Trắc nghiệm Nguồn gốc sự sống Sinh Học Lớp 12
-
Câu 1:
Theo quan niệm hiện đại, cơ sở vật chất chủ yếu của sự sống là
A. protein và acid nucleic.
B. acid nucleic và lipid.
C. saccharite và phospholipid.
D. protein và lipid.
-
Câu 2:
Đặc điểm nổi bật của đại phân tử protein và acid nucleic là
A. kích thước lớn
B. khối lượng lớn
C. đa dạng và đặc thù
D. có cấu trúc đa phân
-
Câu 3:
Trong điều kiện hiện nay của Trái Đất, chất hữu cơ được hình thành chủ yếu bằng cách nào?
A. Quang tổng hợp hay hóa tổng hợp
B. Tổng hợp nhờ nguồn năng lượng tự nhiên
C. Được tổng hợp trong các tế bào sống
D. Tổng hợp nhờ công nghệ sinh học
-
Câu 4:
Thí nghiệm của Miller đã chứng minh điều gì?
A. Acid nucleic hình thành từ nucleotide
B. Chất vô cơ hình thành từ các nguyên tố có trên bề mặt quả đất
C. Chất hữu cơ hình thành từ các chất vô cơ
D. Sự sống trên Trái Đất có nguồn gốc từ vũ trụ
-
Câu 5:
Chất hữu cơ nào sau đây được hình thành đầu tiên trong quá trình phát sinh sự sống trên trái đất:
A. Protein và acid nucleic.
B. Saccharite và lipid.
C. Protein, saccharite và lipid.
D. Cacbua hidro.
-
Câu 6:
Bầu khí quyển nguyên thủy của Trái Đất trước khi xuất hiện sự sống đầu tiên chứa các chất khí sau ngoại trừ:
A. Hơi nước
B. Metan
C. Amoniac
D. Oxi
-
Câu 7:
Các hợp chất hữu cơ đầu tiên được hình thành trên trái đất lần lượt theo sơ đồ nào sau đây?
A. CH → CHON → CHO
B. CH → CHO → CHON
C. CHON → CHO → CH
D. CHON → CH → CHO
-
Câu 8:
Hai mặt biểu hiện trái ngược nhưng thống nhất của quá trình trao đổi chất là
A. ồng hoá và dị hoá.
B. cảm ứng và sinh sản.
C. vận động và dinh dưỡng.
D. sinh sản và phát triển.
-
Câu 9:
Khả năng tự động duy trì, giữ vững sự ổn định về thành phần và tính chất của tổ chức sống là nhờ
A. quá trình trao đổi chất.
B. quá trình tích lũy thông tin di truyền.
C. khả năng tự điều chỉnh.
D. quá trình sao mã của ADN.
-
Câu 10:
Sự hình thành các hợp chất hữu cơ trong giai đoạn tiến hoá hoá học tuân theo qui luật
A. hoá học.
B. vật lý học.
C. sinh học.
D. vật lý và hoá học.
-
Câu 11:
Để tạo thành những mạch polypeptide, các nhà khoa học đã đem một số hỗn hợp acid amin đun nóng ở nhiệt độ
A. 120o – 150oC.
B. 150o – 180oC.
C. 180o – 210oC.
D. 210o – 240oC.
-
Câu 12:
Mỗi tổ chức sống là một "hệ mở" vì
A. có sự tích lũy ngày càng nhiều chất hữu cơ.
B. có sự tích lũy ngày càng nhiều các hợp chất phức tạp.
C. có sự tích lũy ngày càng nhiều chất vô cơ.
D. thường xuyên có sự trao đổi chất, năng lượng với môi trường.
-
Câu 13:
Cho tia lửa điện cao thế phóng qua 1 hỗn hợp hơi nước, carbonic, metan, amoniac người ta đã thu được 1 số loại
A. acid amin.
B. acid nucleic.
C. protein.
D. glucose.
-
Câu 14:
Để kiểm tra giả thuyết của Oparin và Handan, năm 1953 Milơ đã tạo ra môi trường nhân tạo có thành phần hóa học giống khí quyển nguyên thủy của Trái Đất. Môi trường nhân tạo đó gồm:
A. N2, NH3, H2 và hơi nước.
B. CH4, CO2, H2 và hơi nước.
C. CH4, NH3, H2 và hơi nước.
D. CH4, CO, H2 và hơi nước.
-
Câu 15:
Các dạng sống cần phải sản sinh ra những dạng giống chúng, di truyền đặc điểm cho thế hệ sau nên chúng cần phải có cơ chế
A. Tự sao.
B. Phiên mã.
C. Phân giải.
D. Dịch mã.
-
Câu 16:
Trong quá trình phát sinh sự sống, bước quan trọng để dạng sống sản sinh ra những dạng giống chúng, di truyền đặc điểm cho thế hệ sau là sự
A. hình thành các đại phân tử.
B. xuất hiện cơ chế tự sao chép.
C. hình thành lớp màng.
D. xuất hiện các enzim.
-
Câu 17:
Các đại phân tử hữu cơ hoà tan trong nước tạo thành dung dịch keo gọi là
A. Pôlisaccarit
B. Côaxecva
C. Axit nucleic
D. Tế bào
-
Câu 18:
Sự sống đầu tiên xuất hiện trong môi trường nào?
A. Khí quyển nguyên thủy
B. Trong lòng đất
C. Trong nước đại dương
D. Trên đất liền
-
Câu 19:
Trong tiến hoá tiền sinh học, những mầm sống đầu tiên xuất hiện ở
A. trong ao, hồ nước ngọt.
B. trong đại dương nguyên thuỷ.
C. khí quyển nguyên thuỷ.
D. trong lòng đất.
-
Câu 20:
Trong điều kiện của Trái Đất hiện nay, nếu các đại phân tử hữu cơ được hình thành trong tự nhiên thì từ các chất này có thể tiến hóa hình thành nên các tế bào sơ khai được không? Vì sao?
A. Không, vì điều kiện của Trái Đất hiện nay không có đủ phân tử hữu cơ trong đại dương.
B. Không, vì điều kiện của Trái Đất hiện nay chất hữu cơ sẽ bị phân hủy bởi ôxi tự do hoặc các vi sinh vật.
C. Không, vì điều kiện của Trái Đất hiện nay không có đủ năng lượng để tổng hợp các chất hữu cơ.
D. Không, vì điều kiện của Trái Đất hiện nay không có đủ các chất vô cơ như thời nguyên thủy.
-
Câu 21:
Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về sự phát sinh sự sống trên trái đất?
A. Trong tiến hóa tiền sinh học có sự tạo ra các hợp chất hữu cơ cho các sinh vật dị dưỡng.
B. Trong giai đoạn tiến hóa hóa học các hợp chất hữu cơ đơn giản và phức tạp được hình thành nhờ các nguồn năng lượng tự nhiên.
C. Kết quả quan trọng của giai đoạn tiến hóa sinh học là hình thành dạng sống đơn giản đầu tiên.
D. Những mầm sống đầu tiên xuất hiện ở trong khí quyển nguyên thủy
-
Câu 22:
Trong số các nhận định dưới đây, có bao nhiêu nhận định là đúng về quá trình phát sinh sự sống trên trái đất ?
(1) Quá trình tiến hóa của sự sống trên trái đất có thể chia thành ba giai đoạn: Tiến hóa hóa học, tiến hóa tiền sinh học và tiến hóa sinh học.
(2) Chọn lọc tự nhiên chỉ tác động vào giai đoạn tiến hóa tiền sinh học và tiến hóa sinh học
(3) Sau khi tế bào sơ khai được hình thành, thì quá trình tiến hóa sinh học được tiếp diễn.
(4) Chất hữu cơ đầu tiên được tổng hợp trên trái đất bằng con đường tiến hóa hóa học.
(5) Nguồn năng lượng tham gia vào giai đoạn tiến hóa hóa học là nguồn năng lượng tự nhiên và năng lượng sinh học.
A. 3
B. 2
C. 4
D. 5
-
Câu 23:
Khi nói về quá trình phát sinh sự sống, phát biểu nào sau đây chính xác?
A. Khi so sánh bằng chứng sinh học phân tử giữa người và vượn người cho phép ta kết luận người có nguồn gốc từ tinh tinh.
