Trắc nghiệm Phản ứng phân hạch - Phản ứng nhiệt hạch Vật Lý Lớp 12
-
Câu 1:
Hađrôn không phải là các hạt:
A. Sơ cấp, có khối lượng từ vài trăm đến vài nghìn lần me.
B. Nhẹ như nơtrinô, electron, muyôn, tauon,…
C. Gồm các mêzôn và barion.
D. Gồm các mêzôn p, mêzôn K, các nucleon và hipêron.
-
Câu 2:
Phản hạt của một hạt sơ cấp có đặc điểm gì?
A. Cùng khối lượng nhưng điện tích trái dấu và cùng giá trị tuyệt đối.
B. Cùng khối lượng nhưng điện tích cùng dấu và cùng giá trị tuyệt đối.
C. Khác khối lượng nhưng điện tích cùng dấu và cùng giá trị tuyệt đối.
D. Khác khối lượng nhưng điện tích trái dấu và cùng giá trị tuyệt đối.
-
Câu 3:
Hipêron có khối lượng:
A. Nhỏ hơn khối lượng Mêzôn
B. Nhỏ hơn khối lượng nuclôn.
C. Lớn hơn khối lượng nuclôn.
D. Nhỏ hơn khối lượng lepton
-
Câu 4:
Lực nào không chịu tác dụng của tương tác điện từ?
A. Lực ma sát
B. Trọng lực
C. Lực Lo-ren
D. Lực hạt nhân
-
Câu 5:
Một hạt nhân X, ban đầu đứng yên, phóng xạ αα và biến thành hạt nhân Y. Biết hạt nhân X có số khối là A, hạt α phát ra có tốc độ v. Lấy khối lượng hạt nhân bằng số khối của nó tính theo đơn vị u. Tính tốc độ của hạt nhân Y theo A và v
A. \( \frac{A}{{A - 4}}v\)
B. \( \frac{4}{{A - 4}}v\)
C. \( \frac{A}{{A + 4}}v\)
D. \( \frac{4}{{A + 4}}v\)
-
Câu 6:
Xét phản ứng tổng hợp hai hạt nhân đơteri:
\( _1^2D + _1^2D \to _1^3T + _1^1H\)
Chom \( {m_D} = 2,0136u;{m_T} = 3,016u;{m_H} = 1,0073u;1u = 931MeV/{c^2}.\) Tính năng lượng mà một phản ứng tỏa ra (theo đơn vị MeV).
A. 3,63MeV
B. 2,63MeV
C. 4,63MeV
D. 1,63MeV
-
Câu 7:
Cho rằng trong phản ứng phân hạch của một hạt nhân \( _{92}^{235}U\) sau khi bắt nơtron thì năng lượng tỏa ra là 210MeV. Tính tổng khối lượng (theo đơn vị khối lượng nguyên tử u) của các hạt được tạo ra trong phản ứng này. Lấy khối lượng của hạt nhân, tính theo đơn vị khối lượng nguyên tử u,u, bằng số khối của hạt nhân đó. Cho 1u=931MeV/c2;c=3.108m/s; khối lượng của hạt nhân \( _{92}^{235}U\) là 234,9933u và của nơtron là 1,0087u.
A. 235,77u
B. 335,77u
C. 135,77u
D. 435,77u
-
Câu 8:
Cho phản ứng phân hạch sau: \( _0^1n + _{92}^{235}U \to _{92}^{236}U * \to _{39}^{94}Y + _{53}^{139}I + 3_0^1n\) Tính năng lượng tỏa ra trong phản ứng này. Cho khối lượng của các hạt nhân \(_{92}^{235}U,_{39}^{94}Y,_{53}^{139}I\) và của nơtron lần lượt là \( {m_U} = 234,9933u;{m_Y} = 93,8901u;{m_I} = 138,8970u;{m_n} = 1,0087u;1u = {1,66055.10^{ - 27}}kg;c = {3.10^8}m/s.\)
A. 175,77MeV
B. 275,77MeV
C. 375,77MeV
D. 475,77MeV
-
Câu 9:
Cho phản ứng phân hạch: \( _0^1n + _{92}^{235}U \to _{42}^{95}Mo + _{57}^{139}La + 7_{ - 1}^0e + X_0^1n\)
A. 1
B. 3
C. 2
D. 4
-
Câu 10:
Trong phạm vi kích thước và cấu tạo xét trong bài này, hạt nào sau đây không thể coi là hạt sơ cấp?
