Trắc nghiệm Sử học với một số lĩnh vực, ngành nghề hiện đại Lịch Sử Lớp 10
-
Câu 1:
Ngày di sản Văn hóa Việt Nam là ngày nào?
A. 21/11 hằng năm.
B. 22/11 hằng năm.
C. 23/11 hằng năm.
D. 24/11 hằng năm.
-
Câu 2:
Khi nào chính phủ I-ta-li-a ra lệnh cấm các tàu du lịch vào trung tâm thành phố Vơ-ni-dơ?
A. Ngày 13/07/2021
B. Ngày 13/07/2020
C. Ngày 13/07/2019
D. Ngày 13/07/2018
-
Câu 3:
Năm 2021, tổ chức UNESCO đưa ra khuyến cáo đối với chính quyền thành phố Vơ-ni-dơ (I-t-al-li-a) cần “quản lí du lịch bền vững hơn” nhằm mục đích
A. bảo tồn hệ sinh thái và di sản vùng đầm phá này.
B. hạn chế sự lây lan của dịch Covid-19.
C. bảo vệ sự trong lành của thành phố.
D. giữ trật tự an ninh cho khu vực này.
-
Câu 4:
Thành phố Vơ-ni-dơ và đầm phá Vơ-ni-dơ (I-ta-li-a) được tổ chức UNESCO công nhận là Di sản thế giới vào thời gian nào?
A. Năm 1985
B. Năm 1986
C. Năm 1987
D. Năm 1988
-
Câu 5:
Dân ca Quan họ được tổ chức UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại vào năm nào?
A. Năm 2010
B. Năm 2009
C. Năm 2008
D. Năm 2007
-
Câu 6:
Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng về mối quan hệ gắn bó giữa sử học với công tác bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa, di sản thiên nhiên?
A. Các loại hình di sản là nguồn tư liệu quan trọng của sử học.
B. Thành tựu của sử học giúp xác định vai trò, vị trí, ý nghĩa của di sản.
C. Sử học cung cấp các thông tin làm cơ sở cho công tác bảo tồn di sản.
D. Tri thức lịch sử giúp con người dự đoán thời cơ, thách thức trong tương lai.
-
Câu 7:
Việc bảo tồn di sản văn hóa, di sản thiên nhiên theo dạng thức vốn có là cơ sở để nhà sử học có thể
A. dự đoán chính xác những thời cơ trong tương lai.
B. phát hiện chiều hướng vận động, phát triển của hiện tại.
C. miêu tả, trình bày lịch sử quá khứ một cách chính xác.
D. rút ra bài học kinh nghiệm để phục vụ cuộc sống.
-
Câu 8:
Đối với nghiên cứu lịch sử, các loại hình di sản văn hóa có vai trò là
A. nguồn tri thức nền tảng.
B. đề tài của sự sáng tạo.
C. phương pháp nghiên cứu.
D. nguồn sử liệu quan trọng.
-
Câu 9:
Sử học và di sản văn hóa, di sản thiên nhiên có mối quan hệ như thế nào?
A. Gắn bó mật thiết.
B. Tồn tại biệt lập.
C. Cạnh tranh.
D. Đối kháng.
-
Câu 10:
Chủ tịch Hồ Chí Minh kí sắc lệnh số 65/SL về việc bảo tồn di tích trên toàn cõi Việt Nam vào thời gian nào?
A. Ngày 23/11/1945.
B. Ngày 23/11/1946.
C. Ngày 23/11/1954.
D. Ngày 23/11/1976.
-
Câu 11:
Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng tác động của các ngành công nghiệp văn hóa với sử học?
A. Cung cấp thông tin, nguồn tri thức của ngành cho việc nghiên cứu lịch sử.
B. Thúc đẩy sử học phát triển (quảng bá giá trị lịch sử, văn hoá… của các cộng đồng).
C. Hình thành ý tưởng và nguồn cảm hứng sáng tạo cho nghiên cứu lịch sử.
D. Góp phần lưu giữ và phát huy các giá trị lịch sử, văn hoá trong cộng đồng.
-
Câu 12:
Bộ phim nào dưới đây được lấy cảm hứng từ lịch sử?
