Trắc nghiệm Pháp luật và đời sống GDCD Lớp 12
-
Câu 1:
Pháp luật mang bản chất của giai cấp công nhân và nhân dân lao động thể hiện quyền làm chủ của nhân dân lao động trên lĩnh vực nào sau đây?
A. Tất cả mọi lĩnh vực
B. Lĩnh vực kinh tế
C. Lĩnh vực xã hội
D. Lĩnh vực chính trị
-
Câu 2:
Điền vào chỗ chấ sao cho thích hợp: Các đặc trưng của pháp luật cho thấy pháp luật vừa mang......
A. Bản chất giai cấp và bản chất xã hội.
B. Bản chất giai cấp và bản chất thời đại.
C. Bản chất giai cấp và bản chất dân tộc.
D. Bản chất giai cấp và bản chất lịch sử.
-
Câu 3:
Để quản lí xã hội, cùng với các phương tiện khác, nhà nước sử dụng pháp luật như một phương tiện........
A. Hữu hiệu nhất.
B. Hiệu quả nhất.
C. Phù hợp nhất.
D. Đơn giản nhất.
-
Câu 4:
Đâu là phương án KHÔNG thể hiện vai trò của nhà nước trong công tác quản lí xã hội bằng pháp luật?
A. Công bố công khai, kịp thời các văn bản pháp luật.
B. Tự giác tìm hiểu các quy định của pháp luật.
C. Ban hành pháp luật trên quy mô toàn xã hội.
D. Tổ chức thực hiện pháp luật trên toàn xã hội.
-
Câu 5:
Phương tiện nào sau đây giúp công dân bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình?
A. Pháp luật.
B. Hiến pháp.
C. Đạo đức.
D. Chủ trương, chính sách.
-
Câu 6:
Điền vào chỗ chấ sao cho thích hợp: Pháp luật quy định ........................... để công dân thực hiện quyền của công dân.
A. Trình tự.
B. Biện pháp.
C. Cách thức.
D. Phương pháp.
-
Câu 7:
Trong dịp họp lớp T và các bạn đã sử dụng a tuý bị công an bất ngờ kiểm tra và bắt tất cả về đồn xử lí, điều này thể hiện đặc trưng nào của pháp luật?
A. Tính xác định chặt chẽ về hình thức.
B. Tính quy phạm phổ biến.
C. Tính quyền lực, bắt buộc chung.
D. Tính xác định chặt chẽ về nội dung.
-
Câu 8:
Những ai trong trường hợp sau hiểu không đúng về bản chất giai cấp của pháp luật: A cho rằng: Pháp luật chỉ nhằm phục vụ lợi ích cho giai cấp cầm quyền, N lại nghĩa: Pháp luật chỉ phục vụ cho lợi ích của giai cấp công nhân”, còn K cho rằng: "Bản chất giai cấp là biểu hiện chung của bất kì kiểu pháp luật nào, tuy nhiên, mỗi kiểu pháp luật lại có những biểu hiện riêng của nó”.
A. A và K.
B. A, N và K.
C. A và N.
D. N và K.
-
Câu 9:
Trong trường hợp dưới đây pháp luật có vai trò gì? Công ty sản xuất mì chính X đang kinh doanh có hiệu quả thì bị báo Z đăng tin trong mì chính có chứa chất gây hại đến sức khỏe người tiêu dùng. Công ty sản xuất mì chính X đã đề nghị báo Z cải chính thông tin sai lệch theo quy định của pháp luật.
A. Luôn đúng về phía người sản xuất kinh doanh.
B. Bảo vệ một số quyền lợi của công dân.
C. Bảo vệ mọi nhu cầu của công dân.
D. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
-
Câu 10:
Bản chất xã hội của pháp luật được phản ánh qu nội dung nào dưới đây?
