Trắc nghiệm Pháp luật và đời sống GDCD Lớp 12
-
Câu 1:
Sử dụng pháp luật là một hình thức thực hiện pháp luật, trong đó:
A. Các chủ thể pháp luật thực hiện quyền chủ thể của mình do pháp luật quy định.
B. Các chủ thể pháp luật thực hiện nghĩa vụ pháp lý của mình bằng hành động tích cực.
C. Các chủ thể pháp luật tiến hành những hoạt động mà pháp luật không cấm.
D. Các chủ thể pháp luật kiềm chế không tiến hành những họat động mà pháp luật ngăn cấm.
-
Câu 2:
Thi hành pháp luật là một hình thức thực hiện pháp luật, trong đó:
A. Các chủ thể pháp luật thực hiện nghĩa vụ pháp lý của mình bằng hành động tích cực.
B. Các chủ thể pháp luật tiến hành những hoạt động mà pháp luật không cấm.
C. Các chủ thể pháp luật kiềm chế không tiến hành những họat động mà pháp luật ngăn cấm.
D. Các chủ thể pháp luật thực hiện quyền chủ thể của mình do pháp luật quy định.
-
Câu 3:
Tuân thủ pháp luật là một hình thức thực hiện pháp luật, trong đó:
A. Các chủ thể pháp luật tiến hành những hoạt động mà pháp luật không cấm.
B. Các chủ thể pháp luật kiềm chế không tiến hành những hành vi mà pháp luật ngăn cấm.
C. Các chủ thể pháp luật thực hiện nghĩa vụ pháp lý của mình bằng hành động tích cực.
D. Các chủ thể pháp luật thực hiện quyền chủ thể của mình do pháp luật quy định.
-
Câu 4:
Thực hiện pháp luật là:
A. Hành vi hợp pháp của các chủ thể pháp luật nhằm làm cho những quy định của pháp luật đi vào cuộc sống.
B. Hành vi hợp pháp của các chủ thể pháp luật luôn có sự tham gia của nhà nước.
C. Một quá trình hoạt động có mục đích làm cho những quy định của pháp luật đi vào cuộc sống, trở thành những hành vi thực tế hợp pháp của các chủ thể pháp luật.
D. Quá trình nhà nước tổ chức cho các chủ thể thực hiện các quy định của pháp luật
-
Câu 5:
Văn bản luật là loại văn bản do:
A. Quốc Hội ban hành
B. Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành theo trình tự, thủ tục nhất định
C. Ủy ban Thường vụ Quốc Hội ban hành
D. Chính phhủ ban hành
-
Câu 6:
Văn bản quy phạm pháp luật giá trị pháp lí cao nhất là:
A. Hiến pháp
B. Luật hình sự
C. Luật dân sự
D. Luật Hành chính
-
Câu 7:
Văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân ban hành là:
A. Nghị định
B. Chỉ thị
C. Nghị quyết
D. Thông tư
-
Câu 8:
Văn bản quy phạm pháp luật nào sau đây là loại văn bản luật?
A. Luật, bộ luật
B. Hiến pháp
C. Nghị quyết của Quốc hội
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 9:
Văn bản quy phạm pháp luật có mấy loại:
A. 3 loại là: Hiến pháp; Đạo luật, bộ luật; văn bản dưới luật
B. 2 loại là: Văn bản luật; văn bản dưới luật
C. 2 loại là: Văn bản luật; văn bản áp dụng pháp luật
D. 1 loại là: bao gồm tất cả các văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành
-
Câu 10:
Chính phủ ban hành văn bản quy phạm pháp luật nào sau đây:
A. Chỉ thị
B. Thông tư
C. Nghị định
D. Quyết định
-
Câu 11:
Chọn đáp án đúng cho chỗ trống trong câu:......................là văn bản quy phạm pháp luật do Quốc hội – cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất ban hành.
A. Pháp lệnh
B. Quyết định
C. Văn bản dưới luật
D. Văn bản luật
-
Câu 12:
Bộ Giáo dục và Đào tạo có quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật nào sau đây?
