Trắc nghiệm Sinh sản hữu tính ở thực vật Sinh Học Lớp 11
-
Câu 1:
Ý nghĩa của “thụ tinh kép” ở thực vật có hoa chủ yếu là gì?
A. Tăng hiệu suất thụ tinh.
B. Tăng tốc độ thụ tinh.
C. Tiết kiệm vật liệu di truyền (sử dụng cả 2 tinh tử).
D. Dự trữ chất dinh dưỡng nuôi phôi.
-
Câu 2:
Trong quá trình thụ tinh kép ở thực vật có hoa, một tinh tử kết hợp với tế bào nhân cực để tạo ra:
A. túi phôi.
B. hợp tử
C. tế bào thịt quả
D. tế bào tam bội
-
Câu 3:
Hoàn thành câu sau:
Thụ tinh kép là hiện tượng …(1)... tham gia thụ tinh, nhân thứ nhất kết hợp với tế bào …(2)... tạo thành …(3)..., nhân từ 2 kết hợp với nhân …(4)... hình thành nên nhân …(5)...
(1), (2), (3), (4) và (5) lần lượt là:
A. Cả hai nhân, trứng, hợp tử, lưỡng bội, tam bội
B. Cả hai nhân, nhân lưỡng, hợp tử, trứng, lưỡng bội
C. Cả hai nhân, trứng, hợp tử, đơn bội, lưỡng bội
D. Cả hai nhân, trứng, lưỡng bội, lưỡng bội, tam bội
-
Câu 4:
Thụ tinh kép ở thực vật có hoa là cùng lúc ở trong túi phôi
A. nhân của 2 giao tử đực kết hợp với nhân của 2 giao tử cái trung tâm túi phôi tạo thành hợp tử.
B. nhân của giao tử đực thứ nhất hợp nhất với nhân của tế bào trứng tạo thành hợp tử (2n), giao tử đực thứ 2 đến hợp nhất với nhân cực (2n) ở trung tâm túi phôi hình thành nhân tam bội (3n)
C. nhân của giao tử đực thứ nhất kết hợp với nhân của tế bào trứng thứ nhất tạo thành hợp tử thứ nhất (2n), giao tử đực thứ 2 đến kết hợp với tế bào trứng thứ hai hình thành hợp tử thứ hai (3n)
D. nhân của giao tử đực thứ nhất hợp nhất với nhân của tế bào trứng tạo thành hợp tử (2n), giao tử đực thứ 2 đến hợp nhất với hợp tử (2n) ở trung tâm túi phôi hình thành nhân tam bội (3n)
-
Câu 5:
Ở thực vật có hoa, thụ tinh kép là hiện tượng cùng lúc nhân thứ nhất (giao tử được thứ nhất) thụ tinh với tế bào trứng tạo thành hợp tử, nhân thứ hai (giao tử đực thứ hai) đến hợp nhất với nhân lưỡng bội ở trung tâm của túi phôi hình thành nên nhân tam bội (2n). Ý nghĩa sinh học của thụ tinh kép là:
A. Tiết kiệm vật liệu di truyền (sử dụng cả 2 tinh tử)
B. Hình thành nội nhũ cung cấp dinh dưỡng cho phôi phát triển.
C. Nội nhũ cung cấp dinh dưỡng cho sự phát triển của cây trong giai đoạn còn non
D. Tiết kiệm năng lượng ATP cho hoạt động thụ tinh.
-
Câu 6:
Trong những nhận định sau, có bao nhiêu nhận định đúng về thụ tinh kép:
(1). Thụ tinh kép là hiện tượng cả 2 nhân tham gia thụ tinh, một nhân hợp nhất với 1 trứng, một nhân hợp nhất với nhân lưỡng bội 2n tạo nên tế bào nhân tam bội 3n
(2). Thụ tinh kép chỉ có ở thực vật có hoa
(3). Thụ tinh kép chỉ có ở thực vật hạt kín
(4). Thụ tinh kép đảm bảo chắc chắn dự trữ chất dinh dưỡng đúng trong noãn đã thụ tinh để nuôi phôi phát triển cho đến khi hình thành cây non tự dưỡng đảm bảo cho thế hệ sau khả năng thích nghi với điều kiện biến đổi của môi trường sống nhằm duy trì nòi giống
(5). Tất cả thực vật sinh sản hữu tính đều xảy ra thụ tinh kép
Phương án trả lời đúng là:
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
-
Câu 7:
Có bao nhiêu phát biểu đúng khi nói về sinh sản hữu tính ở thực vật?
