Trắc nghiệm Suất điện động cảm ứng Vật Lý Lớp 11
-
Câu 1:
Chọn đáp án đúng. Khi cho nam châm chuyển động qua một mạch kín, trong mạch xuất hiện dòng điện cảm ứng. Điện năng của dòng điện được chuyển hoá từ
A. Hóa năng
B. Quang năng
C. Cơ năng
D. Nhiệt năng
-
Câu 2:
Đại lượng \( {\frac{{\Delta \phi }}{{\Delta t}}}\) được gọi là
A. Tốc độ biến thiên của từ thông
B. Lượng từ thông đi qua diện tích S
C. Suất điện động cảm ứng
D. Độ biến thiên của từ thông
-
Câu 3:
Chọn phát biểu đúng. Suất điện động cảm ứng trong mạch tỉ lệ với
A. Độ lớn của từ thông qua mạch.
B. Tốc độ biến thiên của từ thông qua mạch.
C. Độ lớn của cảm ứng từ.
D. Thời gian xảy ra sự biến thiên từ thông qua mạch.
-
Câu 4:
Phát biểu nào sau đây không đúng? Suất điện động cảm ứng trong một mạch
A. Có thể tồn tại mà không sinh ra dòng điện cảm ứng trong mạch đó
B. Chỉ xuất hiện khi có từ thông qua mạch
C. Tỉ lệ với tốc độ biến thiên từ thông qua mạch
D. Chỉ xuất hiện khi có sự biến thiên từ thông qua mạch
-
Câu 5:
Khi một mạch kín phẳng quay xung quanh một trục nằm trong mặt phẳng chứa mạch trong một từ trường, thì suất điện động cảm ứng đổi chiều một lần trong
A. 1 vòng quay.
B. 2 vòng quay.
C. 1/2 vòng quay.
D. 1/4 vòng quay.
-
Câu 6:
Một thanh dẫn điện không nối thành mạch kín chuyển động
A. trong mặt phẳng chứa các đường sức từ thì trong thanh xuất hiện suất điện động cảm ứng.
B. cắt các đường sức từ thì trong thanh xuất hiện suất điện động cảm ứng.
C. cắt các đường sức từ thì chắc chắn trong thanh xuất hiện dòng điện cảm ứng.
D. vuông góc với các đường sức từ nhưng không cắt các đường sức từ thì ữong thanh xuất hiện suất điện động cảm ứng.
-
Câu 7:
Ở gần nơi sét đánh người ta thấy có cầu chì bị chảy; đôi khi những máy đo điện nhạy cũng bị cháy. Sở dĩ như vậy là vì
A. dòng điện trong sét có cường độ mạnh, tạo ra từ trường mạnh biến thiên rất nhanh gây ra dòng điện cảm ứng mạnh ở các mạch điện gần đó.
B. dòng điện trong sét có cường độ mạnh chạy vào mạch điện làm cháy mạch
C. tia sét phóng tia lửa làm cháy mạch.
D. dòng điện trong sét có cường độ mạnh, tạo ra từ trường mạnh biến thiên rất chậm gây ra dòng điện tự cảm ở các mạch điện gần đó.
-
Câu 8:
Cách làm nào dưới dây có thể tạo ra dòng điện cảm ứng?
A. Nối hai cực của pin vào hai đầu cuộn dây dẫn.
B. Nối hai cực của nam châm vào hai đầu cuộn dây dẫn.
C. Đưa một cực của acquy từ ngoài vào trong cuộn dây dẫn kín.
D. Đưa một nam châm từ ngoài vào trong một cuộn dây dẫn kín.
-
Câu 9:
Máy phát điện xoay chiều hoạt động dựa vào hiện tượng
A. lực điện do điện trường tác dụng lên hạt mang điện.
B. cảm ứng điện từ.
C. lực Lo-ren-xơ tác dụng lên hạt mang điện chuyển động.
D. lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn mang dòng điện.
-
Câu 10:
Muốn cho trong một khung dây kin xuất hiện một suất điện động cảm ứng thì một trong các cách đó là
A. làm thay đổi diện tích của khung dây.
B. đưa khung dây kín vào trong từ trường đều.
C. làm cho từ thông qua khung dây biến thiên.
D. quay khung dây quanh trục đối xứng của nó.
-
Câu 11:
Một ống dây dài 50 cm có 2500 vòng dây. Đường kính ống dây bằng 2 cm. Cho một dòng điện biến đổi đều theo thời gian chạy qua ống dây. Sau thời gian 0,01 s dòng điện tăng từ 0 đến 3 A. Suất điện động tự cảm trong ống dây có độ lớn là
A. 0,15 V.
B. 1,50 V.
C. 0,30 V.
D. 3,00 V.
-
Câu 12:
Một ống dây có 1000 vòng dây, dài 50 cm, diện tích tiết diện ngang của ống là 10 cm2. Độ tự cảm của ống dây là