A. Luật giáo dục
B. Chỉ thị
C. Nghị định
D. Nghị quyết
-
Câu 13:
Luật giáo dục do cơ quan nào sau đây ban hành?
A. Quốc hội
B. Bộ Giáo dục, Đào tạo
C. Chính phủ
D. Ủy ban thường vụ Quốc hội
-
Câu 14:
Quy phạm nào sau đây là quy phạm pháp luật:
A. Điều lệ của hội đồng hương
B. Nghị quyết của Đảng cộng sản
C. Nghị quyết của Quốc Hội
D. Điều lệ của Đảng cộng Sản
-
Câu 15:
Quy phạm nào sau đây là quy phạm xã hội:
A. Nghị quyết của Hội đồng nhân dân
B. Quy chế của Bộ Giáo dục –Đào tạo
C. Nghị quyết của Quốc Hội
D. Điều lệ của Đảng cộng Sản
-
Câu 16:
Pháp luật và đạo đức là hai hiện tượng:
A. Đều mang tính quy phạm
B. Đều mang tính bắt buộc chung
C. Đều là quy phạm tồn tại ở dạng thành văn
D. Đều do nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận
-
Câu 17:
Mối quan hệ giữa pháp luật với chính trị được thể hiện:
A. Pháp luật là linh hồn của đường lối chính trị
B. Việc thực hiện pháp luật là thực tiễn để kiểm nghiệm về tính đúng đắn và hiệu quả của đường lối chính trị
C. Việc thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng luôn phải dựa trên ý thức pháp luật của nhân dân
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 18:
Trong mối quan hệ giữa pháp luật với kinh tế, chúng ta thấy rằng:
A. Pháp luật và kinh tế đều là hiện tượng thuộc kiến trúc thượng tầng
B. Pháp luật giữ vai trò chủ đạo, quyết định đối với kinh tế
C. Pháp luật vừa chịu sự tác động, chi phối của kinh tế; đồng thời lại vừa có sự tác động đến kinh tế rất mạnh mẽ
D. Pháp luật và kinh tế có nhiều nét tương đồng với nhau
-
Câu 19:
Nhà nước và pháp luật là hai hiện tượng:
A. Cùng phát sinh, tồn tại và tiêu vong
B. Có nhiều nét tương đồng với nhau và có sự tác động qua lại lẫn nhau
C. Cùng thuộc kiến trúc thượng tầng
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 20:
Văn bản quy phạm pháp luật là hình thức pháp luật tiến bộ nhất vì:
A. Được nhà nước thừa nhận từ một số tập quán đã lưu truyền trong xã hội
B. Luôn có tính rõ ràng, cụ thể, điều chỉnh được nhiều quan hệ xã hội trên các lĩnh vực khác nhau
C. Ngày càng được sử dụng rộng rãi ở nhiều quốc gia trên thế giới
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 21:
Chọn phương án đúng nhất điền vào chỗ trống: Hình thức......................... do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành theo trình tự, thủ tục nhất định, trong đó có những quy tắc xử sự chung được áp dụng nhiều lần trong đời sống xã hội.
A. Văn bản quy phạm pháp luật
B. Tập quán pháp
C. Tiền lệ pháp
D. Án lệ pháp
-
Câu 22:
Chọn phương án đúng nhất điền vào chỗ trống: Kiểu pháp luật là tổng thể các dấu hiệu đặc trưng cơ bản của pháp luật, thể hiện bản chất giai cấp và những điều kiện tồn tại, phát triển của pháp luật trong...............................
A. Một nhà nước nhất định
B. Trong một giai đoạn lịch sử nhất định
C. Một chế độ xã hội nhất định
D. Một hình thái Kinh tế – Xã hội nhất định
-
Câu 23:
Pháp luật và chính trị là hai hiện tượng do:
A. Cơ sở hạ tầng kinh tế của xã hội quyết định
B. Nhà nước quyết định
C. Kiến trúc thượng tầng quyết định
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 24:
Nhà nước và pháp luật có mối quan hệ:
A. Là tiền đề
B. Là cơ sở của nhau
C. Cùng tác động đến nhau
D. Các câu trên đều đúng
-
Câu 25:
Điểm giống nhau của các kiểu pháp luật trong lịch sử là:
A. Đều mang tính đồng bộ
B. Đều mang tính khách quan
C. Đều thể hiện ý chí của giai cấp thống trị
D. Đều thể hiện ý chí của nhân dân trong xã hội
-
Câu 26:
Khi nghiên cứu về kiểu pháp luật thì khẳng định nào sau đây là đúng?
