Trắc nghiệm Sắt Hóa Học Lớp 12
-
Câu 1:
Tiến hành điều chế Fe(OH)2 theo các bước sau:
Bước 1: Cho đinh sắt đã đánh thật sạch vào ống nghiệm (1). Cho 3 – 4 ml dung dịch HCl loãng vào, đun nhẹ.
Bước 2: Đun sôi 4 -5 ml dung dịch NaOH trong ống nghiệm (2).
Bước 3: Rót nhanh 2 – 3 ml dung dịch thu được ở bước 1 vào dung dịch NaOH, ghi nhận ngay màu kết tủa quan sát được.
Bước 4: Ghi nhận màu kết tủa quan sát được ở cuối buổi thí nghiệm.
Cho các phát biểu sau:
a) Sau bước 1, thu được chất khí không màu và dung dịch có màu vàng nhạt.
b) Mục đích chính của bước 2 là đẩy khí O2 hòa tan có trong dung dịch NaOH.
c) Sau bước 3, thu được kết tủa màu trắng hơi xanh.
d) Ở bước 4, thu được kết tủa màu nâu đỏ.
Số phát biểu đúng là
A. 2
B. 3
C. 4
D. 1
-
Câu 2:
Cho 18,5 gam hỗn hợp X (Fe, Fe3O4) tác dụng với 200 ml dung dịch HNO3 loãng đun nóng và khuấy đều. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu đươc 2,24 lít khí NO duy nhất (đktc), dung dịch Y và còn lại 1,46 gam kim loại. Nồng độ mol của dung dịch HNO3 là
A. 0,64M
B. 6,4M
C. 3,2M
D. 0,32M
-
Câu 3:
Để 4,2 gam Fe trong không khí một thời gian thu được 5,32 gam hỗn hợp X gồm sắt và các oxit của nó. Hòa tan hết X bằng dung dịch HNO3 thấy sinh ra 0,448 lít NO (đktc, sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch Y. Khối lượng muối khan thu được khi cô cạn dung dịch Y là
A. 16,6
B. 15,98
C. 18,15
D. 13,5
-
Câu 4:
Cho 31,6 gam hỗn hợp X gồm Fe và Fe3O4 tan hết trong dung dịch HCl thu được 2,24 lít khí H2 (đktc) và dung dịch Y chỉ chứa 60,7 gam hỗn hợp muối. Khối lượng của Fe3O4 có trong X là
A. 11,60
B. 27,84
C. 18,56
D. 23,20
-
Câu 5:
Cho 6,72 gam Fe vào 400 ml dung dịch HNO3 1M, đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được khí NO (sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch X. Dung dịch X có thể hoà tan tối đa m gam Cu. Giá trị của m là
A. 1,92
B. 3,20
C. 0,64
D. 3,84
-
Câu 6:
Từ m kg quặng hematit (chứa 75% Fe2O3, còn lại là tạp chất không chứa sắt) sản xuất được 140 kg gang chứa 96% sắt. Biết hiệu suất của toàn bộ quá trình sản xuất là 80 %. Giá trị của m là
A. 256
B. 320
C. 512
D. 640
-
Câu 7:
Để hoà tan hoàn toàn 2,32 gam hỗn hợp gồm FeO, Fe3O4 và Fe2O3 (trong đó số mol FeO bằng số mol Fe2O3), cần dùng vừa đủ V lít dung dịch HCl 1M. Giá trị của V là
A. 0,08
B. 0,16
C. 0,18
D. 0,23
-
Câu 8:
Cho 9,12 gam hỗn hợp gồm FeO, Fe2O3, Fe3O4 tác dụng với dung dịch HCl (dư). Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, được dung dịch Y; cô cạn Y thu được 7,62 gam FeCl2 và m gam FeCl3. Giá trị của m là
A. 8,75
B. 9,75
C. 6,50
D. 7,80
-
Câu 9:
Cho 0,01 mol một hợp chất của sắt tác dụng hết với H2SO4 đặc nóng (dư), thoát ra 0,112 lít (ở đktc) khí SO2 (là sản phẩm khử duy nhất). Công thức của hợp chất sắt đó là
