Trắc nghiệm Pháp luật với sự phát triển của công dân GDCD Lớp 12
-
Câu 1:
Điền vào chỗ chấm sao cho thích hợp: Bảo vệ môi trường là nghĩa vụ của.................
A. mọi công dân.
B. riêng cán bộ ngành Tài nguyên, môi trường.
C. riêng cán bộ được giao nhiệm vụ.
D. riêng cán bộ công chức nhà nước.
-
Câu 2:
Công dân bao nhiêu tuổi bắt buộc phải đăng kí nghĩa vụ quân sự theo Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015?
A. Nam đủ 17 tuổi.
B. Nam đủ 18 tuổi.
C. Nam 18 tuổi.
D. Nam sắp17 tuổi.
-
Câu 3:
Hành vi nào dưới đây bị nghiêm cấm theo pháp luật nước ta quy định trong pháp lệnh Phòng, chống mại dâm năm 2003?
A. Tổ chức giáo dục đạo đức, lối sống cho người bán dâm trong các cơ sở chữa bệnh.
B. Tổ chức dạy nghề, hướng nghiệp cho người bán dâm.
C. Tôn trọng danh dự, nhân phẩm, tính mạng, tài sản của người bán dâm.
D. Tổ chức hoạt động mại dâm.
-
Câu 4:
Đâu là hành vi nào dưới đây bị nghiêm cấm được quy định trong Luật Phòng, chống ma túy năm 2000?
A. Giáo dục thành viên trong gia đình, người thân về tác hại của ma túy.
B. Giúp đỡ người đã cai nghiện ma túy hòa nhập cộng đồng.
C. Đấu tranh với các hành vi trái phép về ma túy của thân nhân.
D. Sản xuất, tàng trữ chất ma túy, tiền chất, thuốc hướng thần.
-
Câu 5:
Nội dung nghĩa vụ nào dưới đây không bắt buộc công dân khi thực hiện kinh doanh?
A. Kinh doanh đúng ngành, nghề ghi trong giấy phép kinh doanh.
B. Nộp thuế đầy đủ theo quy định của pháp luật.
C. Tạo ra nhiều việc làm mới cho những người trong độ tuổi lao động.
D. Tuân thủ các quy định về quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
-
Câu 6:
Hoàn thành nội dung sau: Mọi công dân đều có quyền tiến hành hoạt động kinh doanh sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp nhận..........khi có đủ điều kiện.
A. cho phép kinh doanh.
B. đăng kí kinh doanh.
C. hoạt động kinh doanh.
D. nộp thuế doanh nghiệp.
-
Câu 7:
Mục nào của Hiến pháp 2013 quy định quyền tự do kinh doanh của công dân?
A. Điều 30.
B. Điều 31.
C. Điều 32.
D. Điều 33.
-
Câu 8:
Đâu là phương tiện có vai trò nổi bật nhất nhằm thực hiện chiến lược phát triển bền vững đất nước?
A. văn hóa.
B. pháp luật.
C. đạo đức.
D. tiền tệ.
-
Câu 9:
Phương án nào dưới đây là vấn đề cần được ưu tiên giải quyết trong quá trình hướng tới mục tiêu phát triển bền vững?
A. kinh tế, việc làm, bình đẳng giới, văn hóa xã hội.
B. kinh tế, văn hóa, dân số, môi trường và quốc phòng an ninh.
C. kinh tế, văn hóa, xã hội, bình đẳng giới và quốc phòng an ninh.
D. kinh tế, văn hóa, xã hội, mội trường và quốc phòng an ninh.
-
Câu 10:
Để đảm bảo sự lâu dài, hiệu quả mỗi quốc gia nên chọn phát triển theo hướng gì để theo kịp xu hướng toàn cầu hóa, quốc tế hóa?
A. năng động.
B. sáng tạo.
C. bền vững.
D. liên tục.
-
Câu 11:
Công ty F tiến hành đền bù cho những người bị thiệt hại và lắp đặt hệ thống xử lý chất thải theo công nghệ tiên tiến vì đã vi phạm pháp luật về sự cố ô nhiễm ôi trường, điều này cho thấy công ty F đang..........
