Trắc nghiệm Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1925 Lịch Sử Lớp 12
-
Câu 1:
Những giai cấp cũ trong xã hội Việt Nam có trước khi Pháp tiến hành cuộc khai thác lần hai là?
A. Nông dân và địa chủ phong kiến.
B. Nông dân và tiểu tư sản.
C. Công nhân và tư sản.
D. Tư sản và tiểu tư sản.
-
Câu 2:
Chính sách văn hoá, giáo dục mà Pháp thực hiện ở Việt Nam thi hành chủ yếu Pháp muốn thực hiện âm mưu gì?
A. Đào tạo đội ngũ trí thức ở Việt Nam để đưa sang Pháp.
B. "Khai hoá” văn minh cho dân tộc ta"
C. Nô dịch nhân dân ta.
D. Phát triển văn hóa Việt Nam.
-
Câu 3:
Chính sách “chia để trị” trong lần khai thác thuộc địa mà thực dân Pháp áp dụng ở Việt Nam được thể hiện ở chỗ chia Việt Nam thành ba Kì xứ bảo hộ là kì nào?
A. Nam Kì
B. Trung Kì
C. Bắc Kì
D. Pháp Kì
-
Câu 4:
Hãy cho biết trong 3 kì được Pháp chia để trị phục vụ quá trình khai thác thuộc địa ở Việt Nam giai đoạn 1919 - 1925 thì xứ nửa bảo hộ thuộc kì nào?
A. Nam Kì
B. Trung Kì
C. Bắc Kì
D. Pháp Kì
-
Câu 5:
Giai đoạn 1919 - 1925 thực dân Pháp chia nước ta thành 3 kì để dễ bề cai quản Việt Nam lần lượt chia thành ba Kì hãy cho biết xứ thuộc Pháp là kì nào?
A. Nam Kì
B. Trung Kì
C. Bắc Kì
D. Pháp Kì
-
Câu 6:
Chính sách “chia để trị” mà thực dân Pháp áp dụng ở Việt Nam được thể hiện ở chỗ chia Việt Nam thành ba Kì trong đó Bắc Kì thuộc?
A. Pháp
B. Nửa bảo hộ
C. Xứ bảo hộ
D. Anh
-
Câu 7:
Chính sách “chia để trị” mà bọn thực dân Pháp áp dụng ở Việt Nam Trung Kì là xứ thuộc quyền của?
A. Pháp
B. Nửa bảo hộ
C. Xứ bảo hộ
D. Anh
-
Câu 8:
Chính sách “chia để trị” mà bọn thực dân Pháp áp dụng ở Việt Nam Nam Kì là xứ thuộc quyền của?
A. Pháp
B. Nửa bảo hộ
C. Xứ bảo hộ
D. Anh
-
Câu 9:
Chính sách “chia để trị” mà thực dân Pháp áp dụng ở Việt Nam chia Việt Nam thành?
A. 2 kì
B. 3 kì
C. 4 kì
D. 5 kì
-
Câu 10:
Những thủ đoạn của thực dân Pháp về chính trị như “chia để trị” mà bọn thực dân Pháp áp dụng ở Việt Nam được thể hiện như thế nào?
A. Chia Việt Nam thành ba Kì: Nam Kì là xứ thuộc Pháp, Trung Kì là xứ nửa bảo hộ, Bắc Kì là xứ bảo hộ.
B. Chia Việt Nam thành ba Kì: Nam Kì là xứ bảo hộ, Trung Kì là xứ thuộc Pháp, Bắc Kì là xứ nửa bảo hộ.
C. Chia Việt Nam thành ba Kì: Nam Kì là xứ nửa bảo hộ, Trung Kì là xứ bảo hộ, Bắc Kì là xứ thuộc Pháp.
D. Chia Việt Nam thành ba Kì: Nam Kì là xứ nửa bảo hộ, Trung Kì là xứ thuộc Pháp, Bắc Kì là xứ bảo hộ.
-
Câu 11:
Những thủ đoạn nào của thực dân Pháp về chính trị nhằm nô dịch lâu dài nhân dân ta trong lần khai thác thuộc địa lần thứ hai?