A. FeS.
B. FeS2.
C. FeO.
D. FeCO3.
-
Câu 10:
Khử hoàn toàn một oxit sắt X ở nhiệt độ cao cần vừa đủ V lít khí CO (ở đktc), sau phản ứng thu được 0,84 gam Fe và 0,02 mol khí CO2. Công thức của X và giá trị V lần lượt là
A. B. C. D.
A. Fe3O4 và 0,224.
B. Fe3O4 và 0,448.
C. FeO và 0,224.
D. Fe2O3 và 0,448.
-
Câu 11:
Thêm dung dịch NaOH dư vào dung dịch chứa 0,3 mol Fe(NO3)3. Lọc kết tủa, đem nung đến khối lượng không đổi thì khối lượng chất rắn thu được là
A. 24,0 gam
B. 96,0 gam
C. 32,1 gam
D. 48,0 gam
-
Câu 12:
Cho 11,6 gam Fe vào 100 ml dung dịch CuSO4 1M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam hỗn hợp kim loại. Giá trị của m là
A. 6,4
B. 12,0
C. 6,8
D. 12,4
-
Câu 13:
Hoà tan 5,6 gam Fe bằng dung dịch H2SO4 loãng (dư), thu được dung dịch X. Dung dịch X phản ứng vừa đủ với V ml dung dịch KMnO4 0,5M. Giá trị của V là
A. 80
B. 40
C. 20
D. 60
-
Câu 14:
Cho 2,52 gam kim loại M tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng, vừa đủ, sau phản ứng thu được 6,84 gam muối sunfat trung hòa. Kim loại M là
A. Zn
B. Ca
C. Fe
D. Mg
-
Câu 15:
Thực hiện các thí nghiệm sau:
(1) Đốt dây sắt trong khí clo;
(2) Đốt nóng hỗn hợp bột Fe và S (trong điều kiện không có oxi);
(3) Cho FeO vào dung dịch HNO3 (loãng dư);
(4) Cho Fe vào dung dịch Fe2(SO4)3;
(5) Cho Fe vào dung dịch H2SO4 (loãng, dư).
Có bao nhiêu thí nghiệm tạo ra muối sắt(II)?
A. 3
B. 1
C. 2
D. 4
-
Câu 16:
Cho hỗn hợp Cu và Fe2O3 vào dung dịch HCl dư. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X và một lượng chất rắn không tan. Muối trong dung dịch X là
A. FeCl3.
B. CuCl2, FeCl2.
C. FeCl2, FeCl3.
D. FeCl2.
-
Câu 17:
Để bảo quản dung dịch FeSO4 trong phòng thí nghiệm, người ta cần thêm vào dung dịch hoá chất nào dưới đây?
A. Một đinh Fe sạch.
B. Dung dịch H2SO4 loãng.
C. Một dây Cu sạch.
D. Dung dịch H2SO4 đặc.
-
Câu 18:
Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp FeS và FeCO3 bằng một lượng dung dịch H2SO4 đặc nóng, thu được hỗn hợp gồm hai khí X ,Y. Công thức hoá học của X, Y lần lượt là:
A. H2S và SO2.
B. H2S và CO2.
C. SO2 và CO.
D. SO2 và CO2.
-
Câu 19:
Chất nào sau đây vừa phản ứng với dung dịch NaOH loãng, vừa phản ứng với dung dịch HCl loãng
A. CrCl3.
B. Fe(NO3)2.
C. Cr2O3.
D. NaAlO2.
-
Câu 20:
Cho phương trình hóa học phản ứng oxi hóa hợp chất Fe(II) bằng oxi không khí: 4Fe(OH)2 + O2 + 2H2O → 4Fe(OH)3. Kết luận nào sau đây là đúng?
