Trắc nghiệm Nhật Bản Lịch Sử Lớp 11
-
Câu 1:
Theo anh/chị sau cuộc Duy tân Minh trị, thể chế chính trị nào đã được xác lập ở Nhật Bản?
A. Chế độ quân chủ chuyên chế
B. Chế độ quân chủ lập hiến
C. Chế độ Cộng hòa đại nghị
D. Chế độ Cộng hòa Tổng thống
-
Câu 2:
Theo anh/chị ý nào không phản ánh đúng chính sách cải cách về quân sự trong cuộc Duy tân Minh Trị
A. Tổ chức và huấn luyện quân đội theo kiểu phương Tây
B. Thực hiện chế độ nghĩa vụ thay thế cho chế độ trưng binh
C. Nhà nước nắm giữ ngành đóng tàu, sản xuất vũ khí
D. Mua vũ khí của phương Tây để hiện đại hóa quân đội
-
Câu 3:
Theo anh/chị nội dung nào sau đây không phải cải cách về kinh tế của Nhật Bản được thực hiện từ năm 1868?
A. Xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho hoạt động kinh tế
B. Thống nhất thị trường, tiền tệ
C. Xóa bỏ quyền sở hữu ruộng đất phong kiến
D. Cho phép tự do buôn bán
-
Câu 4:
Theo anh/chị cuộc cải cách Duy tân Minh Trị được tiến hành trên các lĩnh vực nào?
A. Chính trị, kinh tế, quân sự và ngoại giao.
B. Chính trị, quân sự, văn hóa - giáo dục và ngoại giao với Mĩ
C. Chính trị, kinh tế, quân sự, văn hóa - giáo dục
D. Kinh tế, quân sự, giáo dục và ngoại giao.
-
Câu 5:
Theo anh/chị tháng 1-1868, ở Nhật Bản đã diễn ra sự kiện lịch sử gì quan trọng?
A. Mút-xô-hi-tô lên ngôi vua
B. Phong trào đảo Mạc phát triển mạnh mẽ
C. Nhật Bản kí hiệp ước bất bình đẳng với các nước tư bản phương Tây
D. Chế độ Mạc phủ bị lật đổ, Nhật Bản bước vào thời kì cải cách
-
Câu 6:
Theo anh/chị thực hiện những cải cách về tất cả các mặt kinh tế, chính trị, xã hội, mục đích chính của Thiên hoàng Minh Trị là gì?
A. Đưa Nhật Bản phát triển mạnh như các nước phương Tây
B. Biến Nhật Bản trở thành một cường quốc ở Châu Á
C. Giúp Nhật Bản thoát khỏi bị lệ thuộc vào phương Tây
D. Đưa Nhật Bản thoát khỏi tình trạng một nước phong kiến lạc hậu
-
Câu 7:
Theo anh/chị để thoát khỏi tình trạng khủng hoảng toàn diện vào giữa thế kỉ XIX, Nhật Bản đã làm gì?
A. Duy trì nền quân chủ chuyên chế.
B. Tiến hành những cải cách tiến bộ.
C. Nhờ sự giúp đỡ của các nước tư bản phương Tây.
D. Thiết lập chế độ Mạc Phủ mới.
-
Câu 8:
Theo anh/chị ý nào không phản ánh đúng tình hình kinh tế của Nhật Bản từ đầu thế kỉ XIX đến trước năm 1868?
A. Nền nông nghiệp dựa vẫn trên quan hệ sản xuất phong kiến lạc hậu
B. Công trường thủ công xuất hiện ngày càng nhiều
C. Mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển nhanh chóng
D. Sản xuất công nghiệp theo dây chuyền chuyên môn hóa
-
Câu 9:
Theo anh/chị ý nào không phản ánh đúng nét mới của nền kinh tế Nhật Bản từ đầu thế kỉ XIX đến trước năm 1868?
A. Công trường thủ công xuất hiện ngày càng nhiều
B. Kinh tế hàng hóa phát triển mạnh
C. Tư bản nước ngoài đầu tư nhiều ở Nhật Bản
D. Những mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển
-
Câu 10:
Theo anh/chị từ đầu thế kỉ XIX đến trước năm 1868, đặc điểm nào bao trùm của nền kinh tế Nhật Bản?
A. Nông nghiệp lạc hậu.
B. Thương mại hàng hóa.
C. Công nghiêp phát triển.
D. Sản xuất quy mô lớn.
-
Câu 11:
Theo anh/chị cuối thế kỉ XIX, các nước tư bản phương Tây đã sử dụng chính sách hay biện pháp gì để ép Nhật Bản phải “ mở cửa”?
