Trắc nghiệm Sắt Hóa Học Lớp 12
-
Câu 1:
Chất phản ứng được với dung dịch NaOH tạo kết tủa màu nâu đỏ là
A. KNO3
B. FeCl3
C. BaCl2
D. K2SO4
-
Câu 2:
Khi đun nóng hỗn hợp Fe và S trong điều kiện không có không khí, tạo ra sản phẩm là
A. Fe2S3.
B. FeS
C. FeS2.
D. Fe2S.
-
Câu 3:
Khi dung dịch Fe2(SO4)3 tác dụng với dung dịch
A. NaOH
B. Na2SO4
C. NaCl
D. CuSO4
-
Câu 4:
Để chuyển Fe3+ thành Fe2+ ta cho thêm vào dung dịch muối Fe3+ chất nào sau đây ?
A. Fe
B. Cl2
C. HNO3
D. H2SO4
-
Câu 5:
ở điều kiện thường, sắt tác dụng được với dung dịch nào sau đây?
A. MgSO4
B. HCl
C. NaCl
D. NaOH
-
Câu 6:
Ở điều kiện thường, kim loại Fe phản ứng được với dung dịch nào sau đây?
A. MgCl2
B. ZnCl2
C. NaCl
D. FeCl3
-
Câu 7:
Hợp chất sắt (II) sunfat có công thức là :
A. FeSO4
B. Fe(OH)3
C. Fe2O3
D. Fe2(SO4)3
-
Câu 8:
Phân hủy Fe(OH)3 ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi, thu được chất rắn là
A. FeO
B. Fe2O3
C. Fe3O4
D. Fe(OH)2
-
Câu 9:
Dung dịch loãng (dư) nào sau đây tác dụng được với kim loại sắt tạo thành muối sắt(III)?
A. H2SO4.
B. HNO3
C. FeCl3
D. HCl
-
Câu 10:
Quặng có hàm lượng sắt lớn nhất là
A. manhetit
B. xiđerit
C. hematit
D. pirit
-
Câu 11:
Thành phần nào của cơ thể người có nhiều Fe nhất.
A. tóc
B. xương
C. máu
D. da
-
Câu 12:
Ở trạng thái cơ bản, cấu hình electron nào sau đây là của ion Fe3+?
A. [Ar]3d6.
B. [Ar]3d5.
C. [Ar]3d4.
D. [Ar]3d3.
-
Câu 13:
Ở trạng thái cơ bản, cấu hình electron nào sau đây là của Fe (Z=26)?
A. [Ar] 4s23d6.
B. [Ar]3d64s2.
C. [Ar]3d8.
D. [Ar]3d74s1.
-
Câu 14:
Cho chuỗi phản ứng sau (mỗi mũi tên là 1 phản ứng): Kim loại M → dd muối X → Y (kết tủa trắng xanh) → Z (kết tủa nâu đỏ). M là kim loại nào sau đây:
A. Cr
B. Fe
C. Cu
D. Al
-
Câu 15:
Cho hỗn hợp gồm 2 gam Fe và 3 gam Cu vào dung dịch HNO3 thấy thoát ra 0,448 lít khí NO(đktc). Tính khối lượng muối thu được trong dung dịch , biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn.
A. 4,5 gam
B. 3,6 gam
C. 2,4 gam
D. 5,4 gam
-
Câu 16:
Thể tích dung dịch HNO3 1M (loãng) ít nhất cần dùng để hoà tan hoàn toàn 18 gam hỗn hợp gồm Fe và Cu trộn theo tỉ lệ mol 1 : 1 là: ( biết phản ứng tạo chất khử duy nhất là NO)
A. 1,0 lít
B. 0,6 lít
C. 0,8 lít
D. 1,2 lít
-
Câu 17:
Hòa tan hết a gam hỗn hợp X gồm Fe và một oxit sắt trong b gam dung dịch H2SO4 9,8% (lượng vừa đủ), sau phản ứng thu được dung dịch chứa 51,76 gam hỗn hợp hai muối khan. Mặt khác nếu hòa tan hết a gam X bằng dung dịch H2SO4 đặc nóng thì thu được duy nhất 58 gam muối Fe (III). Giá trị của b là
A. 370
B. 220
C. 500
D. 420
-
Câu 18:
Cho 20 gam bột Fe vào dung dịch HNO3 và khuấy đến khi phản ứng xong thu V lít khí NO (đkc) và còn 3,2 gam kim loại. Giá trị của V là
A. 2,24 lít
B. 4,48 lít
C. 6,72 lít
D. 5,60 lít
-
Câu 19:
Cho m(g) Fe vào dung dịch chứa 1,38 mol HNO3, đun nóng đến kết thúc phản ứng còn 0,75m (g) chất rắn không tan và có 0,38 mol hỗn hợp khí NO, NO2 thoát ra ở (dktc). Giá trị của m là:
A. 70
B. 56
C. 84
D. 112
-
Câu 20:
Hiện tượng gì xảy ra khi cho dung dịch NaOH vào ống nghiệm có chứa dung dịch FeCl2?
