Trắc nghiệm Pháp luật và đời sống GDCD Lớp 12
-
Câu 1:
Bản hiến pháp mới được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 28/11/2013 (HP 2013) có hiệu lực năm nào?
A. 2015
B. 2013
C. 2016
D. 2014
-
Câu 2:
Từ khi thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa (nay là nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam) cho đến nay, nước ta có mấy bản hiến pháp, đó là những bản hiến pháp (HP) nào?
A. 5 (HP 1946, HP 1959, HP 1980, HP 1992, HP 2013).
B. 4 (HP 1945, HP 1959, HP 1980, HP 1992).
C. 4 (HP 1946, HP 1959, HP 1980, HP 1992).
D. 5 (HP 1945, HP 1959, HP 1980, HP 1991, HP 2013).
-
Câu 3:
Khẳng định nào sau đây là đúng nhất:
A. Đảng lãnh đạo nhà nước thông qua đường lối, chủ trương, chính sách của đảng trong từng thời kì.
B. Đảng lãnh đạo nhà nước thông qua các cơ quan quyền lực nhà nước, bộ máy chính quyền ở từng địa phương.
C. Đảng lãnh đạo nhà nước bằng cách đào tạo và giới thiệu những Đảng viên ưu tú vào cơ quan nhà nước.
D. Đảng lãnh đạo nhà nước thông qua hệ thống pháp luật và văn bản luật, các quy định về luật.
-
Câu 4:
Khẳng định nào sau đây là đúng nhất:
A. Pháp luật là phương tiện duy nhất để nhà nước quản lí nhân dân.
B. Pháp luật là phương tiện duy nhất để nhà nước quản lí xã hội.
C. Pháp luật là phương tiện chủ yếu để nhà nước quản lí xã hội.
D. Pháp luật là phương tiện chủ yếu để nhà nước quản lí nhân dân.
-
Câu 5:
Chọn câu trả lời đúng nhất trong các câu sau:
A. Pháp luật là khuôn mẫu riêng cho cách xử sự của mọi người trong hoàn cảnh, điều kiện như nhau.
B. Pháp luật là cách thức riêng cho cách xử sự của mọi người trong hoàn cảnh, điều kiện như nhau.
C. Pháp luật là khuôn mẫu chung cho cách xử sự của mọi người trong hoàn cảnh, điều kiện như nhau.
D. Pháp luật là cách thức chung cho cách xử sự của mọi người trong hoàn cảnh, điều kiện như nhau.
-
Câu 6:
Pháp luật do cơ quan quyền lực nào ban hành:
A. Quốc hội
B. Nhà nước
C. Tòa án
D. Viện kiểm sát
-
Câu 7:
Em hãy hoàn thiện khẳng định sau: “Pháp luật là hệ thống quy tắc xử sự mang tính ....................., do .................. ban hành và bảo đảm thực hiện, thể hiện ....................... của giai cấp thống trị và phụ thuộc vào các điều kiện .................. , là nhân tố điều chỉnh các quan hệ xã hội”.
A. bắt buộc – quốc hội – ý chí – chính trị.
B. bắt buộc chung – nhà nước – lý tưởng – chính trị.
C. bắt buộc – quốc hội – lý tưởng – kinh tế xã hội.
D. bắt buộc chung – nhà nước – ý chí – kinh tế xã hội.
-
Câu 8:
Theo em Nhà nước dùng công cụ nào để quản lý xã hội:
A. pháp luật.
B. lực lượng công an.
C. lực lượng quân đội.
D. bộ máy chính quyền các cấp.
-
Câu 9:
Khẳng định nào sau đây là sai:
A. Pháp luật là các nội dung cơ bản về các đường lối chủ trương của đảng.
B. Pháp luật là quy định về các hành vi được làm, phải làm, không được làm.
C. Pháp luật là các quy định các bổn phận của công dân về quyền và nghĩa vụ.
D. Pháp luật là các quy tắc xử sự chung (việc được làm, phải làm, không được làm).
-
Câu 10:
Hãy hoàn thiện câu thơ sau:
“ Bảy xin …….. ban hành
Trăm điều phải có thần linh pháp quyền” (sgk - GDCD12 - Trang 4)
A. Pháp luật
B. Đạo luật
C. Hiến pháp
D. Điều luật
-
Câu 11:
Trong hàng lọat quy phạm Pháp luật luôn thể hiện các quan niệm về................có tính chất phổ biến, phù hợp với sự phát triển và tiến bộ xã hội.