B. Để xác định tuổi của hóa thạch các nhà khoa học chỉ dùng phương pháp xác định tuổi địa tầng.
C. Sự di chuyển các lục địa có ảnh hưởng lớn đối với sự hình thành và diệt vong của các loài sinh vật.
D. Các loài động, thực vật lên cạn đầu tiên xuất hiện ở đại Nguyên Sinh.
-
Câu 24:
Hiện nay, người ta giả thiết rằng trong quá trình phát sinh sự sống trên Trái đất, phân tử tự nhân đôi xuất hiện đầu tiên có thể là
A. Lipit.
B. ADN.
C. Prôtêin
D. ARN
-
Câu 25:
Phát biểu nào dưới đây là không đúng về các sự kiện xảy ra trong giai đoạn tiến hóa hóa học hình thành sự sống trên trái đất?
A. Quá trình hình thành các chất hữu cơ bằng con đường hóa học mới chỉ là giả thuyết, chưa được chứng minh bằng thực nghiệm.
B. Do tác dụng của các nguồn năng lượng tự nhiên mà từ các chất vô cơ hình thành nên những hợp chất hữu cơ đơn giản đến phức tạp như axit amin, nucleotit.
C. Các hợp chất hữu cơ càng phức tạp sẽ càng nặng, theo các cơn mưa kéo dài hàng nghìn năm thuở đó mà rơi xuống biển.
D. Có sự tổng hợp các chất hữu cơ từ các chất vô cơ theo phương thức hóa học.
-
Câu 26:
Các đại phân tử hữu cơ được hình thành trong các đại dương nguyên thủy nhờ quá trình?
A. Lắng đọng
B. Thủy phân.
C. Sao chép.
D. Trùng phân.
-
Câu 27:
Quá trình nào đã tạo nên các đại phân tử hữu cơ từ các chất hữu cơ đơn giản hòa tan trong các đại dương nguyên thủy?
A. Nhân đôi
B. Trùng phân.
C. Phiên mã.
D. Thủy phân.
-
Câu 28:
Ai là người đã làm thực nghiệm chứng minh sự hình thành hợp chất hữu cơ phức tạp từ các chất hữu cơ đơn giản
A. Dacuyn
B. Fox
C. Milơ
D. Uray
-
Câu 29:
Năm 1953, Milơ và Urây đã làm thí nghiệm để kiểm tra giả thuyết "các hợp chất hữu cơ đơn giản đầu tiên trên trái đất có thể được tổng hợp bằng con đường hóa học từ hợp chất vô cơ và nguồn năng lượng sấm sét, núi lửa, tia tử ngoại”, chất nào sau đây không có trong thí nghiệm của Milơ và Urây:
A. Photpho.
B. Nitơ.
C. Hydrô.
D. Cacbon.
-
Câu 30:
Sự sống đầu tiên trên Trái Đất được hình thành bằng con đường hóa học theo các bước:
I. Trùng phân các đơn phân hữu cơ thành các đại phân tử.
II. Tương tác giữa các đại phân tử hình thành nên các tế bào sơ khai với các cơ chế nhân đôi, phiên mã, dịch mã, trao đổi chất, sinh trưởng và sinh sản.
III. Từ các chất vô cơ hình thành các đơn phân hữa cơ.
A. I→II→III.
B. III→I→II.
C. II→III→I.
D. III→II→I.
-
Câu 31:
Có bao nhiêu nhận định sau là đúng khi nói về quá trình hình thành sự sống trên Trái Đất?
(1) Những chất hữu cơ đầu tiên được hình thành trong khí quyển.
(2) ARN có trước ADN.
(3) Tiến hóa tiền sinh học chỉ xảy ra khi có lớp màng kép.
(4) Giai đoạn tiến hóa tiền sinh học là giai đoạn tiến hóa của tế bào nguyên thủy đầu tiên.
A. 1
B. 3
C. 4
D. 2
-
Câu 32:
Phát biểu nào dưới đây về các sự kiện xảy ra trong giai đoạn tiến hóa hóa học là không đúng?