A. phòng chống sự cố môi trường.
B. ứng phó sự cố môi trường.
C. khắc phục ô nhiễm và phục hồi môi trường.
D. đánh giá thiệt hại môi trường.
-
Câu 12:
Đáp án nào sau đây là biểu hiện của quyền được phát triển của công dân?
A. Công dân được sống trong môi trường xã hội lành mạnh.
B. Công dân được sống trong môi trường tự nhiên có lợi.
C. Công dân được sống trong môi trường tự nhiên, xã hội lành mạnh.
D. Công dân được sống trong môi trường tự nhiên và xã hội có lợi.
-
Câu 13:
Một trong những biểu hiện của quyền phát triển là .........
A. Học sinh học xuất sắc được vào các trường chuyên.
B. Học sinh nghèo được giúp đỡ về vật chất để học.
C. Học sinh con nghèo được nhận học bổng.
D. Học sinh dân tộc thiểu số được ưu tiên trong tuyển chọn.
-
Câu 14:
Phương án nào dưới đây không thuộc quyền được phát triển của công dân?
A. Những người phát triển sớm về trí tuệ có quyền học vượt lớp.
B. Những học sinh nghèo được miễn giảm học phí.
C. Những học sinh đạt học sinh giỏi quốc gia được tuyển thẳng vào đại học.
D. Những học sinh xuất sắc có thể được học ở trường chuyên.
-
Câu 15:
Phương án nào sau đây nói về quyền được phát triển của công dân?
A. công dân được học ở các trường đại học.
B. công dân quyền được khuyến khích, bồi dưỡng để phát triển tài năng.
C. công dân được học ở môn nào mình thích.
D. công dân được học ở nơi nào mình thích.
-
Câu 16:
Quyền học tập không hạn chế của công dân là nội dung của ..........
A. quyền tự do của công dân.
B. quyền được phát triển của công dân.
C. quyền sáng tạo của công dân.
D. quyền học tập của công dân.
-
Câu 17:
Nội dung mọi công dân có thể học bất cứ ngành nghề nào phù hợp với năng khiếu, sở thích và điều kiện của mình về khái niệ nào dưới đây?
A. quyền được tự do của công dân.
B. quyền được phát triển của công dân.
C. quyền được sáng tạo của công dân.
D. quyền học tập của công dân.
-
Câu 18:
Hoàn thành nội dung sau đây: Học tập, sáng tạo và phát triển của là quyền............
A. quyết định của công dân.
B. quan trọng của công dân.
C. cơ bản của công dân.
D. tự do của công dân.
-
Câu 19:
Việc thực hiện tốt quyền học tập sẽ đem lại kết quả nào sau đây?
A. sự công bằng, bình đẳng.
B. sự phát triển toàn diện của công dân.
C. cơ hôi được trải nghiệm.
D. cơ hội việc làm.
-
Câu 20:
Nghĩa vụ nào là quan trọng nhất của người kinh doanh là........
A. Nộp thuế đầy đủ.
B. Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
C. Bảo vệ tài nguyên.
D. Bảo vệ môi trường.
-
Câu 21:
Đáp án nói về quyền tự do kinh doanh của công dân là ...........
A. công dân có đủ điều kiện do pháp luật quy định đều có thể hoạt động kinh doanh.
B. công dân được tự do kinh doanh bất cứ mặt hàng nào.
C. mọi công dân đều có quyền thành lập doanh nghiệp.
D. công dân được kinh doanh ở bất cứ nơi nào.
-
Câu 22:
Đâu là trường hợp không được thành lập và quản lý doanh nghiệp theo quy định của pháp luật?
A. Cán bộ, công chức nhà nước.
B. Nhân viên doanh nghiệp tư nhân.
C. Người đang không có việc làm.
D. Sinh viên.
-
Câu 23:
Hoàn thành nội dung sau: Công dân có quyền kinh doanh........
A. trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm.
B. bất cứ ngành nghề nào theo sở thích.
C. ở bất cứ địa điểm nào.
D. vào bất cứ thời gian nào trong ngày.
-
Câu 24:
Toàn quốc phun thuốc chống các ổ dịch sốt xuất huyết việc là thể hiện sự quan tâm của Nhà nước đến vấn đề gì?