A. Đạo đức
B. Giáo dục
C. Khoa học
D. Văn hóa
-
Câu 12:
Nếu không có pháp luật xã hội sẽ không:
A. Dân chủ và hạnh phúc.
B. Trật tự và ổn định.
C. Hòa bình và dân chủ.
D. Sức mạnh và quyền lực.
-
Câu 13:
Một trong những đặc điểm để phân biệt pháp luật với quy phạm đạo đức là:
A. Pháp luật có tính quyền lực, bắt buộc chung.
B. Pháp luật có tính quyền lực.
C. Pháp luật có tính bắt buộc chung.
D. Pháp luật có tính quy phạm.
-
Câu 14:
Bản chất xã hội của pháp luật thể hiện:
A. Pháp luật được ban hành vì sự phát triển của xã hội.
B. Pháp luật phản ánh những nhu cầu, lợi ích của các tầng lớp trong xã hội.
C. Pháp luật bảo vệ quyền tự do, dân chủ rộng rãi cho nhân dân lao động.
D. Pháp luật bắt nguồn từ xã hội, do các thành viên của xã hội thực hiện, vì sự phát triển xã hội.
-
Câu 15:
Các đặc trưng của pháp luật:
A. Bắt nguồn từ thự c tiễn đời sống, mang tính bắt buộc chung, tính quy phạm phổ biến.
B. Vì sự phát triển của xã hội,mang tính bắt buộc chung, tính quy phạm phổ biến.
C. Tính quy phạm phổ biến; tính quyền lực, bắt buộc chung; tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.
D. Mang bản chất giai cấp và bản chất xã hội, mang tính bắt buộc chung, mang tính quy phạm phổ biến.
-
Câu 16:
Pháp luật là phương tiện để công dân:
A. Sống tự do, dân chủ, công bằng và văn minh.
B. Thực hiện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
C. Quyền con người được tôn trọng và bảo vệ trước nhà nước.
D. Công dân được tạo điều kiện để phát triển toàn diện.
-
Câu 17:
Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thể hiện ý chí của:
A. Nhân dân lao động.
B. Giai cấp nông dân.
C. Giai cấp công nhân và nhân dân lao động.
D. Tất cả mọi người trong xã hội.
-
Câu 18:
Pháp luật là phương tiện để nhà nước:
A. Quản lý công dân.
B. Quản lý xã hội.
C. Bảo vệ các công dân.
D. Bảo vệ các giai cấp.
-
Câu 19:
Một trong những đặc điểm để phân biệt pháp luật với quy phạm đạo đức là:
A. Pháp luật có tính quyền lực, bắt buộc chung.
B. Pháp luật có tính quyền lực, không bắt buộc chung.
C. Pháp luật có tính bắt buộc chung.
D. Pháp luật có tính quy phạm phổ biến.
-
Câu 20:
Nội dung cơ bản của pháp luật bao gồm:
A. Các chuẩn mực thuộc về đời sống tinh thần, tình cảm của con người.
B. Quy định các hành vi được làm, phải làm, không được làm.
C. Quy định các bổn phận của công dân về quyền và nghĩa vụ.
D. Các quy tắc xử sự chung (việc được làm, phải làm, không được làm).
-
Câu 21:
Pháp luật là:
A. hệ thống các văn bản và nghị định do các cấp ban hành và thực hiện .
B. những luật và điều luật cụ thể do người dân nêu ra trong thực tế đời sống.
C. hệ thống các quy tắc sử xự chung do nhà nước ban hành.
D. hệ thống các quy tắc sử xự hình thành theo điều kiện cụ thể của từng địa phương.
-
Câu 22:
Pháp luật mang bản chất xã hội, vì pháp luật
A. phản ánh lợi ích của giai cấp cầm quyền.
B. thể hiện tính quy phạm phổ biến.
C. bắt nguồn từ thực tiễn đời sống xã hội.
D. luôn tồn tại trong đời sống xã hội.
-
Câu 23:
Ranh giới để phân biệt pháp luật với các quy phạm xã hội khác là
A. sử dụng cho một tổ chức chính trị.
B. có tính bắt buộc.
C. khuôn mẫu chung.
D. tính quy phạm phổ biến.
-
Câu 24:
Xác định đâu là văn bản quy phạm pháp luật?