A. Pháp luật chỉ là những điều cấm đoán trong xã hội.
B. Các quy phạm pháp luật phù hợp với ý chí của giai cấp cầm quyền mà nhà nước là đại diện.
C. Pháp luật bắt nguồn từ thực tiễn đời sống xã hội.
D. Các quy phạm pháp luật không vì sự phát triển của xã hội.
-
Câu 11:
Có thể phân biệt pháp luật với các quy phạm xã hội khác bằng yếu tố
A. Sử dụng một tổ chức chính trị.
B. Tính quy phạm phổ biến.
C. Tính quyền lực.
D. Tính kế thừa và phát huy.
-
Câu 12:
Trường hợp anh T đi xe máy nhưng không đội nón bảo hiểm. Cảnh sát giao thông đã xử phạt anh T theo quy định của pháp luật, điều này thể hiện
A. Tính quy phạm phổ biến.
B. Tính quyền lực, bắt buộc chung.
C. Tính quần chúng nhân dân.
D. Tính bắt buộc thực tiễn.
-
Câu 13:
Đâu là phương án nói về nội dung pháp luật là phương tiện để nhà nước quản lí xã hội?
A. Đề nghị xem xét quyết định của cơ quan nhà nước.
B. Thực hiện các quyền và lợi ích của công dân.
C. Tố cáo nhằm ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật.
D. Phổ biến giáo dục pháp luật thông qua các phương tiện truyền thông.
-
Câu 14:
Nội dung pháp luật quy định rõ điều kiện kết hôn giữa nam và nữ áp dụng cho tất cả mọi người đã thể hiện đặc trưng
A. Tính xác định chặt chẽ về hình thức.
B. Tính quy phạm phổ biến.
C. Tính xác định chặt chẽ về nội dung.
D. Tính quyền lực, bắt buộc chung.
-
Câu 15:
Việc làm của anh T thể hiện pháp luật là phương tiện như thế nào khi anh quyết định dùng số vốn tích góp được ở một tiệm sửa xe trên cơ sở quy định chung của pháp luật về kinh doanh và được chấp thuận.
A. Để công dân thực hiện quyền của mình.
B. Để công dân có quyền tự do hành nghề.
C. Để công dân thực hiện được ý định của mình.
D. Để công dân lựa chọn ngành nghề kinh doanh.
-
Câu 16:
Điền vào dấu ba chấm: Nhà nước ban hành pháp luật và tổ chức thực hiện pháp luật, đưa pháp luật vào đời sống của.....
A. mỗi cán bộ, công chức nhà nước có thẩm quyền.
B. từng người dân và của toàn xã hội.
C. một số đối tượng cụ thể trong xã hội.
D. một số đối tượng cụ thể trong xã hội.
-
Câu 17:
Văn bản quy phạm pháp luật nào sau đây được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh ban hành?
A. Thông tư.
B. Nghị quyết.
C. Pháp lệnh.
D. Quyết định.
-
Câu 18:
Phương án nào không phải một văn bản quy phạm pháp luật?
A. Quyết định của Ủy ban nhân đân tình B về việc bãi bỏ văn bản do Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành trước đó
B. Chỉ thị 25/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách về bảo vệ môi trường
C. Lệnh công bố Hiến pháp của Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
D. Quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh B ban hành Quy chế làm việc của ủy ban nhân dân tỉnh nhiệm kì 2016 - 2021
-
Câu 19:
Công an đô thị lập biên bản và tịch thu gian hàng của chị C vì chị tự ý lấn chiếm vỉa hè để bán đồ ăn vặt, điều này đã thể hiện đặc trưng gì của pháp luật?
A. Tính chặt chẽ về hình thức
B. Tính quy phạm phổ biến
C. Tính chặt chẽ về nội dung
D. Tính quyền lực, bắt buộc chung
-
Câu 20:
Anh H tham gia đua xe trái phép gây tai nạn bị cảnh sát giao thông lập biên bản thể hiện đặc trưng gì của pháp luật?
