Trắc nghiệm Nhóm halogen Hóa Học Lớp 10
-
Câu 1:
Phản ứng diễn ra mãnh liệt, nổ ngay cả trong bóng tối hoặc ở nhiệt độ thấp là
A. H2 (g) + F2 (g) ⟶ 2HF (g)
B. H2 (g) + I2 (g) ⇆ 2HI (g)
C. H2 (g) + Cl2 (g) ⟶ 2HCl (g)
D. H2 (g) + Br2 (g) ⟶ 2HBr (g)
-
Câu 2:
Đi từ F2 đến I2, khẳng định sai là
A. Nhiệt độ nóng chảy tăng dần
B. Nhiệt dộ sôi tăng dần
C. Màu sắc có xu hướng nhạt dần
D. Khối lượng phân tử tăng dần
-
Câu 3:
Khẳng định nào sau đây sai?
A. Xu hướng tạo liên kết khi phản ứng của nguyên tử các nguyên tố halogen là: nhận thêm một electron từ nguyên tử khác.
B. Xu hướng tạo liên kết khi phản ứng của nguyên tử các nguyên tố halogen là: góp chung electron hóa trị với nguyên tử khác
C. Hóa trị phổ biến của các halogen là II
D. Nhóm halogen có tính phi kim mạnh hơn các nhóm phi kim còn lại trong bảng tuần hoàn
-
Câu 4:
Trong điều kiện thường, halogen tồn tại ở thể rắn là
A. F2
B. Cl2
C. Br2
D. I2
-
Câu 5:
Đơn chất halogen ở trạng thái khí trong điều kiện thường, màu lục nhạt là
A. F2
B. Cl2
C. Br2
D. I2
-
Câu 6:
Trong tự nhiên, nguyên tố Cl có tồn tại trong
A. quặng fluorite
B. quặng cryolite
C. quặng fluorapatite
D. khoáng vật carnallite
-
Câu 7:
Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử nguyên tố nhóm halogen có dạng
A. ns1
B. ns2np1
C. ns2np6
D. ns2np5
-
Câu 8:
Các nguyên tố nhóm VIIA gồm
A. fluorine, chlorine, bromine, iodine và hai nguyên tố phóng xạ astatine, tennessine
B. fluorine, chlorine, bromine, iodine và hai nguyên tố phóng xạ astatine, tennessine
C. fluorine, chlorine, boron, iodine và hai nguyên tố phóng xạ astatine, tennessine
D. fluorine, calcium, boron, iodine và hai nguyên tố phóng xạ astatine, tennessine
-
Câu 9:
Trong công nghiệp, chlorine được sản xuất ở nhiệt độ thường bằng cách
A. điện phân dung dịch muối ăn bão hòa, có màng ngăn giữa các điện cực.
B. điện phân dung dịch muối ăn bão hòa, không có màng ngăn giữa các điện cực.
C. điện phân nóng chảy muối ăn bão hòa, có màng ngăn giữa các điện cực.
D. điện phân nóng chảy muối ăn bão hòa, không có màng ngăn giữa các điện cực.
-
Câu 10:
Khi đun nóng, Cl2 phản ứng với dung dịch potassium hydroxide tạo thành muối X. Biết X là chất oxi hóa mạnh, được sử dụng chế tạo thuốc nổ, hỗn hợp đầu que diêm, …Công thức hóa học của X là
A. KCl.
B. KClO.
C. KClO3.
D. KClO4.
-
Câu 11:
Chlorine trong nước có khả năng diệt khuẩn, tẩy màu và được ứng dụng trong khử trùng nước sinh hoạt, đó là do
A. Cl2 có tính acid mạnh.
B. Cl2 có tính oxi hóa mạnh.
C. HClO có tính oxi hóa mạnh.
D. HCl có tính oxi hóa mạnh.
-
Câu 12:
Phản ứng giữa H2 với đơn chất halogen nào sau đây xảy ra ngay ở nhiệt độ phòng và trong bóng tối?
A. F2.
B. Cl2.
C. Br2.
D. I2.
-
Câu 13:
Đốt cháy kim loại Fe trong khí chlorine dư, thu được sản phẩm là
A. FeCl.
B. FeCl2.
C. FeCl3.
D. Fe2Cl3.
-
Câu 14:
Nhận xét nào sau đây là đúng?
A. Halogen là các phi kim điển hình, có tính oxi hóa mạnh.
B. Halogen là các phi kim điển hình, có tính oxi hóa yếu.
C. Halogen là các kim loại điển hình, có tính khử mạnh.
D. Halogen là các kim loại điển hình, có tính khử yếu.
-
Câu 15:
Trong y học, dung dịch nào sau đây được dùng làm thuốc sát trùng?
