Trắc nghiệm Nhiễm sắc thể Sinh Học Lớp 9
-
Câu 1:
Nhận xét nào sau đây đúng khi nói về gen trên NST thường?
A. Trong mỗi tế bào, mỗi gen chỉ có 1 alen, tồn tại trên 1 trong 2 NST trong cặp tương đồng.
B. Trong mỗi tế bào, mỗi gen trên cặp NST tương đồng tồn tại 2 alen luôn luôn giống nhau.
C. Trong mỗi tế bào, một gen có 2 alen, tồn tại trên cặp NST tương đồng.
D. Trong mỗi tế bào, mỗi gen trên cặp NST tương đồng tồn tại 2 alen luôn khác nhau.
-
Câu 2:
Vùng của nhiễm sắc thể giữ hai sợi kép của ADN lại với nhau là
A. một tâm động.
B. một chromatid.
C. một centriole.
D. chất nhiễm sắc.
-
Câu 3:
Hiện tượng một cặp NST trong bộ NST bị thay đổi về số lượng gọi là:
A. Dị bội thể
B. Đa bội thể
C. Tam bội
D. Tử bội
-
Câu 4:
Nguyên nhân hình thành thể đa bội là do:
A. Sự tự nhân đôi của từng NST trong tế bào.
B. Sự không phân li của các NST trong mỗi cặp về một cực của tế bào trong nguyên phân
C. Sự tự nhân đôi NST nhưng không xảy ra phân bào.
D. Câu B và C đúng
-
Câu 5:
DNA được nén chặt và tổ chức thành các cấu trúc được gọi là
A. nhiễm sắc thể.
B. cromatid.
C. bộ gen.
D. gen.
-
Câu 6:
Hợp tử lưỡng bội của người bình thường chứa
A. 23 nhiễm sắc thể.
B. 46 nhiễm sắc thể.
C. 44 nhiễm sắc thể.
D. Nhiễm sắc thể XXY.
-
Câu 7:
Nhiễm sắc thể có bao nhiêu đặc điểm sau đây?
(1) Được di truyền nguyên vẹn từ đời này sang đời khác.
(2) Mang thông tin di truyền.
(3) Thường tồn tại theo từng cặp.
(4) Có ở trong nhân và trong tế bào chất.
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 8:
Tế bào cơ thể con người có ... nhiễm sắc thể, hoặc ...... cặp, mà mỗi bên bố mẹ đóng góp.
A. 46; 23
B. 56; 28
C. 38; 19
D. không có cái nào ở trên
-
Câu 9:
Chức năng nào sau đây không phải chức năng của NST
(1) Mang thông tin di truyền đặc trưng cho loài.
(2) Dự trữ năng lượng.
(3) Xúc tác cho các phản ứng hóa học.
(4) Truyền đạt thông tin di truyền.
(5) Bảo vệ tế bào.
A. (2), (4), (5)
B. (1), (2), (4)
C. (1), (2), (3)
D. (2), (3), (5)
-
Câu 10:
Giải thích nào sau đây là đúng về bộ nhiễm sắc thể của loài:
A. Trong tất cá các tế bào của mọi sinh vật, các NST luôn tồn tại thành từng cặp NST tương đồng
B. Loài nào tiến hóa hơn thì số lượng NST lớn hơn
C. Loài nào tiến hóa hơn thì số lượng NST lớn hơn
D. Mỗi loài sinh vật có bộ NST đặc trưng về hình thái , số lượng và cấu trúc
-
Câu 11:
Khi học về nhiễm sắc thể (NST), một học sinh có những phát biểu như sau:
(1) Trong tất cả các tế bào của mọi loài sinh vật, các NST luôn tồn tại thành từng cặp tương đồng.
(2) NST có 2 loại: NST thường và NST giới tính. Trong tế bào sinh dưỡng (2n) các loại sinh vật thường có nhiều cặp NST thường và một cặp NST giới tính.
(3) Các loài khác nhau có số lượng NST khác nhau. Loài nào tiến hóa hơn thì có số lượng NST nhiều hơn.
(4) Mỗi loài có bộ NST đặc trưng về số lượng, hình thái, cấu trúc.
(5) Ở kì giữa của nguyên phân, NST có cấu trúc kép, mỗi NST gồm 2 cromatit dính nhau ở tâm động.
Những phát biểu nào nói trên là đúng?