A. phát huy quyền của con người.
B. phát triển đất nước.
C. chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.
D. vệ sinh môi trường.
-
Câu 25:
Hai công ty B và A cùng tỉnh đều sản xuất bánh kẹo, công ty A phải đóng thuế thu nhập Doanh nghiệp thấp hơn công ty B. Căn cứ vào yếu tố nào dưới đây hai công ty có mức thuế khác nhau?
A. Lợi nhuận thu được.
B. Địa bàn kinh doanh.
C. Quan hệ quen biết.
D. Khả năng kinh doanh.
-
Câu 26:
Cơ sở kinh doanh H đã vi phạm nghĩa vụ nào khi được cấp phép kinh doanh thủ công mĩ nghệ, nhưng bị thua lỗ nên chuyển sang kinh doanh mặt hàng điện thoại di động?
A. Kinh doanh không đúng ngành, nghề đã đăng ký.
B. Bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng.
C. Tuân thủ các qui định về an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
D. Nộp thuế và bảo vệ lợi ích người tiêu dùng.
-
Câu 27:
Đâu là trường hợp được thành lập và quản lý doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệp?
A. Công nhân quốc phòng, công an nhân dân.
B. Cán bộ, công chức nhà nước.
C. Công dân có đủ điều kiện theo quy định.
D. Người thành niên bị hạn chế năng lực dân sự.
-
Câu 28:
Những ai dưới đây hiểu đúng chính sách giải quyết việc làm của nhà nước? Q kinh doanh sản phẩm miến và tương vì đó là nghề truyền thống của gia đình nhưng mẹ không đồng ý. Chị gái Q hứa sẽ tìm giúp thị trường tiêu thụ. Q rủ bạn S, X cùng làm những S nói: "tớ đang đợi bố xin việc ở chỗ lương cao nghề nhàn". X cho rằng: "mình tốt nghiệp bằng giỏi nên đang đợi các công ty lớn gọi đi làm".
A. Bố Q, chị gái Q và S.
B. Bố Q, chị gái Q và Q.
C. Mẹ Q, S và X.
D. S, X và hai chị em Q.
-
Câu 29:
Nội dung quyền bình đẳng giữa các dân tộc trên phương diện chủ yếu nào khi ông B truyền dạy các bài hát cổ của dân tộc mình cho con cháu và được nhà nước nhiều lần khen thưởng?
A. Giáo dục.
B. chính trị.
C. Kinh tế.
D. Văn hóa.
-
Câu 30:
Ai đã vi phạm chính sách quốc phòng và an ninh của Đảng và Nhà nước ta trong trường hợp mẹ Q đã đưa cho ông P một khoản tiền để lo lót cho ông T là cán bộ quân dự địa phương để loại Q ra khỏi danh sách trúng tuyển?
A. Bố Q, mẹ Q và ông P.
B. Bố Q, mẹ Q và Q.
C. Mẹ Q, ông P, ông T.
D. Bố Q, mẹ Q và ông T.
-
Câu 31:
Học sinh A đã hưởng quyền được phát triển ở nội dung nào khi được một số trường đại học xét tuyển thẳng vì giành Huy chương vàng Olympic quốc tế?
A. Thay đổi thông tin.
B. Phát minh sáng chế.
C. Ứng dụng kĩ thuật tiên tiến.
D. Bồi dưỡng phát triển tài năng.
-
Câu 32:
Khi cơ quan chức năng chưa đưa ra quyết định chính thức, anh A vẫn được hưởng quyền nào dưới đây của công dân khi anh đã được nhà xuất bản X phát hành nhưng chị B đã làm đơn tố cáo sao chép?
A. Tác giả.
B. Chuyển giao công nghệ.
C. Sở hữu công nghiệp.
D. Sáng chế.
-
Câu 33:
Bạn L có sở thích môn đá cầu và đạt được nhiều giải từ cấp tỉnh và cấp huyện, để phát triển bản thân bạn lựa chọn xuống tỉnh học trường năng khiếu. Việc làm của bạn L thể hiện:
A. mọi công dân có quyền học tập không hạn chế.
B. công dân có thể học bất cứ ngành, nghề nào.
C. công dân có quyền học thường xuyên, học suốt đời.
D. công dân được đối xử bình đẳng về cơ hội học tập.
-
Câu 34:
Việc thu hút các nhà khoa học, công nghệ giỏi nước ngoài về làm việc với chế độ đãi ngộ đặc biệt thể hiện quyền nào dưới đây của công dân?