A. Có sự tổng hợp các chất hữu cơ từ các chất vô cơ theo phương thức hóa học.
B. Trong khí quyển nguyên thủy của quả đất chưa có oxi và nitơ.
C. Do tác dụng của các nguồn năng lượng tự nhiên, từ các chất vô cơ đã hình thành nên các hợp chất hữu cơ đơn giản đến phức tạp như axit amin, nuclêotit.
D. Quá trình hình thành các chất hữu cơ từ các chất vô cơ trong giai đoạn tiến hóa hóa học là giả thuyết và chưa được chứng minh bằng thực nghiệm.
-
Câu 33:
Năm 1952, S.Milơ (S.Miller) thực hiện thí nghiệm tạo ra môi trường có thành phần hóa học giống khí quyển nguyên thủy và đặt trong điều kiện phóng điện liên tục một tuần, thu được các axit amin cùng các phân tử hữu cơ khác nhau. Kết quả thí nghiệm chứng minh:
A. các chất hữu cơ được hình thành từ chất vô cơ trong điều kiện khí quyển nguyên thủy của Trái Đất.
B. các chất hữu cơ được hình thành trong khí quyển nguyên thủy nhờ nguồn năng lượng sinh học.
C. các chất hữu cơ đầu tiên được hình thành trong khí quyển nguyên thủy của Trái Đất bằng con đường tổng hợp sinh học.
D. ngày nay các chất hữu cơ vẫn được hình thành phổ biến bằng con đường tổng hợp hóa học trong tự nhiên.
-
Câu 34:
Trong thí nghiệm của mình, Milơ và Urây đã mô phỏng khí quyển nguyên thủy của Trái Đất trong phòng thí nghiệm để tổng hợp hợp chất hữu cơ từ chất vô cơ. hai ông đã sử dụng các khí
A. H2O, O2, CH4, N2
B. H2O, CH4, NH3, H2
C. H2O, CO2, CH4, NH3
D. H2O, CO2, CH4, N2
-
Câu 35:
Khi nói về quá trình phát sinh sự sống trên Trái đất, kết luận nào sau đây là đúng?
A. Lịch sử Trái đất có 5 đại, trong đó đại Cổ sinh chiếm thời gian dài nhất.
B. Đại Trung sinh được đặc trưng bởi sự phát sinh và hưng thịnh của bò sát khổng lồ.
C. Đại Tân sinh được đặc trưng bởi sự phát sinh các loài thú, chim mà đỉnh cao là sự phát sinh loài người.
D. Các loài động vật và thực vật ở cạn đầu tiên xuất hiện vào đại Cổ sinh.
-
Câu 36:
Trong quá trình phát sinh sự sống, hình thành loại sinh vật cổ sơ đầu tiên là kết quả của quá trình tiến hóa?
A. Hóa học và tiền sinh học
B. Sinh học
C. Hóa học và sinh học
D. Tiền sinh học và sinh học
-
Câu 37:
Khi nói về sự phát sinh sự sống trên trái đất, phát biểu nào dưới đây không đúng?
A. Sự xuất hiện sự sống gắn liền với sự xuất hiện các đại phân tử hữu cơ có khả năng tự nhân đôi.
B. Chọn lọc tự nhiên không tác động ở những giai đoạn đầu tiên của quá trình tiến hóa hình thành tế bào sơ khai mà chỉ tác động từ khi sinh vật đa bào đầu tiên xuất hiện.
C. Nhiều bằng chứng thực nghiệm thu được đã ủng hộ quan điểm cho rằng các chất hữu cơ đầu tiên trên trái đất được hình thành bằng con đường tổng hợp hóa học.
D. Các chất hữu cơ đơn giản đầu tiên trên trái đất có thể được xuất hiện bằng con đường tổng hợp hóa học.
-
Câu 38:
Sự sống đầu tiên trên Trái Đất được hình thành bằng con đường hóa học theo các bước:
I. Trùng phân các đơn phân hữu cơ thành các đại phân tử.
II. Tương tác giữa các đại phân tử hình thành nên các tế bào sơ khai với các cơ chế nhân đôi, phiên mã, dịch mã, trao đổi chất, sinh trưởng và sinh sản.
