Trắc nghiệm Phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân Việt Nam trong những năm cuối thế kỉ XIX Lịch Sử Lớp 11
-
Câu 1:
Phong trào nông dân Yên Thế diễn ra dài hơn so với các cuộc khởi nghĩa cùng thời không xuất phát từ lí do nào sau đây?
A. Thực dân Pháp đang bận đàn áp phong trào Cần Vương.
B. Phong trào diễn ra ở một vị trí địa lý thuận lợi.
C. Phương thức tác chiến linh hoạt.
D. Trình độ tổ chức cao, đã chế tạo được súng trường kiểu Pháp.
-
Câu 2:
Chọn câu sai trong những nguyên nhân thất bại của phong trào Cần vương.
A. Thực dân Pháp còn mạnh.
B. Các cuộc khởi nghĩa chưa có sự liên kết thống nhất.
C. Chưa có đường lối rõ ràng.
D. Đường lối cứu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản đã lỗi thời.
-
Câu 3:
Phong trào Cần vương cuối cùng bị thất bại vì lí do chủ yếu nào sau đây?
A. Phong trào diễn ra trên quy mô còn nhỏ lẻ.
B. Thực dân Pháp còn mạnh, lực lượng chống Pháp quá yếu.
C. Thiếu giai cấp tiên tiến lãnh đạo với đường lối đúng đắn.
D. Phong trào bùng nổ trong lúc Pháp đã đặt ách thống trị Việt Nam.
-
Câu 4:
Nội dung nào không phải là nguyên nhân thất bại của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược ở Việt Nam (1858 - 1884)?
A. Triều đình thiếu đường lối chỉ đạo đúng đắn.
B. Nhân dân thiếu quyết tâm kháng chiến.
C. Triều đình chỉ chủ trương đàm phán, thương lượng.
D. Nhân dân không ủng hộ triều đình kháng chiến.
-
Câu 5:
Một trong những nguyên nhân dẫn đến sự thất bại của phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân Việt Nam cuối thế kỉ XIX là
A. Thiếu đường lối đúng đắn và giai cấp lãnh đạo tiến bộ.
B. Nhân dân thiếu quyết tâm chống thực dân Pháp xâm lược.
C. Đi ngược lại với truyền thống đấu tranh vũ trang dân tộc.
D. Phải chủ chiến không liên kết được với quần chúng nhân dân.
-
Câu 6:
Nguyên nhân chủ yếu nhất dẫn đến sự thất bại của phong trào yêu nước chống Pháp cuối thế kỉ XIX là
A. Triều đình phong kiến đã đầu hàng hoàn toàn thực dân Pháp.
B. Thiếu một lực lượng xã hội tiên tiến, có đủ năng lực để lãnh đạo phong trào.
C. Kẻ thù đã áp đặt được ách thống trị trên toàn lãnh thổ Việt Nam.
D. Nhà Thanh bắt tay với Pháp, đàn áp phong trào yêu nước của nhân dân Việt Nam.
-
Câu 7:
Ý nào sau đây không phản ánh điểm giống nhau của phong trào Cần vương và khởi nghĩa nông dân Yên Thế?
A. Đều là phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân ta.
B. Đều có sự tham gia của đông đảo các tầng lớp nhân dân.
C. Đều đặt dưới sự lãnh đạo của các các văn thân, sĩ phu yêu nước.
D. Đều bị thực dân Pháp đàn áp dẫn đến thất bại hoàn toàn.
-
Câu 8:
Điểm khác của khởi nghĩa Yên Thế so với các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần vương là
A. Do các văn thân, sĩ phu lãnh đạo đấu tranh.
B. Chống thực dân Pháp, chống triều đình nhà Nguyễn.
C. Là phong trào nông dân chống Pháp, không thuộc phạm trù phong trào Cần vương.
D. Phản ứng trước hành động đầu hàng thực dân Pháp của triều đình.
-
Câu 9:
Điểm chung giữa phong trào Cần vương và phong trào nông dân Yên Thế là
A. giúp vua cứu nước.
B. dưới sự lãnh đạo của văn thân sĩ phu yêu nước.
C. muốn giành lại quyền làm chủ đất nước.
D. thể hiện tinh thần yêu nước, tinh thần dân tộc.
-
Câu 10:
Điểm khác nhau cơ bản giữa phong trào Cần vương và phong trào nông dân Yên Thế cuối thế kỷ XIX là gì?