A. Hành trình công lý (đạo diễn: Nguyễn Mai Hiền).
B. Hương vị tình thân (đạo diễn: Nguyễn Danh Dũng).
C. Mùa lá rụng (đạo diễn: Quốc Trọng).
D. Phượng khấu (đạo diễn: Huỳnh Tuấn Anh).
-
Câu 13:
Theo thống kê của Ngân hàng thế giới năm 2019 tỉ lệ đóng góp của ngành công nghiệp văn hóa đối với tổng doanh thu toàn cầu là?
A. 4,04%
B. 5,05%
C. 6,06%
D. 7,07%
-
Câu 14:
Ngành nghề nào dưới đây thuộc lĩnh vực công nghiệp văn hóa?
A. Điện ảnh.
B. Y dược.
C. Cơ khí.
D. Cơ điện tử.
-
Câu 15:
Ngành nào sau đây không thuộc lĩnh vực công nghiệp văn hóa?
A. Truyền hình và phát thanh.
B. Tư vấn tài chính.
C. Thủ công mĩ nghệ.
D. Nghệ thuật biểu diễn.
-
Câu 16:
Theo phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ (2006), ngành công nghiệp văn hóa của Việt Nam có bao nhiêu lĩnh vực chủ chốt?
A. 10 lĩnh vực.
B. 11 lĩnh vực.
C. 12 lĩnh vực.
D. 13 lĩnh vực.
-
Câu 17:
Lịch sử và văn hóa có vai trò như thế nào đến sự phát triển du lịch?
A. Cung cấp bài học kinh nghiệm, là cơ sở hình thành ý tưởng xây dựng chiến lược phát triển.
B. Mang lại nguồn lực hỗ trợ hiệu quả cho công tác bảo tồn các di tích lịch sử, văn hóa.
C. Cung cấp thông tin để Sử học nghiên cứu, đề xuất giải pháp bảo tồn và phát triển bền vững.
D. Quảng bá lịch sử, văn hóa cộng đồng, kết nối và nâng cao vị thế và giá trị lịch sử, văn hóa.
-
Câu 18:
Công nghiệp văn hóa có vai trò nào dưới đây đối với sự phát triển của Sử học?
A. Phát huy, quảng bá các giá trị của lịch sử, văn hóa dân tộc.
B. Cung cấp những tri thức liên quan đến khoa học lịch sử.
C. Nghiên cứu và đề xuất các chiến lược phát triển bền vững.
D. Cơ sở hình thành ý tưởng và nguồn cảm hứng hoạt động.
-
Câu 19:
Sử học có vai trò nào dưới đây đối với sự phát triển của một số ngành nghề trong lĩnh vực công nghiệp văn hóa?
A. Phát huy, quảng bá các giá trị của lịch sử, văn hóa dân tộc.
B. Thúc đẩy tri thức lịch sử và văn hóa nhân loại phát triển.
C. Giáo dục các thế hệ, tôn vinh các giá trị lịch sử, văn hóa.
D. Cơ sở hình thành ý tưởng và nguồn cảm hứng hoạt động.
-
Câu 20:
Các loại hình di sản văn hóa (vật thể, phi vật thể, hỗn hợp,…) đều có vai trò là
A. di sản văn hóa đặc biệt.
B. di sản văn hóa quốc gia.
C. nguồn sử liệu quan trọng đặc biệt.
D. di tích lịch sử quan trọng đặc biệt.
-
Câu 21:
Bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa không phải là hoạt động
A. tiến hành xây mới các di tích, hiện đại hóa di tích.
B. đảm bảo sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia, dân tộc.
C. đem lại hiệu quả thiết thực phát triển kinh tế, xã hội.
D. hình thành ý thức trách nhiệm với cộng đồng xã hội và thế hệ mai sau.
-
Câu 22:
Bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa là hoạt động
A. tìm kiếm, lưu giữ và bảo vệ các giá trị di sản.
B. phát triển và lan tỏa các giá trị di sản.
C. lưu giữ, bảo vệ và lan tỏa các giá trị của di sản.
D. quy hoạch, lưu giữ và bảo vệ các di sản.
-
Câu 23:
Di sản văn hóa là những sản phẩm tinh thần, vật chất được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, có giá trị
A. lịch sử, văn hóa, khoa học.
B. khoa học, kinh tế, chính trị.
C. kinh tế, giáo dục, văn hóa.
D. khoa học, kinh tế, văn hóa.
-
Câu 24:
Sử học có vai trò như thế nào với việc bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa?