A. 50.10-4 H.
B. 25.10-4 H.
C. 12,5.10-4 H.
D. 6,25.10-4 H.
-
Câu 13:
Một ống dây dài 40 cm, đường kính 4 cm có 400 vòng dây quấn sát nhau. Ống dây mang dòng điện cường độ 4 A. Từ thông qua ống dây là
A. 512.10-5 Wb.
B. 512.10-6 Wb.
C. 253.10-5 Wb.
D. 253.10-6 Wb.
-
Câu 14:
Dòng điện qua một ống dây biến đổi đều theo thời gian. Trong thời gian 0,01 s cường độ dòng điện tăng từ 1 A đến 2 A. Suất điện động tự cảm trong ống dây có độ lớn 20 V. Độ tự cảm của ống dây là
A. 0,1 H.
B. 0,2 H.
C. 0,3 H.
D. 0,4 H.
-
Câu 15:
Cho dòng điện 10 A chạy qua một vòng dây tạo ra một từ thông qua vòng dây là 5.10- 2 Wb. Độ tự cảm của vòng dây là
A. 5 mH.
B. 50 mH.
C. 500 mH.
D. 5 H.
-
Câu 16:
Một ống dây có độ tự cảm L, ống dây thứ hai có số vòng dây tăng gấp đôi và diện tích mỗi vòng dây giảm một nữa so với ống dây thứ nhất. Nếu hai ống dây có chiều dài như nhau thì độ tự cảm của ống dây thứ hai là
A. L.
B. 2L.
C. 0,5L.
D. 4L.
-
Câu 17:
Cách làm nào dưới đây có thể tạo ra dòng điện cảm ứng?
A. Nối một cực của pin vào hai đầu cuộn dây dẫn.
B. Nối hai cực của nam châm vào hai đầu cuộn dây dẫn.
C. Đưa một cực của ắc-qui từ ngoài vào trong cuộn dây dẫn kín.
D. Đưa một nam châm từ ngoài vào trong một cuộn dây dẫn kín.
-
Câu 18:
Ống dây điện hình trụ có số vòng dây tăng bốn lần và chiều dài tăng hai lần thì độ tự cảm
A. tăng tám lần.
B. tăng bốn lần.
C. giảm hai lần.
D. giảm bốn lần.
-
Câu 19:
Ống dây điện hình trụ có chiều dài tăng gấp đôi thì độ tự cảm
A. không đổi.
B. tăng 4 lần.
C. tăng hai lần.
D. giảm hai lần.
-
Câu 20:
Ống dây điện hình trụ có số vòng dây tăng hai lần thì độ tự cảm
A. tăng hai lần.
B. tăng bốn lần.
C. giảm hai lần.
D. giảm bốn lần.
-
Câu 21:
Suất điện động tự cảm có giá trị lớn khi
A. dòng điện tăng nhanh.
B. dòng điện có giá trị nhỏ.
C. dòng điện có giá trị lớn.
D. dòng điện không đổi.
-
Câu 22:
Dòng điện trong cuộn cảm giảm từ 16 A đến 0 A trong 0,01s, suất điện động tự cảm trong cuộn đó có độ lớn 64 V, độ tự cảm có giá trị
A. 0,032 H.
B. 0,04 H.
C. 0,25 H.
D. 4,0 H.
-
Câu 23:
Một cuộn tự cảm có độ tự cảm 0,1 H, trong đó có dòng điện biến thiên đều 200 A/s thì suất điện động tự cảm xuất hiện có giá trị
A. 10 V.
B. 20 V.
C. 0,1 kV.
D. 2,0 kV.
-
Câu 24:
Khi dòng điện qua ống dây giảm 2 lần thì năng lượng từ trường của ống dây sẽ
A. giảm \(\sqrt{2}\) lần.
B. giảm 2 lần.
C. giảm 4 lần.
D. giảm \(2\sqrt{2}\) lần.
-
Câu 25:
Hiện tượng tự cảm thực chất là
A. hiện tượng dòng điện cảm ứng bị biến đổi khi từ thông qua một mạch kín đột nhiên bị triệt tiêu.
B. hiện tượng cảm ứng điện từ xảy ra khi một khung dây đặt trong từ trường biến thiên.
C. hiện tượng xuất hiện suất điện động cảm ứng khi một dây dẫn chuyển động trong từ trường.
D. hiện tượng cảm ứng điện từ trong một mạch do chính sự biến đổi dòng điện trong mạch đó gây ra.
-
Câu 26:
Một ống dây dài 40 cm có tiết diện S = 500 cm2 gồm 2000 vòng. Tìm mật độ năng lượng từ trường trong ống dây khi i = 4 A chạy qua ống.
A. 5,024 J/m2.
B. 120 J/m2.
C. 2,0148 J/m2.
D. 25,13 J/m2.
-
Câu 27:
Một ống dây gồm 5000 vòng dây, diện tích tiết diện của ống dây là 500 cm2, chiều dài của ống là 40 cm. Cường độ dòng điện qua ống biến thiên theo thời gian có dạng i = 30 + t (A). Tính suất điện động tự cảm của ống dây.