A. Phạm vi và hình thức.
B. Lãnh đạo và địa bàn.
C. Tính chất và lực lượng tham gia.
D. Lãnh đạo và mục tiêu.
-
Câu 11:
So với các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần Vương (1885 – 1896), khởi nghĩa Yên Thế (1884 – 1913) có sự khác biệt căn bản là
A. mục tiêu đấu tranh và lực lượng tham gia.
B. đối tượng đấu tranh và hình thức đấu tranh.
C. hình thức, phương pháp đấu tranh.
D. đối tượng đấu tranh và quy mô phong trào.
-
Câu 12:
Yếu tố nào quy định khởi nghĩa nông dân Yên Thế là cuộc đấu tranh tự phát?
A. Mục tiêu đấu tranh.
B. Kết quả.
C. Quy mô.
D. Lãnh đạo.
-
Câu 13:
Các phong trào yêu nước cuối thế kỉ XIX bùng nổ mạnh mẽ đã có tác động như thế nào đến thực dân Pháp?
A. Thể hiện tinh thần yêu nước của nhân dân Việt Nam.
B. Làm chậm quá trình bình định của thực dân Pháp.
C. Để lại những bài học kinh nghiệm cho các cuộc đấu tranh giai đoạn sau.
D. Chứng tỏ xã hội Việt Nam đang lâm vào một cuộc khủng hoảng sâu sắc về đường lối.
-
Câu 14:
Sự thất bại của phong trào Cần Vương đã đặt ra yêu cầu cấp thiết gì đối với cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam?
A. Phải có giai cấp tiên tiến lãnh đạo với đường lối đấu tranh phù hợp.
B. Huy động kháng chiến của toàn dân để giành độc lập.
C. Phải liên kết các phong trào đấu tranh thành một khối thống nhất.
D. Phải tăng cường sức mạnh quân sự để có thể đương đầu với Pháp.
-
Câu 15:
Nguyên nhân chủ yếu nào khiến nông dân Yên Thế đứng lên đấu tranh chống Pháp?
A. Hưởng ứng chiếu Cần vương.
B. Chống lại chính sách cướp bóc, bình định của thực dân Pháp, bảo vệ cuộc sống.
C. Phản ứng trước hành động đầu hàng thực dân Pháp của triều đình.
D. Khôi phục lại chế độ phong kiến, thiết lập lại ngôi vua.
-
Câu 16:
Cuộc khởi nghĩa nào là tiêu biểu nhất trong phong trào Cần vương?
A. Bãi Sậy.
B. Ba Đình.
C. Yên Thế.
D. Hương Khê.
-
Câu 17:
Cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần vương chống Pháp là
A. Yên Thế.
B. Hương Khê.
C. Bãi Sậy.
D. Ba Đình.
-
Câu 18:
Cuộc khởi nghĩa vũ trang lớn và kéo dài nhất trong phong trào chống Pháp cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX là
A. Khởi nghĩa Hương Khê.
B. Khởi nghĩa Yên Thế.
C. Khởi nghĩa ở vùng Tây Bắc và hạ lưu sông Đà.
D. Khởi nghĩa của đồng bào Tây Nguyên.
-
Câu 19:
Phong trào Cần vương chấm dứt với sự thất bại của cuộc khởi nghĩa nào?
A. Khởi nghĩa Bãi Sậy.
B. Khởi nghĩa Ba Đình.
C. Khởi nghĩa Hương Khê.
D. Khởi nghĩa Hùng Lĩnh.
-
Câu 20:
Để có thêm thời gian chuẩn bị và củng cố lực lượng, Đề Thám đã có chủ trương gì?
A. Di chuyển lực lượng để các vùng tự do.
B. Tổ chức phản công để phá vòng vây.
C. Chủ động giảng hòa với thực dân Pháp.
D. Chủ động liên lạc với các phong trào đấu tranh trên cả nước.
-
Câu 21:
Trong giai đoạn từ năm 1885 đến năm 1888 nghĩa quân Hương Khê tập trung thực hiện nhiệm vụ chủ yếu gì?
A. Tập trung lực lượng đánh thực dân Pháp.
B. Chuẩn bị lực lượng, xây dựng cơ sở chiến đấu.
C. Xây dựng hệ thống chiến lũy để chiến đấu.
D. Chặn đánh các đoàn xe vận tải của thực dân Pháp.
-
Câu 22:
Căn cứ của nghĩa quân Bãi Sậy được xây dựng trên vùng địa hình như thế nào?
