Trắc nghiệm Pháp luật và đời sống GDCD Lớp 12
-
Câu 1:
Điều 32 Luật lao động quy định: thời gian thử việc là:
A. Không được quá 90 ngày đối với lao đông chuyên môn kĩ thuật cao
B. Không được quá 60 ngày đối với lao động chuyên môn kĩ thuật cao
C. Không được quá 60 ngày đối với lao động khác
D. Không được quá 40 ngày đối với lao động khác
-
Câu 2:
Điều 32 Luật lao động quy định: tiền lương của người lao động trong thời gian thử việc là:
A. Ít nhất phải bằng 70% mức lương cấp bậc của công việc đó
B. Ít nhất phải bằng 50% mức lương cấp bậc của công việc đó
C. Ít nhất phải bằng 60% mức lương cấp bậc của công việc đó
D. Ít nhất phải bằng 40% mức lương cấp bậc của công việc đó
-
Câu 3:
Hợp đồng lao động được quy định trong văn bản nào?
A. Luật dân sự
B. Luật lao động
C. Luật doanh nghiệp
D. Luật thương mại
-
Câu 4:
Nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động là:
A. Tự nguyện
B. Thỏa thuận
C. Bình đẳng
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 5:
Bảo hiểm tự nguyện có mấy chế độ?
A. 3
B. 4
C. 2
D. 6
-
Câu 6:
Theo quy định của Luật lao động thì có mấy loại hợp đồng lao động bằng văn bản:
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
-
Câu 7:
Tiền lương là một chế định của ngành luật:
A. Dân sự
B. Hành chính
C. Bảo hiểm xã hội
D. Lao động
-
Câu 8:
Điều 54 Hiến pháp nhà nước ta quy định công dân đủ 21 tuổi trở lên có quyền ứng cử vào cơ quan nào sau đây?
A. Chính phủ
B. Quốc Hội và Hội đồng nhân dân
C. Ủy ban nhân dân các cấp
D. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và tương đương
-
Câu 9:
Những quyền và nghĩa vụ của công dân được quy định trong:
A. Rất nhiều văn bản pháp luật khác nhau
B. Luật Dân sự
C. Luật Lao động
D. Hiến pháp
-
Câu 10:
Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân được quy định trong văn bản luật nào?
A. Luật Hình sự
B. Luật Hiến pháp
C. Luật Lao động
D. Luật Dân sự
-
Câu 11:
Điều 54 Hiến pháp nhà nước ta quy định độ tuổi để ứng cử vào Quốc hội và Hội đồng nhân dân là:
A. Đủ 18 tuổi trở lên
B. Đủ 19 tuổi trở lên
C. Đủ 20 tuổi trở lên
D. Đủ 21 tuổi trở lên
-
Câu 12:
Hiến pháp là một đạo luật cơ bản trong hệ thống pháp luật Việt Nam vì:
A. Do Quốc hội – cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất ban hành
B. Quy định về những vấn đề cơ bản nhất, quan trọng nhất của nhà nước
C. Có giá trị pháp lý cao nhất
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 13:
Chọn đáp án đúng cho chỗ trống trong câu sau: Trách nhiệm pháp lí hành chính do................. áp dụng đối với cá nhân, tổ chức đã vi phạm pháp luật hành chính
A. Tòa án
B. Viện Kiểm Sát
C. Công an
D. Cơ quan quản lí nhà nước có thẩm quyền
-
Câu 14:
Chọn đáp án đúng cho chỗ trống trong câu sau: Trách nhiệm pháp lí dân sự do...................áp dụng đối với cá nhân, tổ chức đã vi phạm pháp luật dân sự
A. Tòa án
B. Viện Kiểm Sát
C. Công an
D. Cơ quan có thẩm quyền
-
Câu 15:
Người nào sau đây có thẩm quyền áp dụng trách nhiệm kỉ luật?
A. Thủ trưởng cơ quan, đơn vị, trường học, bệnh viện, xí nghiệp…
B. Chủ tịch nước
C. Thư kí Tòa án nhân dân
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 16:
Cơ quan nào sau đây có thẩm quyền áp dụng trách nhiệm pháp lí hành chính?