A. Lôi kéo, mua chuộc người Việt Nam thuộc tầng lớp trên của xã hội.
B. Thâu tóm quyền lực vào tay người Pháp.
C. Thực hiện chính sách “chia để trị” và thực hiện có văn hóa nô dịch, ngu dân.
D. Mở trường dạy tiếng Pháp để đào tạo công chức phục vụ cho việc cai trị.
-
Câu 12:
Trong những năm 20, thực dân Pháp đã tiến hành một số cải cách nhằm đối phó lại những biến động đang diễn ra trong xã hội hính sách cai trị của thực dân Pháp đối với Việt Nam được thể hiện qua việc?
A. Mọi quyền hành đều nằm trong tay người Pháp.
B. Mọi quyền hành đều nằm trong tay vua quan Nam triều.
C. Quyền hành nằm trong tay người Pháp và vua quan Nam triều.
D. Phần lớn quyền hành nằm trong tay người Pháp.
-
Câu 13:
Đánh giá cuộc khai thác thuộc địa lần 2 của thực dân Pháp ở Việt Nam chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp (1919 – 1929) đã khiến nền kinh tế Việt Nam như thế nào?
A. Phát triển độc lập.
B. Phát triển vượt bậc.
C. Lâm vào khủng hoảng.
D. Mất cân đối trầm trọng.
-
Câu 14:
Chính sách khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp ở Việt Nam (1919 – 1929) về căn bản không thay đổi được tình hình Việt Nam , có đầu tư nhưng không thay đổi được thị trường vì?
A. Không xây dựng các ngành công nghiệp nặng ở nước ta.
B. Tăng cường đánh thuế nặng vào các mặt hàng thiết yếu.
C. Hạn chế phát triển công nghiệp đặc biệt là công nghiệp nặng, biến Đông Dương thành thị trường độc chiếm của tư bản Pháp.
D. Bỏ vốn nhiều vào nông nghiệp và khai thác mỏ xem đó là cơ sở phát triển kinh tế Đông Dương.
-
Câu 15:
Trong chính sách thương nghiệp để độc chiếm thị trường Đông Dương Pháp áp dụng những chính sách gì?
A. Ban hành đạo luật đánh thuế nặng các hàng hóa nhập khẩu từ các nước khác.
B. Cản trở hoạt động của tư bản Trung Quốc, Nhật Bản.
C. Thành lập ngân hàng Đông Dương.
D. Chỉ nhập hàng hoá Pháp vào thị trường Đông Dương.
-
Câu 16:
Trong chính sách thương nghiệp, Pháp đã đánh thuế nặng các hàng hóa các nước như Nhật Bản, Trung Quốc nguyên nhân là do?
A. Muốn tạo sự cạnh tranh giữa hàng hóa các nước nhập vào Đông Dương.
B. Muốn cản trở sự xâm nhập của hàng hóa nước ngoài.
C. Muốn độc chiếm thị trường Việt Nam và Đông Dương.
D. Tạo điều kiện cho thương nghiệp Đông Dương phát triển.
-
Câu 17:
Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất các giai cấp nào ở Việt Nam được hình thành thay vì trước đây là tầng lớp?
A. Nông dân, công nhân.
B. Tư sản, công nhân.
C. Tiểu tư sản, tư sản.
D. Địa chủ, nông dân.
-
Câu 18:
Quan điểm của Pháp trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp ở Đông Dương (chủ yếu là ở Việt Nam) diễn ra trong những năm 1919 – 1929 là?
A. Vừa khai thác vừa chế biến.
B. Đầu tư phát triển công nghiệp nhẹ.
C. Đầu tư phát triển công nghiệp nặng.
D. Tăng cường đầu tư thu lãi cao.
-
Câu 19:
Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919-1929) của thực dân Pháp ở Đông Dương nhất là ở Việt Nam có điểm mới gì so với lần trước?