A. chlorine loãng trong ethanol.
B. chlorine loãng trong methanol.
C. iodine loãng trong methanol.
D. iodine loãng trong ethanol.
-
Câu 16:
Đi từ F2 đến I2:
A. Nhiệt độ nóng chảy giảm, nhiệt độ sôi tăng.
B. Nhiệt độ nóng chảy tăng, nhiệt độ sôi giảm.
C. Nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi tăng.
D. Nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi giảm.
-
Câu 17:
Ở điều kiện thường, đơn chất bromine
A. ở thể khí, màu nâu đỏ.
B. ở thể lỏng, màu nâu đỏ.
C. ở thể khí, màu vàng lục.
D. ở thể lỏng, màu vàng lục.
-
Câu 18:
Ở điều kiện thường, đơn chất halogen tồn tại ở dạng
A. nguyên tử.
B. phân tử hai nguyên tử.
C. phân tử ba nguyên tử.
D. phân tử bốn nguyên tử.
-
Câu 19:
Số oxi hóa đặc trưng của các halogen trong hợp chất là
A. -1
B. +1
C. -2
D. +2
-
Câu 20:
Các nguyên tử halogen có
A. 2 electron ở lớp ngoài cùng.
B. 3 electron ở lớp ngoài cùng.
C. 5 electron ở lớp ngoài cùng.
D. 7 electron ở lớp ngoài cùng.
-
Câu 21:
Nguyên tố nào sau đây không thuộc nhóm halogen?
A. Fluorine.
B. Sodium.
C. Chlorine.
D. Bromine.
-
Câu 22:
Nhóm nào trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học còn gọi là nhóm halogen?
A. Nhóm IA.
B. Nhóm IIA.
C. Nhóm VIIA.
D. Nhóm VIIIA.
-
Câu 23:
Hiện tượng quan sát được khi cho nước chlorine màu vàng rất nhạt vào dung dịch sodium bromide không màu là
A. Tạo ra dung dịch màu tím đen.
B. Tạo ra dung dịch màu vàng tươi.
C. Thấy có khí thoát ra.
D. Tạo ra dung dịch màu vàng nâu.
-
Câu 24:
Trong công nghiệp, người ta sử dụng phản ứng giữa chlorine với dung dịch nào dưới đây để tạo ra nước Javel có tính oxi hóa mạnh phục vụ cho mục đích sát khuẩn, vệ sinh gia dụng?
A. NaBr.
B. NaOH.
C. KOH.KOH.
D. MgCl2.
-
Câu 25:
Dung dịch Br2 có thể phản ứng được với dung dịch nào dưới đây?
A. NaF.
B. NaCl.
C. NaBr.
D. NaI.
-
Câu 26:
Phản ứng giữa đơn chất halogen nào dưới đây với hydrogen diễn ra mãnh liệt, nổ ngay cả trong bóng tối hoặc ở nhiệt độ thấp?
A. I2.
B. Br2.
C. Cl2.
D. F2.
-
Câu 27:
Cho các phát biểu sau:
(1) Nguyên tử halogen chỉ nhận thêm electron khi phản ứng với các chất khác để tạo liên kết hóa học.
(2) Nhóm halogen có tính phi kim mạnh hơn các nhóm phi kim còn lại trong bảng tuần hoàn.
(3) Hóa trị phổ biến của các halogen là VII.
(4) Khi đơn chất halogen phản ứng với kim loại sẽ tạo hợp chất có liên kết ion.
(5) Khi đơn chất halogen phản ứng với một số phi kim sẽ tạo hợp chất có liên kết cộng hóa trị.
Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 28:
Đi từ fluorine đến iodine, nhiệt độ sôi của các đơn chất halogen biến đổi như thế nào?
A. Tăng dần.
B. Giảm dần.
C. Không thay đổi.
D. Không xác định được.
-
Câu 29:
Ở điều kiện thường, đơn chất chlorine có màu
A. lục nhạt.
B. vàng lục.
C. nâu đỏ.
D. tím đen.
-
Câu 30:
Ở điều kiện thường, đơn chất halogen nào dưới đây tồn tại ở thể lỏng?