A. Các cơ quan quản lí nhà nước
B. Chủ tịch Hội đồng nhân dân
C. Tòa Án
D. Viện kiểm sát
-
Câu 17:
Cơ quan nào sau đây có thẩm quyền áp dụng trách nhiệm pháp lí hình sự?
A. Công an
B. Chủ tịch Ủy Ban nhân dân
C. Tòa án
D. Viện kiểm sát
-
Câu 18:
Thông thường trách nhiệm pháp lý được phân thành các loại nào?
A. Trách nhiệm pháp lý hình sự và trách nhiệm pháp lý dân sự
B. Trách nhiệm pháp lý hình sự; trách nhiệm pháp lý hành chính; trách nhiệm pháp lý dân sự và trách nhiệm kỷ luật
C. Trách nhiệm pháp lý hình sự và trách nhiệm pháp lý hành chính
D. Không thể xác định chính xác
-
Câu 19:
Chọn đáp án đúng cho chỗ trống câu: Trách nhiệm pháp lí hình sự là loại trách nhiệm pháp lí nghiêm khắc nhất, do.................. áp dụng cho chủ thể đã thực hiện hành vi phạm tội
A. Tòa án
B. Viện kiểm sát
C. Công an
D. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền
-
Câu 20:
Có mấy loại trách nhiệm pháp lí?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
-
Câu 21:
Khi nghiên cứu về các nguyên tắc truy cứu trách nhiệm pháp lý thì khẳng định nào sau đây là đúng?
A. Một hành vi vi phạm pháp luật cụ thể có thể áp dụng đồng thời trách nhiệm hành chính và trách nhiệm hình sự.
B. Một hành vi vi phạm pháp luật phải áp dụng nhiều loại trách nhiệm pháp lý
C. Một hành vi vi phạm kỷ luật có thể áp dụng đồng thời trách nhiệm hành chính và trách nhiệm vật chất.
D. Một hành vi vi phạm pháp luật chỉ có thể bị truy cứu trách nhiệm pháp lý một lần
-
Câu 22:
Mục đích của việc truy cứu trách nhiệm pháp lý là nhằm:
A. Trừng phạt chủ thể đã có hành vi vi phạm pháp luật
B. Cải tạo, giáo dục chủ thể đã có hành vi vi phạm pháp luật
C. Phòng ngừa, nâng cao ý thức pháp luật đối với mọi người
D. Trừng phạt, cải tạo, giáo dục chủ thể vi phạm pháp luật và phòng ngừa, nâng cao ý thức pháp luật cho mọi người
-
Câu 23:
Việc truy cứu trách nhiệm pháp lý:
A. Chỉ được áp dụng khi có hành vi vi phạm pháp luật xảy ra trong xã hội
B. Về hình thức là quá trình nhà nước tổ chức cho các chủ thể vi phạm pháp luật thực hiện bộ phận chế tài của quy phạm pháp luật
C. Là quá trình nhà nước xử lý hành vi vi phạm pháp luật
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 24:
Trách nhiệm pháp lý là:
A. Trách nhiệm của các chủ thể vi phạm pháp luật đối với nhà nước
B. Trách nhiệm của các chủ thể vi phạm pháp luật đối với chủ thể bị hành vi vi phạm pháp luật xâm hại
C. Việc nhà nước áp dụng biện pháp cưỡng chế đối với chủ thể vi phạm pháp luật
D. Những hậu quả pháp lý bất lợi mà nhà nước áp dụng đối với chủ thể đã vi phạm pháp luật
-
Câu 25:
Hành vi gây mất trật tự trong lớp học, thuộc loại vi phạm nào sau đây?
A. Vi phạm hình sự
B. Vi phạm hành chính
C. Vi phạm kỷ luật
D. Vi phạm dân sự
-
Câu 26:
Học sinh, sinh viên vi phạm vào nội quy, quy chế của trường học có phải là vi phạm pháp luật không?