A. Tính quyền lực, bắt buộc chung
B. Tính quy phạm phổ biến
C. Tính chặt chẽ về nội dung
D. Tính chặt chẽ về hình thức
-
Câu 21:
Mặc dù là chủ của một nhà hàng lớn nhưng anh C cố tình trốn thuế. Sau khi điều tra, các cơ quan chức năng đã phạt hành chính anh, việc là này đã cho thấy
A. tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức của pháp luật.
B. tính quy phạm phổ biến của pháp luật.
C. tính xác định chặt chẽ về nội dung của pháp luật.
D. tính quyền lực, bắt buộc chung của pháp luật.
-
Câu 22:
Chị C sau khi có một số vốn đã mở cơ sở kinh doanh nhưng không chịu nộp thuế. Cơ quan chức năng đã phạt hành chính chị, điều này thể hiện
A. tính quyền lực, bắt buộc chung của pháp luật.
B. tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức của pháp luật.
C. tính xác định chặt chẽ về nội dung của pháp luật.
D. tính quy phạm phổ biến của pháp luật.
-
Câu 23:
Khi gây ra tội nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng người ở độ tuổi nào phải chịu trách nhiệm về hình sự?
A. từ 14 đến đủ 16.
B. từ đủ 14 đến dưới 16.
C. từ 16 đến đủ 18
D. từ đủ 16 đến dưới 18.
-
Câu 24:
Theo pháp luật, các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành phải như thế nào?
A. phù hợp với các quy phạm đạo đức
B. phù hợp với ý chí của giai cấp cầm quyền
C. phù hợp với mọi tầng lớp nhân dân
D. phù hợp với ý chí nguyện vong của nhân dân
-
Câu 25:
Các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành phải như thế nào?
A. phù hợp với ý chí của giai cấp cầm quyền
B. phù hợp với ý chí nguyện vọng của nhân dân
C. phù hợp với mọi tầng lớp nhân dân
D. phù hợp với ý chí nguyện vọng của nhân dân
-
Câu 26:
Việc quy định rõ cách thức để công dân thực hiện quyền khiếu nại của mình theo pháp luật là nội dung nói về yếu tố nào sau?
A. bản chất của pháp luật.
B. vai trò của pháp luật.
C. chức năng của pháp luật.
D. đặc trưng của pháp luật.
-
Câu 27:
Nội dung "Nhờ có pháp luật nhà nước mới kiểm tra, kiểm soát được các hoạt động của mọi công dân trong phạm vi lãnh thổ của mình” nói về yếu tố nào của pháp luật
A. chức năng của pháp luật.
B. vai trò của pháp luật.
C. nhiệm vụ của pháp luật.
D. đặc trưng của pháp luật.
-
Câu 28:
Việc chủ thể phải gánh chịu do hành vi vi phạm pháp luật gây ra thể hiện đặc trưng gì của pháp luật?
A. Tính quyền lực, bắt buộc chung
B. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức
C. Tính ý chí
D. Tính chủ quan, quy phạm phổ biến
-
Câu 29:
Đặc trưng nào của pháp luật thể hiện qua nội dung Vợ chồng bình đẳng với nhau, có nghĩa vụ và quyền ngang nhau về mọi mặt trong gia đình?
A. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức
B. Tính quy phạm phổ biến
C. Tính ý chí và khách quan
D. Tính quyền lực, bắt buộc chung
-
Câu 30:
Đáp án nào sau đây là phương diện thể hiện tính giai cấp của nhà nước?
A. kinh tế, chính trị, xã hội
B. kinh tế, chính trị, tư tưởng
C. kinh tế, chính trị, văn hóa
D. kinh tế, văn hóa, xã hội.
-
Câu 31:
Pháp luật có vai trò như thế nào đối với công dân trong trường hợp: Vì cạnh tranh không lành mạnh, công ty mỹ phẩm A thuê báo X đăng tin không đúng sự thật về công ty mỹ phẩm C nhập hàng giả. Trên cơ sở quy định của pháp luật, công ty A đã đề nghị báo X cải chính thông tin sai lệch này.
A. Pháp luật bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
B. Pháp luật bảo vệ mọi quyền lợi của công dân.
C. Pháp luật bảo vệ mọi nhu cầu của công dân.
D. Pháp luật luôn đứng về phía người sản xuất kinh doanh.
-
Câu 32:
Chị C ở cửa hàng bán vật liệu xây dựng được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Trong trường hợp này, pháp luật đã thể hiện vai trò nào?