I. Sinh sản hữu tính chỉ có ở thực vật có hoa.
II. Hạt có nội nhũ là hạt của cây hai lá mầm.
III. Nội nhũ được hình thành bởi tế bào lưỡng bội (2n).
VI. Thụ tinh kép chỉ có ở thực vật hạt kín.
A. 2
B. 3
C. 1
D. 4
-
Câu 8:
Có bao nhiêu mệnh đề đúng dưới đây:
1. Sinh sản hữu tính ở thực vật có hoa được thực hiện trong hoa
2. Sinh sản hữu tính ở thực vật chỉ có ở thực vật có hoa
3. Ở thực vật không có hoa chỉ có sinh sản vô tính
4. Cấu tạo hoa gồm: cuống hoa, đế hoa, đài hoa, tràng hoa, nhị và nhụy.A. 3
B. 4
C. 2
D. 1
-
Câu 9:
Sơ đồ nào sau đây mô tả đúng quá trình sinh sản hữu tính ở thực vật:
A. Thụ phấn – Thụ tinh – Kết hạt, tạo quả
B. Thụ tinh – Thụ phấn – Kết hạt, tạo quả
C. Thụ phấn – Kết hạt, tạo quả - Thụ tinh
D. Kết hạt, tạo quả - thụ phấn – Thụ tinh
-
Câu 10:
Hình trên mô tả quá trình thụ tinh ở thực vật xảy ra tại túi phôi. Các bộ phận kí hiệu từ A đến E lần lượt là:
A. A. Tế bào đối cực; B. Tế bào trứng; C. Tế bào kèm; D. hai tinh tử của hạt phấn; E. Tế bào nhân cực; C
B. A. Tế bào đối cực; B. Tế bào nhân cực; C. Tế bào trứng; D. Tế bào kèm; E. hai tinh tử của hạt phấn
C. A. Tế bào trứng; B. Tế bào kèm; C. Tế bào đối cực; D. hai tinh tử của hạt phấn; E. Tế bào nhân cực;
D. A. Tế bào đối cực; B. hai tinh tử của hạt phấn; C. Tế bào nhân cực; D. Tế bào trứng; E. Tế bào kèm;
-
Câu 11:
Khi nói về quá trình sinh sản ở thực vật, cho các phát biểu sau đây:
I. Quá trình thụ tinh ở thực vật hạt kín là thụ tinh kép vì cả hai tinh tử từ mỗi hạt phấn đều tham gia vào quá trình thụ tinh với noãn để tạo thành hợp tử tam bội.
II. Mỗi tế bào sinh hạt phấn tiến hành quá trình giảm phân sẽ tạo ra 4 hạt phấn đơn bội, mỗi hạt phấn tham gia thụ phấn có hoạt động nguyên phân ở trong nhân tế bào tạo ra tinh tử.
III. Mỗi tế bào sinh noãn giảm phân sẽ tạo ra 4 noãn, mỗi noãn có thể được thụ tinh để tạo ra một hợp tử lưỡng bội.
IV. Bao phấn thụ tinh sẽ phát triển thành hạt, bầu nhụy phát triển thành quả. Số phát biểu chính xác là:
A. 4
B. 1
C. 2
D. 3
-
Câu 12:
Tại sao trong sinh sản của thực vật hạt kín, quá trình thụ tinh lại được gọi là thụ tinh kép?
A. Vì luôn có 2 hạt phấn tham gia vào quá trình thụ phấn và thụ tinh cho hoa cái.
B. Mỗi hoa cái có 2 noãn bào và chúng được thụ tinh tạo ra sản phẩm, một noãn thụ tinh tạo hợp tử, noãn còn lại thụ tinh tạo thành tế bào trung tâm
C. Mỗi hạt phấn tạo ra 2 tinh tử, 1 tinh tử thụ tinh với noãn trong túi phôi tạo hợp tử, tinh tử còn lại thụ tinh với tế bào trung tâm tạo thành tế bào 3n.
D. Mỗi hoa gồm có phần đực gọi là nhị và phần cái gọi là nhụy, hoạt động thụ tinh diễn ra trên hoa này gọi là thụ tinh kép.
