Trắc nghiệm Pháp luật với sự phát triển bền vững của đất nước GDCD Lớp 12
-
Câu 1:
Đường lối chính trị của giai cấp cầm quyền có vai trò gì trong việc xây dựng và thực hiện pháp luật?
A. Chỉ đạo.
B. Quan trọng.
C. Chủ yếu.
D. Đặc biệt.
-
Câu 2:
Nhận định "Pháp luật vừa là phương tiện để thực hiện đường lối chính trị của giai cấp cầm quyền, vừa là hình thức biểu hiện của chính trị" đề cập đến
A. quan hệ giữa pháp luật với kinh tế.
B. quan hệ giữa pháp luật với đạo đức.
C. quan hệ giữa pháp luật với chính trị.
D. quan hệ giữa pháp luật với văn hóa.
-
Câu 3:
Pháp luật bảo vệ môi trường quy định:
A. Bảo vệ môi trường phải hài hòa với phát triển kinh tế, tiến bộ xã hội để phát triển bền vững đất nước
B. Bảo vệ môi trường phải phù hợp quy luật, đặc điểm lịch sử, phù hợp với trình độ phát triển kinh tế - xã hội.
C. Bảo vệ môi trường là việc làm thường xuyên, ngăn ngừa và khắc phục ô nhiễm, cải thiện chất lượng môi trường
D. Tất cả các phương án trên
-
Câu 4:
Hình thức chính thể quân chủ hạn chế được hiểu như thế nào?
A. toàn bộ quyền lực nhà nước tập trung vào tay một người đứng đầu là vua hoặc nữ hoàng.
B. bên cạnh nhà vua (nữ hoàng) có một cơ quan được thành lập theo quy định của hiến phảp để hạn chế quyền lực của nhà vua (nữ hoàng).
C. quyền lực nhà nước được trao cho một cơ quan được thành lập theo chế độ bầu cử.
D. trong chính thể này không có vua (nữ hoàng).
-
Câu 5:
Hình thức chính thể quân chủ chuyên chế được hiểu như thế nào?
A. toàn bộ quyền lực nhà nước tập trung vào tay một người đứng đầu là vua hoặc nữ hoàng
B. bên cạnh nhà vua (nữ hoàng) có môt cơ quan được thành lập theo quy định của hiến pháp để hạn chế quyền lực của nhà vua (nữ hoàng).
C. quyền lực nhà nước được trao cho một cơ quan được thành lập theo chế độ bầu cử.
D. vua (nữ hoàng) không có quyền lực gì mà chỉ là người đại diện về phương diện ngoại giao
-
Câu 6:
Sự thay thế các kiểu nhà nước trong lịch sử thường diễn ra như thế nào?
A. thường diễn ra bằng con đường thương lượng để giành chı́nh quyền.
B. giai cấp cũ đã lỗi thời thường tự nguyện nhường chính quyền cho giai cấp mới tiến Bộ hơn.
C. giai cấp mới tiến Bộ phải thường đấu tranh bằng bạo lực cách mạng để giành chính quyền từ tay giai cấp cũ.
D. cả ba nhận định trên đầu sai.
-
Câu 7:
Các kiểu nhà nước trong lịch sử có điểm giống nhau như thế nào?
A. đều mang bản chất giai cấp và bản chất xã hội.
B. đều dựa trên cơ sở chế độ tư hữu
C. đều dựa trên cơ sở chế độ công hữu
D. đều có Đảng lãnh đạo
-
Câu 8:
Nhà nước bóc lột dựa trên cơ sở kinh tế nào?
A. chế độ công hữu về tư liệu sản xuất và sản phẩm xã hội.
B. chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất và sản phẩm xã hội.
C. chế độ công hữu và chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất và sản phẩm xã hội, tuỳ theo kiểu nhà nước đó là nhà nước chủ nô, nhà nước phong kiến hay nhà nước tư sản.
D. cả ba nhận định trên đều sai.
-
Câu 9:
Trong lịch sử đã xuấy hiện những kiểu nhà nước nào?
A. nhà nước cộng sản nguyên tuỷ, nhà nước phong kiến, nhà nước tư sản và nhà nước xã hội chủ nghĩa.
B. nhà nước cộng sản nguyên thuỷ, chiếm hữu nô lệ, nhà nước tư sản và nhà nước xã hội chủ nghĩa.
C. nhà nước chiếm hữu nô lệ, nhà nước phong kiến, nhà nước tư sản và nhà nước xã hội chủ nghĩa.
D. nhà nước cộng sản nguyên thuỷ, nhà nước chiếm hữu nô lệ, nhà nước phong kiến, nhà nước tư sản và nhà nước xã hội chủ nghĩa.
