Trắc nghiệm Nhật Bản Lịch Sử Lớp 11
-
Câu 1:
Tầng lớp Samurai có thay đổi gì trước khi Minh Trị lên ngôi ?
A. Tầng lớp Samurai bị suy giảm thế lực, đời sống gặp nhiều khó khăn.
B. Giàu lên nhờ cướp bóc
C. Giải tán dần vì không còn chỗ đứng
D. Bắt tay cùng quan lại thi hành ép buộc chính sách vơ vét
-
Câu 2:
Nền kinh tế Nhật Bản trước cuộc cải cách như thế nào?
A. Nông nghiệp vẫn dựa trên quan hệ sản xuất phong kiến lạc hậu; tình trạng mất mùa đói kém liên tiếp xảy ra,..
B. Ở các thành thị, mầm mống quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa phát triển nhanh chóng:
C. Xuất hiện các công trường thủ công quy mô lớn.
D. Tất cả các đáp án trên
-
Câu 3:
Những cải cách về giáo dục có gì đổi mới sau khi Minh Trị lên ngôi?
A. Thi hành chính sách giáo dục bắt buộc.
B. Chú trọng nội dung khoa học- kỹ thuật trong chương trình giảng dạy.
C. Cử những học sinh giỏi đi du học phương Tây…
D. Tất cả đáp án đều đúng
-
Câu 4:
Những cải cách quân sự của Minh Trị không bao gồm điều nào dưới đây?
A. Tổ chức huấn luyện theo kiểu phương Tây
B. Chế độ nghĩa vụ quân sự thay cho chế độ trưng binh.
C. Chú trọng đóng tàu chiến, sản xuất vũ khí đạn dược.
D. Tổ chức huấn luyện theo kiểu phương Đông
-
Câu 5:
Minh Trị đã thực hiện cải cách kinh tế như thế nào?
A. Thống nhất tiền tệ, thống nhất thị trường, xoá bỏ sự độc quyền ruộng đất của giai cấp phong kiến.
B. Xây dựng cơ sở hạ tầng, đường sá, cầu cống, phục vụ giao thông liên lạc.
C. Tăng cường phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ở nông thôn.
D. Tất cả đáp án đều đúng
-
Câu 6:
Việc làm đầu tiên của Minh Trị khi lên ngôi là?
A. Dời đô
B. Thống nhất đất nước
C. Ban hành chính sách mới
D. Xóa ngay chế độ phong kiến
-
Câu 7:
Nhật Bản từ một nước quân chủ chuyên chế sau khi Minh Trị lên ngôi đã chuyển thành?
A. Quân chủ lập hiến
B. Tư bản chủ nghĩa
C. Đế quốc chủ nghĩa
D. Cường quốc vững mạnh
-
Câu 8:
Sau khi lên nắm quyền, vào năm mấy ban hàng Hiến pháp mới?
A. 1889
B. 1898
C. 1988
D. 1989
-
Câu 9:
Sau các hiệp ước với phương Tây, Nhật Bản phải đối mặt với điều gì?
A. Khủng hoảng dân tộc
B. Chế độ Mạc Phủ dần lụi tàn
C. Sự thù địch đối với chế độ ngay trong chính nội bộ
D. Sự đấu tranh mạnh mẽ của quần chúng nhân dân
-
Câu 10:
Chính sách bế quan tỏa cảng của Mạc phủ Tokugawa chấm dứt sau sự kiện gì?
A. Sự phản đối của nhân dân quá mạnh mẽ
B. Chuyến thăm của Phó đề đốc Hoa Kỳ Matthew Calbraith Perry
C. Nhật Bản bị các nước xung quanh lăm le xâm chiếm
D. Sức ép từ trong nội bộ chính quyền
-
Câu 11:
Thiên Hoàng Minh Trị lên nắm quyền vào khoảng thời gian nào?
A. 3/2/1867
B. 3/2/1876
C. 2/2/1867
D. 3/3/1867
-
Câu 12:
Công lao của Thiên Hoàng Minh Trị trong những năm trị vì là?
A. Canh tân và đưa Nhật Bản trở thành một quốc gia hiện đại,
B. Đưa Nhật Bản ra khỏi nguy cơ trở thành thuộc địa của các nước đế quốc phương Tây giữa lúc chủ nghĩa thực dân đang phát triển mạnh.
C. Đưa Nhật Bản thành cường quốc
D. A và B là đáp án đúng
-
Câu 13:
Thiên Hoàng Minh trị là vị thiên hoàng đứng thứ mấy của Nhật Bản?
A. 111
B. 122
C. 123
D. 124
-
Câu 14:
Sô-gun bị lật đổ vào thời gian nào?