A. F2.
B. Cl2.
C. Br2.
D. I2.
-
Câu 31:
Ở điều kiện thường, đơn chất halogen tồn tại ở dạng
A. một nguyên tử.
B. phân tử hai nguyên tử.
C. phân tử ba nguyên tử.
D. phân tử bốn nguyên tử.
-
Câu 32:
Đi từ fluorien đến iodine, bán kính nguyên tử của các nguyên tố
A. tăng dần.
B. giảm dần.
C. không thay đổi.
D. tăng sau đó giảm dần.
-
Câu 33:
Đi từ fluorien đến iodine, độ âm điện của các nguyên tử nguyên tố
A. tăng dần.
B. giảm dần.
C. tăng sau đó giảm dần.
D. giảm sau đó tăng dần.
-
Câu 34:
Nguyên tử của các nguyên tố halogen đều có cấu hình electron lớp ngoài cùng dạng
A. ns2np5.
B. ns2np4.
C. ns2.
D. ns2np6.
-
Câu 35:
Nguyên tố nào dưới đây không phải là nguyên tố halogen?
A. Fluorine.
B. Bromine.
C. Oxygen.
D. Iodine.
-
Câu 36:
Trong bảng tuần hoàn, nguyên tố halogen là các nguyên tố thuộc nhóm nào sau đây?
A. IA.
B. IIA
C. VIA.
D. VIIA.
-
Câu 37:
Sản phầm tạo thành khi đun nóng Cl2 trong dung dịch kiềm có chứa muối nào?
A. KClO;
B. KClO2;
C. KClO3;
D. KClO4.
-
Câu 38:
Phản ứng của H2 và F2 có thể xảy ra nổ mạnh ngay trong điều kiện tối thiểu nào?
A. Ở nhiệt độ phòng và trong bóng tối;
B. Ánh sáng hoặc to;
C. 200oC, xúc tác Pt;
D. 300oC, xúc tác Pt.
-
Câu 39:
Nguyên tắc chung để điều chế chlorine trong phòng thí nghiệm
A. Điện phân nóng chảy các muối halide;
B. Dùng fluorine đẩy clo ra khỏi dung dịch muối;
C. Nhiệt phân các muối giàu chlorine;
D. Cho các chất oxi hoá mạnh (MnO2 hoặc KMnO4) tác dụng với HCl đặc.
-
Câu 40:
Cho phản ứng: . Công thức hoá học của X là
A. chỉ có FeCl3;
B. chỉ có FeCl2;
C. chỉ có Fe2Cl3;
D. hỗn hợp FeCl2 và FeCl3.
-
Câu 41:
Chlorine không phản ứng với chất nào sau đây?
A. Ca(OH)2;
B. NaBr;
C. NaCl;
D. NaOH.
-
Câu 42:
Trong phản ứng sau: Cl2 + H2O ⇌ HCl + HClO. Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Chlorine chỉ đóng vai trò chất oxi hoá;
B. Chlorine chỉ đóng vai trò chất khử;
C. Chlorine chỉ đóng vai trò chất khử;
D. Nước đóng vai trò chất khử.
-
Câu 43:
Trong 4 hỗn hợp sau đây, hỗn hợp nào là nước Javel?
A. HCl + HClO + H2O;
B. NaCl + NaClO + H2O;
C. HCl + NaClO + H2O;
D. NaCl + HClO + H2O.
-
Câu 44:
Bromine bị lẫn tạp chất là chlorine. Để thu được bromine cần làm cách nào sau đây?
A. Dẫn hỗn hợp đi qua dung dịch NaOH loãng.
B. Dẫn hỗn hợp đi qua nước.
C. Dẫn hỗn hợp đi qua dung dịch NaBr.
D. Dẫn hỗn hợp đi qua dung dịch NaI.
-
Câu 45:
Trong các tính chất sau, những tính chất nào chung cho các đơn chất halogen?
A. Vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử;
B. Phân tử gồm hai nguyên tử;
C. Ở nhiệt độ thường, đều ở trạng thái khí;
D. Tác dụng mạnh với nước.
-
Câu 46:
Nhiệt độ nóng chảy từ F2, Cl2, Br2, I2 như thế nào?
A. Tăng dần;
B. Không theo quy luật;
C. Giảm dần ;
D. Không tăng, không giảm.
-
Câu 47:
Chất nào dưới đây chỉ có tính oxi hoá?
A. Cl2;
B. F2;
C. Br2;
D. Cả 3 chất A, B, C.
-
Câu 48:
Số oxi hóa của chlorine trong các chất sau: KClO3; HCl; NaClO; HClO2 lần lượt là?
A. +5, +1, -1, +3;
B. +5, -1, +1, +3;
C. -5, +1, -1, +3;
D. +5, +1, -1, -3.
-
Câu 49:
Trong tự nhiên, halogen tồn tại ở dạng nào?
A. Đơn chất;
B. Hợp chất;
C. Không tồn tại;
D. Cả đơn chất và hợp chất.
-
Câu 50:
Nhóm halogen gồm các nguyên tố hóa học thuộc nhóm nào?
A. VA;
B. VIA;
C. VIIA;
D. VIIIA