A. Là phương tiện để công dân thực hiện quyền của mình.
B. Là phương tiện để công dân hành xử theo pháp luật.
C. Là phương tiện để công dân thực hiện sản xuất kinh doanh.
D. Là phương tiện để công dân thực hiện nghĩa vụ kinh doanh.
-
Câu 33:
Việc Quốc hội nước ta đã ban hành Luật Biển Việt Nam để bảo vệ chủ quyền hợp pháp của Việt Nam. Yêu cầu ban hành Luật Biển Việt Nam cho thấy pháp luật bắt nguồn từ đâu?
A. thực tiễn đời sống xã hội.
B. kinh nghiệm của các nước trên biển Đông.
C. mục đích bảo vệ tổ quốc.
D. lợi ích của cán bộ, chiến sĩ hải quân.
-
Câu 34:
Trong trường dưới đây thể hiện vai trò nào của pháp luật: Ở một số nơi di tích lịch sử thường bị người dân sử dụng là mục đích riêng, các cơ quan chức năng đã xử lý vi phạm hành chính với những người vi phạm.
A. Là công cụ để hoạch định kế hoạch bảo vệ di sản văn hóa.
B. Là phương tiện để nhà nước quản lý xã hội.
C. Là phương tiện để Nhà nước trừng trị kẻ phạm tội.
D. Là công cụ để nhân dân đấu tranh với người vi phạm
-
Câu 35:
Trong trường hợp dưới đây, pháp luật đã thể hiện vai trò nào dưới đây với mỗi công dân: Vì có con nhỏ bị ốm chị A xin phép nghỉ việc để chăm sóc con. Giám đốc Công ty tự ý chuyển chị sang vị trí công tác khác vì thấy chị nghỉ thường xuyên, chị đã làm đơn khiếu nại và quyết định không thực hiện.
A. Là phương tiện để công dân bảo vệ mọi yêu cầu của mình.
B. Là cơ sở hợp pháp để công dân đấu tranh bảo vệ tuyệt đối cho quyền lợi của mình.
C. Là cơ sở để công dân bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
D. Là cơ sở để công dân kiến nghị với cấp trên.
-
Câu 36:
Vai trò nào của pháp luật thể hiện qua việc học sinh thực hiện quyền học tập phù hợp với khả năng và điều kiện của mình?
A. thực hiện nhu cầu của bản thân.
B. bảo vệ nhu cầu cuộc sống của công dân.
C. thực hiện quyền của mình.
D. thực hiện nhu cầu của nhà nước.
-
Câu 37:
Đọc trường hợp sau và cho biết pháp luật đã thể hiện vai trò nào dưới đây đối với công dân: A và B muốn kết hôn nhưng gia đình chị A ngăn cản, thuyết phục không được, chị A dùng pháp luật để phân tích “Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định” thì bố chị mới đồng ý để hai người kết hôn với nhau.
A. Là phương tiện để mọi người đấu tranh trong những trường hợp cần thiết.
B. Là phương tiện để công dân bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
C. Là yếu tố điều chỉnh suy nghĩ của mọi người.
D. Là yếu tố liên quan đến cuộc sống gia đình.
-
Câu 38:
Nhằm đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng, tránh sử dụng phải hàng giả, pháp luật ban hành Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Điều này thể hiện vai trò nào của pháp luật?
A. Là phương tiện để Nhà nước quản lý xã hội.
B. Là phương tiện trừng phạt người vi phạm.
C. Là công cụ điều hành hoạt động xã hội.
D. Là công cụ điều chỉnh hoạt động kinh tế.
-
Câu 39:
Vai trò nào của pháp luật thể hiện qua trường hợp Ủy ban nhân dân thành phố C đã yêu cầu người dân không được để xe trên hè phố để giữ trật tự an toàn đô thị?
A. Là hình thức cưỡng chế người vi phạm.
B. Là phương tiện để Nhà nước quản lý xã hội.
C. Là công cụ quản lý đô thị hữu hiệu.
D. Là phương tiện để đảm bảo mỹ quan thành phố.
-
Câu 40:
Nội dung sau đây thể hiện pháp luật bắt nguồn từ đâu: Nhà nước đã ban hành Luật Bảo vệ môi trường ở đô thị, khu dân cư, trong hoạt động sản xuất kinh doanh?