A. (2), (4), (5)
B. (1), (2), (4), (5)
C. (1), (3), (5)
D. (2), (3), (5)
-
Câu 12:
Trong tế bào của các loài sinh vật ở kỳ giữa , NST có thể có những dạng nào sau đây?
A. Chỉ có hình hạt.
B. Hình hạt, hình que, hình chữ V
C. Chỉ gồm hình chữ S.
D. Chỉ gồm hình que.
-
Câu 13:
Bộ nhiễm sắc thể trong giao tử chỉ chứa một nhiễm sắc thể của mỗi cặp tương đồng gọi là
A. Bộ nhiễm sắc thể đơn bội
B. Bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội
C. Bộ nhiễm sắc thể giới tính
D. Bộ nhiễm sắc thể của loài
-
Câu 14:
Bộ nhiễm sắc thể chứa các cặp nhiễm sắc thể tương đồng gọi là
A. Bộ nhiễm sắc thể đơn bội
B. Bộ nhiễm sắc thể giới tính
C. Bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội
D. Bộ nhiễm sắc thể của loài
-
Câu 15:
Nhận định nào sau đây sai về bộ NST đơn bội?
A. Bộ NST đơn bội có thể là số chẵn hoặc số lẻ.
B. Bộ NST đơn bội không thể chứa NST giới tính.
C. Bộ NST đơn bội ở các loài khác nhau thì khác nhau.
D. Bộ NST đơn bội có số lượng NST bằng một nửa so với bộ NST lưỡng bội.
-
Câu 16:
Loại tế bào nào sau đây có bộ nhiễm sắc thể đơn bội?
A. Tinh trùng
B. Hợp tử
C. Noãn nguyên bào
D. Tinh nguyên bào
-
Câu 17:
Nhiễm sắc thể được kí hiệu là n nghĩa là
A. Số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào là một số lẻ
B. Số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào là một số chẵn
C. Số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào là một số nguyên
D. Số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào là một số thập phân
-
Câu 18:
Bộ nhiễm sắc thể được kí hiệu là 2n nghĩa là
A. Số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào là một số lẻ
B. Số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào là một số chẵn
C. Số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào là một số nguyên
D. Số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào là một số thập phân
-
Câu 19:
Trong cấu trúc siêu hiển vi của nhiễm sắc thể, cấu trúc nào sau đây có đường kính 700 nm?
A. Crômatit.
B. Sợi nhiễm sắc.
C. ADN.
D. Nuclêôxôm.
-
Câu 20:
Trong cấu trúc siêu hiển vi của nhiễm sắc thể, cấu trúc nào sau đây có đường kính 30 nm?
A. Crômatit.
B. Sợi nhiễm sắc.
C. ADN.
D. Nuclêôxôm.
-
Câu 21:
Trong cấu trúc siêu hiển vi của nhiễm sắc thể, cấu trúc nào sau đây có đường kính 11nm?
A. Crômatit.
B. Sợi nhiễm sắc.
C. ADN.
D. Nuclêôxôm.
-
Câu 22:
Có bao nhiêu nhận xét về hình ảnh bên là đúng:
(1) Cấu trúc (1) có chứa 8 phân tử protein histon và được gọi là nuclêôxôm
(2) Chuỗi các cấu trúc (1) nối tiếp với nhau được gọi là sợi nhiễm sắc với đường kính 11 nm
(3) Cấu trúc (2) được gọi là sợi siêu xoắn (vùng xếp cuộn) với đường kính 300 nm
(4) Cấu trúc (3) là mức cuộn xoắn cao nhất của nhiễm sắc thể và có đường kính 700 nm
(5) Cấu trúc (4) chỉ xuất hiện trong nhân tế bào sinh vật nhân thực vào kỳ giữa của quá trình nguyên phân
(6) Khi ở dạng cấu trúc (4), mỗi nhiễm sắc thể chỉ chứa một phân tử ADN mạch thẳng, kép
(7) Mỗi nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân thực đều có chứa tâm động, là vị trí liên kết của mỗi nhiễm sắc thể với thoi phân bào, giúp nhiễm sắc thể có thể di chuyển về các cực của tế bào trong quá trình phân bào
A. 5
B. 6
C. 2
D. 4
-
Câu 23:
Quan sát hình ảnh sau đây:
Có bao nhiêu nhận xét về hình ảnh trên là đúng?