A. Vùng đầm, hồ, lau sậy um tùm.
B. Vùng núi cao hiểm trở.
C. Vùng sông nước.
D. Vùng trung du có nhiều rừng rậm.
-
Câu 23:
Nghĩa quân trong cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy (1883 – 1892) được tổ chức như thế nào?
A. Tập trung thành những đội quân lớn.
B. Phiên chế thành những phân đội nhỏ.
C. Vừa tập trung vừa phân tán.
D. Tổ chức thành các quân thứ.
-
Câu 24:
Trong giai đoạn từ năm 1893 đến năm 1913, lãnh tụ tối cao của khởi nghĩa Yên Thế là ai?
A. Đề Nắm.
B. Đề Thám.
C. Đề Sặt.
D. Đề Nguyên.
-
Câu 25:
Cuộc khởi nghĩa Hương Khê do ai lãnh đạo?
A. Cao Điền và Tống Duy Tân.
B. Tống Duy Tân và Cao Thắng.
C. Phan Đình Phùng và Hoàng Hoa Thám.
D. Phan Đình Phùng và Cao Thắng.
-
Câu 26:
Cuộc khởi nghiã Bãi Sậy do ai lãnh đạo?
A. Đinh Công Tráng.
B. Nguyễn Thiện Thuật.
C. Phan Đình Phùng.
D. Đinh Gia Quế.
-
Câu 27:
Chọn đáp án đúng để điền vào chỗ trống. “Lòng yêu ước của …… không chấp nhận một sự thỏa hiệp nào, ông ta xem quan lại chủ hòa như kẻ thù của dân tộc”. (Theo Mac-xen Gô-Chi-ê, Ông vua bị lưu đầy)
A. Phan Đình Phùng.
B. Phan Châu Trinh.
C. Tôn Thất Thuyết.
D. Vua Hàm Nghi.
-
Câu 28:
Mục tiêu của phong trào Cần Vương là
A. Đánh đuổi Pháp thiết lập chế độ tư bản chủ nghĩa.
B. Lật đổ phong kiến đã lỗi thời, xây dựng nhà nước phong kiến mới.
C. Đánh đuổi Pháp, giành độc lập, lập lại chế độ phong kiến.
D. Lật đổ phong kiến, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.
-
Câu 29:
Chiếu Cần vương được đông đảo nhân dân hưởng ứng vì
A. Đó là chiếu chỉ của vua yêu nước đại diện cho triều đình kháng chiến.
B. Đáp ứng được nguyện vọng đấu tranh giành tự do, độc lập của nhân dân ta.
C. Nhân dân oán hận bộ phận vua quan phong kiến nhu nhược và căm thù thực dân Pháp.
D. Cả 3 ý trên.
-
Câu 30:
Nội dung chiếu Cần vương đã
A. Khẳng định quyết tâm chống Pháp của triều đình kháng chiến đứng đầu là vua Hàm Nghi.
B. Kêu gọi nhân dân đứng lên giúp vua cứu nước, khôi phục quốc gia phong kiến độc lập.
C. Tố cáo tội ác xâm lược của thực dân Pháp.
D. Cả 3 ý trên đều đúng.
-
Câu 31:
“Phàm có tai mắt ắt cùng nghe thấy, thì cùng mối thù của đất nước chẳng đội chung trời nên bàn rằng: bậc hiền nhân quân tử có chí khí đau xót cho thời thế, nay trẫm mượn nước Ngu để đánh nước Quắc, mưu định dẹp loài mọi rợ, phải sớm dựa vào nước ngoài, đã tụ họp được nhiều người, nhưng không tiền của sao nuôi dưỡng (lực lượng) được. Trẫm riêng lo vậy. Nếu như các bề tôi trung, người dân có nghĩa ở miền Nam hẵng xuất của cải giúp nước, thì sẽ đem họ tên, số tiền ghi vào sổ vàng, đợi ngày sau sự nghiệp hoàn thành, chiếu theo số mà hoàn trả gấp bội và đền bù vàng, phong hộ (phong thực ấp) chẳng dè sẻn gì đối với ơn xưa”
Đoạn trích trên thuộc văn bản nào
A. Bình Ngô Đại Cáo.
B. Chiếu Cần Vương.
C. Chỉ dụ của vua Bảo Đại.
D. Chiếu dời đô.
-
Câu 32:
Điểm khác biệt cơ bản giữa hai giai đoạn của phong trào Cần Vương là gì?
