Trắc nghiệm Sự phát triển của sinh giới qua các đại địa chất Sinh Học Lớp 12
-
Câu 1:
Thực vật xuất hiện đầu tiên trên cạn là:
A. Tảo
B. Quyết thực vật
C. Quyết trần
D. Dương xỉ có hạt
-
Câu 2:
Nhân tố làm biến đổi mặt đất, thành phần khí quyển, hình thành sinh quyển là:
A. Sự xuất hiện sự sống.
B. Sự hoạt động của núi lửa.
C. Hoạt động tạo núi.
D. Sự rút xa của biển.
-
Câu 3:
Thực vật di cư lên cạn hàng loạt ở kỉ:
A. Cambri
B. Đêvôn
C. Than đá
D. Xilua
-
Câu 4:
Động vật có xương sống xuất hiện đầu tiên ở kỉ:
A. Cambri
B. Đêvôn
C. Than đá
D. Xilua
-
Câu 5:
Đại diện đầu tiên của động vật có xương sống là:
A. Đại diện đầu tiên của động vật có xương sống là: Cá giáp
B. Bò cạp tôm
C. Ốc anh vũ
D. Chân khớp và da gai
-
Câu 6:
Động vật không xương sống đầu tiên lên cạn là:
A. Bọ cạp tôm
B. Nhện.
C. Chân khớp và da gai
D. Tôm 3 lá
-
Câu 7:
Sự sống di cư từ dưới nước lên cạn vào kỉ:
A. Cambri
B. Đêvôn
C. Than đá
D. Xilua
-
Câu 8:
Sự kiện nổi bật nhất trong đại Cổ sinh là:
A. Sự di chuyển của sinh vật từ dưới nước lên trên cạn.
B. Sự sống từ chỗ chưa có cấu tạo tế bào đã phát triển thành đơn bào rồi đa bào.
C. Sự hình thành đầy đủ các ngành động vật không xương sống.
D. Xuất hiện thực vật hạt kín.
-
Câu 9:
Thời gian của đại Cổ sinh:
A. Bắt đầu cách đây 570 triệu năm, kéo dài 240 triệu năm.
B. Bắt đầu cách đây 570 triệu năm, kéo dài 340 triệu năm.
C. Bắt đầu cách đây 240 triệu năm, kéo dài 570 triệu năm.
D. Bắt đầu cách đây 340 triệu năm, kéo dài 570 triệu năm.
-
Câu 10:
Đại Nguyên sinh có đặc điểm:
A. Có những đợt tạo núi lớn đã phân bố đại lục và đại dương.
B. Vi khuẩn và tảo phân bố rộng.
C. Thực vật dạng đơn bào chiếm ưu thế, động vật dạng đa bào đã ưu thế.
D. Cả A, B và C.
-
Câu 11:
Đại Nguyên sinh kéo dài:
A. 2600 triệu năm.
B. 2038 triệu năm.
C. Hơn 3 triệu năm.
D. Hơn 2 triệu năm.
-
Câu 12:
Đại Nguyên sinh bắt đầu cách đây:
A. 2600 năm.
B. 26000 năm.
C. 260 năm.
D. 2038 năm.
-
Câu 13:
Ở đại Thái cổ:
A. Sinh vật vẫn tập trung trong nước.
B. Xuất hiện sinh vật trên cạn đầu tiên.
C. Động vật đa bào bậc cao đã phát triển.
D. Thực vật bậc cao đã phát triển.
-
Câu 14:
Đặc điểm không phải đặc điểm của đại Thái cổ là:
A. Vỏ quả đất chưa ổn đinh, nhiều hoạt động tạo núi và phun lửa dữ dội.
B. Có mặt của than chì và đá vôi.
C. Sự sống đã phát sinh.
D. Tôm ba lá đã phát triển.
-
Câu 15:
Đại Thái cổ kéo dài:
A. 900 năm.
B. 9000 năm.
C. 9 triệu năm.
D. 900 triệu năm.
-
Câu 16:
Đại Thái cổ bắt đầu cách đây:
A. 3000 năm.
B. 35000 năm.
C. 3500 triệu năm.
D. 3 tỉ năm.
-
Câu 17:
Trình tự sắp xếp đúng các đại sau là:
A. Đại Cổ sinh, đại Thái cổ, đại Nguyên sinh, đại Trung sinh, đại Tân sinh.
B. Đại Thái cổ, đại Nguyên sinh, đại Cổ sinh, đại Trung sinh, đại Tân sinh.
C. Đại Thái cổ, đại Cổ sinh, đại Nguyên sinh, đại Trung sinh, đại Tân sinh.
D. Thái cổ, đại Cổ sinh, đại Trung sinh, đại Nguyên sinh, đại Tân sinh.
-
Câu 18:
Đặc điểm nổi bật của đại Trung sinh là:
A. Sự xuất hiện thực vật Hạt kín
B. Sự phát triển ưu thế của Hạt trần và Bò sát
C. Sự xuất hiện Bò sát bay và Chim
D. Cá xương phát triển, thay thế cá sụn
-
Câu 19:
Nhân tố không làm ảnh hưởng lớn tới sự biến đổi địa chất, khí hậu trong lịch sử quả đất:
A. Mặt đất nâng lên hoặc hạ xuống làm cho biển rút ra xa hoặc tiến sâu vào đất liền.
B. Các đại lục chuyển dịch theo chiều ngang làm thay đổi phân bố đất liền.
C. Các chuyển động tạo núi làm xuất hiện những dãy núi lớn, hoạt động của núi lửa, sự phát triển của băng hà.
D. Sự phân rã của các nguyên tố phóng xạ.
-
Câu 20:
Tên của mỗi kỉ được đặt dựa vào:
A. Tên loại đá điển hình cho lớp đất thuộc kỉ đó.
B. Tên của địa phương nơi mà lần đầu tiên người ta nghiên cứu lớp đất thuộc kỉ đó.
C. Tên của người tìm ra hoá thạch sinh vật thời đó.
D. Cả A và B.
-
Câu 21:
Căn cứ chủ yếu để đặt tên cho các đại:
A. Đặc điểm của vỏ Trái đất. =
B. Đặc điểm của sự sống trên Trái đất.
C. Đặc điểm khí hậu trên Trái đất.
D. Cả A, B và C.
-
Câu 22:
Việc phân định các mốc thời gian địa chất căn cứ vào:
A. Những biến đổi lớn về địa chất, khí hậu và các hoá thạch điển hình.
B. Tuổi của hoá thạch.
C. Căn cứ vào lượng sản phẩm phân rã của các nguyên tố phóng xạ.
D. Không căn cứ vào mốc nào cả mà phân chia thời gian của các đại bằng nhau.
-
Câu 23:
Để xác định tuổi của các lớp đất và tuổi của các hoá thạch người ta thường căn cứ vào:
A. Lượng sản phẩm phân rã của các nguyên tố phóng xạ.
B. Lượng cacbon trong hoá thạch.
C. Đặc điểm của lớp đất chứa hoá thạch.
D. Không có phương án đúng.
-
Câu 24:
Nghiên cứu hoá thạch cho phép:
A. Suy ra lịch sử xuất hiện, phát triển và diệt vong của sinh vật.
B. Suy ra lịch sử phát triển phát triển của vỏ Trái đất.
C. Suy ra tuổi của lớp đất chứa chúng.
D. Tất cả các phương án đều đúng.
-
Câu 25:
Hoá thạch được hình thành là do:
A. Khi sinh vật chết đi thì phần mềm bị phân huỷ, chỉ các phần cứng như xương, vỏ đá vôi được giữ lại trong đất.
B. Xác sinh vật chìm xuống đáy nước bị cát, bùn, đất sét bao phủ về sau phần mềm tan dần đi, để lại một khoảng trống trong đất, khi có những chất khoáng như ôxit silic tới lấp đầy khoảng trống thì sẽ đúc thành một sinh vật bằng đá giống với sinh vật trước kia.
C. Cơ thể sinh vật được bảo toàn nguyên vẹn trong băng, cơ thể sâu bọ được phủ kín trong nhựa hổ phách.
D. Cả A, B và C đều đúng.
-
Câu 26:
Để nghiên cứu lịch sử phát triển của sinh vật người ta dựa vào:
A. Các hoá thạch.
B. Các hoá chất.
C. Các giai đoạn phát triển của sinh vật từ khi sinh ra cho đến khi chết.
D. Đặc điểm phát triển của vỏ Trái đất.
-
Câu 27:
Hoá thạch là:
A. những sinh vật bị hoá thành đá.
B. di tích của sinh vật sống trong các thời đại trước đã để lại trong các lớp đất đá.
C. các bộ xương của sinh vật còn lại sau khi chúng chết.
D. những sinh vật đã sống qua 2 thế kỉ.
-
Câu 28:
Trong lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất, thực vật có hoa xuất hiện ở đại nào sau đây?
A. Đại Nguyên sinh
B. Đại Tân sinh
C. Đại Cổ sinh
D. Đại Trung sinh