A. Fe(OH)2 là chất khử, O2 là chất oxi hoá.
B. O2 là chất khử, H2O là chất oxi hoá.
C. Fe(OH)2 là chất khử, H2O là chất oxi hoá.
D. Fe(OH)2 là chất khử, O2 và H2O là chất oxi hoá
-
Câu 21:
Phản ứng nào sau đây không tạo ra muối sắt(III)?
A. FeO tác dụng với dung dịch HNO3 loãng, dư.
B. Fe2O3 tác dụng với dung dịch H2SO4.
C. Fe(OH)3 tác dụng với dung dịch HCl.
D. Fe tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng
-
Câu 22:
Hòa tan m gam Fe bằng dung dịch H2SO4 loãng (dư) thu được 6,72 lít khí H2. Giá trị của m là
A. 2,24
B. 5,6
C. 6,72
D. 16,8
-
Câu 23:
Nhiệt phân Fe(OH)2 trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được chất rắn là
A. Fe(OH)3
B. Fe3O4
C. Fe2O3
D. FeO
-
Câu 24:
Nhúng một lá sắt (dư) vào dung dịch chứa một trong các chất sau: FeCl3, AlCl3, CuSO4, Pb(NO3)2, H2SO4 đặc, nóng. Sau phản ứng lấy lá sắt ra, có bao nhiêu trường hợp tạo muối sắt(II)?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
-
Câu 25:
Cho dãy các kim loại: Cu, Na, Zn, Ca, Ba và Fe. Số kim loại trong dãy phản ứng với dung dịch FeCl3 dư tạo kết tủa là:
A. 2
B. 4
C. 1
D. 3
-
Câu 26:
Cho hỗn hợp Zn và Fe vào dung dịch hỗn hợp Cu(NO3)2 và AgNO3, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp hai kim loại. Hai kim loại đó là
A. Fe, Cu
B. Cu, Ag
C. Zn, Ag
D. Fe, Ag
-
Câu 27:
Cho 19,6 gam bột sắt vào dung dịch chứa H2SO4 loãng thấy khối lượng dung dịch tăng 19,0 gam. Tính thể tích khí H2 thoát ra (đktc).
A. 4,48 lít
B. 5,60 lít
C. 7,84 lít
D. 6,72 lít
-
Câu 28:
Hoà tan Fe vào dung dịch AgNO3 dư, dung dịch thu được chứa chất nào sau đây?
A. Fe(NO3)2.
B. Fe(NO3)3.
C. Fe(NO2)2, Fe(NO3)3, AgNO3.
D. Fe(NO3)3, AgNO3.
-
Câu 29:
Bột Fe tác dụng được với các dung dịch nào sau đây?
A. Cu(NO3)2, ZnSO4, AgNO3.
B. FeCl3, Cu(NO3)2, ZnSO4, AgNO3.
C. Cu(NO3)2, AgNO3, FeCl3.
D. Cu(NO3)2, ZnSO4, AgNO3, Na2CO3.
-
Câu 30:
Phản ứng nào dưới đây không thu được Fe2+?
A. Fe + HCl →
B. FeO + H2SO4 loãng →
C. Fe(OH)2 + HCl →
D. Fe + Cl2 →
-
Câu 31:
Cho 5,6 g Fe tác dụng với 4,48 lít khí Cl2 (đktc). Khối lượng muối sắt thu được là?
A. 12,7 gam
B. 16,25 gam
C. 21,67 gam
D. 16,93 gam
-
Câu 32:
Phương trình hoá học nào sau đây viết không đúng?
A. 2Fe + 3Cl2 → 2FeCl3.
B. 2Fe + 3I2 → 2FeI3.
C. Fe + S → FeS.
D. 3Fe +2O2 → Fe3O4.
-
Câu 33:
Cho kim loại Fe lần lượt vào các dung dịch: FeCl3, Cu(NO3)2, AgNO3, MgCl2. Số trường hợp xảy ra phản ứng hóa học là
A. 4
B. 3
C. 1
D. 2
-
Câu 34:
Dãy gồm các ion đều oxi hóa được kim loại Fe là?