A. 01/1868
B. 02/1868
C. 03/1868
D. 04/1868
-
Câu 15:
Nguyên dân dẫn đến cuộc Duy tân Minh Trị là?
A. Phong trào đấu tranh chống Sô gun nổ ra sôi nổi vào những năm 60 của thế kỉ XX đã làm sụp đổ chế độ Mạc phủ.
B. Những hiệp ước bất bình mà Mạc phủ kí kết với nước ngoài làm cho tầng lớp xã hội phản ứng mạnh mẽ.
C. Tháng 01/1868 Sô-gun bị lật đổ. Thiên hoàng Minh Trị (Meiji) trở lại nắm quyền và thực hiện một loạt cải cách.
D. Tất cả đáp án đều đúng
-
Câu 16:
Đứng trước khủng hoảng trầm trọng, Nhật Bản phải lựa chọn gì?
A. tiếp tục con đường trì trệ tiếp tục con đường trì trệ
B. Canh tân, cải cách
C. Xóa bỏ chế độ phong kiến
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng
-
Câu 17:
Vị tướng quân cuối cùng của chính quyền Mạc Phủ là ai?
A. Tôkugaoa YoShinobu
B. Tokugawa Ieyasu
C. Miyamoto Musashi
D. Oda Nobunaga
-
Câu 18:
Vị tướng quân đầu tiên của chính quyền Mạc Phủ là ai?
A. Tôkugaoa Yeasư
B. Oda Nobunaga
C. Toyotomi Hideyoshi
D. Tôkugaoa YoShinobu
-
Câu 19:
Giữa lúc mâu thuẫn giai cấp trong nước ngày càng gay gắt, thì chuyện gì đã xảy ra với Nhật Bản?
A. Các nước tư bản phương Tây, trước tiên là Mĩ, dùng áp lực quân sự đòi Nhật Bản phải “mở cửa”.
B. Thiên tai, động đất xảy ra triền miên
C. Các thế lực thay nhau chiếm ngôi
D. Vừa đối mặt đấu tranh trong lẫn ngoài nước
-
Câu 20:
Quyền lực tối cao nằm trong tay của?
A. Thiên Hoàng
B. Tướng Quân
C. Các quan lại
D. A và B đúng
-
Câu 21:
Đến giữa thế kỉ XIX Nhật Bản vẫn là quốc gia?
A. Phong kiến
B. Nữa phong kiến nữa hiện đại
C. Không còn phong kiến
D. Vẫn còn Thiên Hoàng
-
Câu 22:
Tình hình giai cấp tư sản như thế nào?
A. Giàu mạnh hơn
B. Có tiềm lực về chính trị lẫn kinh tế
C. Giai cấp tư sản vẫn còn yếu, không đủ sức xoá bỏ chế độ phong kiến, nông dân là đối tượng bóc lột chủ yếu của giai cấp phong kiến.
D. Bị các nhà buôn và bọn cho vay lãi bóc lột.
-
Câu 23:
Các nhà công thương trong xã hội có sự thay đổi gì?
A. Không có thay đổi đáng kể
B. Có tài sản nhưng lại không có quyền lực chính trị
C. Phải bán đi tài sản vì tình hình kinh tế
D. Đáp án B và A đúng
-
Câu 24:
Các tầng lớp tư sản trong xã hội có sự thay đổi gì?
A. Giàu có hơn
B. Mất hết tài sản vì bị tịch thu
C. Phải cống nạp cho vua để khắc phục tình trạng khủng hoảng
D. Không có thay đổi gì đáng kể
-
Câu 25:
Có bao nhiêu tấng lớp tư sản tồn tại ở Nhật Bản giai đoạn phong kiến?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 26:
Tình hình công nghiệp Nhật Bản giai đoạn này diễn ra như thế nào?
A. Suy sụp vì không tìm được nguồn cung lẫn cầu
B. Ở các thành thị, hải cảng, kinh tế hàng hoá phát triển, công trường thủ công xuất hiện ngày càng nhiều.
C. Đáp án B và D đúng
D. Những mầm mống kinh tế tư sản chủ nghĩa phát triển nhanh chóng
-
Câu 27:
Tình hình nông nghiệp Nhật Bản thời kỳ này?
A. Hưng thịnh hơn các ngành khác
B. Nông nghiệp vẫn dựa trên quan hệ sản xuất phong kiến lạc hậu
C. Địa chủ bóc lột nhân dân lao động rất nặng nề. Tình trạng mất mùa đói kém liên tiếp xảy ra.
D. Đáp án B và C đúng
-
Câu 28:
Đứng đầu chế độ Mạc phủ nhật bản thời đầu là ai?