A. Nghiên cứu các sự kiện, nhân vật lịch sử, phục dựng bức tranh lịch sử, từ đó nghiên cứu cách thức bảo tồn các giá trị của di sản.
B. Kết quả nghiên cứu của Sử học khẳng định giá trị của các sự kiện, nhân vật lịch sử, di sản văn hóa.
C. Kết quả nghiên cứu của Sử học là cơ sở chính để các nhà sử học thực hiện công tác bảo tồn và phát huy các giá trị di sản.
D. Phục dựng bức tranh lịch sử, khẳng định giá trị của các di sản, là cơ sở bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa.
-
Câu 25:
Di sản văn hóa Việt Nam được sử dụng không nhằm mục đích nào dưới đây?
A. Phát huy giá trị di sản văn hóa vì lợi ích của toàn xã hội.
B. Phát huy truyền thống tốt đẹp của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
C. Góp phần sáng tạo những giá trị văn hóa mới, làm giàu kho tàng di sản văn hóa Việt Nam và mở rộng giao lưu văn hóa quốc tế.
D. Góp phần biến đổi những giá trị văn hóa xưa, làm cơ sở phát triển văn hóa Việt Nam và mở rộng giao lưu văn hóa quốc tế.
-
Câu 26:
Việc bảo tồn và phát huy giá trị các di tích, di sản là nhiệm vụ của
A. ngành khoa học tự nhiên và công nghệ; cơ quan quản lí của Nhà nước.
B. ngành khoa học xã hội và nhân văn; cơ quan văn hóa, thông tin đại chúng, cá nhân.
C. cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế - chính trị - xã hội; cơ quan văn hóa, thông tin đại chúng, cá nhân.
D. viện bảo tàng, bảo tồn, nhà trưng bày; tổ chức chuyên môn; cơ quan văn hóa, thông tin đại chúng, cá nhân.
-
Câu 27:
Sử học có mối quan hệ như thế nào đối với di sản văn hóa?
A. Bảo tồn và khôi phục các di sản.
B. Bảo tồn và phát huy giá trị các di sản.
C. Bảo vệ và lưu giữ các giá trị các di sản.
D. Bảo vệ khôi phục các di sản.
-
Câu 28:
Ý nào không phù hợp về vai trò của công nghiệp hóa đối với Sử học, cũng như việc quảng bá tri thức, truyền thống lịch sử - văn hóa?
A. Thông qua công nghiệp văn hóa, những giá trị về lịch sử - văn hóa truyền thống của dân tộc được quảng bá, lan tỏa dưới nhiều hình thức sinh động, hấp dẫn.
B. Công nghiệp văn hóa góp phần củng cố, bảo tồn và trao truyền cho thế hệ sau những giá trị và truyền thống lịch sử - văn hóa.
C. Công nghiệp văn hóa giúp cho những thành tựu nghiên cứu của Sử học gắn liền với cuộc sống, phục vụ cuộc sống.
D. Công nghiệp văn hóa đóng góp nguồn lực vật chất lớn nhất để tái đầu tư nghiên cứu lịch sử cũng như bảo tồn và phát huy giá trị của các công trình lịch sử - văn hóa.
-
Câu 29:
Ý nào không đúng về vai trò của công tác bảo tồn và phát huy giá trị của di sản văn hóa, di sản thiên nhiên?
A. Là cách duy nhất để quảng bá hình ảnh, thương hiệu quốc gia đối với du khách quốc tế.
B. Góp phần khắc phục những tác động tiêu cực của tự nhiên và con người đối với di sản vật thể và di sản thiên nhiên.
C. Góp phần tái tạo, gìn giữ và lưu truyền di sản văn hóa phi vật thể cho thế hệ sau.
D. Góp phần làm tăng giá trị khoa học, bảo vệ đa dạng sinh học vì sự phát triển bền vững của di sản thiên nhiên.
-
Câu 30:
Điểm chung trong nội dung phản ánh của các tư liệu 2, 3, 4 (Lịch sử 10, tr.34) là gì?
A. Vai trò của lịch sử - văn hóa trong sự phát triển của ngành du lịch.
B. Nguồn tài nguyên của du lịch văn hóa.
C. Vai trò của du lịch trong phát triển kinh tế - xã hội.
D. Sự hấp dẫn của di sản văn hóa đối với khách du lịch.
-
Câu 31:
Lĩnh vực nào dưới đây thuộc công nghiệp văn hóa.