A. 1,925 V.
B. 3,927 V.
C. 4,925 V.
D. 0,925 V.
-
Câu 28:
Năng lượng từ trường trong một ống dây là 6 mJ. Biết ống dây dài 20 cm có bán kính tiết diện là 2 cm gồm 1000 vòng dây. Tìm cường độ dòng điện qua ống
A. 0,23 A.
B. 2,23 A.
C. 1,23 A.
D. 3,23 A.
-
Câu 29:
Một ống dây dài 60 cm có đường kính 4 cm gồm 2000 vòng dây. Độ tự cảm của ống dây là
A. 0,0205 H.
B. 0,0305 H.
C. 0,0105 H.
D. 0,0405 H.
-
Câu 30:
Một ống dây có chiều dài , tiết diện S gồm N vòng dây. Từ thông qua mỗi vòng dây được xác định bởi hệ thức
A. \(\Phi =0.\)
B. \(\Phi =4\pi {{.10}^{-7}}\cdot \frac{{{N}^{2}}}{\ell }\,\cdot S.\)
C. \(\Phi =B\text{S}.\)
D. \(\Phi =4\pi {{.10}^{-7}}\cdot \frac{{{N}^{2}}}{\ell }\,\cdot S.i.\)
-
Câu 31:
Cho mạch điện như hình vẽ: R là điện trở, đèn Đ1, Đ2 giống như nhau, L là ống dây, khóa K và nguồn điện. Ban đầu K mở. Nếu đóng khóa K thì
A. đèn Đ2 sáng trước đèn Đ1.
B. hai đèn sáng cùng một lúc.
C. đèn Đ1 sáng trước đèn Đ2.
D. cả hai đèn đều tắt.
-
Câu 32:
Hiện tượng cảm ứng điện từ sẽ không xuất hiện khi cho một khung dây dẫn kín chuyển động trong từ trường đều sao cho:
A. Mặt phẳng khung dây song song với các đường sức từ.
B. Mặt phẳng khung dây vuông góc với các đường sức từ.
C. Mặt phẳng khung dây tạo với các đường sức từ các góc thay đổi bất kì.
D. Cả A,B đều đúng.
-
Câu 33:
Độ lớn của suất điện động cảm ứng xuất hiện trong mạch kín tỉ lệ với
A. tốc độ biến thiên từ thông qua mạch
B. độ lớn của từ thông qua mạch
C. điện trở và cường độ dòng điện của mạch
D. diện tích của mạch
-
Câu 34:
Phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Sau khi quạt điện hoạt động, ta thấy quạt điện bị nóng lên. Sự nóng lên của quạt điện một phần là do dòng điện Fucô xuất hiện trong lõi sắt của của quạt điện gây ra
B. Sau khi bóng đèn huỳnh quang hoạt động, ta thấy chấn lưu (tăng phô) nóng lên. Sự nóng lên đó là do dòng điện Fucô xuất hiện trong chấn lưu gây ra.
C. Khi dùng bàn là điện (hoạt động nhờ sợi dây đốt) để là quần áo, bàn là nóng lên. Sự nóng lên của bàn là là do dòng điện Fucô xuất hiện trong bàn là gây ra.
D. Máy biến thế dùng trong gia đình khi hoạt động bị nóng lên. Sự nóng lên của máy biến thế chủ yếu là do dòng điện Fucô trong lõi sắt của máy biến thế gây ra
-
Câu 35:
Nguyên nhân gây ra suất điện động cảm ứng trong thanh dây dẫn chuyển động trong từ trường là
A. Lực hoá học tác dụng lên các electron làm các electron dịch chuyển từ đầu này sang đầu kia của than
B. Lực Lorenxơ tác dụng lên các electron làm các electron dịch chuyển từ đầu này sang đầu kia của thanh
C. Lực ma sát giữa thanh và môi trường ngoài làm các electron dịch chuyển từ đầu này sang đầu kia của thanh.
D. Lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn không có dòng điện đặt trong từ trường làm các electron dịch chuyển từ đầu này sang đầu kia của thanh
-
Câu 36:
Độ lớn của suất điện động cảm ứng trong một mạch kín được xác định theo công thức
A. \(e_C=|\frac{\Delta \phi}{\Delta t}|\)
B. \(e_C=|\Delta \phi.\Delta t|\)
C. \(e_C=|\frac{\Delta t}{\Delta \phi}|\)
D. \(e_C=-|\frac{\Delta \phi}{\Delta t}|\)
-
Câu 37:
Muốn cho trong một khung dây kín xuất hiện một suất điện động cảm ứng thì một trong các cách đó là
A. làm thay đổi diện tích của khung dây
B. đưa khung dây kín vào trong từ trường đều.
C. làm cho từ thông qua khung dây biến thiên.
D. quay khung dây quanh trục đối xứng của nó.