A. Đàm phán ngoại giao
B. Áp lực quân sự
C. Tấn công xâm lược
D. Phá hoại kinh tế
-
Câu 12:
Theo anh/chị ngoài Mĩ, còn những nước đế quốc nào bắt Nhật kí hiệp ước bất bình đẳng?
A. Anh, Pháp, Nga, Hà Lan.
B. Anh, Pháp, Đức, Áo.
C. Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc.
D. Anh, Pháp, Nga, Đức.
-
Câu 13:
Theo anh/chị quốc gia đầu tiên nào dùng áp lực quân sự buộc Nhật Bản phải mở cửa?
A. Anh
B. Pháp
C. Mĩ
D. Đức
-
Câu 14:
Theo anh/chị từ đầu thế kỉ XIX đến trước năm 1868, tầng lớp nào trong xã hội Nhật Bản đã dần tư sản hóa?
A. Đaimyô (quý tộc phong kiến lớn)
B. Samurai (võ sĩ)
C. Địa chủ vừa và nhỏ
D. Quý tộc
-
Câu 15:
Theo anh/chị đặc điểm nổi bật của xã hội Nhật Bản đến giữa thế kỉ XIX là
A. Mâu thuẫn giữa tầng lớp Đaimyô với tầng lớp Samurai phát triển
B. Đời sống nhân dân cực khổ, phong trào đảo Mạc diễn ra
C. Mâu thuẫn giữa Thiên hoàng với chế độ Mạc phủ phát triển
D. Chế độ đẳng cấp vẫn được duy trì
-
Câu 16:
Theo anh/chị đến giữa hế kỉ XIX, Nhật Bản là một quốc gia
A. Phong kiến quân phiệt
B. Công nghiệp phát triển
C. Phong kiến trì trệ, bảo thủ
D. Tư bản chủ nghĩa
-
Câu 17:
Theo anh/chị đến giữa thế kỉ XIX, quyền hành thực tế của Nhật Bản nằm trong tay lực lượng chính trị nào?
A. Tướng quân Sôgun
B. Thiên hoàng
C. Võ sĩ Samurai
D. Tư sản công thương
-
Câu 18:
Tuyên bố "tứ dân bình đẳng" của cải cách Minh Trị có nghĩa là?
A. Nghĩa là bốn tầng lớp gồm võ sĩ, nông dân, thợ thủ công và thương nhân giờ đây không còn bị phân biệt.
B. Nghĩa là các tầng lớp giờ đây không còn bị phân biệt.
C. Một chính sách mới trong xã hội
D. Không có sự bình đẳng đối với các tầng lớp trong xã hội
-
Câu 19:
Tại sao trong cuộc Duy Tân Minh Trị cải cách giáo dục được coi là chìa khóa giúp Nhật Bản nhanh chóng phát triển trên con đường tư bản chủ nghĩa?
A. Khi được giáo dục, người dân Nhật mới đủ bản lĩnh tiếp thu nền tri thức tiến bộ của các nước phương Tây.
B. Chỉ khi lĩnh ngộ được tri thức, người Nhật mới có thể thoát khỏi một nước nông nghiệp lạc hậu.
C. Mọi nhân tố cần thiết cho sự phát triển của đất nước như: chính sách kinh tế, áp dụng những thành tựu của khoa học kĩ thuật, xây dựng những công ty độc quyền vững mạnh,... đều xuất phát từ yếu tố con người.
D. Tất cả những đáp án đều đúng
-
Câu 20:
Nét hiện đại trong cải cách giáo dục là?
A. Được tự trị-tự chủ Đại học được áp dụng theo hình mẫu phương Tây.
B. Tư nhân được phép mở trường.
C. Chất lượng dạy học cũng như chương trình chịu ảnh hưởng Hoa Kỳ và Phương Tây.
D. Tất cả các đáp án trên
-
Câu 21:
Chế độ giáo dục bắt buộc của cải cách bao gồm các môn học nào?
A. Thành tựu khoa học, kỷ thuật
B. Các môn văn hóa
C. Triết học
D. Các môn xã hội kinh sử
-
Câu 22:
Sự kiện nổi bật nào đã diễn ra ở Nhật Bản tháng 1 - 1868?
A. Chế độ Mạc phủ sụp đổ.
B. Thiên hoàng Minh Trị lên ngôi.
C. Cuộc Duy tân Minh Trị bắt đầu.
D. Nhật Bản kí hiệp ước mở cửa cho Mĩ vào buôn bán.
-
Câu 23:
Nguyên nhân trực tiếp để Thiên hoàng Minh trị quyết định thực hiện một loạt cải cách là do?