A. Vừa khai thác vừa chế biến.
B. Đầu tư phát triển công nghiệp nhẹ.
C. Đầu tư phát triển công nghiệp nặng.
D. Tăng cường đầu tư thu lãi cao.
-
Câu 20:
Chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp ở Việt Nam bắt đầu vào năm?
A. 1914
B. 1918
C. 1919
D. 1920
-
Câu 21:
Chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp ở Việt Nam làm cho nền kinh tế Việt Nam thay đổi như thế nào so với trước đây?
A. Nền kinh tế phát triển theo hướng tư bản chủ nghĩa.
B. Nền kinh tế mở cửa giao lưu với kinh tế bên ngoài.
C. Nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, què quặt, lệ thuộc vào kinh tế Pháp.
D. Nền kinh tế thương nghiệp và công nghiệp phát triển.
-
Câu 22:
Để độc chiếm thị trường Đông Dương Pháp đánh thuế rất nặng vào hàng hoá của các nước khi nhập khẩu vào thị trường Đông Dương điển hình là hai nước nào?
A. Hàng hoá của Anh, Ấn Độ.
B. Hàng hoá củaTrung Quốc, Nhật Bản.
C. Hàng hoá của Thái Lan, Xin-ga-po.
D. Hàng hoá của Anh, Mĩ.
-
Câu 23:
Vì sao đầu tư nhiều vào các lĩnh vực thực dân Pháp lại hạn chế phát triển công nghiệp nặng ở Việt Nam?
A. Nhằm cột chặt nền kinh tế Việt Nam lệ thuộc vào kinh tế Pháp.
B. Biến Việt Nam thành thị trường tiêu thụ hàng hoá của Pháp.
C. Ngăn chặn khả năng cạnh tranh đối với nền kinh tế chính quốc.
D. Công nghiệp nặng không tạo điều kiện cho kinh tế phát triển.
-
Câu 24:
Pháp chú trọng đến việc khai thác mỏ than ở Việt Nam trong đợt khai thác thuộc địa lần 2 không phải vì lí do nào dưới đây?
A. Ở Việt Nam có trữ lượng than lớn.
B. Than là nguyên, nhiên liệu chủ yếu phục vụ cho công nghiệp chính quốc.
C. Than đá đang là mặt hàng thiết yếu của nền công nghiệp thế giới.
D. Pháp muốn phát triển công nghiệp nặng ở thuộc địa.
-
Câu 25:
Trong lĩnh vực nông nghiệp ở Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất Pháp đã áp dụng những chính sách tàn bạo nào?
A. Đánh thuế nặng vào các mặt hàng nông sản.
B. Tước đoạt ruộng đất của nông dân.
C. Bắt nông dân đi phu phen, tạp dịch.
D. Không cho nông dân tham gia sản xuất.
-
Câu 26:
Đợt khai thác thuộc địa lần 2 của thực dân Pháp chính thức được triển khai từ sau chiến tranh chính xác là khoảng thời gian nào?
A. Từ năm 1914 đến năm 1919.
B. Từ năm 1914 đến năm 1929.
C. Từ năm 1919 đến năm 1929.
D. Từ năm 1921 đến năm 1929.
-
Câu 27:
Pháp đầu tư mạnh với tốc độ nhanh, quy mô lớn vào các ngành kinh tế ở Việt Nam, từ 1924 – 1929, số vốn đầu tư khoảng 4 tỉ phrăng thực dân Pháp đầu tư vốn nhiều nhất vào các ngành nào?
A. Nông nghiệp và khai thác mỏ.
B. Công nghiệp chế biến.
C. Nông nghiệp và thương nghiệp.
D. Giao thông vận tải.
-
Câu 28:
Tốc độ và quy mô đầu tư của thực dân Pháp trong đợt khai thác thuộc địa lần 2 ồ ạt và rộng hơn nhiều lần so với đợt khai thác lần 1 năm 1924 – 1929 tổng số vốn mà pháp đầu tư vào Việt Nam là khoảng?
