Trắc nghiệm Pháp luật với sự phát triển của công dân GDCD Lớp 12
-
Câu 1:
Theo quy định Bộ luật Lao động năm 2019, người lao động có các quyền:
A. Làm việc; tự do lựa chọn việc làm, nơi làm việc, nghề nghiệp, học nghề, nâng cao trình độ nghề nghiệp; không bị phân biệt đối xử, cưỡng bức lao động, quấy rối tình dục tại nơi làm việc.
B. Hưởng lương phù hợp với trình độ, kỹ năng nghề trên cơ sở thỏa thuận với người sử dụng lao động; được bảo hộ lao động, làm việc trong điều kiện bảo đảm về an toàn, vệ sinh lao động; nghỉ theo chế độ, nghỉ hằng năm có hưởng lương và được hưởng phúc lợi tập thể.
C. Từ chối làm việc nếu có nguy cơ rõ ràng đe dọa trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe trong quá trình thực hiện công việc; Đình công.
D. Cả 3 đáp án.
-
Câu 2:
Anh A đánh anh B gây thương tích, làm tổn hại đến sức khỏe của anh B. Hành vi của anh A xâm phạm đến quyền nào dưới đây của công dân?
A. Bất khả xâm phạm thân thể của công dân.
B. Đảm bảo an toàn, sức khỏe.
C. Pháp luật bảo hộ về sức khỏe của công dân.
D. Đảm bảo an toàn tính mạng.
-
Câu 3:
Luật Phòng, chống bạo lực gia đình, năm 2007 quy định những hành vi bạo lực gia đình:
A. Hành hạ, ngược đãi, đánh đập.
B. Cố ý khác xâm hại đến sức khoẻ, tính mạng.
C. Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm.
D. Cả 3 đáp án trên.
-
Câu 4:
Hiện nay Luật Nghĩa vụ quân sự của nước ta quy định: nam thanh niên Việt Nam, tuổi từ đủ 18 đến 25 tuổi phải thực hiện nghĩa vụ quân sự bắt buộc. Tuy nhiên một số đối tượng có thể bị gọi đi thực hiện nghĩa vụ quân sự bắt buộc đến hết 27 tuổi. Đây chính là bình đẳng về quyền và nghĩa vụ. Vậy đối tượng có thể bị gọi thực hiện nghĩa vụ quân sự bắt buộc đến hết 27 tuổi là những người
A. có lòng yêu nước cao
B. đi làm ăn xa
C. đang đi học đại học, cao đẳng
D. chưa lấy vợ
-
Câu 5:
Luật nào quy định về nghĩa vụ quân sự; nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân và chế độ, chính sách trong việc thực hiện nghĩa vụ quân sự.
A. Luật lao động.
B. Luật nghĩa vụ quân sự.
C. Luật bầu cử.
D. Hiến pháp.
-
Câu 6:
Phương án nào dưới đây thuộc nội dung cơ bản của pháp luật về phát triển kinh tế?
A. Quyền dân chủ của công dân
B. Quyền bình đẳng trong kinh doanh
C. Quyền tự do cơ bản của công dân
D. Tự do kinh doanh và nghĩa vụ của công dân trong kinh doanh
-
Câu 7:
Theo Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014, hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng là
A. nguyên tắc
B. nguyên lí
C. quy định
D. trách nhiệm
-
Câu 8:
Học xong Trung học phổ thông, chị X không học tiếp Đại học. Căn cứ vào Luật Doanh nghiệp, chị đã đăng kí và được cấp giấy phép mở cửa hàng quần áo trẻ em. Trong trường hợp này, Pháp luật đã thể hiện vai trò nào dưới đây đối với công dân?
A. Là công cụ quyết định phục vụ việc sinh lợi trong kinh doanh.
B. Là phương tiện để công dân thực hiện quyền của mình.
C. Là phương tiện để công dân đưa ra yêu cầu đối với Nhà nước.
D. Là công cụ chủ yếu của công dân trong kinh doanh.
-
Câu 9:
Gia đình anh X đẻ được 2 cô con gái, vì muốn có con trai để nối dõi tông đường nên anh X bắt vợ phải sinh thêm con, do gia đình nghèo khó nên vợ anh X đã không đồng ý sinh con, từ lí do đó cứ mỗi lần uống rượu say anh X thường đánh đập vợ. Anh X đã vi phạm quyền bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ nào?
