Trắc nghiệm Sự nhân lên của virut trong tế bào chủ Sinh Học Lớp 10
-
Câu 1:
HIV chỉ xâm nhập và làm tan tế bào limphô T ở người vì
A. HIV không thể tồn tại được bên ngoài tế bào chủ.
B. Mỗi loại vi rut chỉ có thể xâm nhập vào 1 số tế bào nhất định.
C. Gai glicôprôtêin của chúng đặc hiệu với thụ thể trên tế bào limphô T ở người.
D. Kích thước của chúng quá nhỏ nên chỉ có thể xâm nhập vào tế bào limphô T ở người.
-
Câu 2:
Sự kiện nào chỉ xảy ra trong quá trình xâm nhập của virut kí sinh động vật?
A. Sau khi bám thụ thể, virut đưa hệ nuclêôcapsit vào tế bào chủ, sau đó "cởi áo" prôtêin.
B. Sau khi bám thụ thể, virut bơm axitnuclêic vào trong tế bào chủ.
C. Sau khi bám thụ thể, virut tự tổng hợp vật chất ở đó.
D. Sau khi bám thụ thể, virut xâm nhập vào và lắp ráp các thành phần tạo virut hoàn chỉnh.
-
Câu 3:
Quá trình tiềm tan là quá trình
A. virut nhân lên và phá tan tế bào.
B. ADN gắn vào NST của tế bào, tế bào sinh trưởng bình thường.
C. virut sử dụng enzim và nguyên liệu tế bào để tổng hợp axit nuclêic và nguyên liệu của riêng mình.
D. lắp axit nuclêic vào prôtêin vỏ.
-
Câu 4:
Mỗi loại virut có thể xâm nhập vào một số loại tế bào nhất định, là do trên bề mặt tế bào có ......mang tính đặc hiệu đối với mỗi loại virut. Điền vào chỗ trống (......) từ hoặc cụm từ nàc dưới đây cho câu trên đúng nghĩa?
A. glicôprôtêin.
B. các thụ thể.
C. capsôme.
D. capsit.
-
Câu 5:
Bằng cách nào virut phá vỡ tế bào để chui ra ồ ạt?
A. Tế bào có bộ gen mã hoá enzim để làm tan thành tế bào.
B. Tế bào có bộ gen mã hoá lizôzim để làm tan thành tế bào.
C. Virut có hệ gen mã hoá enzim để làm tan thành tế bào.
D. Virut có hệ gen mã hoá lizôzim để làm tan thành tế bào
-
Câu 6:
Vỏ capsit bao lấy lõi ADN, các bộ phận như đĩa gốc, đuôi gắn lại với nhau tạo thành phagơ mới. Đây là giai đoạn
A. xâm nhập.
B. sinh tổng hợp.
C. lắp ráp.
D. hấp phụ.
-
Câu 7:
Lắp axit nuclêic vào prôtêin vỏ để tạo virut hoàn chỉnh. Đây là giai đoạn
A. xâm nhập.
B. sinh tổng hợp.
C. lắp ráp.
D. hấp phụ.
-
Câu 8:
Bộ gen của phagơ điều khiển bộ máy di truyền của tế bào chủ tổng hợp ADN và vỏ capsit cho mình. Đây là giai đoạn
A. xâm nhập.
B. sinh tổng hợp.
C. lắp ráp.
D. hấp phụ.
-
Câu 9:
Nuclêôcapsit virut động vật đưa vào tế bào chất của tế bào chủ sau đó giải phóng axit nuclêic. Đây là giai đoạn
A. xâm nhập.
B. lắp ráp.
C. hấp phụ.
D. phóng thích.
-
Câu 10:
Đối với phagơ, enzim lizôzim phá hủy thành tế bào chủ để bơm axit nuclêic vào tế bào chất, còn vỏ nằm bên ngoài. Đây là giai đoạn
A. xâm nhập.
B. lắp ráp.
C. hấp phụ.
D. phóng thích.
-
Câu 11:
Virut bám vào được tế bào chu nhờ gai glicôprôtêin của virut đặc hiệu với thụ thể bề mặt của tế bào chủ. Đây là giai đoạn
A. xâm nhập.
B. lắp ráp.
C. hấp phụ.
D. phóng thích.
-
Câu 12:
Chu trình nhân lên của virut bao gồm 5 giai đoạn theo thứ tự là
A. Xâm nhập - Sự hấp phụ - Lắp ráp - Sinh tổng hợp - phóng thích.
B. Xâm nhập - Sự hấp phụ - Sinh tổng hợp - Lắp ráp - Phóng thích.
C. Sự hấp phụ - Sinh tổng hợp - Lắp ráp - Xâm nhập - Phóng thích.
D. Sự hấp phụ - Xâm nhập - Sinh tổng hợp - Lắp ráp - Phóng thích.
-
Câu 13:
Virut sử dụng enzim và nguyên liệu của tế bào chủ để tổng hợp axit nuclêic và prôtêin. Hoạt động này xảy ra ở giai đoạn
A. hấp phụ.
B. xâm nhập.
C. Sinh tổng hợp.
D. phóng thích.
-
Câu 14:
Sinh tan là hiện tượng
A. virut xâm nhập vào tế bào chủ.
B. virut sinh sản trong tế bào chủ.
C. virut nhân lên và làm tan tế bào chủ.
D. virut gắn trên bề mặt của tế bào chủ.
-
Câu 15:
Hoạt động xảy ra ở giai đoạn lắp ráp trong chu trình nhân lên của virut là
A.lắp axit nuclêic với vỏ prôtêin để tạo virut mới.
B.tổng hợp axit nuclêic cho virut.
C.tổng hợp prôtêin cho virut.
D.giải phóng bộ gen của virut vào tế bào chủ.
A. lắp axit nuclêic với vỏ prôtêin để tạo virut mới.
B. tổng hợp axit nuclêic cho virut.
C. tổng hợp prôtêin cho virut.
D. giải phóng bộ gen của virut vào tế bào chủ.
-
Câu 16:
Giai đoạn xảy ra sự liên kết giữa các thụ thể của virut với thụ thể của tế bào chủ là
A. giai đoạn xâm nhập.
B. giai đoạn sinh tổng hợp.
C. giai đoạn phóng thích.
D. giai đoạn hấp phụ.
-
Câu 17:
Sinh vật là vật trung gian làm lan truyền bệnh nguy hiểm nhất là
A. virut.
B. vi khuẩn.
C. động vật nguyên sinh.
D. côn trùng.
-
Câu 18:
Virut xâm nhập từ ngoài vào tế bào thực vật bằng cách
A. tự virut chui qua thành xenlulôzơ vào tế bào.
B. qua các vết chích của côn trùng.
C. qua các vết xây xát trên cây.
D. qua các vết chích của côn trùng và các vết xây xát trên cây.
-
Câu 19:
Virut khi xâm nhập vào thực vật, chúng di chuyển từ tế bào này sang tế bào khác nhờ vào
A. sự di chuyển của các bào gen.
B. qua các chất bài tiết từ bộ máy Gôngi.
C. các cầu sinh chất nối giữa các tế bào.
D. hoạt động của nhân tế bào.
-
Câu 20:
Virut sống ...... bắt buộc trong tế bào vật chủ (vi sinh vật, động vật, thực vật). Điền vào chỗ trống
(.......) từ hoặc cụm từ nào dưới đây cho câu trên đúng nghĩa?A. cộng sinh.
B. kí sinh.
C. hợp tác.
D. hội sinh.
-
Câu 21:
Đặc điểm sinh sản của virut là
A. sinh sản bằng cách phân đôi.
B. sinh sản dựa vào nguyên liệu của tế bào chủ.
C. sinh sản hữu tính.
D. sinh sản tiếp hợp.
-
Câu 22:
Hình thành mối liên kết hóa học đặc hiệu giữa các thụ thể của virut và tế bào chủ là đặc điểm của giai đoạn nào?
A. Xâm nhập
B. Hấp phụ
C. Lắp ráp
D. Sinh tổng hợp
-
Câu 23:
Chu trình nhân lên của virut gồm mấy giai đoạn?
A. 3
B. 5
C. 4
D. 6
-
Câu 24:
Chu trình tan có đặc điểm nào sau đây?