A. Phải
B. Không phải
C. Tùy vào từng trường hợp vi phạm cụ thể để xem xét có phải hay không
D. Có thể là vi phạm pháp luật, có thể không phải
-
Câu 27:
Hành vi nào sau đây là vi phạm kỷ luật?
A. Vi phạm điều lệ đoàn thanh niên cộng sản
B. Sử dụng trái phép chất ma túy
C. Gây mất trật tự trong phòng thi
D. Trộm tivi của người khác
-
Câu 28:
Hành vi nào sau đây là vi phạm pháp luật dân sự?
A. Xây dựng nhà trái phép
B. Cướp giật tài sản
C. Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
D. Sử dụng tác phẩm âm nhạc không xin phép tác giả
-
Câu 29:
Đáp án nào sau đây thể hiện vai trò của pháp luật?
A. Là phương tiện để nhân dân phục vụ lợi ích cho riêng mình
B. Là phương tiện để Nhà nước quản lí mọi mặt đời sống xã hội
C. Là công cụ để Nhà nước cưỡng chế đối với mọi người trong xã hội
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 30:
Hành vi nào sau đây là vi phạm pháp luật hình sự?
A. Gây mất trật tự nơi công cộng
B. Bán hàng lấn chiếm lòng, lề đường
C. Chống người thi hành công vụ
D. Không đội mũ bảo hiểm khi điều khiển xe gắn máy ở tuyến đường bắt buộc
-
Câu 31:
Hành vi nào sau đây là vi phạm pháp luật hành chính?
A. Vượt đèn đỏ gây tai nạn nghiêm trọng
B. Lừa đảo chiếm đoạt tài sản
C. Đi vào đường cấm, đường ngược chiều
D. Sử dụng tài liệu khi làm bài thi
-
Câu 32:
Hành vi nào sau đây là hành vi vi phạm pháp luật?
A. Vi phạm nội quy, quy chế trường học
B. Vi phạm điều lệ Đảng
C. Vi phạm điều lệ Đoàn thanh niên cộng sản
D. Vi phạm tín điều tôn giáo
-
Câu 33:
Năng lực trách nhiệm pháp lí là:
A. Khả năng của cá nhân thực hiện được những hành vi nhất định
B. Khả năng của tổ chức thực hiện được những hành vi nhất định
C. Khả năng của cá nhân, tổ chức phải gánh chịu trách nhiệm từ hành vi trái pháp luật và hậu quả từ hành vi đó
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 34:
Vi phạm pháp luật là:
A. Hành vi trái pháp luật, do con người thực hiện
B. Chủ thể thực hiện hành vi đó phải có lỗi
C. Chủ thể thực hiện hành vi đó phải có năng lực trách nhiệm pháp lí
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 35:
Chọn đáp án đúng cho chỗ trống trong câu sau: Một hành vi trái pháp luật thì bao giờ cũng xâm hại tới................
A. Quan hệ ngoại giao
B. Quan hệ gia đình
C. Quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ
D. Mọi quan hệ trong đời sống xã hội
-
Câu 36:
Hành vi trái pháp luật là:
A. Không làm những việc mà pháp luật buộc phải làm
B. Đã làm những việc mà pháp luật cấm
C. Thực hiện hành vi vượt quá giới hạn pháp luật cho phép
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 37:
Có mấy loại vi phạm pháp luật?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
-
Câu 38:
Thông thường vi phạm pháp luật được phân thành các loại:
A. Tội phạm và vi phạm pháp luật khác
B. Vi phạm pháp luật hình sự; vi phạm pháp luật dân sự; vi phạm pháp luật hành chính và vi phạm kỷ luật
C. Tùy theo mức độ nguy hiểm của hành vi
D. Vi phạm luật tài chính, vi phạm luật đất đai, vi phạm luật lao động, vi phạm luật hôn nhân, gia đình
-
Câu 39:
Khi nghiên cứu về vi phạm pháp luật thì khẳng định nào sau đây là đúng?