-
Câu 10:
Nhà nước và hệ thống chính trị có mối quan hệ như thế nào?
A. nhà nước là một Bộ phận quan trọng của hệ thống chính trị
B. nhà nước không nằm trong hệ thống chính trị mà đứng ngoài để quản lý hệ thống chính trị
C. hệ thống chính trị chỉ bao gồm các Đảng chính trị, không có nhà nước
D. hệ thống chính trị chỉ bao gồm các Đảng chính trị và các tổ chức chính trị xã hội, không có́ nhà nước.
-
Câu 11:
Nhà nước và Đảng chính trị có mối quan hệ như thế nào?
A. nhà nước có vai trò lãnh đạo đối với Đảng
B. Đảng chính trị là lực lượng giữ vai trò lãnh đạo đối với nhà nước.
C. nhà nước và Đảng chính trị không có mối quan hệ với nhau
D. cả ba nhận định trên đều sai
-
Câu 12:
Mối quan hệ giữa nhà nước với cơ sở kinh tế như thế nào?
A. nhà nước có vai trò quyết định đối với cơ sở kinh tế
B. cơ sở kinh tế có vai trò quyết định đối với nhà nước
C. nhà nước không phụ thuộc gì vào cơ sở kinh tế
D. nhà nước và cơ sở kinh tế không có mối quan hệ với nhau vì đó là hai phạm trù khác hẳn nhau.
-
Câu 13:
Nhà nước xuất hiện khi có những điều kiện gì?
A. khi có loài người là có nhà nước
B. chỉ khi có sự xuất hiện của chế độ tư hữu và sự phân hoá xã hội thành giai cấp.
C. khi có sự xuất hiện của đồng tiền
D. khi có sự xuất hiện của quân đội
-
Câu 14:
Khái niệm nhà nước được hiểu như thế nào?
A. nhà nước là một tổ chức xã hội
B. nhà nước là một tổ chức chính trị
C. nhà nước là một tổ chức quyền lực chính trị đặc biệt, có Bộ máy chuyên làm nhiệm vụ cưỡng chế và thực hiện chức năng quản lý xã hội.
D. nhà nước là tổ chức xã hội - nghề nghiệp
-
Câu 15:
Phân công lao động xã hội lần thứ nhất trong xã hội cộng sản nguyên thuỷ là:
A. thủ công tách khỏi nông nghiệp
B. chăn nuôi tách khỏi trồng trọt
C. thủ công tách khỏi nông nghiệp và trồng trọt
D. thương mại tách khỏi thủ công, chăn nuôi và trồng trọt
-
Câu 16:
Xã hội cộng sản nguyên thuỷ là xã hội:
A. có giai cấp
B. không có các giai cấp mâu thuẫn, đối kháng nhau
C. do nhà nước quản lý
D. do các cơ quan lập pháp ban hành để quản lý
-
Câu 17:
Pháp luật đại cương nghiên cứu về vấn đề gì?
A. nhà nước
B. pháp luật và nhà nước
C. kinh tế
D. các Đảng phái chính trị
-
Câu 18:
Tập trung giải quyết vấn đề việc làm là nội dung cơ bản của pháp luật về
A. bảo vệ môi trường.
B. phát triển kinh tế.
C. phát triển các lĩnh vực xã hội.
D. phát triển văn hóa.
-
Câu 19:
Mọi hành vi xâm phạm an ninh quốc gia, lợi ích của Nhà nước đều bị
A. xử lí nghiêm minh theo pháp luật.
B. chịu mức phạt hành chính.
C. xã hội nên án.
D. nghiêm khắc xử lí theo luật Hình sự.
-
Câu 20:
Trong yếu tố cấu thành tư liệu lao động thì công cụ lao động là quan trọng nhất, vì nó là căn cứ cơ bản để phân biệt
A. các thời đại kinh tế.
B. các quan hệ kinh tế.
C. các mức độ kinh tế.
D. các hoạt động kinh tế.
-
Câu 21:
Hoạt động nào dưới đây, không phải là hoạt động xâm phạm đến an ninh quốc gia?
A. Xâm phạm đến chế độ kinh tế.
B. Xâm phạm đến độc lập chủ quyền.
C. Xâm phạm đến các hoạt động tôn giáo.
D. Xâm phạm chế độ chính trị.
-
Câu 22:
Đối tượng nào sau đây không có quyền tự do kinh doanh?
A. Sĩ quan.
B. Doanh nhân.
C. Giáo viên.
D. Người lao động tự do.
-
Câu 23:
Nội dung của pháp luật về quốc phòng, an ninh được thể hiện trong bộ luật nào dưới đây?