A. Quan hệ tài sản.
B. Quan hệ dân sự.
C. Quan hệ hình sự.
D. Quan hệ nhân thân.
-
Câu 10:
Sau khi học xong lớp 9, đo muốn theo đuổi ngành múa nên bạn H đã xin bố mẹ cho học hệ phổ thông của trường cao đẳng Múa Việt Nam và được bố mẹ đồng ý, dù gia đình bạn có truyền thống làm nghề Sư phạm. H cụ thể đã thực hiện quyền học tập nào dưới đây?
A. Học suốt đời.
B. Học không hạn chế.
C. Tự do lựa chọn ngành, nghề học tập.
D. Bình đẳng về cơ hội học tập.
-
Câu 11:
Việc làm nào dưới đây thực tế giúp thực hiện quyền sáng tạo của công dân?
A. Miễn giảm học phí cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn.
B. Cấp học bổng cho học sinh học giỏi.
C. Giúp đỡ học sinh ở vùng có điều kiện đặc biệt khó khăn.
D. Chăm lo điều kiện làm việc cho người nghiên cứu.
-
Câu 12:
Trường hợp cụ thể nào dưới đây được ưu tiên tuyển chọn vào các trường đại học?
A. Con em thương binh, bệnh binh, liệt sĩ.
B. Đạt giải học sinh giỏi quốc gia.
C. Người dân tộc thiểu số.
D. Thi tốt nghiệp THPT đạt loại giỏi.
-
Câu 13:
Sau khi tốt nghiệp cao đẳng, chị A xin việc và đi làm được hai năm, sau đó vừa làm vừa học liên thông lên đại học. Chị A được cho đã thực hiện quyền nào dưới đây của công dân?
A. Học ở bậc cao hơn.
B. Học không hạn chế.
C. Học bất cứ ngành nghề nào.
D. Bình đẳng về cơ hội học tập.
-
Câu 14:
Dù đã gần 50 tuổi nhưng bác Lan vẫn quyết tâm học cao học ngành Quản trị kinh doanh tại trường đại học Kinh tế quốc dân. Bác Lan được cho đã thực hiện quyền nào dưới đây của công dân?
A. Học không hạn chế.
B. Tự do lựa chọn ngành nghề học tập.
C. Tự do lựa chọn hình thức học tập.
D. Bình đẳng về cơ hội học tập.
-
Câu 15:
Em B rất yêu thích vẽ và muốn đăng kí thi vào trường Đại học Mỹ thuật nhưng bố mẹ B cho rằng học vẽ không có tương lai nên bắt B phải thi vào trường Đại học Thương mại. Bố mẹ B được cho đã vi phạm quyền nào dưới đây của công dân?
A. Học tập.
B. Phát triển.
C. Sáng tạo.
D. Giải trí.
-
Câu 16:
Thấy tiểu thuyết của nhà văn A hay, đạo diễn X đã quyết định xây dựng thành phim mà không nói cho nhà văn A biết để tạo bất ngờ. Đạo diễn X được cho đã vi phạm quyền nào dưới đây của công dân?
A. Giải trí.
B. Phát triển.
C. Sáng tạo.
D. Học tập.
-
Câu 17:
Trường Y tặng học bổng cho học sinh nghèo học giỏi được cho là thực hiện phướng hướng nào dưới đây của chính sách giáo dục và đào tạo?
A. Xã hội hóa sự nghiệp giáo dục.
B. Ưu tiên đầu tư cho giáo dục.
C. Thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục.
D. Mở rộng quy mô giáo dục.
-
Câu 18:
Trường N đặc cách cho em A vào lớp một vì em mới năm tuổi đã biết đọc, viết và tính nhẩm thành thạo nên bị phụ huynh học sinh Z cùng lớp tố cáo. Phụ huynh học sinh Z được cho đã hiểu sai quyền nào dưới đây của công dân?