A. Mọi hành vi trái pháp luật đều xâm hại tới các quan hệ xã hội được pháp luật hình sự bảo vệ
B. Mọi hành vi xâm hại tới các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ đều là hành vi vi phạm pháp luật
C. Mọi hành vi vi phạm pháp luật đều trái pháp luật
D. Mọi hành vi trái pháp luật đều là hành vi vi phạm pháp luật
-
Câu 40:
Khi nghiên cứu về vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí thì khẳng định nào sau đây là đúng?
A. Mọi hành vi vi phạm pháp luật đều bị áp dụng trách nhiệm pháp lí hành chính
B. Mọi hành vi vi phạm pháp luật đều bị áp dụng trách nhiệm pháp lí hình sự
C. Mọi hành vi vi phạm pháp luật đều bị áp dụng trách nhiệm kỉ luật
D. Mọi hành vi vi phạm pháp luật đều có thể bị áp dụng trách nhiệm pháp lí
-
Câu 41:
Khi nghiên cứu về vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí thì khẳng định nào sau đây là sai?
A. Vi phạm pháp luật là cơ sở của trách nhiệm pháp lí
B. Việc truy cứu trách nhiệm pháp lí có tác dụng làm hạn chế vi phạm pháp luật
C. Trách nhiệm pháp lí chỉ phát sinh trên cơ sở có vi phạm pháp luật
D. Mọi hành vi vi phạm pháp luật đều bị áp dụng trách nhiệm pháp lí hình sự
-
Câu 42:
Có mấy hình thức lỗi?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
-
Câu 43:
Khi nghiên cứu về vi phạm pháp luật thì khẳng định nào sau đây là sai?
A. Một hành vi có thể vừa là vi phạm pháp luật hình sự, vừa là vi phạm pháp luật hành chính
B. Một hành vi có thể vừa là vi phạm pháp luật hành chính, vừa là vi phạm pháp luật dân sự
C. Một hành vi có thể vừa là vi phạm pháp luật dân sự, vi phạm pháp luật hành chính, vi phạm kỉ luật
D. Một hành vi có thể đồng thời vi phạm vào nhiều loại văn bản pháp luật khác nhau
-
Câu 44:
Anh Nguyễn Văn A có hành vi cướp xe máy của chị Lê Thị B, vậy khách thể của hành vi vi phạm pháp luật trên là:
A. Chiếc xe gắn máy
B. Quyền sử dụng xe gắn máy của B
C. Quyền định đoạt xe gắn máy của B
D. Quyền sở hữu về tài sản của B
-
Câu 45:
Dấu hiệu của vi phạm pháp luật là:
A. Hành vi xác định của con người
B. Hành vi trái pháp luật, có lỗi của chủ thể thực hiện hành vi đó
C. Chủ thể thực hiện hành vi trái pháp luật có năng lực trách nhiệm pháp lý
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 46:
Hành vi nào sau đây là hành vi trái pháp luật?
A. Hút thuốc lá trong khuôn viên của trường Đại học Công nghiệp
B. Hành vi vi phạm vào điều lệ Đảng
C. Hành vi vi phạm vào điều lệ đoàn
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 47:
Hành vi trái pháp luật nào sau đây là dạng hành vi không hành động?
A. Xúi giục người khác trộm cắp tài sản
B. Đe dọa giết người
C. Không đóng thuế
D. Tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có
-
Câu 48:
Vi phạm pháp luật có mấy dấu hiệu cơ bản?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
-
Câu 49:
Tìm đáp án đúng cho chỗ trống trong câu sau: Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật, có lỗi, do.............. xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ
A. Chủ thể có năng lực pháp luật thực hiện
B. Chủ thể có năng lực hành vi thực hiện
C. Chủ thể đủ 18 tuổi thực hiện
D. Chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện
-
Câu 50:
Áp dụng pháp luật là một hình thức thực hiện pháp luật, trong đó:
A. Luôn luôn có sự tham gia của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
B. Nhà nước tổ chức cho các chủ thể pháp luật thực hiện những quy định của pháp luật
C. Nhà nước bắt buộc các chủ thể pháp luật phải thực hiện những quy định của pháp luật.
D. Các chủ thể pháp luật tự mình thực hiện những quy định của pháp luật.