A. tế bào bị hòa tan ngay khi gai glicoprotein chạm vào thụ thể đặc hiệu trên bề mặt tế bào.
B. virut xâm nhập vào tế bào chủ và làm tan chính mình.
C. virut xâm nhập.
D. virut nhân lên và làm tan tế bào.
-
Câu 25:
Chu trình nhân lên của virut diễn ra theo trình tự:
A. Hấp phụ – xâm nhập – lắp ráp – sinh tổng hợp – phóng thích.
B. Xâm nhập – hấp phụ – sinh tổng hợp – lắp ráp – phóng thích.
C. Hấp phụ – xâm nhập – sinh tổng hợp – lắp ráp – phóng thích.
D. Sinh tổng hợp – xâm nhập – hấp phụ – lắp ráp – phóng thích.
-
Câu 26:
Một số loại virut kí sinh trên côn trùng vẫn tồn tại được ở bên ngoài môi trường:
A. Có khả năng kí sinh trên các vật chủ khác ngoài côn trùng.
B. Có vỏ bọc giúp chúng tránh được các yếu tố bất lợi của môi trường.
C. Có khả năng hình thành bào tử, tránh được các yếu tố bất lợi của môi trường.
D. Có hệ gen là ADN xoắn kép, bền vững, tồn tại được lâu trong môi trường.
-
Câu 27:
Điều nào sau đây ĐÚNG khi nói về cơ chế lây truyền của virut kí sinh ở những loại côn trùng ăn lá cây?
A. Côn trùng ăn lá cây chứa virut
B. Chất kiềm trong ruột côn trùng phân giải thể bọc, giải phóng virut
C. Virut xâm nhập vào cơ thể côn trùng qua tế bào ruột hoặc qua dịch bạch huyết của côn trùng
D. Cả A, B và C
-
Câu 28:
Biện pháp có thể áp dụng để phòng bệnh do virut gây ra trên thực vật là:
A. Chọn giống cây sạch bệnh
B. Tiêu diệt vật trung gian truyền bệnh
C. Vệ sinh đồng ruộng.
D. Cả ba biện pháp trên
-
Câu 29:
Cho các biện pháp sau:
I – Chọn giống cây sạch bệnh
II – Phun thuốc trừ sâu sinh học
III – Vệ sinh đồng ruộng.
IV – Tiêu diệt vật trung gian truyền bệnh
Số các biện pháp có thể áp dụng để phòng bệnh do virut gây ra trên thực vật là:
A. 2
B. 1
C. 3
D. 4
-
Câu 30:
Virut thường không thể trực tiếp xâm nhập tế bào thực vật vì…
A. thành tế bào thực vật rất bền vững.
B. không có virut nào có thụ thể thích hợp.
C. kích thước lỗ màng nhỏ.
D. cả A và C.
-
Câu 31:
Virut sau khi nhân lên trong tế bào thực vật sẽ lan sang các tế bào khác thông qua…
A. các khoảng gian bào.
B. màng lưới nội chất.
C. cầu sinh chất.
D. hệ mạch dẫn.
-
Câu 32:
Virut di chuyển từ tế bào này sang tế bào khác của cây nhờ vào?
A. Sự di chuyển của các bào quan
B. Qua các chất bài tiết từ bộ máy Golgi
C. Các cầu sinh chất nối giữa các tế bào
D. Hoạt động của nhân tế bào
-
Câu 33:
Virut xâm nhập từ ngoài vào tế bào thực vật bằng cách nào sau đây
A. Tự virut chui qua thành xenlulôzơ vào tế bào
B. Qua các vết chích của c ôn trùng hay qua các vết xước trên cây
C. Cả A, B đều đúng
D. Cả A, B, C đều sai
-
Câu 34:
Virut xâm nhập từ bên ngoài vào trong tế bào thực vật bằng con cách nào?
A. Sử dụng gai glicoprotein để phá vỡ thành xenlulozo để tiến hành xâm nhập tế bào thực vật.
B. Qua các vết chích của côn trùng hay các vết xước trên cây đã làm rách thành xenlulozo.
C. Xâm nhập bằng cách liên kết giữa thụ thể của virut với thụ thể của tế bào thực vật
D. Sử dụng dịch đặc biệt để phá vỡ thành xenlulozo và tiến hành xâm nhập.
-
Câu 35:
Quá trình tiềm tan là quá trình
A. ADN gắn vào NST của tế bào, tế bào sinh trưởng bình thường.
B. virut nhân lên và phá tan tế bào.
C. ADN gắn vào NST của tế bào, tế bào sinh trưởng bình thường.
D. lắp axit nucleic vào protein vỏ.
-
Câu 36:
Virut ôn hòa là:
A. Loại virut phát triển làm tan tế bào chủ
B. Loại virut mà bộ gen của virut gắn vào NST của tế bào chủ và tế bào vẫn sinh trưởng bình thường
C. Virut không sống kí sinh bắt buộc
D. Virut sống kí sinh bắt buộc
-
Câu 37:
Chu trình tan là chu trình
A. lắp axit nucleic vào protein vỏ.
B. bơm axit nucleic vào chất tế bào.
C. đưa cả nucleocapsit vào chất tế bào.
D. virut nhân lên và phá vỡ tế bào.
-
Câu 38:
Sinh tan là quá trình:
A. Virut xâm nhập vào tế bào chủ
B. Virut sinh sản trong tế bào chủ
C. Virut nhân lên và làm tan tế bào chủ
D. Virut gắn trên bề mặt của tế bào chủ
-
Câu 39:
Vì sao người ta không sử dụng thuật ngữ sinh sản đối với virut?
A. Virut không phải là sinh vật
B. Virut chưa có hệ sinh sản
C. Virut kí sinh bắt buộc và phải nhờ tế bào chủ tạo ra các virut con
D. Virut làm tan tế bào chủ
-
Câu 40:
Tại sao người ta thường dùng thuật ngữ nhân lên thay cho thuật ngữ sinh sản đối với virut?
A. Virut chỉ được coi là một dạng sống
B. Virut chưa có cấu tạo tế bào
C. Virut chỉ nhân lên khi ở trong tế bào chủ
D. Cả A, B và C
-
Câu 41:
Các phagơ mới được tạo thành phá vỡ tế bào chủ chui ra ngoài được gọi là giai đoạn
A. hấp phụ
B. phóng thích
C. sinh tổng hợp
D. lắp ráp
-
Câu 42:
Virut được tạo ra rời tế bào chủ ở giai đoạn nào sau đây?
A. Giai đoạn tổng hợp
B. Giai đoạn phóng thích
C. Giai đoạn lắp ráp
D. Giai đoạn xâm nhập
-
Câu 43:
Virut mới được tạo ra mới từ giai đoạn nào?
A. Lắp ráp
B. Phóng thích
C. Xâm nhập
D. Sinh tổng hợp
-
Câu 44:
Hoạt động xảy ra ở giai đoạn lắp ráp của quá trình nhân lên của virut trong tế bào chủ là:
A. Tổng hợp axit nucleic cho virut
B. Tổng hợp protein cho virut
C. Giải phóng bộ gen của virut vào tế bào chủ
D. Lắp axit nucleic vào protein để tạo virut
-
Câu 45:
Virut sử dụng enzim và nguyên liệu của tế bào chủ để tổng hợp axit nuclêic và prôtêin. Hoạt động này xảy ra ở giai đoạn nào sau đây?
A. Giai đoạn hấp phụ
B. Giai đoạn xâm nhập
C. Giai đoạn tổng hợp
D. Giai đoạn phóng thích
-
Câu 46:
Sự hình thành ADN và các thành phần của phagơ chủ yếu diễn ra ở giai đoạn…
A. Hấp phụ.
B. Xâm nhập
C. Tổng hợp.
D. Lắp ráp.
-
Câu 47:
Virut xâm nhập vào tế bào chủ diễn ra ở giai đoạn…
A. hấp phụ
B. xâm nhập
C. tổng hợp
D. lắp ráp
-
Câu 48:
Ở giai đoạn xâm nhập của virut vào tế bào chủ, xảy ra hiện tượng?
A. Virut bám trên bề mặt của tế bào vật chủ
B. Axit nucleic của virut được đưa vào tế bào chất của tế bào chủ
C. Thụ thể của virut liên kết với thụ thể của tế bào chủ
D. Virut di chuyển vào nhân của tế bào chủ
-
Câu 49:
Sự hình thành mối liên kết hoá học đặc hiệu giữa các thụ thể của virut và tế bào chủ diễn ra ở giai đoạn…
A. hấp phụ.
B. xâm nhập
C. tổng hợp.
D. lắp ráp.
-
Câu 50:
Chu trình nhân lên của virut gồm 5 giai đoạn theo trình tự…
A. hấp phụ - xâm nhập - lắp ráp - sinh tổng hợp - phóng thích.
B. hấp phụ - xâm nhập - sinh tổng hợp - phóng thích - lắp ráp.
C. hấp phụ - lắp ráp - xâm nhập - sinh tổng hợp - phóng thích
D. hấp phụ- xâm nhập- sinh tổng hợp- lắp ráp- phóng thích.