sức điện thì trong thanh xuất hiện một điện trường cảm ứng
D. Một thanh dây dẫn chuyển động theo một quỹ đạo bất kì trong một từ trường đều sao cho thanh luôn nằm dọc theo các đường sức điện thì trong thanh xuất hiện một điện trường cảm ứng
-
Câu 36:
Phát biểu nào sau đây là đúng? Quy tắc xác định chiều dòng điện của đoạn dây dẫn chuyển động trong từ trường
A. Đặt bàn tay trái hứng các đường sức từ, ngón cái choãi ra hướng theo chiều chuyển động của đoạn dây, khi đó đoạn dây dẫn đóng vai trò như một nguồn điện, chiều từ cổ tay đến các ngón tay chỉ chiều từ cực âm sang cực dương của nguồn điện đó
B. Đặt bàn tay phải hứng các đường sức từ, ngón cái choãi ra hướng theo chiều chuyển động của đoạn dây, khi đó đoạn dây dẫn đóng vai trò như một nguồn điện, chiều từ cổ tay đến các ngón tay chỉ chiều từ cực âm sang cực dương của nguồn điện đó
C. Đặt bàn tay phải hứng các đường sức từ, chiều từ cổ tay đến các ngón tay hướng theo chiều chuyển động của đoạn dây, khi đó đoạn dây dẫn đóng vai trò như một nguồn điện, ngón cái choãi ra 90 độ chỉ chiều từ cực âm sang cực dương của nguồn điện đó
D. Đặt bàn tay trái hứng các đường sức từ, chiều từ cổ tay đến các ngón tay hướng theo chiều chuyển động của đoạn dây, khi đó đoạn dây dẫn đóng vai trò như một nguồn điện, ngón cái choãi ra 90 độ chỉ chiều từ cực âm sang cực dương của nguồn điện đó.
-
Câu 37:
Một thanh đồng dài 20 cm, quay với tốc độ 50 vòng/s trong một từ trường đều có cảm ứng từ 25 mT quanh một trục song song với từ trường và đi qua một đầu và vuông góc với thanh đồng. Suất điện động cảm ứng suất hiện trong thanh đồng này là
A. 0,6V
B. 0,157V
C. 2,5V
D. 36V
-
Câu 38:
Biết MN trong hình vẽ dài l = 15cm chuyển động với vận tốc 3m/s, cảm ứng từ B = 0,5 T, R = 0,5 Ω. Tính cường độ dòng điện cảm ứng qua điện trở R.
A. 0,7 A
B. 0,5 A
C. 5 A
D. 0,45 A
-
Câu 39:
Đồ thị biểu diễn sự biến thiên của cảm ứng từ B theo thời gian của một từ trường như hình vẽ. Một khung dây dẫn đặt trong từ trường này sao cho mặt phẳng khung dây vuông góc với \( \overrightarrow B \) . Gọi \(e_a, e_b, e_c\) là độ lớn của các suất điện động cảm ứng xuất hiện trong khung ứng với các đoạn AB, BC và CD. Xếp theo thứ tự tăng dần của các độ lớn suất điện động này là
A. \(e_a, e_b, e_c.\)
B. \(e_b, e_c, e_a.\)
C. \( e_a, e_c, e_b.\)
D. \(e_c, e_b, e_a\)
-
Câu 40:
Từ thông qua một khung dây biến thiên theo thời gian biểu diễn như hình vẽ. Độ lớn suất điện động cảm ứng trong khung trong khoảng thời gian nào sau đây là đúng?
A. Từ 0 s đến 0,1 s là 4 V
B. Từ 0,1 s đến 0,2 s là 3 V
C. Từ 0,2 s đến 0,3 s là 6 V
D. Từ 0 s đến 0,3 s là 6 V
-
Câu 41:
Một khung dây cứng phẳng diện tích 25 cm2 gồm 10 vòng dây, đặt trong từ trường đều, mặt phẳng khung vuông góc với các đường cảm ứng từ. Cảm ứng từ biến thiên theo thời gian như đồ thị hình vẽ. Tính độ lớn suất điện động cảm ứng xuất hiện trong khung kể từ t = 0 đến t = 0,4s.