A. Êlectron
B. Hạt nhân hiđrô
C. Nơtron
D. Hạt nhân \( _6^{12}C\)
-
Câu 11:
Trong phản ứng sau có bảo toàn khối lượng không?
\( {e^ - } + {e^ + } = 2\gamma \)
(êlectron+ pôzitron⇒ hai phôtôn)
A. Không
B. Có
C. Chưa kết luận được
D. A, B đều sai
-
Câu 12:
Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời theo một quỹ đạo gần tròn có bán kính vào khoảng
A. \( {15.10^6}km\)
B. \( {15.10^7}km\)
C. \( {15.10^8}km\)
D. \( {15.10^9}km\)
-
Câu 13:
Trục quay của Trái Đất quanh mình nó hợp với pháp tuyến của mặt phẳng quỹ đạo của nó quanh Mặt Trời một góc là
A. 20027′
B. 21027′
C. 22027′
D. 23027′
-
Câu 14:
Đường kính của hệ Mặt Trời vào cỡ
A. 40 đơn vị thiên văn.
B. 60 đơn vị thiên văn.
C. 80 đơn vị thiên văn.
D. 100 đơn vị thiên văn.
-
Câu 15:
Khối lượng Mặt Trời vào cỡ
A. \( {2.10^{28}}kg\)
B. \( {2.10^{29}}kg\)
C. \( {2.10^{30}}kg\)
D. \( {2.10^{31}}kg\)
-
Câu 16:
Chọn đáp án đúng. Khối lượng Trái Đất vào cỡ
A. \( {6.10^{23}}kg\)
B. \( {6.10^{24}}kg\)
C. \( {6.10^{25}}kg\)
D. \( {6.10^{26}}kg\)
-
Câu 17:
Với các hành tinh sau của hệ Mặt Trời: Hỏa tinh, Kim tinh, Mộc tinh, Thổ tinh, Thủy tinh; tính từ Mặt Trời, thứ tự từ trong ra là:
A. Thủy tinh, Kim tinh, Hỏa tinh, Mộc tinh, Thổ tinh.
B. Kim tinh, Mộc tinh, Thủy tinh, Hỏa tinh, Thổ tinh.
C. Hỏa tinh, Mộc tinh, Kim tinh, Thủy tinh, Thổ tinh.
D. Thủy tinh, Hỏa tinh, Thổ tinh, Kim tinh, Mộc tinh.
-
Câu 18:
Đường kính của một thiên hà vào cỡ
A. 10000 năm ánh sáng.
B. 100000 năm ánh sáng.
C. 1000000 năm ánh sáng.
D. 10000000 năm ánh sáng.
-
Câu 19:
Chọn đáp án đúng. Mặt Trời thuộc loại sao:
A. Trắt trắng.
B. Kềnh đỏ.
C. Trung bình giữa trắt trắng và kềnh đỏ.
D. Nơtron
-
Câu 20:
Một thiên thạch bay vào bầu khí quyển của Trái Đất, bị ma sát mạnh, nóng sáng và bốc cháy, để lại một vết sáng dài. Vết sáng này được gọi là
A. Sao đôi.
B. Sao chổi
C. Sao băng.
D. Sao siêu mới.
-
Câu 21:
Một thiên hà cách chúng ta hai trăm nghìn năm ánh sáng. Tính tốc độ lùi xa của thiên hà đó.
A. 3200m/s
B. 3400m/s
C. 3500m/s
D. 3300m/s
-
Câu 22:
Độ dịch chuyển về phía đỏ của bức xạ λ=10-10m do một quaza phát ra là 10-11m. Tính khoảng cách từ Trái Đất tới quaza.