A. Tương ứng với 5 hình thái kinh tế - xã hội, thì có 5 kiểu pháp luật
B. Tương ứng với mỗi chế độ xã hội thì có một kiểu pháp luật
C. Tương ứng với mỗi kiểu nhà nước thì có một kiểu pháp luật
D. Tương ứng với mỗi hình thái kinh tế - xã hội, thì có một kiểu pháp luật
-
Câu 27:
Khi nghiên cứu về chức năng của pháp luật thì khẳng định nào sau đây là đúng?
A. Pháp luật là công cụ bảo vệ tất cả các mối quan hệ nảy sinh trong đời sống xã hội
B. Pháp luật điều chỉnh tất cả các mối quan hệ nảy sinh trong đời sống xã hội
C. Pháp luật nghiêm cấm những hành vi xâm hại, làm ảnh hưởng đến các quan hệ xã hội mà nó điều chỉnh
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 28:
Quy phạm pháp luật và quy phạm xã hội:
A. Hoàn toàn giống nhau
B. Hoàn toàn khác nhau
C. Có điểm giống nhau và khác nhau
D. Chỉ có điểm khác nhau, không có điểm giống nhau
-
Câu 29:
Đáp án nào sau đây thể hiện thuộc tính của pháp luật?
A. Tính chính xác
B. Tính quy phạm và phổ biến
C. Tính minh bạch
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 30:
Pháp luật không tồn tại trong xã hội nào?
A. Xã hội không có tư hữu
B. Xã hội không có giai cấp
C. Xã hội không có nhà nước
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 31:
Pháp luật là phương tiện để:
A. Bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của công dân
B. Nhà nước sử dụng làm công cụ chủ yếu quản lý mọi mặt đời sống xã hội
C. Hoàn thiện bộ máy nhà nước và tạo lập mối quan hệ ngoại giao
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 32:
Vai trò của pháp luật được thể hiện:
A. Là công cụ để nhà nước thực hiện sự cưỡng chế đối với những cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân trong xã hội
B. Là phương tiện chủ yếu để nhà nước quản lý xã hội
C. Là phương tiện chủ yếu để nhà nước quản lý mọi mặt đời sống xã hội và bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của công dân
D. Là công cụ để nhà nước thực hiện sự cưỡng chế đối với những hành vi vi phạm pháp luật và tội phạm
-
Câu 33:
Pháp luật có chức năng:
A. Là phương tiện chủ yếu để quản lý mọi mặt đời sống xã hội
B. Điều chỉnh và bảo vệ các quan hệ xã hội chủ yếu
C. Là cơ sở để hoàn thiện bộ máy nhà nước
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 34:
Việc thực hiện pháp luật được đảm bảo bằng:
A. Đường lối, chính sách của Nhà nước
B. Hệ thống các cơ quan bảo vệ pháp luật của Nhà nước
C. Cưỡng chế nhà nước
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 35:
Chọn phương án đúng nhất điền vào chỗ trống: Xuất phát từ..........................cho nên bất cứ nhà nước nào cũng dùng pháp luật làm phương tiện chủ yếu để quản lý mọi mặt đời sống xã hội.
A. Tính cưỡng chế của pháp luật
B. Tính quy phạm và phổ biến của pháp luật
C. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức của pháp luật
D. Những thuộc tính cơ bản của pháp luật
-
Câu 36:
Bản chất giai cấp của pháp luật được thể hiện:
A. Pháp luật là ý chí của giai cấp thống trị được đề lên thành luật
B. Pháp luật chính là sự phản chiếu thực tại khách quan
C. Pháp luật là công cụ hữu hiệu để tổ chức quản lý xã hội
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 37:
Để không phải chịu trách nhiệm pháp lí trước pháp luật, công dân cần
A. làm những việc theo nghĩa vụ.
B. làm việc theo nhu cầu của mọi người.
C. làm những việc theo ý muốn chủ quan của mình.
D. sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật.
-
Câu 38:
Luật Giao thông đường bộ quy định tất cả người tham gia giao thông phải chấp hành chỉ dẫn của đèn tín hiệu giao thông, là biểu hiện đặc trưng nào dưới đây của pháp luật?