A. Luật Hôn nhân và gia đình.
B. Luật Khoáng sản.
C. Luật Kinh doanh.
D. Luật Quốc phòng.
-
Câu 24:
Đâu không phải là nội dung cơ bản của pháp luật về phát triển các lĩnh vực xã hội?
A. Chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.
B. Giải quyết việc làm.
C. Xây dựng đời sống văn hóa, nếp sống văn minh.
D. Xóa đói giảm nghèo.
-
Câu 25:
Cơ sở mở đường để tăng trưởng kinh tế đất nước là
A. tài nguyên.
B. pháp luật.
C. lao động.
D. tài chính.
-
Câu 26:
Hoạt động sản xuất của cải vật chất giữ vai trò
A. quyết định hoạt động giáo dục.
B. quyết định mọi hoạt động của xã hội.
C. thứ yếu so với mọi hoạt động của đời sống xã hội.
D. chi phối hoạt động văn hóa.
-
Câu 27:
Đâu là nội dung của pháp luật về phát triển các lĩnh vực xã hội?
A. Củng cố quốc phòng.
B. Giải quyết việc làm.
C. Tăng cường an ninh.
D. Bảo vệ môi trường.
-
Câu 28:
Theo tổng cục thống kê năm 2016 kinh tế nước ta tăng 6.1%. Nội dung trên nói về?
A. Tăng trưởng kinh tế.
B. Cơ cấu kinh tế.
C. Tiến bộ xã hội.
D. Phân bố kinh tế.
-
Câu 29:
Nội dung nào dưới đây không phải là nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế của đất nước?
A. Giải quyết việc làm.
B. Lưu giữ các tác phẩm văn học nghệ thuật.
C. Phòng chống tệ nạn xã hội.
D. Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
-
Câu 30:
Trong bảo vệ môi trường thì hoạt động nào có tầm quan trọng đặc biệt?
A. Bảo vệ môi trường đô thị, khu dân cư.
B. Bảo vệ rừng.
C. Bảo vệ môi trường biển.
D. Quản lí chất thải.
-
Câu 31:
Chúng ta cần làm gì để thực hiện Luật bảo vệ môi trường.
A. Thành lập đội cảnh sát môi trường.
B. Mỗi người dân phải tìm hiểu luật và tự giác thực hiện luật môi trường.
C. Xây dựng môi trường “xanh - xạnh - đẹp”.
D. Quy hoạch và sử dụng có hiệu quả đất đai.
-
Câu 32:
Tài nguyên nào sau đây thuộc tài nguyên tái sinh ?
A. Khí đốt và tài nguyên sinh vật.
B. Tài nguyên sinh vật và tài nguyên đất.
C. Dầu mỏ và tài nguyên nước.
D. Bức xạ mặt trời và tài nguyên sinh vật.
-
Câu 33:
Tài nguyên nào dưới đây thuộc loại tài nguyên không thể tái sinh ?
A. Tài nguyên rừng.
B. Tài nguyên đất.
C. Tài nguyên khoáng sản.
D. Tài nguyên sinh vật.
-
Câu 34:
Vấn đề nào dưới đây được đặc biệt chú ý ở nước ta, có tác động lâu dài đối với chất lượng cuộc sống và phát triển bền vững ?
A. Phát triển đô thị.
B. Giáo dục và rèn luyện thể chất cho thế hệ trẻ.
C. Giáo dục môi trường cho thế hệ trẻ.
D. Phát triển chăn nuôi gia đình.
-
Câu 35:
Luật nghĩa vụ quân sự sữa đổi năm 2015 quy định độ tuổi nhập ngủ trong thời bình là ?
A. Từ 18 tuổi đến 27 tuổi.
B. Từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi.
C. Từ 17 tuổi đến hết 27 tuổi.
D. Từ đủ 17 tuổi đến 25 tuổi.
-
Câu 36:
Để phát triển đất nước bền vững, song song với phát triển kinh tế chúng cần ta phải:
A. Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
B. Khai thác thật nhiều tài nguyên, khoáng sản.
C. Khai thác và sử dụng triệt để nguồn tài nguyên.
D. Buôn bán các động vật quý hiếm.
-
Câu 37:
Công ty Formosa ở Hà Tĩnh thải các chất thải ra biển làm cá chết hàng loạt. Công ty này đã vi phạm
A. Luật đầu tư.
B. Luật bảo vệ môi trường.
C. Luật tài nguyên nước.
D. Luật cư trú.
-
Câu 38:
Các quy định ưu đãi miễn thuế và giảm thuế có tác dụng
A. Kích thích, thu hút đầu tư vào những ngành nghề mà Nhà nước khuyến khích.
B. Giảm tệ nạn xã hội.
C. Tăng trưởng kinh tế.
D. Tăng thu nhập cho nhà kinh doanh.
-
Câu 39:
Để tăng trưởng kinh tế đất nước, Nhà nước sử dụng?