(1) Cấu trúc (1) có chứa 8 phân tử histon và được gοί Ιà nuclêôxôm.
(2) Chuỗi các cấu trúc (1) nối tiếp với nhau được gọi là sợi cơ bản với đường kính 11 nm.
(3) Cấu trúc (2) được gọi là sợi siêu xoắn (vùng xếp cuộn) với đường kính 300 nm.
(4) Cấu trúc (3) là mức cuộn xoắn cao nhất của nhiễm sắc thể và có đường kính 700 nm.
(5) Cấu trúc (4) chỉ xuất hiện trong nhân tế bào sinh vật nhân thực vào kỳ giữa của quá trình nguyên phân.
(6) Khi ở dạng cấu trúc 4, mỗi nhiễm sắc thể chứa hai phân tử ADN mạch thẳng, kép.
A. 3
B. 1
C. 4
D. 2
-
Câu 24:
Hình bên (Hình 1) mô tả một nhiễm sắc thể ở kì giữa của quá trình phân chia tế bào. Trong 4 vị trí được đánh số thứ tự từ 1 đến 4 trên hình này, vị trí nào là điểm đính nhiễm sắc thể vào sợi tơ trong thoi phân bào
A. Vị trí số 1
B. Vị trí số 2
C. Vị trí số 3
D. Vị trí số 4
-
Câu 25:
Quan sát hình ảnh dưới đây:
Có bao nhiêu nhận xét về hình ảnh bên là đúng:
(1) Cấu trúc (1) có chứa 8 phân tử protein histon và được gọi là nuclêôxôm
(2) Chuỗi các cấu trúc (1) nối tiếp với nhau được gọi là sợi nhiễm sắc với đường kính 11 nm
(3) Cấu trúc (2) được gọi là sợi siêu xoắn (vùng xếp cuộn) với đường kính 300 nm
(4) Cấu trúc (3) là mức cuộn xoắn cao nhất của nhiễm sắc thể và có đường kính 700 nm
(5) Cấu trúc (4) chỉ xuất hiện trong nhân tế bào sinh vật nhân thực vào kỳ giữa của quá trình nguyên phân
(6) Khi ở dạng cấu trúc (4), mỗi nhiễm sắc thể chỉ chứa một phân tử ADN mạch thẳng, kép
(7) Mỗi nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân thực đều có chứa tâm động, là vị trí liên kết của mỗi nhiễm sắc thể với thoi phân bào, giúp nhiễm sắc thể có thể di chuyển về các cực của tế bào trong quá trình phân bào
A. 5
B. 6
C. 2
D. 4
-
Câu 26:
Quan sát hình ảnh dưới đây và cho biết, mức xoắn 1, mức xoắn 2, mức xoắn 3 có đường kính lần lượt là:
A. 11 mm, 30 mm, 300 mm
B. 30A0; 300A0
C. \(11µm; 30µm; 300µm\)
D. 11nm, 30nm, 300nm
-
Câu 27:
Đặc điểm nào dưới đây không phải là của NST thường (không xảy ra đột biến):
A. Trong tế bào 2n tồn tại gồm nhiều cặp NST đồng dạng.
B. Giống nhau ở cả hai giới.
C. Mang các gen quy định tính trạng thường.
D. Cặp NST không đồng nhất về hình dạng và kích thước.
-
Câu 28:
NST có hoạt tính di truyền và khả năng tự nhân đôi khi nào?
A. Ở trạng thái không đóng xoắn
B. Ở trạng thái đóng xoắn
C. Ở trạng thái đóng xoắn cực đại
D. Đang phân li về 2 cực của tế bào
-
Câu 29:
Chọn ý sai khi nói về những đặc điểm của nhiễm sắc thể giới tính?
A. Tồn tại thành cặp tương đồng ở một giới tính, và thành cặp không tương đồng ở giới tính còn lại.
B. Cặp tương đồng thường được kí hiệu là XX và cặp không tương đồng thường được kí hiệu là XY.
C. Mang các gen quy định tính đực, cái và các tính trạng thường liên quan với giới tính.
D. Không tự nhân đôi và phân li trong nguyên phân và giảm phân.
-
Câu 30:
Trẻ đồng sinh khác trứng không có đặc điểm chung nào sau đây?
