Trắc nghiệm Sắt Hóa Học Lớp 12
-
Câu 1:
Điều khẳng định nào sau đây không đúng khi nói về kim loại sắt?
A. Là kim loại được ứng dụng rộng rãi nhất trong kỹ thuật và đời sống.
B. Hợp kim quan trọng nhất của sắt là gang và thép.
C. Thành phần sắt trong thép lớn hơn trong gang.
D. Ngành sản xuất gang, thép là luyện kim màu.
-
Câu 2:
Kim loại sắt không tan trong dung dịch nào sau đây?
A. H2SO4 đặc, nguội
B. HCl
C. FeCl3
D. H2SO4 loãng
-
Câu 3:
Kim loại sắt không tan trong lượng dư dung dịch
A. FeSO4
B. HCl đặc nguội
C. HNO3 loãng
D. FeCl3
-
Câu 4:
Kim loại sắt không tan trong dung dịch
A. HNO3 đặc, nóng
B. H2SO4 đặc, nóng
C. H2SO4 loãng
D. HNO3 đặc, nguội
-
Câu 5:
Trong các loại quặng sắt, quặng có hàm lượng sắt cao nhất là:
A. hematit nâu
B. manhetit
C. xiđerit
D. hematit đỏ
-
Câu 6:
Sắt tác dụng với chất nào dưới đây để cho muối sắt (III) clorua
A. HCl
B. Cl2
C. NaCl
D. HClO
-
Câu 7:
Ngâm một đinh sắt sạch trong dung dịch đồng (II) sunfat. Sau một thời gian có hiện tượng
A. Không có hiện tượng gì xảy ra.
B. Sắt bị hòa tan một phần, kim loại đồng màu đỏ bám ngoài đinh sắt và màu xanh lam của dung dịch nhạt dần.
C. Không có chất mới nào được sinh ra, chỉ có sắt bị hòa tan.
D. Kim loại màu đỏ bám vào đinh sắt, đinh sắt không có sự thay đổi và màu xanh lam của dung dịch nhạt dần.
-
Câu 8:
Thực hiện các thí nghiệm sau:
(1) Đốt dây sắt trong khí clo
(2) Đốt cháy hỗn hợp sắt và lưu huỳnh (trong điều kiện không có không khí)
(3) Cho sắt (II) oxit vào dung dịch axit sunfuric đặc nóng
(4) Cho sắt vào dung dịch đồng (II) sunfat
(5) Cho đồng vào dung dịch sắt (III) clorua
(6) Cho oxit sắt từ tác dụng với dung dịch axit clohidric
Số thí nghiệm tạo ra muối sắt (II) làA. 4
B. 3
C. 5
D. 2
-
Câu 9:
Fe(NO3)3 có tên gọi là?
A. sắt nitrat
B. sắt (II) nitrat
C. sắt (III) nitrat
D. sắt (III) nitrit
-
Câu 10:
Thành phần chủ yếu của gang bao gồm:
A. sắt và cacbon
B. sắt và nhôm
C. sắt và silic
D. sắt và sắt oxit
-
Câu 11:
Chỉ ra phản ứng trong đó hợp chất sắt (II) bị oxi hóa:
A. Tiến hành phản ứng nhiệt nhôm hỗn hợp Al và FeO.
B. Dẫn một luồng CO qua ống đựng FeO nung nóng.
C. Sắt tan được trong dung dịch sắt (III).
D. Sục khí Clo vào dung dịch sắt (II).
-
Câu 12:
Cho 8,4 gam bột sắt vào 100 ml dung dịch gồm AgNO3 2M và Cu(NO3)2 1M; khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam chất rắn X. Giá trị của m là
A. 24,8 gam.
B. 20,7 gam
C. 21,5 gam
D. 23,3 gam
-
Câu 13:
Cho thanh sắt Fe vào dung dịch X chứa 0,15 mol AgNO3 và 0,2 mol Cu(NO3)2. Khi thấy thanh kim loại tăng lên 12,8 gam thì dừng lại. Tính khối lượng kim loại bám vào thanh sắt
A. 22,6 gam
B. 20,4 gam
C. 21,7 gam
D. 23,8 gam
-
Câu 14:
Hoà tan hoàn toàn một lượng hỗn hợp X gồm Fe3O4 và FeS2 trong 63 gam HNO3, thu được 1,568 lít NO2 (đktc). Dung dịch thu được cho tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch NaOH 2M, lọc kết tủa đem nung đến khối lượng không đổi thu được 9,76 gam chất rắn X. Nồng độ % của dung dịch HNO3 có giá trị là