A. Du lịch mạo hiểm
B. Ngành du lịch nói chung
C. Du lịch văn hóa
D. Du lịch khám phá
-
Câu 32:
Vai trò của Sử học trong sự phát triển công nghiệp văn hóa là gì?
A. Cung cấp tri thức, ý tưởng, cảm hứng sáng tạo cho công nghiệp văn hóa.
B. Cung cấp nguồn nhân lực cho công nghiệp văn hóa.
C. Cung cấp nguồn tài chính cho công nghiệp văn hóa.
D. Cung cấp nguồn đề tài cho công nghiệp văn hóa.
-
Câu 33:
Lĩnh vực/loại hình nào dưới đây không thuộc công nghiệp văn hóa?
A. Điện ảnh
B. Xuất bản
C. Thời trang
D. Du lịch khám phá
-
Câu 34:
Điểm khác của công nghiệp văn hóa so với các ngành công nghiệp khác là gì?
A. Sản phẩm tạo ra có tính hàng hóa, có giá trị kinh tế vượt trột.
B. Đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia.
C. Các sản phẩm được tạo ra trên cơ sở khai thác và phát huy giá trị của di sản văn hóa.
D. Có sự đóng góp quan trọng của máy móc và công nghiệp hiện đại.
-
Câu 35:
Trong bảo tồn giá trị của di sản, Sử học đóng vai trò như thế nào?
A. Thành tựu nghiên cứu của Sử học về di sản sẽ cung cấp cơ sở khoa học cho việc bảo tồn.
B. Giúp cho việc bảo tồn di sản đạt hiệu quả cao, ít tốn kém.
C. Việc bảo tồn di sản sẽ đáp ứng nhu cầu của cuộc sống hiện tại.
D. Đáp ứng thị yếu của khách du lịch, nâng cao hiệu quả khai thác của di sản.
-
Câu 36:
Trong bảo tồn và phát huy giá trị của di sản, yêu cầu quan trọng nhất đặt ra là gì?
A. Phải phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội.
B. Phải đảm bảo giá trị thẩm mĩ của di sản.
C. Phải đảm bảo giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, vì sự phát triển bền vững.
D. Đáp ứng yêu cầu quảng bá hình ảnh về đất nước và con người Việt Nam.
-
Câu 37:
Ý nào dưới đây không đúng về điểm chung trong nội dung phản ánh của các hình 1, 2, 3 (Lịch sử 10, tr. 27)?
A. Đều là những di sản nổi tiếng của thế giới hoặc của Việt Nam.
B. Đều là những di sản vật thể, vật chất.
C. Các di sản đều mang những giá trị lịch sử - văn hóa lâu đời.
D. Đều thuộc loại hình di sản văn hóa – lịch sử tiêu biểu.
-
Câu 38:
Trong hoạt động bảo tồn di sản cần phải đảm bảo một số yêu cầu như: tính nguyên trạng, giữ được “yếu tố gốc cấu thành di tích”, đảm bảo “tính xác thực”, “giá trị nổi bật” và dựa trên cơ sở các cứ liệu và phương pháp khoa học,… Các yêu cầu đó thể hiện điểm chung cốt lõi là gì?
A. Cần giữ được tính nguyên trạng của di sản.
B. Cần đảm bảo những giá trị lịch sử của di sản trên cơ sở khoa học.
C. Bảo tồn trên cơ sở phát triển phù hợp với thời đại mới.
D. Phải nhằm mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.
-
Câu 39:
“Di sản văn hóa là hệ thống các giá trị vật chất và tinh thần do một cộng đồng người sáng tạo và tích lũy trong một quá trình lịch sử lâu dài được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau”. Như vậy, di sản văn hóa không gồm loại nào sau đây?
A. Những sản phẩm được tạo ra trong cuộc sống hiện tại.
B. Di sản văn hóa vật thể.
C. Di sản văn hóa phi vật thể.
D. Di sản thiên nhiên hoặc di sản hỗn hợp.
-
Câu 40:
Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng vai trò của du lịch đối với việc bảo tồn di tích lịch sử và di sản văn hóa?