A. Kiểu gen giống nhau.
B. Kiểu gen khác nhau, nhưng vì cùng môi trường sống nên kiểu hình hoàn toàn giống nhau.
C. Được sinh ra từ hai hay nhiều trứng rụng cùng lúc, được thụ tinh bởi các tinh trùng khác nhau.
D. Cả A và B.
-
Câu 31:
Điều nào không đúng khi cho rằng “đa số các loài đơn tính giao phối, nhiễm sắc thể giới tính”
A. Chỉ tồn tại trong tế bào sinh dục của cơ thể
B. Chỉ gồm một cặp, tương đồng ở giới này thì không tương đồng ở giới kia
C. Không chỉ mang gen quy định giới tính mà còn mang gen quy định tính trạng thường
D. Của các loài thú, ruồi giấm con đực là XY con cái là XX
-
Câu 32:
Câu có nội dung đúng khi nói về sự tạo giao tử ở người là
A. Người nữ tạo ra hai loại trứng là X và Y
B. Người nam chỉ tạo ra 1 loại tinh trùng X
C. Người nữ chỉ tạo ra một loại trứng Y
D. Người nam tạo ra 2 loại tinh trùng là X và Y
-
Câu 33:
Nội dung nào sau đây đúng?
A. NST thường và NST giới tính đều có các khả năng hoạt động như nhân đôi, phân li, tổ hợp, biến đổi hình thái và trao đổi đoạn.
B. NST thường và NST giới tính luôn luôn tồn tại từng cặp.
C. Cặp NST giới tính trong tế bào cá thể cái thì đồng dạng còn ở giới đực thì không.
D. NST giới tính chỉ có ở động vật, không tìm thấy ở thực vật.
-
Câu 34:
Cho các phát biểu sau về NST:
1.Các loài đều có nhiều cặp NST thường và 1 cặp NST giới tính.
2.Số lượng NST đặc trưng cho từng loài, tuy nhiên số lượng NST nhiều hay ít không phản ánh mức độ tiến hóa của loài.
3.NST của các loài khác nhau không phải chỉ ở số lượng và hình thái mà chủ yếu ở các gen trên đó.
4.ở vi khuẩn đã có cấu trúc NST tương tự như ở tế bào nhân thực.
5.NST có hình dạng và kích thước tương đối giống nhau ở các loài.
6.Sự thu gọn cấu trúc không gian của NST thuận lợi cho việc phân li và tổ hợp NST.
7.NST có chức năng lưu trữ, bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền.
8.Trên NST giới tính chỉ có các gen quy định giới tính.
Những phát biểu đúng là?
A. 2,3,6,7
B. 1,2,4,5
C. 2,4,6,8
D. 3,5,6,7
-
Câu 35:
Ở người, "giới đồng giao tử" dùng để chỉ
A. Người nữ
B. Người nam
C. Cả nam lẫn nữ
D. Nam vào giai đoạn dậy thì
-
Câu 36:
Điểm giống nhau giữa NST thường và NST giới tính là
1. Đều mang gen quy định tính trạng thường.
2. Đều có thành phần hoá học chủ yếu là prôtêin và axit nuclêic.
3. Đều ảnh hưởng đến sự xác định giới tính.
4. Đều có cá khả năng nhân đôi, phân li và tổ hợp cũng như biến đổi hình thái trong chu kì phân bào.
5. Đều có thể bị biến đổi cấu trúc và số lượng.
Số phương án đúng là:
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
-
Câu 37:
Chức năng của NST giới tính là
A. Điều khiển tổng hợp prôtêin cho tế bào
B. Nuôi dưỡng cơ thể
C. Xác định giới tính
D. Tất cả các chức năng nêu trên
-
Câu 38:
Đặc điểm nào sau đây của cặp NST giới tính là không chính xác?
A. Một số trường hợp con đực hoặc cái chỉ có một NST giới tính.
B. Trên cặp NST giới tính chứa các gen quy định giới tính và các gen quy định các tính trạng thường.
C. Hầu hết sinh vật có một cặp NST giới tính và khác nhau ở hai giới.
D. Con đực mang cặp NST giới tính XY, con cái mang cặp NST giới tính XX.
-
Câu 39:
Vì sao nói cặp XY là cặp tương đồng không hoàn toàn?