A. Zn2+, Cu2+, Ag+.
B. Cr2+, Cu2+, Ag+.
C. Cr2+, Au3+, Fe3+.
D. Fe3+, Cu2+, Ag+.
-
Câu 35:
Đốt cháy kim loại X trong oxi, thu được oxit Y. Hòa tan Y trong dung dịch HCl loãng dư, thu được dung dịch Z chứa hai muối. Kim loại X là
A. Mg
B. Cr
C. Fe
D. Al
-
Câu 36:
Ở trạng thái cơ bản, cấu hình electron của ion X2+ là 1s²2s²2p63s²3p63d6. Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, nguyên tố X thuộc
A. chu kì 4, nhóm VIIIA.
B. chu kì 3, nhóm VIB.
C. chu kì 4, nhóm IIA.
D. chu kì 4, nhóm VIIIB.
-
Câu 37:
Thí nghiệm nào sau đây thu được muối sắt(III) sau khi phản ứng kết thúc?
A. Cho Fe vào dung dịch HNO3 loãng dư.
B. Cho FeO vào dung dịch H2SO4 loãng.
C. Cho Fe(OH)2 vào dung dịch HCl dư
D. Cho Fe vào dung dịch CuCl2.
-
Câu 38:
Cho 5,6 gam Fe tác dụng hết với dung dịch Cu(NO3)2 dư, thu được m gam kim loại Cu. Giá trị của m là:
A. 6,4 gam
B. 5,6 gam
C. 3,2 gam
D. 5,12 gam
-
Câu 39:
Chất nào sau đây không có tính lưỡng tính?
A. Cr(OH)3.
B. Al(OH)3.
C. Zn(OH)2.
D. Fe(OH)3.
-
Câu 40:
Oxit X là chất rắn màu đen, không tan trong nước, có từ tính, là thành phần chính của quặng manhetit. Oxit X là
A. FeO
B. FeS2
C. Fe2O3
D. Fe3O4
-
Câu 41:
Trong thành phần của gang, nguyên tố chiếm hàm lượng cao nhất là
A. Si
B. C
C. S
D. Fe
-
Câu 42:
Kim loại nào sau đây có tính nhiễm từ?
A. Mg
B. Fe
C. Al
D. Cu
-
Câu 43:
Phản ứng nào sau đây tạo ra hợp chất sắt (II)?
A. FeO + HNO3.
B. Fe + CuSO4.
C. Fe2O3 + HCl.
D. Fe + Cl2 (to).
-
Câu 44:
Kim loại nào là kim loại chuyển tiếp?
A. Fe
B. Al
C. Na
D. Ba
-
Câu 45:
Chất nào sau đây là muối trung hòa?
A. NaHCO3.
B. Fe2(SO4)3.
C. NaH2PO4.
D. KHSO4.
-
Câu 46:
Cho phản ứng: Fe + 2FeCl3 → 3FeCl2. Trong phản ứng này, chất bị khử là
A. Fe
B. Fe3+
C. Fe2+
D. Cl-
-
Câu 47:
Trong dung dịch phản ứng nào sau đây không xảy ra?
A. NaHCO3 + NaOH.
B. Cu + FeCl3.
C. Fe + MgCl2.
D. Ag + HNO3.
-
Câu 48:
Quặng nào sau đây có chứa sắt?
A. hemantit
B. apatit
C. đolomit
D. cacnalit
-
Câu 49:
HNO3 phản ứng với chất nào sau đây tạo ra sản phẩm khí?
A. CuO
B. Al(OH)3
C. NaOH
D. Fe3O4
-
Câu 50:
Kim loại không phản ứng với nước ở nhiệt độ thường là
A. Fe
B. Na
C. Ba
D. K