A. Đề nghị của các đại thần.
B. Chế độ Mạc Phủ đã sụp đổ.
C. Muốn thể hiện quyền lực sau khi lên ngôi.
D. Đáp ứng nguyện vọng của quần chúng nhân dân.
-
Câu 24:
Đặc điểm nổi bật nhất của tình hình Nhật Bản từ đầu thế kỉ XIX đến trước năm 1868 là?
A. Chế độ phong kiến trì trệ tiếp tục được duy trì.
B. Bị các nước đế quốc phương Tây thi nhau xâu xé.
C. Nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển nhanh chóng.
D. Đất nước lâm vào một cuộc khủng hoảng trầm trọng.
-
Câu 25:
Sau hơn 200 năm thống trị của chế độ Mạc phủ Tô-ku-ga-oa, mâu thuẫn đã tồn tại gay gắt trong lòng xã hội Nhật Bản là
A. Giữa địa chủ phong kiến với nông dân.
B. Trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội.
C. Giữa nông dân với ách thống trị của chế độ Mạc phủ.
D. Giữa sự phát triển kinh tế tư bản với chế độ Mạc phủ.
-
Câu 26:
Hai cửa biển đầu tiên Nhật Bản cho người nước ngoài vào buôn bán cuối thế kỉ XIX là?
A. Ky-ô-tô và Na-gô-a.
B. Ô-sa-ca và Hô-kai-đô.
C. Na-ri-ta và Tô-ki-ô.
D. Si-mô-đa và Ha-kô-đa-tê.
-
Câu 27:
Nội dung nào không phản ánh đúng tình hình kinh tế của Nhật Bản từ đầu thế kỉ XIX đến trước năm 1868?
A. Nền kinh tế nông nghiệp phong kiến lạc hậu.
B. Công trường thủ công xuất hiện ngày càng nhiều.
C. Sản xuất công nghiệp theo dây chuyền chuyên môn hóa.
D. Mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển nhanh chóng.
-
Câu 28:
Cho đến giữa thế kỉ XIX, vị trí tối cao ở Nhật Bản thuộc về ai?
A. Nữ hoàng.
B. Thiên hoàng.
C. Sôgun (tướng quân).
D. Abe shinzô (thủ tướng).
-
Câu 29:
Đặc điểm nổi bật nào là của xã hội Nhật Bản từ đầu thế kỉ XIX cho đến trước năm 1868?
A. Nhiều đảng phái tư sản thành lập.
B. Duy trì sự tồn tại của chế độ đẳng cấp.
C. Giai cấp tư sản công thương nghiệp nắm quyền.
D. Nông dân là lực lượng chủ yếu chống chế độ phong kiến.
-
Câu 30:
Ở Nhật Bản, hơn 200 năm là con số nói lên điều gì?
A. Sự tồn tại của chế độ phong kiến.
B. Quá trình bị các nước phương Tây nhòm ngó.
C. Sự thống trị của chế độc Mạc phủ Tô-ku-ga-oa.
D. Thời gian nắm quyền của Đảng xã hội dân chủ.
-
Câu 31:
Chiến tranh Nga – Nhật diễn ra vào thời gian nào?
A. 1904-1905
B. 1804-1805
C. 1940 -1950
D. 1804-1805
-
Câu 32:
Những hạn chế nổi cộm của cuộc duy tân Minh Trị là?
A. Chưa thủ tiêu triệt để thế lực phong kiến quân phiệt (ưu thế về kinh tế - chính trị của tầng lớp quý tộc vẫn được duy trì).
B. Chưa đáp ứng được quyền lợi cho quần chúng nhân dân.
C. A và B là đáp án đúng
D. Mất quá nhiều tiềm lực về tiền của lẫn con người để xâm lược
-
Câu 33:
Cuộc duy tân Minh Trị đã ảnh hưởng như thế nào đến tình hình ngoài nước?
A. Ảnh hướng nhất định đến cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở một số nước châu Á trong đó có Việt Nam
B. Không có ảnh hưởng đáng kể
C. Giúp cho Nhật Bản giữ được độc lập, chủ quyền; mở đường cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Nhật Bản
D. Ảnh hưởng đến các nước nghèo khó, cũng học theo đường lối canh tân
-
Câu 34:
Sự bóc lột đối với quần chúng đã gây ra hậu quả gì cho Nhật bản?
A. Những cuộc bãi công bắt đầu diễn ra
B. Phong trào đấu tranh diễu hành
C. Các cuộc đấu tranh vũ trang của công nhân
D. Mất đi nguồn nhân lực cho Nhật Bản.
-
Câu 35:
Giai cấp công nhân có đời sống như thế nào sau cuộc cải cách?
A. Giàu có nhờ tiền lương cao
B. Vừa có tiền lại có quyền tự do
C. Bị bóc lột nặng nề
D. Giai cấp công nhân, công nhân Nhật phải làm việc từ 12 đến 14 giờ một ngày trong những điều kiện tồi tệ, tiền lương thấp.