A. 47,2%.
B. 46,2%.
C. 46,6%.
D. 44,2%.
-
Câu 15:
Cho 12 gam hỗn hợp hai kim loại Fe, Cu tác dụng vừa đủ với dung dịch HNO3 63%. Sau phản ứng thu được dung dịch A và 11,2 lít khí NO2 duy nhất (đktc). Nồng độ % các chất có trong dung dịch A là
A. 36,66% và 28,48%.
B. 27,19% và 21,12%.
C. 27,19% và 72,81%.
D. 78,88% và 21,12%.
-
Câu 16:
Cho m gam bột Fe vào dung dịch HNO3 lấy dư, ta được hỗn hợp gồm hai khí NO2 và NO có VX = 8,96 lít (đktc) và tỉ khối đối với O2 bằng 1,3125. Thành phần phần trăm theo thể tích của NO, NO2 và khối lượng m của Fe đã dùng là
A. 25% và 75%, 1,12 gam.
B. 25% và 75%, 11,2 gam.
C. 35% và 65%, 11,2 gam.
D. 45% và 55%, 1,12 gam.
-
Câu 17:
Để hoà tan hoàn toàn 23,2 gam hỗn hợp gồm FeO, Fe3O4 và Fe2O3 (trong đó số mol FeO bằng số mol Fe2O3), cần dùng vừa đủ V lít dung dịch HCl 0,5M. Giá trị của V là
A. 1,8.
B. 0,8.
C. 2,3.
D. 1,6.
-
Câu 18:
Hòa tan hoàn toàn 10 gam hỗn hợp Mg và Fe trong dung dịch HCl 4M thu được 5,6 lít H2 (đktc) và dung dịch D. Để kết tủa hoàn toàn các ion trong D cần 300 ml dung dịch NaOH 2M. Thể tích dung dịch HCl đã dùng là
A. 0,1 lít.
B. 0,12 lít.
C. 0,15 lít.
D. 0,2 lít.
-
Câu 19:
Hỗn hợp X gồm Fe, FeO và Fe2O3. Cho một luồng CO đi qua ống sứ đựng m gam hỗn hợp X nung nóng. Sau khi kết thúc thí nghiệm thu được 64 gam chất rắn A trong ống sứ và 11,2 lít khí B (đktc) có tỉ khối so với H2 là 20,4. Tính giá trị m.
A. 105,6 gam.
B. 35,2 gam.
C. 70,4 gam.
D. 140,8 gam.
-
Câu 20:
Đem nung nóng một lượng quặng hematit (chứa Fe2O3, có lẫn tạp chất trơ) và cho luồng khí CO đi qua, thu được 300,8 gam hỗn hợp các chất rắn, đồng thời có hỗn hợp khí thoát ra. Cho hấp thụ hỗn hợp khí này vào bình đựng lượng dư dung dịch xút thì thấy khối lượng bình tăng thêm 52,8 gam. Nếu hòa tan hết hỗn hợp chất rắn trong lượng dư dung dịch HNO3 loãng thì thu được 387,2 gam một muối nitrat. Hàm lượng Fe2O3 (% khối lượng) trong loại quặng hematit này là:
A. 60%
B. 40%
C. 70%
D. 30%
-
Câu 21:
Nung một mẫu Thép thường có khối lượng 10 gam trong oxi thu được 0,1568 lít khí CO2. Thành phần phần trăm theo khối lượng của Cacbon có trong mẫu Thép là?
A. 69%
B. 74%
C. 84%
D. 70%
-
Câu 22:
Cho bột sắt đến dư vào 200 ml dung dịch HNO3 4M (phản ứng giải phóng khí NO), lọc bỏ phần rắn không tan thu được dung dịch X, cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch X thu được kết tủa, lọc lấy kết tủa đem nung ngoài không khí ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi thu được bao nhiêu gam chất rắn?
A. 24 gam
B. 23 gam
C. 22 gam
D. 21 gam
-
Câu 23:
Khử hoàn toàn 16 gam Fe2O3 bằng khí CO ở nhiệt độ cao. Khí đi ra sau phản ứng được dẫn vào dung dịch Ca(OH)2 dư. Khối lượng kết tủa thu được là?