A. Xuất hiện màu nâu đỏ
B. Xuất hiện màu trắng xanh
C. Xuất hiện màu nâu đỏ rồi chuyển sang màu trắng xanh
D. Xuất hiện màu trắng xanh rồi chuyển sang màu nâu đỏ
-
Câu 21:
Nung FeCO3 trong không khí đến khối lượng không đổi được chất rắn X. X là:
A. FeO
B. Fe2O3
C. Fe3O4
D. Fe
-
Câu 22:
Nhỏ từ từ đến dư dung dịch FeSO4 đã được axit hóa bằng H2SO4 vào dung dịch KMnO4. Hiện tượng quan sát được là
A. dung dịch màu tím hồng bị nhạt dần rồi chuyển sang màu vàng
B. dung dịch màu tím hồng bị nhạt dần đến không màu
C. dung dịch màu tím hồng bị chuyển dần sang nâu đỏ
D. màu tím bị mất ngay. Sau đó dần dần xuất hiện trở lại thành dung dịch có màu hồng
-
Câu 23:
Phát biểu nào cho dưới đây là không đúng?
A. Fe có thể tan trong dung dịch FeCl3
B. Cu có thể tan trong dung dịch FeCl3
C. Fe không thể tan trong dung dịch CuCl2
D. Cu không thể tan trong dung dịch CuCl2
-
Câu 24:
Cách đây hơn hai ngàn năm, người Trung Hoa đã biết dùng sắt để chế la bàn và đến ngày nay loại la bàn đó vẫn còn được sử dụng. Nhờ tính chất vật lí nào mà sắt có ứng dụng đó?
A. Nhiệt độ nóng chảy cao
B. Dẫn điện, dẫn nhiệt tốt
C. Có khối lượng riêng lớn
D. Có tính nhiễm từ
-
Câu 25:
Sắt có Z = 26. Cấu hình electron của Fe2+ là:
A. [Ar]3d44s2
B. [Ar]3d6
C. [Ar]3d54s1
D. 1s22s22p63s23p64s23d4
-
Câu 26:
Tính chất vật lí nào dưới đây không phải là tính chất của Fe kim loại?
A. Kim loại nặng, khó nóng chảy.
B. Màu vàng nâu, cứng và giòn.
C. Dẫn điện và nhiệt tốt.
D. Có tính nhiễm từ.
-
Câu 27:
Nhúng 1 lá sắt nhỏ vào dung dịch chứa 1 trong các chất sau: FeCl3, AlCl3, CuSO4, Pb(NO3)2, NaCl, HCl, HNO3, H2SO4 (đặc, nóng), NH4NO3. Số trường hợp phản ứng tạo muối Fe(II) là
A. 5
B. 6
C. 3
D. 4
-
Câu 28:
Hòa tan hết cùng 1 lượng Fe trong dd H2SO4 loãng (1), và H2SO4 đặc nóng (2) thì thể tích khí sinh ra trong cùng điều kiện là:
A. (1) bằng (2)
B. (1) gấp đôi (2)
C. (2) gấp rưỡi (1)
D. (2) gấp ba (1)
-
Câu 29:
Cho bột sắt dư vào dung dịch H2SO4 loãng thu được V lít H2 (đktc) và dung dịch có chứa m1 gam muối. Mặt khác, cho bột sắt dư vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng thu được V lít SO2 (đktc) và dd có chứa m2 gam muối. So sánh m1 và m2
A. m1 = m2
B. m1 = 0,5m2
C. m1 > m2
D. m1 < m2
-
Câu 30:
Trong các cặp kim loại sau: (1) Mg, Fe ; (2) Fe, Cu ; (3) Fe, Ag. Cặp kim loại khi tác dụng với dung dịch HNO3 có thể tạo ra dung dịch chứa tối đa 3 muối (không kể trường hợp tạo NH4NO3) là:
A. (1)
B. (1) và (2)
C. (2) và (3)
D. (1), (2) và (3)
-
Câu 31:
Cho 7,68 gam hỗn hợp Fe2O3 và Cu tác dụng với HCl loãng (dùng dư), sau khi kết thúc phản ứng còn lại 3,2 gam Cu. Khối lượng của Fe2O3 trong 7,68 gam X là
A. 2,3 gam
B. 3,2 gam
C. 4,48 gam
D. 4,42 gam
-
Câu 32:
Cho các phản ứng sau:
(a) Cl2 + 2FeCl2 → 2FeCl3.
(b) Mg + FeCl2 → MgCl2 + Fe.
(c) FeO + CO → Fe + CO2.
(d) Fe(NO3)2 + 2HNO3 → Fe(NO3)3 + NO2 + H2O.