A. 2 tỉ phrăng.
B. 4 tỉ phrăng.
C. 6 tỉ phrăng.
D. 8 tỉ phrăng.
-
Câu 29:
Sau chiến tranh thế giới thứ nhất vì sao thực dân Pháp tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Việt Nam (1919 – 1925)?
A. Bù đắp những thiệt hại trong cuộc khai thác lần thứ nhất.
B. Bù đắp những thiệt hại do Chiến tranh thế giới thứ nhất gây ra.
C. Thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam.
D. Tạo điều kiện cho các thuộc địa của Pháp rút ngắn khoảng cách với chính quốc.
-
Câu 30:
Là một thanh niên sớm có lòng yêu nước Nguyễn Ái Quốc ra đi tìm đường cứu nước (1911) từ năm 1919 đến 1925, Nguyễn Ái Quốc chủ yếu hoạt động cách mạng ở những nước nào?
A. Pháp, Nga, Trung Quốc
B. Pháp, Trung Quốc, Thái Lan
C. Pháp, Liên Xô, Trung Quốc
D. Pháp, Anh, Liên Xô
-
Câu 31:
Các sự kiện tại phương Tây đã đánh dấu bước ngoặt về tư tưởng, Nguyễn Ái Quốc có sự chuyển đổi nào trong lập trường tư tưởng vào năm 1920?
A. Tư tưởng dân chủ tư sản ⇒ tư tưởng vô sản.
B. Tư tưởng vô sản ⇒ dân tộc chủ nghĩa.
C. Lập trường dân tộc chủ nghĩa ⇒ tư tưởng dân chủ tư sản.
D. Lập trường dân tộc chủ nghĩa ⇒ cách mạng vô sản.
-
Câu 32:
Nhiều năm hoạt động tại phương Tây tiếp nhận nguồn tư tưởng mới Nguyễn ÁI Quốc hiểu rằng Quốc tế III rất chú ý đến vấn đề......., tự do cho đồng bào tôi, độc lập cho Tổ quốc tôi, đây là tất cả những điều tôi mong muốn". Vấn đề mà Nguyễn ÁI Quốc đề cập là?
A. Giải phóng giai cấp.
B. Giải phóng thuộc địa.
C. Giải phóng dân tộc.
D. Giải phóng nhân dân lao động.
-
Câu 33:
Nhiều năm hoạt động tại phương Tây tiếp nhận nguồn tư tưởng mới Nguyễn ÁI Quốc cho rằng muốn được giải phóng, các dân tộc chỉ có thể trông cậy vào lực lượng nào?
A. Của bản thân mình.
B. Của nhân dân thế giới.
C. Của Quốc tế Cộng sản.
D. Của nhân dân các nước chính quốc.
-
Câu 34:
Nhiều năm hoạt động tại phương Tây tiếp nhận nguồn tư tưởng mới Nguyễn ÁI Quốc cho rằng mốn cứu nước và giải phóng dân tộc, không có con đường nào khác ngoài con đường cách mạng gì?
A. Cách mạng thuộc địa.
B. Cách mạng tư sản.
C. Cách mạng vô sản.
D. Cách mạng xã hội chủ nghĩa.
-
Câu 35:
Theo Nguyễn Ái Quốc muốn cứu nước và giải phóng dân tộc, không có con đường nào khác ngoài con đường cách mạng gì?
A. Cách mạng thuộc địa.
B. Cách mạng tư sản.
C. Cách mạng vô sản.
D. Cách mạng xã hội chủ nghĩa.
-
Câu 36:
Tham dự Đại hội Đại biểu của Đảng Xã hội Pháp ở Tua, gia nhập Quốc tế Cộng sản, trở thành đảng viên Cộng sản Nguyễn Ái Quốc trở thành đảng viên Đảng Cộng sản vào thời gian nào?