-
Câu 13:
Quá trình thụ tinh của thực vật xảy ra ở:
A. Noãn cầu
B. Đầu nhụy
C. Ống phấn
D. Bao phấn
-
Câu 14:
Quá trình vận chuyển hạt phấn từ nhị đến núm nhụy (đầu nhụy) gọi là quá trình:
A. thụ tinh.
B. tự thụ phấn.
C. thụ phấn.
D. thụ tinh kép.
-
Câu 15:
Quá trình thụ tinh của thực vật có hoa diễn ra ở bộ phận nào sau đây?
A. Bao phấn.
B. Đầu nhuỵ.
C. Ống phấn.
D. Túi phôi.
-
Câu 16:
Thụ tinh kép được hiểu như thế nào sau đây?
A. Quá trình thụ tinh đồng thời của 2 hạt phấn với một túi phôi.
B. Quá trình thụ tinh đồng thời của 2 hạt phấn với 2 túi phôi để tạo hạt.
C. Quá trình thụ tinh đồng thời của 2 giao tử đực với tế bào trứng và nhân cực trong túi phôi.
D. Một giao tử đực thụ tinh 2 lần với một tế bào trứng.
-
Câu 17:
Đặc điểm không phải là ưu thế của sinh sản hữu tính so với sinh sản vô tính thực vật là
A. Có khả năng thích nghi với những điều kiện môi trường biến đổi.
B. Tạo được nhiều biến dị làm nguyên liệu cho quá trình chọn giống và tiến hóa.
C. Duy trì ổn định những tính trạng tốt về mặt di truyền.
D. Hình thức sinh sản phổ biến.
-
Câu 18:
Ở thực vật có hoa, từ tế bào trong bao phấn đển khi tạo ra hạt phấn đã trải qua
A. một lần nguyên phân rồi đến một lần giảm phân.
B. một lần giảm phân rồi đến một lần nguyên phân.
C. hai lần nguyên phân rồi đến một lần giảm phân.
D. một lần giảm phân rồi đến hai lần nguyên phân.
-
Câu 19:
Ở Ong mật, loại Ong nào không mang bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội (2n)?
A. Ong thợ.
B. Ong chúa.
C. Ong đực.
D. Ong cái.
-
Câu 20:
So sánh giữa thực vật thụ phấn nhờ sâu bọ và thực vật thụ phấn nhờ gió, người ta thấy thực vật thụ phấn nhờ gió có đặc điểm
A. hoa có màu rực rỡ và sáng hơn
B. có nhiều tuyến mật.
C. có ít giao tử đực hơn.
D. hạt phấn nhỏ, nhẹ, nhiều hơn.
-
Câu 21:
Thụ phấn chéo là sự thụ phấn giữa
A. hạt phấn của cây này với nhụy của cây khác loài
B. hạt phấn với nhụy của cùng một hoa hay khác hoa của cùng một cây
C. hạt phấn của cây này với nhụy của cây khác cùng loài
D. hạt phấn và trứng của cùng hoa
-
Câu 22:
Thụ tinh kép ở thực vật có hoa là sự kết hợp của
A. nhân 2 giao tử đực và giao tử cái (trứng) trong túi phôi tạo thành hợp tử
B. hai nhân giao tử đực với nhân của trứng và nhân cực trong túi phôi tạo thành hợp tử và nhân nội nhũ
C. hai bộ NST đơn bội của giao tử đực và giao tử cái (trứng) trong túi phôi tạo thành hợp tử có bộ NST lưỡng bội
D. hai tinh tử với trứng ở trong túi phôi
-
Câu 23:
Ở một loài thực vật thụ tinh kép, khi quan sát 1 tế bào sinh dưỡng bình thường đang ở kì giữa của nguyên phân thấy có 48 cromatit. Giả sử quá trình thụ tinh của hạt phấn đạt 87,5%, của noãn là 100% đã hình thành 56 hợp tử lưỡng bội sau đó thành 56 hạt. (cho rằng các hạt phấn tham gia thụ phấn đều thụ tinh). Số lượng nhiễm sắc thể đơn mà môi trường nội bào cung cấp cho các tế bào sinh tinh và sinh trứng thực hiện quá trình phân bào cho đến lúc hoàn thành sự thụ tinh để đạt số hạt nói trên là bao nhiêu?