A. Sáng tạo.
B. Được phát triển.
C. Thẩm định.
D. Quản lí xã hội.
-
Câu 19:
Sau khi tập thơ của anh B được nhà xuất bản Y phát hành, chị X cho rằng anh B có hành vi vi phạm bản quyền nên đã làm đơn tố cáo. Khi cơ quan chức năng chưa đưa ra quyết định chính thức, anh B vẫn được hưởng quyền cụ thể nào dưới đây của công dân?
A. Sáng chế.
B. Sở hữu công nghiệp.
C. Chuyển giao công nghệ.
D. Tác giả.
-
Câu 20:
Học sinh A giành Huy chương vàng Olympic quốc tế nên được một số trường đại học xét tuyển thẳng. Học sinh A được cho đã được hưởng quyền được phát triển ở nội dung nào dưới đây?
A. Thay đổi thông tin.
B. Ứng dụng kĩ thuật tiên tiến.
C. Bồi dưỡng để phát triển tài năng.
D. Phát minh, sáng chế.
-
Câu 21:
Trách nhiệm của công dân trong việc thực hiện quyền sáng tạo?
A. Cố gắng học tập cho bố mẹ hài lòng.
B. Luôn chịu khó tìm tòi và phát huy tính sáng tạo trong học tập.
C. Không cần sáng tạo vì chỉ có thiên tài mới có thể sáng tạo.
D. Chỉ cần học và làm theo những gì được dạy, không cần sáng tạo.
-
Câu 22:
Nội dung cụ thể nào không thể hiện trách nhiệm của Nhà nước trong thực hiện công bằng trong giáo dục?
A. Ban hành chính sách về học phí, học bổng để giúp đỡ, khuyến khích người học.
B. Giúp đỡ học sinh nghèo, học sinh vùng có điều kiện đặc biệt khó khăn.
C. Giúp đỡ con em thương binh, liệt sĩ, trẻ tàn tật, mồ côi, không nơi nương tựa.
D. Khuyến khích, tạo điều kiện cho những người học giỏi, có năng khiếu được phát triển.
-
Câu 23:
Nội dung cụ thể nào sau đây không phải là ý nghĩa của quyền học tập, quyền sáng tạo, quyền được phát triển của công dân?
A. Là quyền cơ bản của công dân, thể hiện bản chất tốt đẹp của chế độ xã hội ta.
B. Là cơ sở, điều kiện cần thiết để con người được phát triển toàn diện.
C. Giúp ổn định đời sống nhân dân, phát triển kinh tế đất nước.
D. Tạo điều kiện để những người học giỏi, tài năng phấn đấu học tập, nghiên cứu để trở thành nhân tài cho quê hương, đất nước.
-
Câu 24:
Những người có tài được tạo mọi điều kiện để làm việc và phát triển, cống hiến tài năng cho Tổ quốc được cho là thể hiện quyền nào dưới đây?
A. Quyền sáng tạo.
B. Quyền dân chủ.
C. Quyền học tập.
D. Quyền được phát triển
-
Câu 25:
Công dân được tạo điều kiện để được tiếp cận với các phương tiện thông tin đại chúng, vui chơi, giải trí, tham gia vào các công trình văn hóa công cộng được cho là thể hiện nội dung của quyền
A. Học tập.
B. Sáng tạo.
C. Được phát triển.
D. Tự do.
-
Câu 26:
Nội dung nào dưới đây được cho là không thể hiện quyền được phát triển của công dân?
A. Được sống trong môi trường xã hội và tự nhiên có lợi cho sự tồn tại và phát triển về thể chất, tinh thần, trí tuệ, đạo đức.
B. Có mức sống đầy đủ về vật chất; được học tập, nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí, tham gia các hoạt động văn hóa.
C. Được cung cấp thông tin và chăm sóc sức khỏe; được khuyến khích, bồi dưỡng để phát triển tài năng.
D. Được tạo điều kiện để tự do lựa chọn ngành nghề phù hợp với điều kiện của bản thân để học tập thường xuyên, suốt đời.
-
Câu 27:
Trên cơ sở quyền sáng tạo, công dân có thể tạo ra nhiều tác phẩm và công trình trong các lĩnh vực khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và
A. Khoa học công nghệ.
B. Khoa học kĩ thuật.
C. Khoa học nhân văn.
D. Khoa học nghệ thuật.
-
Câu 28:
Nội dung nào dưới đây được cho không thuộc quyền sáng tạo?