A. Phương pháp đấu tranh.
B. Quy mô đấu tranh.
C. Lãnh đạo.
D. Lực lượng tham gia.
-
Câu 33:
Tính chất của phong trào Cần vương chống thực dân Pháp xâm lược trong những năm cuối thế kỉ XIX là
A. phong trào yêu nước theo hệ tư tưởng phong kiến.
B. phong trào yêu nước theo hệ tư tưởng tư sản.
C. phong trào nông dân tự phát.
D. phong trào yêu nước theo khuynh hướng vô sản.
-
Câu 34:
Đặc điểm của phong trào Cần vương là:
A. phong trào yêu nước theo khuynh hướng và ý thức hệ phong kiến.
B. phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản.
C. phong trào yêu nước theo khuynh hướng vô sản.
D. phong trào yêu nước của các tầng lớp nông dân.
-
Câu 35:
Tính chất nổi bật của phong trào Cần Vương cuối thế kỉ XIX là
A. Là phong trào yêu nước đứng trên lập trường phong kiến.
B. Là phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản.
C. Là phong trào yêu nước theo khuynh hướng vô sản.
D. Là phong trào yêu nước của các tầng lớp nông dân.
-
Câu 36:
Nguyên nhân chủ yếu nhất dẫn đến sự thất bại của phong trào Cần vương là gì?
A. Triều đình đã đầu hàng thực dân Pháp.
B. Phong trào diễn ra rời rạc, lẻ tẻ.
C. Thiếu đường lối lãnh đạo đúng đắn và sự chỉ huy thống nhất.
D. Thực dân Pháp mạnh và đã củng cố được nền thống trị ở Việt Nam.
-
Câu 37:
Sự thất bại của phong trào Cần vương (1885-1896) đã minh chứng cho điều gì?
A. văn thân, sĩ phu xác dịnh không đúng đối tượng đấu tranh.
B. độc lập dân tộc không gắn liền với chế độ phong kiến.
C. thực dân Pháp đã cơ bản hoàn thành quá trình xâm lược.
D. văn thân, sĩ phu xác định không đúng nhiệm vụ đấu tranh.
-
Câu 38:
Phong trào Cần Vương bùng nổ xuất phát từ nguyên nhân sâu xa nào sau đây?
A. Cuộc phản công ở kinh thành Huế.
B. Mâu thuẫn giữa phái chủ chiến với thực dân Pháp.
C. Sự ra đời của chiếu Cần Vương.
D. Mâu thuẫn dân tộc diễn ra gay gắt.
-
Câu 39:
Sau khi cuộc phản công kinh thành Huế thất bại, Tôn Thất Thuyết đã có hành động gì?
A. Đưa vua Hàm Nghi ra Tân Sở để tiếp tục đấu tranh.
B. Tiếp tục xây dựng hệ thống sơn phòng.
C. Bổ sung lực lượng quân sự.
D. Đưa vua Hàm Nghi và Tam cung đến sơn phòng Âu Sơn (Hà Tĩnh).
-
Câu 40:
Ai là người lãnh đạo phong trào Cần Vương chống Pháp trong giai đoạn từ năm 1885 đến tháng 11-1888?
A. Tôn Thất Thuyết.
B. Phan Đình Phùng.
C. Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết.
D. Tôn Thất Thuyết và Phan Đình Phùng.
-
Câu 41:
Đêm mồng 4 rạng sáng 5-7-1885, ở Huế đã diễn ra sự kiện lịch sử gì?
A. Vua Hàm Nghi xuống chiếu Cần Vương.
B. Cuộc phản công ở kinh thành Huế của phe chủ chiến.
C. Thực dân Pháp tấn công kinh thành Huế.
D. Ưng Lịch lên ngôi vua, lấy hiệu là Hàm Nghi.
-
Câu 42:
Người đứng đầu phái chủ chiến trong triều đình Huế cuối thế kỉ XIX là
A. Phan Thanh Giản.
B. Vua Hàm Nghi.
C. Tôn Thất Thuyết.
D. Nguyễn Văn Tường.