-
Câu 36:
Chọn nhận định đúng khi nói về Nhật bản sau cuộc cải cách?
A. Cùng với sự phát triển của chủ nghĩa tư bản là sự bần cùng hoá của quần chúng nhân dân lao động.
B. Chủ nghĩa đế quốc Nhật được gọi là “Chủ nghĩa đế quốc phong kiến quân phiệt, hiếu chiến”
C. Tuy hùng mạnh nhưng bên trong có nhiều lỗ hổng
D. A và B là đáp án đúng
-
Câu 37:
Đến năm 1914, Nhật đã đạt được những gì?
A. Mở rộng lãnh thổ
B. Trở thành cường quốc
C. Đế quốc hùng mạnh nhất châu Á
D. Vừa hùng mạnh, vừa có tiềm lực lại còn hiếu chến
-
Câu 38:
Vào năm 1904-1905 Nhật tiếp tục khiêu chiến với nước nào?
A. Nga
B. Triều Tiên
C. Trung Quốc
D. Hàn Quốc
-
Câu 39:
Trước sức ép của Nhật nhà Thanh đã có hành động gì?
A. Đem quân chống trả
B. Nhờ chi viện từ phương Tây
C. Nhượng Đài Loan và Liêu Đông cho Nhật
D. Bắt tay với các nước khác chống lại Nhật
-
Câu 40:
Vào năm 1894 – 1895 Nhật gây chiến với nước nào?
A. Đài Loan
B. Trung Quốc
C. Việt Nam
D. Bắc Kinh
-
Câu 41:
Mở đầu công cuộc bành trước Nhật Bản đã tiến hành xâm lược nước nào?
A. Đài Loan
B. Triều Tiên
C. Trung Quốc
D. Việt Nâm
-
Câu 42:
Vào thế kỷ mấy Nhật Bản bắt đầu tiến hành kế hoach bành trướng?
A. Đầu 18
B. Đầu 19
C. Đầu 20
D. Đầu 21
-
Câu 43:
Quá trình tập trung trong công nghiệp, thương nghiệp với ngân hàng đã đưa đến kết quả gì?
A. Sự ra đời những công ty độc quyền, Mít-xưi, Mit-su-bi-si chi phối đời sống kinh tế, chính trị Nhật Bản.
B. Độc chiếm thị trường
C. Dư thừa sản phẩm
D. Lạm phát
-
Câu 44:
Chiến tranh Trung- Nhật diễn ra vào thời gian nào?
A. 1849-1895
B. 1984-1895
C. 1894-1985
D. 1894-1895
-
Câu 45:
Ý nghĩa của cuộc Duy tân Minh Trị là?
A. Cải cách Minh Trị mang tính chất của một cuộc cách mạng tư sản.
B. Nhật thoát khỏi số phận bị các nước tư bản phương Tây xâm lược
C. Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển ở Nhật. Nền thống trị của giai cấp tư sản được thiết lập, chủ nghĩa tư bản phát triển mạnh mẽ.
D. Tất cả các đáp án đều đúng
-
Câu 46:
Kết quả của cuộc Duy tân Minh Trị là gì?
A. Nền thống trị của giai cấp tư sản được thiết lập, chủ nghĩa tư bản phát triển mạnh mẽ.
B. Cải cách Minh Trị mang tính chất của một cuộc cách mạng tư sản.
C. Nhật thoát khỏi số phận bị các nước tư bản phương Tây xâm lược
D. Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển ở Nhật.
-
Câu 47:
Động lực cách mạng của cuộc duy tân Minh Trị là?
A. Sự ủng hộ của nội bộ Nhật Bản
B. Sự giúp đỡ của các nước phương Tây
C. Quần chúng nhân dân
D. A và B là đáp án đúng
-
Câu 48:
Lực lượng lãnh đạo cuộc cải cách này là ai?
A. Giai cấp tư bản
B. Giai cấp tư sản
C. Giai cấp nông dân
D. Giai cấp công nhân
-
Câu 49:
Mục đích của cuộc Thiên hoàng Minh Trị khi thực hiện cải cách là?
A. Đưa Nhật Bản thoát khỏi tình trạng một nước phong kiến lạc hậu.
B. Bảo vệ nền độc lập lật đổ sự thống trị của gaii cấp phong kiến
C. Thiết lập nền chuyên chinsh tư sản, tạo điều kiện cho chủ nghĩa tư bản được tự do phát triển
D. Tất cả các đáp án trên
-
Câu 50:
Có mấy tầng lớp mới hình thành trong lúc Nhật Bản đang khủng hoảng?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4