A. Quyền tác giả.
B. Quyền sở hữu công nghiệp.
C. Quyền hoạt động khoa học, công nghệ.
D. Quyền học tập suốt đời.
-
Câu 29:
Mỗi người được tự do nghiên cứu khoa học, tự do tìm tòi, suy nghĩ để đưa ra các phát minh, sáng chế, sáng kiến, cải tiến kĩ thuật, hợp lí hóa sản xuất; quyền về sáng tác văn học, nghệ thuật, khám phá khoa học để tạo ra các sản phẩm, công trình khoa học về các lĩnh vực của đời sống xã hội được cho là nội dung của quyền nào dưới đây?
A. Quyền học tập.
B. Quyền phát triển.
C. Quyền sáng tạo.
D. Quyền nghiên cứu khoa học.
-
Câu 30:
Nội dung nào sau đây được cho không thể hiện quyền học tập của công dân?
A. Công dân có quyền học thường xuyên, học suốt đời.
B. Công dân có thể học bất cứ ngành nào, nghề nào phù hợp.
C. Mọi công dân đều có quyền học không hạn chế.
D. Mọi công dân đều được bồi dưỡng phát triển tài năng.
-
Câu 31:
Công dân có thể học bất cứ ngành, nghề nào miễn sao phù hợp với
A. Năng khiếu, khả năng, sở thích và điều kiện của mình.
B. Năng khiếu, mục đích, sở thích và điều kiện của mình.
C. Mục đích, yêu cầu của bản thân và điều kiện của gia đình.
D. Mục đích, sở thích, điều kiện và đam mê của mình.
-
Câu 32:
Mọi công dân được cho đều được đối xử bình đẳng về
A. Quyền học tập.
B. Thời gian học tập.
C. Cơ hội học tập.
D. Chế độ học tập.
-
Câu 33:
Mọi công dân đều có quyền học không hạn chế, từ Tiểu học đến Trung học, Đại học và Sau đại học. Nội dung này cụ thể thể hiện quyền
A. Tự do của công dân.
B. Học tập của công dân.
C. Lao động của công dân.
D. Phát triển của công dân.
-
Câu 34:
Mọi công dân đều có quyền học tập từ thấp đến cao, có thể học bất cứ ngành, nghề nào, có thể học bằng nhiều hình thức và có thể học thường xuyên, học suốt đời được cho là nội dung của quyền nào dưới đây?
A. Quyền phát triển.
B. Quyền sáng tạo.
C. Quyền học tập.
D. Quyền học không hạn chế.
-
Câu 35:
Hành vi xâm phạm, gây thiệt hại cho những quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ là hành vi nào dưới đây?
A. Trái pháp luật
B. Trái đạo đức
C. Trái phong tục, tập quán
D. Trái mong muốn của cá nhân
-
Câu 36:
Hệ thống các quy tắc xử sự chung do Nhà nước quy định thuộc nội dung của khái niệm nào dưới đây?
A. Phong tục tập quán.
B. Đạo đức.
C. Quy định.
D. Pháp luật.
-
Câu 37:
Chỉ những người có thẩm quyền theo quy định của Bộ luật nào sau đây mới có quyền ra lệnh khám chỗ ở của công dân?
A. Bộ luật Hình sự
B. Hiến pháp
C. Bộ luật Tố tụng hình sự
D. Bộ luật Dân sự
-
Câu 38:
Sự xuất hiện nhà nước ở Việt Nam do nguyên nhân chủ yếu nào sau đây?
A. do sự mâu thuẫn giai cấp sâu sắc đến mức không thể điều hoà được
B. do sự phát triển của chế độ tư hữu
C. do yêu cầu phòng chống thiên tai, trị thuỷ và chống giặc ngoại xâm
D. chỉ do yêu cầu phòng chống thiên tai
-
Câu 39:
Cơ sở nào để phân chia hệ thống pháp luật thành các ngành luật?