A. Tính quy phạm phổ biến.
B. Tính cộng đồng.
C. Tính xã hội.
D. Tính phổ biến.
-
Câu 39:
Năng lực trách nhiệm pháp lí là khả năng của người đã đạt một độ tuổi nhất định theo quy định của pháp luật, có thể
A. nhận thức và điều khiển được hành vi của mình.
B. có kiến thức về lĩnh vực mình làm.
C. hiểu được hành vi của mình.
D. nhận thức và đồng ý với hành vi của mình.
-
Câu 40:
Thực hiện pháp luật không phải là nội dung nào dưới đây?
A. Làm những việc mà pháp luật cho phép làm.
B. Không làm những việc mà pháp luật cấm.
C. Làm những việc mà pháp luật quy định phải làm.
D. Làm những việc mà pháp luật cấm.
-
Câu 41:
Pháp luật do nhà nước ban hành và đảm bảo thực hiện bằng
A. chủ trương của nhà nước.
B. quyền lực nhà nước.
C. chính sách của nhà nước.
D. uy tín của nhà nước.
-
Câu 42:
Văn bản luật bao gồm:
A. Hiến pháp, Luật, Nghị quyết của quốc hội.
B. Luật, Bộ luật.
C. Hiến pháp, Luật, Bộ luật.
D. Hiến pháp, Luật.
-
Câu 43:
Bằng kiến thức của mình về pháp luật em hãy cho biết quốc hội nước CHXHCN Việt Nam có nhiệm kỳ mấy năm?
A. 4 năm
B. 5 năm
C. 6 năm
D. 3 năm
-
Câu 44:
Theo em nhà nước ta cho phép người dân có quyền tham gia góp ý vào các dự thảo luật, điều đó thể hiện dân chủ trong lĩnh vực nào?
A. Kinh tế
B. Pháp luật
C. Chính trị
D. Văn hoá - Tinh thần
-
Câu 45:
Hiến pháp là luật cơ bản của nhà nước có hiệu lực pháp lí cao nhất nên:
A. Nội dung của tất cả các văn bản đều phải phù hợp, không được trái luật định.
B. Nội dung của tất cả các văn bản đều phải phù hợp, không được trái quy định.
C. Nội dung của tất cả các văn bản đều phải phù hợp, không được sửa đổi.
D. Nội dung của tất cả các văn bản đều phải phù hợp, không được trái Hiến pháp.
-
Câu 46:
So với khu vực và thế giới, nền chính trị nước ta
A. Luôn luôn bị đe doạ.
B. Tiềm ẩn nguy cơ bất ổn cao.
C. Ổn định.
D. Bất ổn.
-
Câu 47:
Chủ tịch nước do Quốc hội bầu trong số đại biểu:
A. Hội đồng nhân dân các cấp.
B. Ủy ban nhân các cấp.
C. Nhà nước.
D. Quốc hội.
-
Câu 48:
Trong các văn bản quy phạm pháp luật sau, em hãy cho biết văn bản nào có hiệu lực pháp lí cao nhất?
A. Hiến pháp
B. Nghị quyết
C. Pháp lệnh
D. Luật
-
Câu 49:
Chủ tịch nước là người……………Nhà nước, thay mặt nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đối nội và đối ngoại.
A. lãnh đạo
B. đứng đầu
C. chủ trì
D. thay mặt
-
Câu 50:
Khẳng định nào sau đây là đúng nhất:
A. Mọi công dân đều có quyền bình đẳng trước tòa án.
B. Mọi công dân đều có quyền bình đẳng trước pháp luật.
C. Mọi công dân đều có quyền bình đẳng về quyền lợi chính đáng.
D. Mọi công dân đều có quyền bình đẳng về nghĩa vụ.