A. Quyền học tập của công dân.
B. Quyền sáng tạo của công dân.
C. Quyền được phát triển của công dân.
D. Quyền tự do của công dân.
-
Câu 35:
Cậu bé Hoàng Hải quê ở Tuyên Quang, khi mới 5 tuổi đã đoạt giải thưởng trong cuộc thi Sáng tạo dành cho thanh - thiếu niên, nhi đồng toàn quốc nên đã được đặc cách vào lớp 1, rồi đặc cách vào lớp 2. Điều này thể hiện:
A. quyền học tập không hạn chế của công dân.
B. quyền học tập và sáng tạo của công dân.
C. quyền học tập và quyền được phát triển của công dân.
D. quyền học tập tự do của công dân.
-
Câu 36:
Nội dung nào sau đây thể hiện quyền học tập không hạn chế của công dân?
A. Công dân có quyền học từ Tiểu học đến Trung học, Đại học và Sau đại học.
B. Công dân có quyền học bằng nhiều hình thức khác nhau.
C. Công dân có quyền thi tuyển, xét tuyển vào đại học.
D. Công dân có quyền học ở các cấp độ khác nhau.
-
Câu 37:
Năm nay tuy đã 76 tuổi nhưng ông X vẫn còn thích học. Ông đăng kí lớp học về nghẹ thuật khiêu vũ. Các con cháu của ông ra sức can ngăn với nhiều lí do. Lí do nào dưới đây là trái với quy định của pháp luật?
A. Tuổi tác đã cao.
B. Học thêm chẳng để làm gì.
C. Không còn khả năng học tập.
D. Không còn quyền học tập nữa.
-
Câu 38:
Ông D hiện là giám đốc của một Công ty lớn , ông bắt ép con trai T của mình theo học ngành Quản trị kinh doanh để có điều kiện tốt hơn về việc làm trong khi L lại có năng khiếu và sở thích và nguyện vọng làm việc trong nghề ca hát. T cần dựa vào quyền nào dưới đây của công dân để thuyết phục bố?
A. Học không hạn chế.
B. Tự do lựa chọn ngành nghề.
C. Học thường xuyên.
D. Đối xử bình đẳng trong học tâp.
-
Câu 39:
Với mô hình “ Máy thu và xử lí bão trong lòng đất, hai cô bé 10 tuổi Đinh Quỳnh Ngân và Đinh Thị Nguyệt Minh , lớp 5 ở Ninh Bình đã đạt giải Nhất cuộc thi “ Ý tưởng trẻ thơ” năm 2015-2016 do Bộ giáo dục và Đào tạo tổ chức với phần thưởng 20 triệu đồng. Với việc tham gia cuộc thi, hai bé Ngân và Minh đã thực hiện quyền gì?
A. Quyền sở hữu.
B. Quyền học tập.
C. Quyền sáng tạo.
D. Quyền được phát triển.
-
Câu 40:
Dù 83 tuổi , cụ Lê Phước Thiệt ở Quảng Nam vẫn đang theo học Cao học ngành Quản trị kinh doanh tại trường Đại học Duy Tân ( Đà Nẵng) để nối lại con đường học tập dang dở trước kia của mình. Cụ thiệt đã thực hiện quyền nào dưới đây của công dân?
A. Học không hạn chế.
B. Học bất cứ ngành nghề nào.
C. Học thường xuyên.
D. Đối xử bình đẳng về cơ hội học tâp.
-
Câu 41:
Vì gia đình có hoàn cảnh khó khăn nên chị L không có điều kiện học tiếp ở đại học. Sau mấy năm, chi L vừa may mặc ở nhà vừa theo học Đại học hệ vừa học vừa làm vào buổi tối để thỏa mãn niềm đam mê học tập. Chị L đã thực hiện quyền nào dưới đây?
A. Học không hạn chế.
B. Học bất cứ ngành nghề nào.
C. Học thường xuyên.
D. Đối xử bình đẳng về cơ hội học tâp.
-
Câu 42:
Dù đạt giải Nhất kì thi quốc gia môn Lịch sử nhưng H không nộp hồ sơ ở những nghành được phép tuyển thẳng mà lại chịn thi vào Trường Đại học y dược để thỏa mãn niềm đam mê trở thành bác sĩ của mình. H đã thực hiện quyền nào dưới đây?