A. căn cứ vào các chủ thể của pháp luật
B. chỉ căn cứ vào đối tượng điều chỉnh của ngành luật đó
C. chỉ căn cứ vào phuơng pháp điều chỉnh của ngành luật đó
D. phải căn cứ vào đối tượng điều chỉnh và phuơng pháp điều chỉnh của ngành luật đó
-
Câu 40:
Chủ thể vi phạm kỷ luật có thể bị áp dụng biện pháp chế tài nào sau đây?
A. chỉ bị buộc thôi việc
B. chỉ bị hạ bậc lương
C. chỉ bị cảnh cáo
D. cả ba biện pháp nêu trên đều có thể bị áp dụng
-
Câu 41:
Không thể áp dụng biện pháp chế tài nào sau đây đối với chủ thể vi phạm pháp luật dân sự?
A. bồi thường thiệt hại về vật chất
B. bồi thường thiệt hại về tinh thần
C. công khai xin lỗi
D. cảnh cáo
-
Câu 42:
Chủ thể vi phạm pháp luật dân sự có thể bị áp dụng biện pháp chế tài nào sau đây?
A. bồi thường thiệt hại
B. phạt tiền
C. tịch thu tang vật, phuơng tiện vi phạm
D. tịch thu giấy phép hành nghề
-
Câu 43:
Biện pháp chế tài nào sau đây không áp dụng đối với chủ thể vi phạm pháp luật hành chính?
A. cảnh cáo
B. phạt tiền
C. cải tạo không giam giữ
D. tịch thu tang vật, phuơng tiện vi phạm, giấy phép hành nghề
-
Câu 44:
Chủ thể vi phạm pháp luật hành chính có thể bị áp dụng biện pháp chế tài nào sau đây?
A. chỉ bị phạt cảnh cáo
B. chỉ bị phạt tiền
C. chỉ bị tịch thu tang vật, phuơng tiện vi phạm, giấy phép hành nghề
D. có thể bị áp dụng một hoặc một số biện pháp nêu trên
-
Câu 45:
Biện pháp chế tài nào sau đây không phải là chế tài hình sự?
A. phạt tù có thời hạn
B. phạt tù chung thân
C. phạt tiền
D. buộc thôi việc
-
Câu 46:
Chủ thể vi phạm pháp luật hình sự có thể bị áp dụng biện pháp chế tài nào sau đây?
A. chỉ bị áp dụng hình phạt tử hình
B. chỉ bị áp dụng hình phạt tù có thời hạn
C. chỉ bị phạt tiền
D. có thể bị áp dụng một hoặc một số biện pháp chế tài nêu trên
-
Câu 47:
Những người có tài trong các cơ quan nhà nước được cử đi học tập ở nước ngoài bằng tiền của nhà nước. Điều này thể hiện quyền
A. học tập của công dân.
B. dân chủ của công dân.
C. sáng tạo của công dân.
D. phát triển của công dân.
-
Câu 48:
Việc học tập của công dân không bị phân biệt đối xử về dân tộc, tôn giáo, nguồn gốc của gia đình là thể hiện quyền nào dưới đây của công dân?
A. Bình đẳng về cơ hội học tập.
B. Bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo.
C. Bình đẳng về thời gian học tập.
D. Bình đẳng về hoàn cảnh gia đình.
-
Câu 49:
Anh P đang theo học ở trường Đại học Y Hà Nội nhưng muốn học thêm một chuyên ngành khác để bổ trợ chuyên môn cho mình nên anh P đã chọn học văn bằng 2 ở một trường Cao đẳng về ngành Dược sỹ. D đã được hưởng quyền nào dưới đây của công dân?
A. Quyền tự do học tập.
B. Quyền lao động thường xuyên, liên tục.
C. Quyền học thường xuyên, học suốt đời.
D. Quyền được phát triển toàn diện.
-
Câu 50:
Việc cộng điểm ưu tiên trong tuyển sinh đại học, cao đẳng cho học sinh là người thuộc đối tượng ưu tiên đã thể hiện quyền bình đẳng về
A. điều kiện hưởng thụ các giá trị văn hóa.
B. điều kiện chăm sóc về thể chất.
C. điều kiện học tập không hạn chế.
D. điều kiện tham gia các hoạt động văn hóa.