A. 1764 triệu năm ánh sáng
B. 764 triệu năm ánh sáng
C. 264 triệu năm ánh sáng
D. 2764 triệu năm ánh sáng
-
Câu 23:
Chọn đáp án đúng: Mặt Trời thuộc loại sao:
A. Trung bình giữa chất trắng và kềnh đỏ
B. Kềnh đỏ
C. Chất trắng
D. Notron
-
Câu 24:
Khi sao chổi chuyển động trên phần quỹ đạo gần Mặt Trời, một số nơi trên Trái Đất có thể quan sát được đuôi sao chổi. Sự hình thành đuôi sao chổi là do
A. Đám khí bao quanh sao có nhiệt độ tăng rất cao và bị bốc hơi mạnh.
B. Lớp bụi bao quanh sao bị ma sát mạnh, nóng sáng và bốc chay.
C. Đám khí và bụi bao quanh sao chịu tác động của áp suất ánh sáng mặt trời nên bị thổi dạt về phía đối diện với Mặt Trời
D. Sự tăng áp suất đội ngột của đám khí bao quanh sao khi nó tiến gần Mặt Trời.
-
Câu 25:
Đường kính của thiên hà vào khoảng
A. 200000 năm ánh sáng
B. 100000 năm ánh sáng
C. 10000 năm ánh sáng
D. 1 triệu năm ánh sáng
-
Câu 26:
Trong các hành tinh sau đây thuộc hệ Mặt Trời, hành tinh ở gần Trái Đất nhất là
A. Kim tinh
B. Thủy tinh
C. Hỏa tinh
D. Mộc tinh
-
Câu 27:
Hành tinh trong hệ Mặt Trời gần như có cùng kích cỡ với Trái Đất là
A. Hỏa tinh
B. Thổ tinh
C. Thủy tinh
D. Kim tinh
-
Câu 28:
Hành tinh nhỏ nhất trong hệ Mặt Trời là
A. Thủy tính.
B. Kim tinh
C. Hỏa tinh
D. Thiên Vương tinh
-
Câu 29:
Hành tinh thứ tư kể từ Mặt Trời trở ra là
A. Mộc tinh
B. Kim tinh
C. Hỏa tinh
D. Thiên Vương tinh.
-
Câu 30:
Trong một vụ thử hạt nhân, quả bom hạt nhân sử dụng sự phân hạch của đồng vị \( _{92}^{235}U\) với hệ số nhân nơtron là k ( k >1 ). Giả sử \( _{92}^{235}U\) phân hạch trong mỗi phản ứng tạo ra (200 MeV ). Coi lần đầu chỉ có một phân hạch và các lần phân hạch xảy ra đồng loạt. Sau 85 phân hạch thì quả bom giải phóng tổng cộng (343,87 ) triệu kWh. Giá trị của k là
A. 2,0
B. 2,2
C. 2,4
D. 1,8
-
Câu 31:
Tàu ngầm hạt nhân là một loại tàu ngầm vận hành nhờ sử dụng năng lượng của phản ứng hạt nhân. Nguyên liệu thường dùng là U235 Mỗi phân hạch của hạt nhân tỏa ra năng lượng trung bình là (200 MeV ). Hiệu suất của lò phản ứng là (25% ). Nếu công suất của lò là 400MW thì khối lượng U235 cần dùng trong một ngày xấp xỉ bằng:
A. 1,75kg
B. 2,59kg
C. 1,69kg
D. 2,67kg
-
Câu 32:
Một nhà máy điện nguyên tử dùng 235U phân hạch tỏa ra 200MeV. Hiệu suất của nhà máy là 30%. Nếu công suất của nhà máy là 1920MW thì khối lượng 235U cần dùng trong một ngày:
A. 0,6744kg
B. 1,0502kg
C. 2,5964kg
D. 6,7455kg
-
Câu 33:
Biết \(^{235}U\) có thể bị phân hạch theo phản ứng sau: \( {}_{92}^{235}U + {}_0^1n \to {}_{53}^{139}I + {}_{39}^{94}Y + 3{}_0^1n\). Khối lượng của các hạt tham gia phản ứng: \(m_U = 234,99332u; m_n = 1,0087u; m_I = 138,8970u; m_Y = 93,89014u; 1uc^2 = 931,5MeV\). Nếu có một lượng hạt nhân U235 đủ nhiều, giả sử ban đầu ta kích thích cho 1010 hạt U235 phân hạch theo phương trình trên và sau đó phản ứng dây chuyền xảy ra trong khối hạt nhân đó với hệ số nhân notron là k = 2. Coi phản ứng không phóng xạ gamma. Năng lượng tỏa ra sau 5 phân hạch dây chuyền đầu tiên (kể cả phân hạch kích thích ban đầu) là
A. 5,45.1013MeV
B. 8,79.1012MeV
C. 175,85MeV
D. 21,27.1013MeV
-
Câu 34:
Một nhà máy điện hạt nhân có công suất phát điện 1920 MW, dùng năng lượng phân hạch của hạt nhân 235U với hiệu suất 30%. Trung bình mỗi hạt 235U phân hạch tỏa ra năng lượng 3,2.10-11 J. Nhiên liệu dùng làm hợp kim chứa 235U đã làm giàu 36%. Hỏi trong 365 ngày hoạt động, nhà máy tiêu thụ một khối lượng nhiên liệu là bao nhiêu? Coi NA = 6,02.1023
A. 6,7 tấn
B. 6,8 tấn
C. 6,6 tấn
D. 6,9 tấn
-
Câu 35:
Kết luận nào không đúng khi nói về phản ứng phân hạch và nhiệt hạch?
A. Đều là phản ứng hạt nhân tỏa năng lượng
B. Đều là phản ứng hạt nhân thuộc loại kích thích
C. Mỗi phản ứng phân hạch tỏa năng lượng lớn hơn phản ứng nhiệt hạch
D. Đều là phản ứng hạt nhân điều khiển được
-
Câu 36:
Sự phóng xạ và sự phân hạch không có cùng đặc điểm nào sau đây?
A. Biến đổi hạt nhân
B. Phản ứng hạt nhân tỏa năng lượng
C. Tạo ra hạt nhân bền vững hơn
D. Xảy ra một cách tự phát
-
Câu 37:
Trong một phản ứng phân hạch, gọi tổng khối lượng nghỉ của các hạt trước phản ứng là mt và tổng khối lượng nghỉ của các hạt sau phản ứng là ms. Hệ thức nào sau đây đúng?
A. \(m_t < m_s\)
B. \(m_t ≥ m_s\)
C. \(m_t > m_s\)
D. \(m_t ≤ m_s\)
-
Câu 38:
Trong sự phân hạch của hạt nhân \( {}_{92}^{235}U\) , gọi k là hệ số nhân nơtron. Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Nếu k > 1 thì phản ứng phân hạch dây chuyền tự duy trì và có thể gây nên bùng nổ
B. Nếu k < 1 thì phản ứng phân hạch dây chuyền xảy ra và năng lượng tỏa ra tăng nhanh
C. Nếu k > 1 thì phản ứng phân hạch dây chuyền không xảy ra
D. Nếu k = 1 thì phản ứng phân hạch dây chuyền không xảy ra
-
Câu 39:
Điều kiện để xảy ra phản ứng dây truyền là?
A. Số nơtron trung bình k sau mỗi phản ứng k < 0
B. Số nơtron trung bình k sau mỗi phản ứng k ≥ 0
C. Số nơtron trung bình k sau mỗi phản ứng k < 1
D. Số nơtron trung bình k sau mỗi phản ứng k ≥ 1
-
Câu 40:
Phản ứng nhiệt hạch xảy ra ở điều kiện?