A. Điều lệ của Hội Luật gia Việt Nam.
B. Nội quy nhà trường.
C. Điều lệ Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
D. Luật Bảo vệ môi trường.
-
Câu 25:
Bất kì ai ở trong điều kiện, hoàn cảnh nhất định đều phải xử sự theo khuôn mẫu được pháp luật quy định thuộc nội dung nào dưới đây?
A. Tính bắt buộc chung của pháp luật.
B. Tính quyền lực của pháp luật.
C. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức của pháp luật.
D. Tính quy phạm phổ biến của pháp luật.
-
Câu 26:
Trong các nội dung dưới đây, nội dung nào thể hiện sự giống nhau giữa đạo đức và pháp luật?
A. Đều được nhà nước đảm bảo thực hiện.
B. Đều có tính bắt buộc chung.
C. Đều là hệ thống quy tắc xử sự.
D. Đều có tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.
-
Câu 27:
Một trong những đặc trưng của pháp luật thể hiện ở
A. tính cơ bản.
B. tính quyền lực, bắt buộc chung.
C. tính truyền thống.
D. tính hiện đại.
-
Câu 28:
Pháp luật không quy định về những việc nào dưới đây?
A. Phải làm.
B. Không được làm.
C. Được làm.
D. Nên làm.
-
Câu 29:
Những giá trị cơ bản của pháp luật như: công bằng, bình đẳng, tự do, lẽ phải đồng thời là
A. tập tục của làng quê.
B. phong tục, tập quán.
C. đặc điểm của hương ước.
D. giá trị đạo đức cao cả.
-
Câu 30:
Pháp luật là một phương tiện đặc thù để thể hiện và bảo vệ các giá trị đạo đức. Đây là nội dung mối quan hệ giữa pháp luật với
A. văn hóa.
B. kinh tế.
C. chính trị.
D. đạo đức.
-
Câu 31:
Dấu hiệu nào dưới đây của pháp luật là một trong những đặc điểm để phân biệt pháp luật với đạo đức?
A. Pháp luật bắt buộc đối với mọi cá nhân, tổ chức.
B. Pháp luật bắt buộc đối với người phạm tội.
C. Pháp luật không bắt buộc đối với trẻ em.
D. Pháp luật bắt buộc đối với một số người.
-
Câu 32:
Khoản 1 Điều 69 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về nghĩa vụ của cha mẹ là “Thương yêu con, tôn trọng ý kiến của con, chăm lo việc học tập, giáo dục để con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ, đạo đức” là thể hiện mối quan hệ giữa pháp luật với
A. văn hóa.
B. kinh tế.
C. chính trị.
D. đạo đức.
-
Câu 33:
Pháp luật được nhà nước đảm bảo thực hiện bằng sức mạnh của
A. dân tộc.
B. xã hội.
C. cộng đồng.
D. nhà nước.
-
Câu 34:
Pháp luật bắt buộc với mọi cá nhân, tổ chức, ai cũng phải xử sự theo, là thể hiện một trong những đặc trưng nào dưới đây của pháp luật?
A. Tính quy phạm phổ biến.
B. Tính nhân dân.
C. Tính nghiêm túc.
D. Tính quyền lực, bắt buộc chung.
-
Câu 35:
Để quản lí xã hội, Nhà nước cần sử dụng phương tiện quan trọng nhất nào dưới dây?
A. Giáo dục.
B. Pháp luật.
C. Thuyết phục.
D. Tuyên truyền.
-
Câu 36:
Các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành phù hợp với lợi ích của giai cấp cầm quyền là thể hiện bản chất nào dưới đây của pháp luật?
A. Bản chất dân tộc.
B. Bản chất nhân dân.
C. Bản chất giai cấp.
D. Bản chất xã hội.
-
Câu 37:
Các văn bản luật và dưới luật đều phải phù hợp với Hiến pháp thuộc đặc trưng pháp luật nào dưới đây?