A. 10 gam
B. 20 gam
C. 30 gam
D. 40 gam
-
Câu 24:
Dung dịch X gồm CuCl2 0,2M; FeCl2 0,3M; FeCl3 0,3M. Cho m (g) bột Mg vào 100ml dung dịch X khuấy đều đến khi phản ứng kết thúc thu được dung dịch B. Thêm dung dịch KOH dư vào B được kết tủa D. Nung D trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 5,4 g chất rắn E. Giá trị của m là:
A. 1,05g
B. 1,67g
C. 1.32g
D. 2.10g
-
Câu 25:
Để luyện được 800 tấn gang có hàm lượng sắt 95%, cần dùng x tấn quặng manhetit chứa 80% Fe3O4 (còn lại là tạp chất không chứa sắt). Biết rằng lượng sắt bị hao hụt trong quá trình sản xuất là 1%. Giá trị của x là?
A. 1235,16 tấn
B. 1456,16 tấn
C. 1325,16 tấn
D. 1789,16 tấn
-
Câu 26:
Cho 8,16 gam hỗn hợp X gồm Fe, FeO, Fe3O4 và Fe2O3 phản ứng hết với 250 ml dung dịch HNO3 x mol/lit (loãng), thu được 1,344 lít NO (đktc) và dung dịch Z. Dung dịch Z hòa tan tối đa 5,04 gam Fe, sinh ra khí NO. Biết trong các phản ứng, NO là sản phẩm khử duy nhất của N+5. Giá trị của x là:
A. 1M
B. 2M
C. 3M
D. 4M
-
Câu 27:
Hòa tan m gam hỗn hợp A gồm FeO vào Fe2O3 bằng lượng vừa đủ dung dịch HCl, sau phản ứng thu được dung dịch B. Cho một nửa dung dịch B tác dụng với dung dịch NaOH dư, kết tủa thu được đem nung trong không khí đến khối lượng không đổi được 40 gam chất rắn. Cho một nửa dung dịch B còn lại tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3, thu được 208,15 gam chất rắn. Giá trị của m là?
A. 123,6g
B. 9,8g
C. 10,8g
D. 124,8g
-
Câu 28:
Cho 100ml dung dịch FeCl2 1,2M tác dụng với 200ml dung dịch AgNO3 2M thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là?
A. 47,4 gam
B. 32,5 gam
C. 45,6 gam
D. 30,6 gam
-
Câu 29:
Để hòa tan hoàn toàn m gam bột Fe2O3 cần dùng vừa đủ 300ml dung dịch HCl 1M. Sau phản ứng thu được dung dịch Y. Tính giá trị của m?
A. 6 gam
B. 7 gam
C. 8 gam
D. 9 gam
-
Câu 30:
Nhúng một lá sắt nhỏ vào dd chứa một trong những chất sau: FeCl3, AlCl3, CuSO4, Pb(NO3)2, NaCl, HNO3 (loãng, dư), H2SO4 (đặc, nóng, dư), NH4NO3, AgNO3 thiếu. Số trường hợp phản ứng tạo muối Fe (II) là?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
-
Câu 31:
Muối Fe2+ làm mất màu dung dịch KMnO4 trong môi trường axít tạo ra ion Fe3+. Còn ion Fe3+ tác dụng với I- tạo ra I2 và Fe2+. Sắp xếp các chất oxi hoá Fe3+, I2 và MnO4- theo thứ tự mạnh dần:
A. I2 < Fe3+ < MnO4 -
B. I2 < MnO4 - < Fe3+
C. Fe3+< I2 < MnO4 -
D. MnO4 - < Fe3+ < I2
-
Câu 32:
Đốt cháy hỗn hợp gồm 2,4g Mg; 4,48g Fe với hỗn hợp X gồm có Cl2 và O2; sau phản ứng chỉ thu được hỗn hợp Y gồm các oxit và muối clorua (không có khí dư). Hòa tan Y vào lượng vừa đủ 120 ml HCl 2M thu được dung dịch Z. Cho AgNO3 dư vào Z thu được 61,01g kết tủa. Phần trăm V của O2 trong X là?
A. 53,85%
B. 46,15%
C. 30,40%
D. 69,60%
-
Câu 33:
Cho 6,72 gam bột Fe tác dụng với 384 ml dung dịch AgNO3 1M sau khi phản ứng kết thúc thu được dung dịch A và m gam chất rắn. Dung dịch A tác dụng được với tối đa bao nhiêu gam bột Cu?