A. Nhiệt độ bình thường
B. Nhiệt độ cao
C. Nhiệt độ thấp
D. Ở nhiệt độ 00C
-
Câu 41:
Phản ứng phân hạch là
A. Là phản ứng trong đó một hạt nhân nhẹ hấp thụ một nơtron và chuyển thành hai hạt nhân trung bình.
B. Là phản ứng trong đó một hạt nhân nặng kết hợp một hạt nhân nhẹ và chuyển thành hai hạt nhân trung bình
C. Là phản ứng trong đó một hạt nhân rất nặng hấp thụ một nơtron và vỡ thành hai hạt nhân trung bình
D. Là phản ứng trong đó một hạt nhân rất nặng hấp thụ một nơtron và vỡ thành hai hạt nhân nhẹ
-
Câu 42:
So với phản ứng phân hạch thì phản ứng nhiệt hạch
A. thu năng lượng lớn hơn phản ứng phân hạch nếu tính theo tỉ lệ khối lượng.
B. tỏa năng lượng lớn hơn phản ứng phân hạch nếu tính theo tỉ lệ khối lượng.
C. có điều kiện thực hiện dễ dàng hơn phản ứng phân hạch.
D. có nguồn nguyên liệu không dồi dào như của phản ứng phân hạch.
-
Câu 43:
Trong phản ứng phân hạch hạt nhân, những phần tử nào sau đây có đóng góp năng lượng lớn nhất khi xảy ra phản ứng?
A. Động năng của các mảnh
B. Động năng của các prôtôn.
C. Động năng của các nơtron.
D. Động năng của các electron.
-
Câu 44:
Nguồn gốc của năng lượng Mặt Trời là do
A. các phản ứng hóa học thực hiện trong lòng nó.
B. các phản ứng phân hạch thực hiện trong lòng nó.
C. các phản ứng nhiệt hạch thực hiện trong lòng nó.
D. các quá trình phóng xạ xảy ra trong lòng nó.
-
Câu 45:
Phản ứng phân hạch nà phản ứng nhiệt hạch đều là
A. phản ứng tổng hợp hạt nhân.
B. phản ứng phá vở hạt nhân.
C. phản ứng hạt nhân thu năng lượng.
D. phản ứng hạt nhân tỏa năng lượng.
-
Câu 46:
Phản ứng phân hạch
A. chỉ xảy ra ở nhiệt độ rất cao cỡ hàng chục triệu độ.
B. là sự vỡ của một hạt nhân nặng thành hai hạt nhân nhẹ hơn.
C. là phản ứng trong đó hai hạt nhân nhẹ tổng hợp lại thành hạt nhân nặng hơn.
D. là phản ứng hạt nhân thu năng lượng.
-
Câu 47:
Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Số hạt nhân của một lượng chất phóng xạ giảm dần theo thời gian.
B. Hằng số phóng xạ của chất phóng xạ không đổi theo thời gian.
C. Sự phóng xạ của các chất không chịu ảnh hưởng của môi trường.
D. Chu kỳ bán rã của chất phóng xạ giảm dần theo thời gian.
-
Câu 48:
Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về sự phóng xạ?
A. Trong phóng xạ β+, hạt nhân mẹ và hạt nhân con có số khối bằng nhau, số nơtron khác nhau.
B. Trong phóng xạ α, hạt nhân con có số nơtron nhỏ hơn số nơtron của hạt nhân mẹ.
C. Trong phóng xạ β-, hạt nhân mẹ và hạt nhân con có số khối bằng nhau, số prôtôn khác nhau.
D. Trong sự phóng xạ, có sự bảo toàn điện tích nên số prôtôn được bảo toàn.
-
Câu 49:
Phần lớn năng lượng giải phóng trong phân hạch là
A. động năng các nơtron phát ra.
B. động năng các mảnh.
C. năng lượng tỏa ra do phóng xạ của các mảnh.
D. năng lượng các phôtôn của tia γ.
-
Câu 50:
Trong phản ứng hạt nhân không có sự bảo toàn
A. năng lượng toàn phần.
B. số nuclôn.
C. động lượng.
D. số nơtron.