A. Sô -gun
B. Toyotomi Hideyoshi
C. Tokugawa Ieyasu
D. Akeda Shingen
-
Câu 29:
Chế độ Mạc phủ Tôkugaoa ở Nhật Bản lâm vào tình trạng khủng hoảng, suy yếu ở lĩnh vực nào?
A. Kinh tế
B. Chính trị
C. Xã hội
D. Tất cả các đáp án trên
-
Câu 30:
Đầu thế kỉ mấy chế độ Mạc phủ Tôkugaoa ở Nhật Bản lâm vào tình trạng khủng hoảng?
A. 17
B. 18
C. 19
D. 20
-
Câu 31:
Cuộc Cải cách Minh Trị (1868) ở Nhật Bản được đánh giá là
A. một cuộc cải cách lớn nhất ở Nhật Bản.
B. một cuộc cách mạng tư sản.
C. một cuộc cách mạng cung đình.
D. một cuộc canh tân đất nước.
-
Câu 32:
Tại sao chủ nghĩa đế quốc Nhật Bản là chủ nghĩa đế quốc quân phiệt hiếu chiến?
A. Tiến lên chủ nghĩa tư bản nhưng giai cấp phong kiến vẫn còn nắm chính quyền.
B. Tầng lớp Samurai có ưu thế chính trị và chủ trương xây dựng Nhật Bản bằng sức mạnh quân sự.
C. Tiến lên chủ nghĩa tư bản nhưng quyền lực vẫn do tầng lớp quí tộc tư sản hoá nắm.
D. Tầng lớp quí tộc Samurai có quyền lực tuyệt đối trong bộ máy nhà nước.
-
Câu 33:
Căn cứ vào tình hình Nhật Bản và các nước ở châu Á, thế kỉ XIX đối với phương Tây được lịch sử gọi là
A. thế kỉ phi thực dân hoá.
B. thế kỉ thực dân hoá.
C. thế kỉ xâm lược.
D. thế kỉ đấu tranh giải phóng dân tộc.
-
Câu 34:
Tại sao gọi Cải cách của Minh Trị ở Nhật Bản là cuộc cách mạng tư sản không triệt để?
A. Giai cấp tư sản chưa thật sự nắm quyền.
B. Nông dân được phép mua bán ruộng đất.
C. Liên minh quý tộc - tư sản nắm quyền.
D. Chưa xóa bỏ những bất bình đẳng với đế quốc.
-
Câu 35:
Nhật Bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa gắn liền với các cuộc chiến tranh xâm lược
A. Đài Loan, Trung Quốc, Pháp.
B. Đài Loan, Nga, Mĩ.
C. Nga, Đức, Trung Quốc.
D. Đài Loan, Trung Quốc, Nga.
-
Câu 36:
Cải cách Minh Trị đã mang lại một trong những kết quả gì cho Nhật Bản?
A. Nhật Bản thoát khỏi số phận một nước đế quốc.
B. Trở thành nước tư bản chủ nghĩa đầu tiên ở châu Á.
C. Xóa bỏ chế độ tư bản lũng đoạn nhà nước.
D. Đưa đất nước Nhật trở thành trung tâm kinh tế lớn của thế giới.
-
Câu 37:
Đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc Nhật Bản là gì?
A. chủ nghĩa đế quốc quân phiệt hiếu chiến.
B. chủ nghĩa đế quốc cho vay nặng lãi.
C. chủ nghĩa đế quốc thực dân.
D. chủ nghĩa đế quốc phong kiến quân phiệt.
-
Câu 38:
Phong trào đấu tranh chống Sô-gun nổ ra sôi nổi vào những năm 60 của thế kỉ XIX đã làm sụp đổ chế độ Mạc phủ ở Nhật Bản. Đó là
A. nội dung của Cải cách Minh Trị.
B. ý nghĩa của Cải cách Minh Trị.
C. nguyên nhân của Cải cách Minh Trị.
D. mục đích của Cải cách Minh Trị.
-
Câu 39:
Để xóa bỏ chế độ phong kiến, đưa Nhật Bản hòa nhập với nền kinh tế tư bản phương Tây, cuộc Cải cách Minh Trị đã tuyên bố