A. Nhiều công cụ, phương tiện, biện pháp khác nhau.
B. Pháp luật là duy nhất.
C. Chủ trương, chính sách là chủ yếu.
D. Chủ trương, chính sách là duy nhất.
-
Câu 40:
Những vấn đề cần được ưu tiên giải quyết trong quá trình hướng tới mục tiêu phát triển bền vững là:
A. Kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường và quốc phòng an ninh.
B. Kinh tế, văn hóa, dân số, môi trường và quốc phòng an ninh.
C. Kinh tế việc làm, bình đẳng giới, văn hóa xã hội.
D. Kinh tế, văn hóa, xã hội, bình đẳng giới và quốc phòng an ninh.
-
Câu 41:
Để bảo vệ thiên nhiên hoang dã cần phải ngăn chặn những hành động nào dưới đây.
A. Trồng cây gây rừng để tạo môi trường sống cho động vật hoang dã.
B. Cấm săn bắt thú hoang dã và động vật quý hiếm.
C. Xây dựng khu bảo tồn, các vườn quốc gia.
D. Bảo vệ rừng già, rừng đầu nguồn.
-
Câu 42:
Các dạng tài nguyên thiên nhiên chủ yếu bao gồm .
A. Đất, nước, dầu mỏ.
B. Đất, nước, sinh vật, rừng.
C. Đất, nước, khoáng sản, năng lượng, sinh vật, rừng.
D. Đất, nước, than đá, sinh vật, rừng.
-
Câu 43:
Cách xử lí rác nào sau đây có thể giảm và hạn chế gây ô nhiễm môi trường nhất ?
A. Đốt và xả khí lên cao.
B. Chôn sâu.
C. Đổ tập trung vào bãi rác.
D. Phân loại rác và tái chế.
-
Câu 44:
Bảo vệ Tổ quốc Việt Nam là trách nhiệm của?
A. Công dân nam từ 17 tuổi trở lên.
B. Công dân nam từ 18 tuổi trở lên.
C. Công dân từ 20 tuổi trở lên.
D. Mọi công dân Việt Nam.
-
Câu 45:
Chọn câu có nội dung đúng nhất về luật bảo vệ môi trường là ?
A. Ở những nơi nhiều ao, hồ, sông, suối thì không cần tiết kiệm nước.
B. Cải tạo hồ nước ngọt thành hồ nước lợ nuôi tôm có giá trị kinh tế nhưng có hại cho môi trường.
C. Lấp vùng đầm lầy rộng lớn để xây dựng khu dân cư mới là làm cho môi trường sạch, đẹp.
D. Dùng nhiều phân hóa học se tốt cho đất.
-
Câu 46:
Ai có trách nhiệm bảo vệ môi trường ?
A. Đảng và Nhà nước.
B. Các doanh nghiệp.
C. Các tổ chức đoàn thể.
D. Mọi công dân.
-
Câu 47:
Nhà ông A là nơi giết mổ gia súc, mỗi lần nước rửa thải ra là mùi hôi “hăng hắc” xông vào các nhà lân cận. Người dân đã phản ánh nhưng ông A vẫn thản thiên. Hành vi này của ông A là hành vi vi phạm gì?
A. Luật bảo vệ môi trường.
B. Luật tài nguyên nước.
C. Luật cư trú.
D. Luật doanh nghiệp.
-
Câu 48:
Anh A được thừa hưởng một số tiền lớn từ gia đình. Anh đã sử dụng số tiền này để thành lập công ty kinh doanh hàng xuất khẩu. Vậy Anh A đã thực hiện quyền nào?
A. kinh doanh.
B. lao động.
C. sản xuất.
D. xuất khẩu.
-
Câu 49:
Để thực hiện chiến lược phát triển bền vững đất nước công cụ, phương tiện được xem là có vai trò nổi bật nhất là:
A. Văn hóa
B. Pháp luật
C. Tiền tệ
D. Đạo đức
-
Câu 50:
Trong xu hướng toàn cầu hóa, quốc tế hóa hiện nay và để đảm bảo sự lâu dài, hiệu quả mỗi quốc gia nên chọn phát triển theo hướng:
A. Năng động.
B. Sáng tạo.
C. Bền vững.
D. Liên tục.