A. 1920.
B. 3024.
C. 6048.
D. 7968.
-
Câu 24:
Ý nghĩa sinh học của hiện tượng thụ tinh kép ở thực vật hạt kín là:
A. tiết kiệm vật liệu di truyền (do sử dụng cả hai tinh tử để thụ tinh)
B. hình thành nội nhũ cung cấp chất dinh dưỡng cho phôi phát triển
C. hình thành nội nhũ chứa các tế bào tam bội
D. cung cấp chất dinh dưỡng cho sự phát triển của phôi và thời kì đầu của cá thể mớicung cấp chất dinh dưỡng cho sự phát triển của phôi và thời kì đầu của cá thể mới
-
Câu 25:
Phát biểu nào dưới đây không đúng khi nói về quả của thực vật?
A. Bầu nhụy phát triển thành quả.
B. Quả cung cấp dinh dưỡng cho phôi.
C. Quả có vai trò bảo vệ hạt.
D. Quả có thể là phương tiện phát tán hạt.
-
Câu 26:
Tự thụ phấn là
A. sự thụ phấn của hạt phấn cây này với nhụy của cây khác cùng loài.
B. sự thụ phấn của hạt phấn với nhụy của cùng một hoa hay khác hoa cùng một cây.
C. sự thụ phấn của hạt phấn cây này với cây khác loài.
D. sự kết hợp của tinh tử của cây này với trứng của cây khác.
-
Câu 27:
Trong quá trình hình thành túi phôi ở thực vật có hoa có mấy lần phân bào?
A. 1 lần giảm phân, 1 lần nguyên phân.
B. 1 lần giảm phân, 2 lần nguyên phân.
C. 1 lần giảm phân, 3 lần nguyên phân.
D. 1 lần giảm phân, 4 lần nguyên phân.
-
Câu 28:
Sự hình thành túi phôi ở thực vật có hoa diễn ra như thế nào?
A. 1 tế bào sinh noãn (2n) giảm phân tạo 4 tế bào đơn bội (n), 3 trong 4 bị thoái hóa, 1 tế bào nguyên phân 3 lần tạo túi phôi chỉ một noãn cầu đơn bội.
B. 1 tế bào sinh noãn (2n) giảm phân tạo 4 tế bào đơn bội (n), 1 trong 4 bị thoái hóa, 3 tế bào nguyên phân 1 lần tạo túi phôi (có noãn cầu và nhân phụ 2n).
C. 1 tế bào sinh noãn (2n) nguyên phân tạo 4 tế bào lưỡng bội (2n), 3 trong 4 bị thoái hóa, 1 tế bào nguyên phân 3 lần tạo túi phôi (có noãn cầu và nhân phụ 2n).
D. 1 tế bào sinh noãn (2n) giảm phân tạo 4 tế bào đơn bội (n) và 3 trong 4 bị thoái hóa, 1 tế bào nguyên phân 3 lần tạo túi phôi (có noãn cầu và nhân phụ 2n).
-
Câu 29:
Trong quá trình hình thành giao tử đực ở thực vật có hoa có mấy lần phân bào?
A. 1 lần giảm phân, 2 lần nguyên phân.
B. 2 lần giảm phân, 1 lần nguyên phân.
C. 1 lần giảm phân, 1 lần nguyên phân.
D. 2 lần giảm phân, 2 lần nguyên phân.
-
Câu 30:
Hạt đỗ thuộc loài
A. quả già.
B. quả đơn tính.
C. hạt có nội nhũ.
D. hạt không nội nhũ.
-
Câu 31:
Hạt lúa thuộc loại
A. hạt có nội nhũ.
B. quả già.
C. hạt không nội nhũ.
D. quả đơn tính.
-
Câu 32:
Đặc trưng chỉ có ở sinh sản hữu tính là
A. giảm phân và thụ tinh.
B. nguyên phân.
C. thành thục sinh sản sớm.
D. bộ nhiễm sắc thể của loài không thay đổi.
-
Câu 33:
Ở cây rêu chân tường, tinh trùng có kiểu gen ABDeg thụ tinh cho noãn cầu có kiểu gen abdEG tạo ra hợp tử. Hợp tử phát triển thành thể bào tử, sau đó thể bào tử hình thành túi bào tử và mỗi bào tử lại trở thành một cây rêu đơn bội. Theo lý thuyết, có bao nhiêu loại kiểu gen khác nhau ở cây rêu đơn bội nói trên?