A. xóa bỏ chế độ phong kiến lạc hậu.
B. thành lập một nhà nước phong kiến mới.
C. thủ tiêu chế độ Mạc phủ, thành lập chinh phủ mới.
D. thủ tiêu chế độ Mạc phủ thành lập chế độ cộng hòa.
-
Câu 40:
Tháng 1-1868, sau khi lên ngôi, Thiên hoàng Minh Trị (May-gi-i) đã thực hiện một loạt cải cách tiến bộ nhằm
A. đưa Nhật Bản ngang tầm với Tây Âu.
B. xóa bỏ toàn bộ chế độ phong kiến lâu đời ở Nhật Bản.
C. tạo điều kiện cho kinh tế Nhật Bản phát triển.
D. đưa Nhật Bản thoát khỏi tình trạng phong kiến lạc hậu.
-
Câu 41:
Cuộc Cải cách Minh Trị (1868) không chỉ đưa nước Nhật Bản thoát khỏi số phận bị các nước tư bản phương Tây xâm lược mà còn
A. đưa Nhật Bản trở thành nước tư bản chủ nghĩa ở châu Á.
B. làm cho nước Nhật ngày càng giàu có.
C. đưa nước Nhật sánh vai cùng các nước phương Tây.
D. đưa nước Nhật trở thành cường quốc trên thế giới.
-
Câu 42:
Đến giữa thế kỉ XIX, Nhật Bản đã lâm vào một cuộc khủng hoảng trầm trọng, Chính phủ Nhật Bản đã chọn con đường
A. tiếp tục con đường trì trệ, bảo thủ.
B. cải cách xóa bỏ chế độ phong kiến.
C. thực hiện một lúc hai con đường.
D. về chính trị vẫn giữ nguyên chế độ phong kiến, về kinh tế thân phương Tây.
-
Câu 43:
Đến giữa thế kỉ XIX, những mâu thuẫn gay gắt diễn ra ở Nhật Bản vì
A. sự tồn tại và kìm hãm của chế độ phong kiến Mạc phủ.
B. áp lực của các nước phương Tây đòi Nhật phải mở cửa.
C. sự chống đối của quần chúng nhân dân đối với chế độ Mạc phủ.
D. chế độ Mạc phủ chưa giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân.
-
Câu 44:
Trong 30 năm cuối thế kỉ XIX, tình hình Nhật Bản như thế nào?
A. Chủ nghĩa tư bản phát triển nhanh chóng.
B. Xuất hiện các công ty độc quyền.
C. Đẩy mạnh chiến tranh xâm lược.
D. Phong trào đấu tranh chống chế độ Mạc phủ diễn ra mạnh mẽ.
-
Câu 45:
Cuộc Cải cách Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản được tiến hành trên các lĩnh vực
A. chính trị, kinh tế, quân sự và ngoại giao.
B. chính trị, quân sự, văn hoá - giáo dục và ngoại giao với Mĩ.
C. chính trị, kinh tế, quân sự, văn hoá - giáo dục.
D. kinh tế, quân sự, giáo dục và ngoại giao.
-
Câu 46:
Để thoát khỏi tình trạng khủng hoảng toàn diện của đất nước vào giữa thế kỉ XIX, Nhật Bản đã
A. duy trì chế độ phong kiến.
B. tiến hành những cải cách tiến bộ.
C. nhờ sự giúp đỡ của các nước tư bản phương Tây.
D. thiết lập chế độ Mạc phủ mới.
-
Câu 47:
Vào thế kỉ XIX, ngoài Mĩ, còn những nước đế quốc nào bắt Nhật Bản kí hiệp ước bất bình đẳng?
A. Anh, Pháp, Nga, Hà Lan.
B. Anh, Pháp, Đức, Áo.
C. Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc.
D. Anh, Pháp, Nga, Đức.
-
Câu 48:
Cho các sự kiện:
1. Chiến tranh Trung - Nhật bùng nổ và kết thúc.
2. Chiến tranh Nga - Nhật bùng nổ và kết thúc.
3. Chiến tranh Đài Loan và Nhật Bản.
Hãy sắp xếp các sự kiện trên theo trình tự thời gian.
A. 2, 3, 1.
B. 2, 1, 3.
C. 3, 2, 1.
D. 3, 1, 2.
-
Câu 49:
Sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế Nhật Bản cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX đã tạo nên sức mạnh về lĩnh vực nào để giới cầm quyền thi hành chính sách xâm lược và bành trướng?
A. Quân sự, chính trị.
B. Kinh tế, chính trị, quân sự.
C. Kinh tế và quốc phòng.
D. Quốc phòng và an ninh quốc gia.
-
Câu 50:
Cuộc Cải cách Minh Trị (1868) ở Nhật Bản còn được gọi là
A. cuộc đảo chính chế độ Mạc phủ.
B. cuộc Duy tân Minh Trị.
C. cuộc cách mạng Minh Trị.
D. cuộc canh tân Minh Trị.