A. 10-4 V
B. 1,2.10-4 V
C. 1,3.10-4 V
D. 1,5.10−4 V
-
Câu 42:
Một vòng dây diện tích S = 100 cm2 nối vào tụ điện có điện dung C = 200 µF, được đặt trong từ trường đều có véc tơ cảm ứng từ vuông góc với mặt phẳng chứa khung dây, có độ lớn tăng đều 5.10−2 T/s. Tính điện tích tụ điện.
A. 10-7 C
B. 10-9 C
C. 2.10-7 C
D. 2.10-9 C
-
Câu 43:
Một khung dây dẫn đặt vuông góc với một từ trường đều, cảm ứng từ B có độ lớn biến đổi theo thời gian. Tính tốc độ biến thiên của cảm ứng từ, biết rằng cường độ dòng điện cảm ứng là Ic = 0,5 A, điện trở của khung là R = 2Ω và diện tích của khung là S = 100 cm2
A. 150 T/s.
B. 100 T/s
C. 200 T/s.
D. 300 T/s.
-
Câu 44:
Một khung dây hình tròn bán kính 20 cm nằm toàn bộ trong một từ trường đều mà các đường sức từ vuông với mặt phẳng vòng dây. Trong khi cảm ứng từ tăng từ 0,1 T đến 1,1 T thì trong khung dây có một suất điện động không đổi với độ lớn là 0,2 V, thời gian duy trì suất điện động đó là
A. 0,2 s.
B. 0,2 π.s
C. 4 s
D. Chưa đủ dữ kiện để xác định.
-
Câu 45:
Một khung dây hình chữ nhật kính gồm N = 10 vòng dây, diện tích mỗi vòng S = 20 cm2 đặt trong một từ trường đều có véc tơ cảm ứng từ B hợp với pháp tuyến của mặt phẳng khung dây góc 60o, độ lớn cảm ứng từ B = 0,04 T, điện trở khung dây R = 0,2Ω. Tính cường độ dòng điện xuất hiện trong khung dây nếu trong thời gian 0,01 giây, cảm ứng từ giảm đều từ B đến 0.
A. 0,1 A
B. 0,4 A
C. 0,2 A
D. 0,3 A
-
Câu 46:
Một khung dây dẫn tròn có diện tích 60cm2, đặt trong từ trường đều. Góc giữa \( \overrightarrow B \) và mặt phẳng khung dây là 30o. Trong thời gian 0,01s từ trường tăng đều từ 0 lên 0,02T. Suất điện động cảm ứng xuất hiện trong vòng dây có độ lớn là 0,6V. Khung dây trên gồm.
A. 173 vòng
B. 1732 vòng
C. 100 vòng
D. 1000 vòng.
-
Câu 47:
Khi từ trường qua một cuộn dây gồm 100 vòng dây biến thiên, suất điện động cảm ứng xuất hiện trên mỗi vòng dây là 0,02mV. Suất điện động cảm ứng xuất hiện trên cuộn dây có giá trị là
A. 2mV
B. 0,2mV
C. 20mV
D. 2V
-
Câu 48:
Một khung dây phẳng, diện tích 20cm2, gồm 10 vòng dây đặt trong từ trường đều có độ lớn cảm ứng từ B = 2.10-4T, góc giữa \(\overrightarrow B \) và véctơ pháp tuyến của mặt phẳng khung dây là 600. Làm cho từ trường giảm đều về 0 trong thời gian 0,01s. Độ lớn của suất điện động cảm ứng sinh ra trong khung dây là
A. 2.10-2V
B. 2.10-4V
C. 2V
D. 2.10−6V.
-
Câu 49:
Một khung dây dẫn diện tích S đặt vuông góc với đường sức của từ trường đều có cảm ứng từ B. Nếu trong thời gian 2 giây, cảm ứng từ giảm đi một nửa thì suất điện động cảm ứng trong khung có độ lớn là:
A. \(e_C = B.S\)
B. \(e_c = B.S/2\)
C. \(e_C= B.S/4\)
D. \(ec_ = 2.B.S\)
-
Câu 50:
Một nam châm thẳng có từ trường hướng vào lòng ống dây. Trong trường hợp nào dưới đây suất điện động trong ống dây lớn nhất?
A. Nam châm tiến lại gần ống dây với tốc độ v
B. Ống dây tiến lại gần nam châm với tốc đọ v
C. Nam châm và ống dây tiến ra xa với tốc độ v
D. Nam châm và ống dây tiến lại gần nhau với tốc độ v