A. 5
B. 32
C. 2
D. 16
-
Câu 34:
Ở loài lúa nước (2n = 24) để hình thành được một hợp tử và một tế bào nội nhũ thì số NST mà môi trường phải cung cấp cho quá trình phân bào để hình thành giao tử là
A. 78
B. 156
C. 168
D. 108
-
Câu 35:
Bộ nhiễm sắc thể của các nhân ở trong quá trình thụ tinh của thực vật có hoa như thế nào?
A. Nhân của giao tử n, của nhân cực 2n của trứng là n, của hợp tử 2n, của nội nhũ 2n.
B. Nhân của giao tử n, của nhân cực 2n, của trứng là n, của hợp tử 2n, của nội nhũ 4n.
C. Nhân của giao tử n, của nhân cực n, của trứng là n, của hợp tử 2n, của nội nhũ 3n.
D. Nhân của giao tử n, của nhân cực 2n, của trứng là n, của hợp tử 2n, của nội nhũ 3n.
-
Câu 36:
Một loài thực vật hạt kín có bộ NST 2n = 12. Có một tế bào mẹ hạt phấn giảm phân để hình thành nên 4 hạt phấn. Số NST mà môi trường cung cấp để hình thành được 4 hạt phấn nói trên là
A. 36
B. 12
C. 48
D. 72
-
Câu 37:
Khi nói về sự thụ phấn ở thực vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Trong quá trình thụ phấn, nếu số lượng hạt phấn rơi trên đầu nhụy càng nhiều thì bầu càng dễ phát triển thành quả.
II. Hiện tượng thụ phấn chéo chỉ xảy ra ở những cây có hoa đơn tính.
III. Trong tự nhiên, dựa vào tác nhân thụ phấn mà người ta chia thành các hình thức thụ phấn là: thụ phấn nhờ gió, thụ phấn nhờ sâu bọ côn trùng, thụ phấn nhờ nước.
IV. Những cây thích nghi với hình thức thụ phấn nhờ gió có đầu nhụy to và nhớt dính giúp đón và giữ hạt phấn tốt.
V. Dựa vào nguồn gốc của hạt phấn và nhụy tham gia thụ phấn mà người ta chia thành các hình thức thụ phấn là: tự thụ phấn và thụ phấn chéo.A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 38:
Lấy hạt phấn của cây có kiểu gen Aa thụ phấn cho cây có kiểu gen Aa. Trong các hạt được tạo ra, hạt có nội nhũ mang kiểu gen AAa thì có kiểu gen của phôi là
A. Aa.
B. aa.
C. AA.
D. AAa.
-
Câu 39:
Lấy hạt phấn của cây có kiểu gen AA thụ phấn cho cây có kiểu gen aa. Trong các hạt được tạo ra, kiểu gen của phôi và nội nhũ lần lượt là
A. Aa và Aa.
B. Aa và Aaa.
C. AAaa và Aaa.
D. Aa và AAa.
-
Câu 40:
Ở thực vật, có bao nhiêu đặc điểm sau đây chỉ có ở sinh sản hữu tính mà không có
ở sinh sản vô tính?
(1) Có quá trình thụ tinh.
(2) Có quá trình nguyên phân.
(3) Các cơ thể con có thể có đặc điểm khác nhau.
(4) Ở đời con có sự tái tổ hợp vật chất di truyền của bố và mẹ.A. 4
B. 3
C. 2
D. 1
-
Câu 41:
Khi nói về quá trình hình thành giao tử đực ở cây có hoa, mô tả nào sau đây là đúng?
A. Tế bào mẹ giảm phân cho 4 tiểu bào tử → 1 tiểu bào tử nguyên phân 1 lần cho 1 hạt phấn chứa 1 tế bào sinh sản và 1 tế bào ống phấn → Tế bào sinh sản giảm phân tạo 4 giao tử đực.
B. Tế bào mẹ nguyên phân hai lần cho 4 tiểu bào tử → 1 tiểu bào tử nguyên phân 1 lần cho 1 hạt phấn chứa 1 tế bào sinh sản và 1 tế bào ống phấn → Tế bào sinh sản giảm phân tạo 2 giao tử đực.