A. 2,304g
B. 6,426g
C. 4,608g
D. 3,213g
-
Câu 34:
Cho m gam Fe vào bình đựng dung dịch H2SO4 và HNO3 thu được dung dịch X và 1,12 lít khí NO. Thêm tiếp H2SO4 dư vào bình được 0,448 lít NO và dung dịch Y. Trong cả 2 trường hợp đều có NO là sản phẩm khử duy nhất ở kiện tiêu chuẩn. Dung dịch Y hòa tan vừa hết 2,08 gam Cu không tạo sản phẩm khử N+5. Các phản ứng đều hoàn toàn. Giá trị m là:
A. 2,34g
B. 2,03g
C. 3,05g
D. 4,06g
-
Câu 35:
Cho 4,368 gam bột Fe tác dụng với m gam bột S. Sau phản ứng được rắn X. Toàn bộ X tan hết trong dung dịch HNO3 loãng dư được sản phẩm khử duy nhất là 0,12 mol NO. Giá trị m là?
A. 0,524g
B. 0,331g
C. 0,672g
D. 0,892g
-
Câu 36:
Cho m gam kim loại Fe tác dụng với dung dịch HNO3 dư, sau phản ứng thu được 3,36 lít khí NO đo ở đktc (sản phẩm khử duy nhất). Giá trị m là?
A. 5,6 gam
B. 8,4 gam
C. 11,2 gam
D. 9,6 gam
-
Câu 37:
Cho khí CO đi qua ống chứa 0,04 mol X gồm FeO và Fe2O3 đốt nóng, ta nhận được 4,784 gam chất rắn Y ( gồm 4 chất), khí đi ra khỏi ống dẫn qua dung dịch Ba(OH)2 dư thì thu được 9,062 gam kết tủa. Phần trăm khối lượng FeO trong hỗn hợp X là?
A. 21,07%
B. 13,04%
C. 22,07%
D. 11,05%
-
Câu 38:
Cho a mol Fe phản ứng vừa đủ với b mol H2SO4 (đặc, nóng) thu được khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất) và 5,04 gam muối. Biết tỉ lệ a: b = 3: 7. Giá trị của a là?
A. 0,01
B. 0,02
C. 0,03
D. 0,04
-
Câu 39:
Cho hỗn hợp X gồm Fe, Cu vào dung dịch HNO3 loãng, nóng thu được khí NO, dung dịch Y và còn lại chất rắn chưa tan Z. Cho Z tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng thấy có khí thoát ra. Thành phần chất tan trong dung dịch Y là?
A. FeSO4
B. Fe(NO3)2
C. CuSO4
D. Cu(NO3)2
-
Câu 40:
Cho một thanh sắt có khối lượng m gam vào dung dịch chứa 0,012 mol AgNO3 và 0,02 mol Cu(NO3)2, sau một thời gian khối lượng của thanh sắt là (m + 1,04) gam. Tính khối lượng của kim loại bám trên thanh sắt?
A. 1,9g
B. 1,935g
C. 2,314g
D. 2,5g
-
Câu 41:
Cho 30,8g hỗn hợp X gồm Fe, FeO, FeCO3, Mg, MgO, MgCO3 tác dụng vừa đủ với dung dịch H2SO4 loãng thu được 7,84l khí (đktc) hỗn hợp khí Y gồm CO2, H2 và dung dịch Z chỉ chứa 60,4g hỗn hợp muối sunfat trung hòa. Tỉ khối Y so với He là 6,5. Khối lượng của MgSO4 trong dung dịch Z là?
A. 30g
B. 40g
C. 50g
D. 60g
-
Câu 42:
Cho 2,24 gam bột sắt vào 200 ml dung dịch CuSO4 0,05M.Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X và m gam chất rắn Y. Giá trị của m là:
A. 2,30g
B. 2,32g
C. 5,6g
D. 2,28g
-
Câu 43:
Hỗn hợp X gồm Zn, Mg và Fe. Hòa tan hết 23,40 gam hỗn hợp X vào dung dịch HCl thu được 11,20 lit khí (đktc). Để tác dụng với vừa hết 23,40 g hỗn hợp X cần 12,32 lit khí Clo (dktc). Khối lượng của Fe trong hỗn hợp là?
A. 11,2g
B. 5,6g
C. 8,4g
D. 2,8g
-
Câu 44:
Trong hỗn hợp X gồm Fe2O3; ZnO; Cu tác dụng với dung dịch HCl dư thu được dung dịch Y và phần không tan Z. Cho Y tác dụng với dung dịch NaOH loãng dư thu được lượng kết tủa gồm?
A. Fe(OH)2; Cu(OH)2
B. Fe(OH)2
C. Cu(OH)2
D. Fe(OH)3; Cu(OH)2