(e) FeCO3 + 2HCl → FeCl2 + CO2 + H2O.
(f) 4Fe(NO3)2 → 2Fe2O3 + 8NO2 + O2.
Số phản ứng mà ion Fe2+ thể hiện tính oxi hóa là
A. 4
B. 2
C. 3
D. 1
-
Câu 33:
Cho phản ứng: aFe +bHNO3 → cFe(NO3)3 + dNO + eH2O.
Các hệ số a, b, c, d, e là những số nguyên, đơn giản nhất. Tổng (a + b) bằngA. 4
B. 3
C. 6
D. 5
-
Câu 34:
Thành phần chính của quặng pirit sắt là
A. Fe2O3
B. FeS2
C. Fe3O4
D. FeCO3
-
Câu 35:
Cho dung dịch H2SO4 đặc, nóng (dư) lần lượt vào từng chất sau: FeO, Fe2O3, Fe3O4, FeCO3, FeSO4. Số trường hợp xảy ra phản ứng oxi hóa khử là
A. 5
B. 3
C. 4
D. 2
-
Câu 36:
Hợp chất của sắt khi tác dụng với dung dịch HNO3 đặc nóng không giải phóng khí là
A. FeO
B. FeCO3
C. FeS2
D. Fe(OH)3
-
Câu 37:
Quặng hematit nâu có thành phần chính là
A. FeCO3.
B. Fe2O3.
C. Fe3O4.
D. Fe2O3.nH2O.
-
Câu 38:
Quặng xiđerit chứa thành phần chính là
A. FeCO3.
B. Fe3O4.
C. Fe2O3.
D. FeS2.
-
Câu 39:
Hòa tan hoàn toàn x mol Fe vào dung dịch chứa y mol FeCl3 và z mol HCl, thu được dung dịch chỉ chứa một chất tan duy nhất. Biểu thức liên hệ giữa x, y và z là
A. 2x = y + 2z.
B. y = 2x.
C. 2x = y + z.
D. x = y – 2z.
-
Câu 40:
Trong các chất sau, chất có số oxi hoá trung bình của nguyên tử sắt cao nhất là
A. Fe3O4.
B. FeS2.
C. Fe2(SO4)3.9H2O
D. FeCl2.4H2O.
-
Câu 41:
Kim loại nào sau đây tác dụng được với dung dịch FeCl2?
A. Ni
B. Cu
C. Mg
D. Pb
-
Câu 42:
Nhận định nào sau đây không đúng?
A. Fe tan trong dung dịch HNO3 đặc, nguội.
B. Fe tan trong dung dịch HCl đặc tạo FeCl2.
C. Fe tan trong dung dịch FeCl3.
D. Fe tan trong dung dịch H2SO4 loãng, nguội.
-
Câu 43:
Nhận định nào sau đây không đúng?
A. Fe tan trong dung dịch HCl.
B. Fe tan trong dung dịch FeCl2.
C. Fe tan trong dung dịch CuSO4.
D. Fe tan trong dung dịch FeCl3.
-
Câu 44:
Cho dung dịch NaOH vào dung dịch muối clorua X, lúc đầu thấy xuất hiện kết tủa màu trắng hơi xanh, sau đó chuyển dần sang màu nâu đỏ. Công thức của X là:
A. CrCl3.
B. FeCl2.
C. MgCl2.
D. FeCl3.
-
Câu 45:
Hỗn hợp tecmit (được dùng để hàn gắn đường ray) có thành phần chính là:
A. Al và Cr2O3.
B. Al và Fe3O4.
C. Al và Fe2O3.
D. Al và Cr3O4.
-
Câu 46:
Bột oxit sắt trộn với bột kim loại X tạo thành hỗn hợp tecmit dùng để hàn đường ray tàu hỏa. Kim loại X là
A. Cu
B. Ag
C. Al
D. Hg
-
Câu 47:
Hỗn hợp tecmit dùng để hàn đường ray có thành phần gồm bột nhôm và bột
A. natri oxit
B. magie oxit
C. sắt oxit
D. đồng oxit
-
Câu 48:
Cho các nhận định sau:
(a) Kim loại có tính nhiễm từ.
(b) Trong tự nhiên, sắt tồn tại chủ yếu ở dạng đơn chất.
(c) Fe(OH)3 là chất rắn màu nâu đỏ.
(d) Tính chất hóa học đặc trưng của FeO là tính khử.
Số nhận định đúng là:A. 4
B. 2
C. 1
D. 3
-
Câu 49:
Trong hợp chất nào sau đây, sắt mang hóa trị III?
A. FeSO4.
B. FeCl3.
C. FeO.
D. Fe(NO3)2.
-
Câu 50:
Để khử ion Fe3+ trong dung dịch thành kim loại sắt tự do. Có thể dùng một lượng dư
A. Ag
B. Ba
C. Cu
D. Zn