A. Năm 1920
B. Năm 1921
C. Năm 1922
D. Năm 1923
-
Câu 37:
Ngày 18/6/1919, thay mặt những người Việt Nam yêu nước tại Pháp Bản Yêu sách của nhân dân An Nam mà Nguyễn Ái Quốc gửi tới Hội nghị Véc-xai (1919) đã yêu cầu Chính phủ Pháp và các nước phải công nhận những quyền nào của nhân dân Việt Nam?
A. Tự do, dân chủ, cơm áo và hòa bình.
B. Độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.
C. Độc lập, tự do, dân chủ và tự quyết.
D. Tự do, dân chủ, bình đẳng và quyền tự quyết.
-
Câu 38:
Nguyễn Ái Quốc quyết định ra đi tìm đường cứu nước (1911) năm 1919, Nguyễn Ái Quốc đã tham gia tổ chức nào?
A. Đảng Xã hội Pháp.
B. Đảng Cộng sản Pháp.
C. Đảng Công nhân Xã hội dân chủ Đức.
D. Đảng Công nhân Xã hội dân chủ Nga.
-
Câu 39:
Sự kiện bãi công của công nhân Ba Son (8/1925) tại cảng Sài Gòn không chịu sửa chữa chiến hạm Mi-sơ-lê của Pháp để phản đối việc chiến hạm này chở binh lính sang đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc "đánh dấu bước tiến mới của phong trào công nhân Việt Nam" chuyển từ?
A. Giai cấp công nhân đã trở thành một lực lượng nòng cốt của phong trào dân tộc.
B. Phong trào công nhân Việt Nam bắt đầu hướng tới mục tiêu dân tộc.
C. Giai cấp công nhân Việt Nam bắt đầu đi vào thời kì đấu tranh tự giác.
D. Giai cấp công nhân Việt Nam đã bước vào thời kì đấu tranh tự giác hoàn toàn.
-
Câu 40:
Nhà cầm quyền Pháp thả Phan Bội Châu (1925) nguyên nhân nào khiến cho thực dân Pháp buộc phải "tha bổng" Phan Bội Châu ?
A. Vì Phan Bội Châu đã nhận được sự giúp đỡ của một luật sư giỏi.
B. Vì Pháp không tìm được một bằng chứng cụ thể về những hoạt động chống lại chính quyền bảo hộ của Phan Bội Châu.
C. Vì Pháp muốn lợi dụng Phan Bội Châu để tuyên truyền tư tưởng "Pháp -Việt đề huề".
D. Vì cuộc đấu tranh rộng lớn của nhân dân ta, nhất là giới trí thức, học sinh, sinh viên sản đòi giảm án cho Phan Đội Châu.
-
Câu 41:
Đấu tranh chống độc quyền cảng Sài Gòn, độc quyền xuất cảng lúa gạo tại Nam Kỳ của tư bản Pháp vào năm 1923 thực chất là cuộc xung đột gì?
A. Cuộc vận động chính trị, tập hợp quần chúng của giai cấp tư sản Việt Nam.
B. Cuộc xung đột quyền lợi của tư sản Việt Nam với tư sản Pháp.
C. Cuộc vận động đấu tranh dân tộc của tư sản Việt Nam.
D. Cuộc xung đột quyền lợi của tư sản Việt Nam với tư sản Hoa Kiều.
-
Câu 42:
Tư sản Việt Nam ra đời sau thế chiến I, bị tư sản Pháp chèn ép, số lượng ít, thế lực kinh tế yếu bị phân hóa thành hai bộ phận thái độ chính trị của giai cấp này có gì khác?
A. Đấu tranh vì lợi ích của.giai cấp tư sản, dễ thỏa hiệp với giai cấp vô sản.
B. Đấu tranh vì lợi ích của dân tộc, dễ thỏa hiệp với giai cấp vô sản.
C. Đấu tranh vì lợi ích của giai cấp vô sản, dễ thỏa hiệp với giai cấp nông dân.
D. Đấu tranh vì lợi ích của giai cấp tư sản, dễ thỏa hiệp với thế lực thực dân.
-
Câu 43:
Giai cấp tư sản dân tộc đã dấy lên phong trào chấn hưng nội hóa, bài trừ ngoại hóa (1919) và tổ chức Đảng Lập Hiến hạn chế của phong trào đấu tranh của tư sản dân tộc trong những năm 1919 - 1925 là?