C. Tế bào mẹ giảm phân cho 4 tiểu bào tử → 1 tiểu bào tử nguyên phân 1 lần cho 2 hạt phấn chứa 1 tế bào sinh sản và 1 tế bào ống phấn → Tế bào sinh sản nguyên phân 1 lần tạo 2 giao tử đực.
D. Tế bào mẹ giảm phân cho 4 tiểu bào tử → Mỗi tiểu bào tử nguyên phân 1 lần cho 1 hạt phấn chứa 1 tế bào sinh sản và 1 tế bào ống phấn → Tế bào sinh sản nguyên phân 1 lần tạo 2 giao tử đực.
-
Câu 42:
Đặc trưng không thuộc sinh sản hữu tính là
A. tạo ra các thế hệ sau luôn thích nghi với môi trường sống ổn định.
B. luôn có quá trình hình thành và hợp nhất của các tế bào sinh dục (các giao tử).
C. luôn có sự trao đổi, tái tổ hợp của hai bộ gen.
D. sinh sản hữu tính luôn gắn liền với giảm phân để tạo giao tử.
-
Câu 43:
Những biến đổi sinh lí xảy ra khi quả chín (màu sắc, cấu trúc, thành phần hóa học) chủ yếu là do:
A. Hàm lượng CO 2 trong không khí.
B. Biến đổi nhiệt độ.
C. Tăng hàm lượng êtilen trong quả.
D. Tăng hàm lượng auxin trong quả.
-
Câu 44:
Quả được hình thành sau thụ tinh là do auxin từ bộ phận nào sau đây khuếch tán vào bầu?
A. Vòi nhụy.
B. Bầu nhụy.
C. Phôi hạt.
D. Ngọn cây.
-
Câu 45:
Quá trình hình thành hạt phấn và hình thành túi phôi đều có chung đặc điểm nào sau đây?
A. Đều trải qua quá trình giảm phân và quá trình nguyên phân như nhau.
B. Đều có số lần nguyên phân bằng nhau.
C. Các tế bào sau giảm phân tiến hành nguyên phân với số lần khác nhau.
D. Đều luôn diễn ra ở cùng một hoa.
-
Câu 46:
Có bao nhiêu phát biểu sau đây sai?
(1) Lúa thuộc ngành thực vật hạt trần vì hạt thóc không được quả bảo vệ.
(2) Quả không hạt là quả đơn tính.
(3) Cây tre là thực vật có hoa.
(4) Mít thuộc nhóm cây có quả đơn hạt.A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 47:
Ví dụ nào sau đây thuộc loại sinh sản hữu tính ở thực vật?
A. Từ một cành của cây mẹ sinh ra nhiều cây con.
B. Từ một quả của cây mẹ sinh ra nhiều cây con.
C. Từ một củ của cây mẹ sinh ra nhiều cây con.
D. Từ một lá của cây mẹ sinh ra nhiều cây con.
-
Câu 48:
Khi nói về quá trình biến đổi sinh lí ở quả đang chín, phát biểu nào sau đây sai?
A. Hàm lượng carôtenôit được tăng lên.
B. Có sự tổng hợp các hợp chất như este, axeton.
C. Các hợp chất như tanin, axit hữu cơ bị phân hủy hoặc chuyển hóa thành đường.
D. Enzyme xenlulaza hoạt động phân giải thành xenlulôzơ làm thịt quả chín.
-
Câu 49:
Khi nói về hạt của cây hạt kín, phát biểu nào sau đây sai?
A. Hạt là do noãn đã được thụ tinh phát triển thành.
B. Hợp tử trong hạt phát triển thành phôi.
C. Tế bào tam bội trong hạt phát triển thành nội nhũ.
D. Trong hạt của thực vật có hoa luôn có nội nhũ cung cấp dinh dưỡng nuôi phôi.
-
Câu 50:
Khi nói về quả của cây hạt kín, phát biểu nào sau đây sai?
A. Quả là do bầu nhụy phát triển thành.
B. Quả không hạt chỉ được hình thành khi có hiện tượng thụ phấn và có hiện tượng thụ tinh.
C. Quả có vai trò bảo vệ hạt.
D. Quả có thể là phương tiện để phát tán hạt.