A. Vì NST X mang nhiều gen hơn NST Y.
B. Vì NST X có đoạn mang gen còn NST Y thì không có gen tương ứng
C. Vì NST X và Y đều có đoạn mang cặp gen tương ứng.
D. Vì NST X dài hơn NST Y.
-
Câu 40:
Đặc điểm di truyền của tính trạng được quy định bởi gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X là
A. di truyền chéo.
B. chỉ biểu hiện ở giới tính cái.
C. di truyền thẳng.
D. chỉ biểu hiện ở giới tính đực.
-
Câu 41:
Phát biểu nào sau đây về NST giới tính là không đúng?
A. Trên NST giới tính, ngoài các gen quy định tính đực, cái còn có các gen quy định các tính trạng thường.
B. NST giới tính có thể bị đột biến về cấu trúc và số lượng.
C. Ở tất cả các loài động vật có vú, cá thể cái có cặp NST giới tính XX, cá thể đực có cặp NST giới tính XY.
D. NST giới tính chỉ tồn tại trong tế bào sinh dục, không tồn tại trong tế bào sinh dưỡng (tế bào xoma).
-
Câu 42:
Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu sai về NST giới tính ở động vật?
1. NST giới tính chỉ tồn tại trong tế bào sinh dục ,không tồn tại trong tế bào xôma
2. Trên NST giới tính ngoài có gen qui định tính đực, cái còn có các gen qui định các tính trạng thường
3. Ở tất cả các loài động vật,cá thể cái có cặp NST giới tính XX,cá thể đực có cặp NST giới tính XY
4. Ở tất cả các loài động vật, NST giới tính chỉ gồm một cặp tương đồng, giống nhau giữa giới đực và giới cái
A. 1
B. 4
C. 3
D. 2
-
Câu 43:
Trong số những phát biểu sau, có mấy phát biểu đúng về NST giới tính?
I. Trên NST giới tính, ngoài các gen quy định tính đực, cái còn có các gen quy định các tính trạng thường.
II. Ở tất cả các loài động vật, nhiễm sắc thể giới tính chỉ gồm 1 cặp tương đồng, giống nhau giữa giới đực và giới cái.
III. Ở tất cả các loài động vật, cá thể cái có cặp NST giới tính XX, cá thể đực có cặp NST giới tính XY.
IV. Các gen trên vùng tương đồng của NST X và Y không tuân theo quy luật phân li.
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 44:
Điểm giống nhau về NST giới tính ở tất cả các loài sinh vật phân tính là:
A. Luôn giống nhau giữa cá thể đực và cá thể cái.
B. Đều chỉ có một cặp trong tế bào 2n.
C. Đều là cặp XX ở giới cái.
D. Đều là cặp XY ở giới đực.
-
Câu 45:
Tính đặc trưng của nhiễm sắc thể
A. NST biến đổi qua các kì của quá trình phân bào
B. Bộ NST đặc trưng được duy trì ổn định qua cạc thế hệ
C. Tế bào của mỗi loài sinh vật có một bộ NST đặc trưng (với số lượng và hình thái xác định)
D. Câu A và B đúng
-
Câu 46:
Đường kính của NST ở trạng thái co ngắn là
A. 0,2 đến 2 micromet
B. 2 đến 20 micromet
C. 0,5 đến 20 micromet
D. 0,5 đến 50 micromet
-
Câu 47:
Thứ tự các bậc cấu trúc của nhiễm sắc thể là:
A. nuclêôxôm → sợi cơ bản → sợi nhiễm sắc → crômatit.
B. sợi cơ bản → nuclêôxôm → sợi nhiễm sắc → crômatit.
C. sợi nhiễm sắc → nuclêôxôm → sợi cơ bản → crômatit.
D. nuclêôxôm → crômatit → sợi cơ bản → sợi nhiễm sắc.
-
Câu 48:
Một khả năng của NST đóng vai trò rất quan trọng trong sự di truyền là
A. Biến đổi hình dạng
B. Tự nhân đôi
C. Trao đổi chất
D. Co, duỗi trong phân bào
-
Câu 49:
Mỗi loài sinh vật có bộ nhiễm sắc thể đặc trưng bởi
A. Số lượng, hình dạng, cấu trúc NST.
B. Số lượng, hình thái NST.
C. Số lượng, cấu trúc NST.
D. Số lượng không đổi.
-
Câu 50:
Câu nào sau đây không đúng?
A. Crômatit chính là NST đơn.
B. Có bao nhiêu NST, sẽ có bấy nhiêu tâm động.
C. Mỗi NST có dạng kép đều có hai crômatit.
D. Mỗi NST ở trạng thái kép hay đơn đều chỉ có một tâm động.