A. Chỉ đòi quyền lợi kinh tế cho dân tộc.
B. Chưa đấu tranh đòi quyền lợi kinh tế.
C. Không đáp ứng được yêu cầu của dân tộc.
D. Chưa thành lập các tổ chức chính trị đòi quyền lợi.
-
Câu 44:
Tổ chức Công hội tổ chức đầu tiên của công nhân Việt Nam được thành lập đầu tiên ở đâu ?
A. Hải Phòng.
B. Quảng Ninh.
C. Sài Gòn - Chợ Lớn.
D. Hà Nội.
-
Câu 45:
Trong các nhà hoạt động cách mạng dưới đây nhân vật nào đã từng tham gia vụ binh biến trên tàu chiến Pháp ở Biển Đen (năm 1918) phản đối chính sách can thiệp cách mạng Nga của đế quốc Pháp, khi về nước đã lập ra tổ chức đầu tiên của công nhân Việt Nam thành lập Công hội (bí mật)?
A. Phan Anh.
B. Tôn Đức Thắng.
C. Trường Chinh.
D. Lê Duẩn.
-
Câu 46:
Cuộc đấu tranh của công nhân Ba Son (8/1925) tại cảng Sài Gòn không chịu sửa chữa chiến hạm Mi-sơ-lê của Pháp để phản đối việc chiến hạm này chở binh lính sang đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc (8/1925) đã "đánh dấu một bước tiến mới của phong trào công nhân Việt Nam" vì?
A. Đây là cuộc đấu tranh đầu tiên của công nhân Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất.
B. Đây là cuộc đấu tranh có tổ chức, có quy mô và bước đầu giành được thắng lợi của công nhân Việt Nam.
C. Đây là sự kiện thể hiện giai cấp công nhân Việt Nam đã hướng tới đấu tranh đòi quyền lợi chính trị cho giai cấp mình.
D. Đây là phong trào đấu tranh đầu tiên của giai cấp công nhân do tổ chức Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên lãnh đạo.
-
Câu 47:
"Chấn hưng nội hoá" phong trào này diễn ra vào năm 1919 được tổ chức bởi tư sản Việt Nam với mục đích tẩy chay đối tượng nào?
A. Tư sản Pháp.
B. Tư sản Hoa kiểu.
C. Tư sản mại bản.
D. Tư sản Pháp và tư sản Hoa kiều.
-
Câu 48:
"Đương lúc khói độc mây mù, thình lình có một trận gió xuân thổi tới. Đương giữa lúc trời khuya đất ngủ, thình lình có một tia thái dương mọc ra. Trận gió xuân ấy, tia thái dương ấy là chủ nghĩa xã hội” hãy cho biết đây là tư tưởng của nhà hoạt động cách mạng nào của Việt Nam giai đoạn 1919 - 1925?
A. Nguyễn Ái Quốc.
B. Phan Châu Trinh
C. Phan Bội Châu
D. Khải Định
-
Câu 49:
Phạm Hồng Thái nhà hoạt động cách mạng là thành viên của tổ chức yêu nước nào của Việt Nam giai đoạn 1919 - 1925?
A. Tâm tâm xã.
B. Việt Nam Quang phục hội.
C. Hội Phục Việt.
D. Hội Việt Nam Nghĩa đoàn.
-
Câu 50:
Hoạt động của Phan Bội Châu ở nước ngoài Phan Bội Châu tiếp nhận ảnh hưởng cách mạng chủ yếu hoạt động cách mạng tại những nước nào?
A. Thái Lan.
B. Trung Quốc.
C. Việt Nam.
D. Pháp.