A. Từ thực tiễn đời sống xã hội.
B. Từ yêu cầu bảo vệ môi trường.
C. Từ cuộc sống ở đô thị.
D. Từ hoạt động sản xuất kinh doanh.
-
Câu 41:
Nội dung sau đây thể hiện pháp luật bắt nguồn từ đâu: Nhà nước đã ban hành Luật Bảo vệ môi trường ở đô thị, khu dân cư, trong hoạt động sản xuất kinh doanh?
A. Từ hoạt động sản xuất kinh doanh.
B. Từ yêu cầu bảo vệ môi trường.
C. Từ cuộc sống ở đô thị.
D. Từ thực tiễn đời sống xã hội.
-
Câu 42:
Mối quan hệ nào được thể hiện qua nội dung “Con có nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ”?
A. pháp luật với đạo đức.
B. pháp luật với chính trị.
C. gia đình và xã hội.
D. pháp luật với xã hội.
-
Câu 43:
Phương án nào sau đây không phải nội dung nói về bản chất xã hội của pháp luật?
A. Pháp luật do các thành viên của xã hội thực hiện.
B. Pháp luật bắt nguồn từ thực tiễn đời sống xã hội.
C. Pháp luật phản ánh ý chí của giai cấp cầm quyền.
D. Pháp luật được ban hành vì sự phát triển của xã hội.
-
Câu 44:
Nhà nước cần tích cực thực hiện những công việc nào để quản lý xã hội bằng pháp luật?
A. phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhân dân.
B. nghiêm chỉnh mọi chủ trương, chính sách.
C. răn đe để mọi người phải chấp hành pháp luật.
D. quảng cáo pháp luật trong xã hội.
-
Câu 45:
Vì là trái các quy định về bảo vệ môi trường trong sản xuất kinh doanh nên công ty D và công ty A cùng bị xử phạt hành chính, điều này thể hiện đặc điểm nào dưới đây của pháp luật?
A. Tính trừng phạt của pháp luật.
B. Tính giáo dục của pháp luật.
C. Tính nghiêm minh của pháp luật.
D. Tính quyền lực, bắt buộc chung.
-
Câu 46:
Việc làm của ông Q thể hiện pháp luật là phương tiện gì khi ông Q đã đăng ký mở cửa hàng thực phẩm và được chấp thuận quy định chung của pháp luật về kinh doanh?
A. Để công dân thực hiện quyền của mình.
B. Để công dân thực hiện được ý định của mình.
C. Để công dân lựa chọn ngành nghề kinh doanh.
D. Để công dân có quyền tự do hành nghề.
-
Câu 47:
Đặc trưng nào dưới đây của pháp luật thể hiện qua việc bắt buộc đối với mọi cá nhân, tổ chức, ai cũng phải xử sự theo?
A. Tính quyền lực bắt buộc chung.
B. Tính dân chủ.
C. Tính quy phạm phổ biến.
D. Tính xã hội.
-
Câu 48:
Nội dung cơ quan có quyền hạn ban hành các loại văn bản được quy định cụ thể trong Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật thể hiện
A. tính trình tự ban hành văn bản pháp luật.
B. tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.
C. tính cụ thể về mặt nội dung.
D. tính cụ thể của văn bản pháp luật.
-
Câu 49:
Nội dung "Tất cả quy phạm đạo đức luôn phù hợp với sự phát triển và tiến bộ xã hội được Nhà nước đưa vào trong các quy phạm pháp luật" đã thể hiện mối quan hệ nào của pháp luật?
A. đạo đức.
B. kinh tế.
C. chính trị.
D. xã hội.
-
Câu 50:
Điền vào chỗ chấm cho thích hợp: “Thương yêu con, tôn trọng ý kiến của con, chăm lo việc học tập, giáo dục để con phát triển mạnh mẽ về thể chất, trí tuệ, đạo đức” là thể hiện mối quan hệ giữa pháp luật với....
A. văn hóa.
B. kinh tế.
C. chính trị.
D. đạo đức.