A. Tính quy phạm phổ biến.
B. Tính hiện đại.
C. Tính quyền lực, bắt buộc chung.
D. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.
-
Câu 38:
Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do tổ chức nào dưới đây ban hành?
A. Tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.
B. Tổ chức Công đoàn.
C. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
D. Đảng Cộng sản Việt Nam.
-
Câu 39:
Trong đời sống xã hội, vai trò của pháp luật được xem xét từ hai góc độ, đó là
A. xã hội và công dân.
B. Nhà nước và công dân.
C. quản lí và bảo vệ.
D. tổ chức xã hội và cá nhân.
-
Câu 40:
Không có pháp luật, xã hội sẽ
A. gò ép bởi quy định của pháp luật.
B. không có trật tự và ổn định.
C. không có những quy định bắt buộc.
D. không có ai bị kiểm soát hoạt động.
-
Câu 41:
Để quản lí xã hội, ngoài việc ban hành pháp luật, nhà nước còn phải làm gì?
A. Tổ chức thực hiện, đưa pháp luật vào đời sống của từng người dân và toàn xã hội.
B. Yêu cầu người dân thực hiện pháp luật và ủng hộ.
C. Đưa giáo dục pháp luật vào nhà trường, xã, phường, thị trấn.
D. Kiểm tra, kiểm sát hoạt động của cá nhân, tổ chức trong xã hội.
-
Câu 42:
Nội dung nào dưới đây thể hiện đặc trưng của pháp luật?
A. Tính chuẩn mực phổ biến.
B. Tính quy phạm phổ biến.
C. Tính quy phạm phổ thông.
D. Tính chuẩn mực phổ thông.
-
Câu 43:
Nội dung nào dưới đây thể hiện bản chất của pháp luật?
A. Giai cấp và xã hội.
B. Tầng lớp và xã hội.
C. Giai cấp và công dân.
D. Tầng lớp và công dân.
-
Câu 44:
Các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành phù hợp với
A. ý chí của mọi giai cấp và tầng lớp trong xã hội.
B. nguyện vọng của giai cấp cầm quyền mà nhà nước đại diện.
C. nguyện vọng của mọi tầng lớp trong xã hội.
D. ý chí của giai cấp cầm quyền mà nhà nước là đại diện.
-
Câu 45:
Mỗi quy tắc xử sự thường được thể hiện thành
A. nhiều quy định pháp luật.
B. nhiều quy phạm pháp luật.
C. một số quy định pháp luật.
D. một quy phạm pháp luật.
-
Câu 46:
Những quy tắc xử sự chung, được áp dụng nhiều lần, ở nhiều nơi, đối với tất cả mọi người, trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội là nội dung đặc trưng nào dưới đây của pháp luật ?
A. Tính quy định phổ biến.
B. Tính quyền lực, bắt buộc chung.
C. Tính quy phạm phổ biến.
D. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.
-
Câu 47:
Hệ thống quy tắc xử sự chung do nhà nước xây dựng, ban hành và được đảm bảo thực hiện bằng quyền lực nhà nước là nội dung của khái niệm nào dưới đây?
A. Quy định.
B. Pháp luật.
C. Quy tắc.
D. Quy chế.
-
Câu 48:
Nhằm tạo sự thống nhất của hệ thống pháp luật, nội dung của tất cả các văn bản đều phải phù hợp, không được trái với
A. quy tắc đạo đức chung.
B. nguyện vọng của số đông.
C. Hiến pháp.
D. nguyên tắc xử sự chung.
-
Câu 49:
Tính phổ biến của pháp luật là
A. được áp dụng đối với mọi công dân Việt Nam.
B. được áp dụng với nhiều người, ở nhiều nơi, trong một số lĩnh vực của đời sống xã hội.
C. được áp dụng nhiều lần, ở nhiều nơi, đối với tất cả mọi người, trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội.
D. được áp dụng trên hầu khắp các tỉnh thành ở nước ta.
-
Câu 50:
Pháp luật do tổ chức nào xây dựng, ban hành và đảm bảo thực hiện?
A. Bộ Chính trị.
B. Nhà nước.
C. Quốc hội.
D. Văn phòng Chính phủ.