A. Góp phần gìn giữ, bảo tồn giá trị của di tích, di sản.
B. Giúp nhân dân biết quý trọng, tự hào về di tích, di sản.
C. Mang lại nguồn lực cho việc bảo tồn di tích, di sản.
D. Là cơ sở cho sự hình thành của các di tích, di sản.
-
Câu 41:
Nội dung nào sau đây không phải là vai trò của lịch sử và văn hóa đối với sự phát triển ngành du lịch?
A. Quảng bá lịch sử và văn hóa cộng đồng ra bên ngoài.
B. Là nguồn di sản, tài nguyên quý giá của ngành du lịch.
C. Cung cấp tri thức để hỗ trợ quảng bá ngành du lịch.
D. Góp phần thúc đẩy ngành du lịch phát triển bền vững.
-
Câu 42:
Nội dung nào sau đây phản ánh đúng mối quan hệ giữa lịch sử và văn hóa với ngành du lịch?
A. Chỉ có lịch sử tác động lên ngành du lịch.
B. Tồn tại độc lập, không liên quan đến nhau.
C. Có mối quan hệ tương tác hai chiều.
D. Chỉ ngành du lịch mới tác động đến lịch sử.
-
Câu 43:
Một trong những vai trò của du lịch đối với việc bảo tồn di tích lịch sử và di sản văn hóa là
A. cung cấp đầy đủ những tri thức về di tích lịch sử và di sản văn hóa.
B. thúc đẩy việc bảo vệ di sản văn hóa, di tích lịch sử của các quốc gia.
C. thúc đẩy quá trình giao lưu văn hóa giữa các quốc gia, khu vực trên thế giới.
D. giúp con người hưởng thụ giá trị của di sản thiên nhiên và di sản văn hóa.
-
Câu 44:
Nội dung nào sau đây là một trong những vai trò của lịch sử và văn hóa đối với sự phát triển ngành du lịch?
A. Thúc đẩy quá trình giao lưu và hội nhập với thế giới.
B. Mang lại nguồn lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội.
C. Là nguồn tài nguyên quý giá để phát triển ngành du lịch.
D. Góp phần quảng bá lịch sử, văn hóa đất nước ra bên ngoài.
-
Câu 45:
Ngành công nghiệp văn hóa nào sau đây cần thiết phải sử dụng chất liệu lịch sử trong quá trình phát triển?
A. Xuất bản.
B. Quảng cáo.
C. Thủ công mĩ nghệ.
D. Du lịch văn hóa.
-
Câu 46:
Sử học cung cấp tri thức, ý tưởng và cảm hứng sáng tạo cho một số ngành công nghiệp văn hóa thông qua
A. các nguồn sử liệu.
B. quan điểm lịch sử.
C. phương pháp nghiên cứu lịch sử.
D. phương pháp trình bày lịch sử.
-
Câu 47:
Nội dung nào sau đây là vai trò của các ngành, nghề thuộc lĩnh vực công nghiệp văn hóa đối với Sử học?
A. Cung cấp tri thức, ý tưởng và cảm hứng cho sự phát triển của ngành Sử học.
B. Cung cấp toàn bộ tri thức về quá trình hình thành và phát triển của ngành Sử học.
C. Quảng bá, lan tỏa rộng rãi những tri thức, giá trị lịch sử dưới nhiều hình thức.
D. Là nguồn tư liệu đáng tin cậy nhất cho công tác nghiên cứu và phục dựng lịch sử.
-
Câu 48:
Nội dung nào sau đây phản ánh đúng vai trò của Sử học với một số ngành, nghề trong lĩnh vực công nghiệp văn hóa?
A. Lưu giữ và phát huy các giá trị văn hóa.
B. Cung cấp mọi kiến thức chuyên môn về ngành.
C. Bảo tồn và phát huy giá trị của di sản văn hóa.
D. Cung cấp tri thức, ý tưởng và cảm hứng sáng tạo.
-
Câu 49:
Công nghiệp văn hóa Việt Nam bao gồm ngành nào sau đây?
A. Du lịch văn hóa
B. Công nghệ thông tin.
C. Sinh học.
D. Y khoa.
-
Câu 50:
Nội dung nào sau đây là một trong những vai trò của công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản thiên nhiên?
A. Góp phần phát triển đa dạng sinh học.
B. Loại bỏ tác động của con người đến di sản.
C. Thực hành giá trị của các di sản thiên nhiên.
D. Góp phần bảo vệ sự đa dạng văn hóa.