A. Học không hạn chế.
B. Học bất cứ ngành nghề nào.
C. Học thường xuyên.
D. Đối xử bình đẳng về cơ hội học tâp.
-
Câu 43:
Sau tốt nghiệp THPT, vì hoàn cảnh khó khăn , anh K phải dừng việc học phải đi làm ăn kiếm sống. Sau ổn định đời sống, anh lại làm hồ sơ thi vào Đại học kiến trúc thỏa mãn niềm đam mê học tập của mình. Anh K đã thực hiện quyền nào của mình dưới đây?
A. Học không hạn chế.
B. Học bất cứ ngành nghề nào.
C. Học thường xuyên.
D. Đối xử bình đẳng về cơ hội học tâp.
-
Câu 44:
Sau khi tốt nghiệp THPT, thấy mình có năng khiếu ca hát nên Q quyết định thi vào Học viện âm nhạc mặc dù gia đình có truyền thống làm nghề sư phạm. Q đã thực hiện quyền học tập nào dưới đây?
A. Học không hạn chế.
B. Học bất cứ ngành nghề nào.
C. Học thường xuyên.
D. Đối xử bình đẳng về cơ hội học tâp.
-
Câu 45:
Vợ chồng ông K có một đứa con ruột là trai và một đứa con nuôi là gái. Sau khi tốt nghiệp THPT, đứa con trau ruột có nguyện vọng tham gia đời sống lao động , còn đứa con gái nuôi muốn được học lên Đại học và cả hai đều được đồng ý. Vợ chồng ông A đã thực hiện quyêng nào của công dân dưới đây?
A. Học không hạn chế.
B. Học bất cứ ngành nghề nào.
C. Học thường xuyên.
D. Đối xử bình đẳng về cơ hội học tâp.
-
Câu 46:
Ông A có hai đứa con sinh đôi , một trai và một gái. Khi tốt nghiệp cấp Trung học cơ sở, ông chỉ cho đứa con trai tiếp tục học lên, còn đứa con gái thì bắt ở nhà phụ giúp gia đình. Việc làm của ông A là trái với quyền nào của công dân đây?
A. Học không han chế.
B. Học bất cứ ngành nghề nào.
C. Học thường xuyên.
D. Đối xử bình đẳng về cơ hội học tâp.
-
Câu 47:
Được anh T thông tin việc anh P nhờ anh C hoàn thiện hồ sơ để đăng ký bản quyền đề tài Y, chị H đã đề nghị anh T bí mật sao chép lại toàn bộ nội dung đề tài này rồi cùng mang bán cho chị Q. Sau đó, chị Q thay đổi tên đề tài, lấy tên mình là tác giả rồi gửi tham dự cuộc thi tìm kiếm tài năng tỉnh X. Những ai trong đáp án sau đây vi phạm quyền sáng tạo của công dân?
A. Chị Q và anh T.
B. Chị H và chị Q.
C. Chị H, chị Q và anh T.
D. Chị H, chị Q và anh P.
-
Câu 48:
Câu nói “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia” được ghi nhận là của ai?
A. Hồ Chí Minh.
B. Thân Nhân Trung.
C. Lê Quý Đôn.
D. Giáp Hải.
-
Câu 49:
Chị A có năng khiếu ca hát nên muốn theo con đường nghệ thuật, nhưng bố mẹ A không đồng ý và ép A phải thi vào Sư phạm. A sẽ chọn cách xử sự như thế nào cho phù hợp với quy định pháp luật?
A. Giải thích để bố mẹ hiểu là A có quyền lựa chọn ngành nghề.
B. Sẽ thi vào trường Sư phạm theo yêu cầu của bố mẹ.
C. Giả vờ nghe theo bố mẹ nhưng vẫn thi trường nghệ thuật.
D. Chỉ trích việc làm của bố mẹ trên Facebook.
-
Câu 50:
Sau một thời gian nghiên cứu, A đã cải tiến thành công máy gặt đập liên hoàn cho phù hợp với điều kiện ở địa phương. Anh A đã thực hiện quyền nào dưới đây của mình?
A. Quyền học tập.
B. Quyền sáng tạo.
C. Quyền phát triển.
D. Quyền tự do.