III. Từ các chất vô cơ hình thành các đơn phân hữu cơ.
A. I → II → III
B. III → I → II
C. II → III → I
D. III → II → I
-
Câu 39:
Trong giai đoạn nguyên thủy của khí quyển Trái Đất không có khí nào sau đây?
A. CO2
B. O2
C. NH3
D. CH4
-
Câu 40:
Cho các nhận xét sau:
(1) Kết thúc quá trình tiến hóa hóa học chưa có sự xuất hiện của sự sống.
(2) Trong điều kiện tự nhiên nguyên thủy có oxi phân tử và các hợp chất chứa cacbon.
(3) Trong quá trình tiến hóa ADN xuất hiện trước ARN.
(4) Những cá thể sống đầu tiên được hình thành trong khí quyển nguyên thủy.
(5) Các hạt coaxecva vẫn chịu tác động của chọn lọc tự nhiên.
(6) Đại dương là môi trường sống lý tưởng để tạo lên các hạt coaxecva.
(7) Ngày nay không còn quá trình tiến hóa sinh học.
(8) Kết thúc quá trình tiến hóa tiền sinh học là sự hình thành của tế bào sơ khai.
Có bao nhiêu nhận xét sai?
A. 4
B. 5
C. 6
D. 7
-
Câu 41:
Trong quá trình phát sinh sự sống trên Trái Đất, sự kiện nào sau đây không diễn ra trong giai đoạn tiến hóa hóa học ?
A. Hình thành nên các tế bào sơ khai (tế bào nguyên thủy)
B. Từ các chất vô cơ hình thành nên các chất hữu cơ đơn giản
C. Các axit amin liên kết với nhau tạo nên các chuỗi pôlipeptit đơn giản
D. Các nuclêôtit liên kết với nhau tạo nên các phân tử axit nuclêic
-
Câu 42:
Quá trình tiến hoá dẫn tới hình thành các hợp chất hữu cơ đầu tiên trên Trái Đất không có sự tham gia của những nguồn năng lượng nào sau đây?
A. Ánh sáng mặt trời
B. Năng lượng sinh học
C. Tia từ ngoại
D. Các tia chớp
-
Câu 43:
Trong quá trình phát sinh và phát triển của sự sống, chọn lọc tự nhiên phát huy tác dụng từ
A. giai đoạn tiến hoá tiền sinh học.
B. giai đoạn tiến hoá hoá học.
C. giai đoạn tiến hoá sinh học.
D. khi hình thành cơ thể sống đầu tiên được.
-
Câu 44:
Điều nào sau đây không đúng khi nói về hóa thạch?
A. Hóa thạch có ý nghĩa to lớn để nghiên cứu lịch sử vỏ Trái Đất.
B. Hóa thạch có ý nghĩa to lớn trong nghiên cứu địa chất học.
C. Căn cứ vào hóa thạch có thể suy ra lịch sử phát sinh, phát triển và diệt vong của sinh vật.
D. Hóa thạch là bằng chứng gián tiếp của tiến hóa và phát triển của sinh vật.
-
Câu 45:
Để xác định tuổi của hoá thạch có tuổi khoảng 50 000 năm thì người ta sử dụng phương pháp phân tích nào sau đây?
A. Xác định đồng vị phóng xạ urani 238 có trong mẫu hoá thạch.
B. Xác định đồng vị phóng xạ của nitơ 14 có trong mẫu hoá thạch.
C. Xác định đồng vị phóng xạ cácbon 14 có trong mẫu hoá thạch.
D. Xác định đồng vị phóng xạ của photpho 32 có trong mẫu hoá thạch.
-
Câu 46:
Điều nào sau đây không đúng khi nói về ý nghĩa của việc nghiên cứu sinh vật hoá thạch
A. Suy đoán được lịch sử xuất hiện, phát triển và diệt vong của chúng.
B. Suy đoán được tuổi của lớp đất đá chứa chúng.
C. Là tài liệu nghiên cứu lịch sử vỏ trái đất.
D. Xác định được chính xác thời điểm của hiện tượng trôi dạt lục địa.
-
Câu 47:
Nhiều thí nghiệm đã chứng minh rằng các đơn phân nuclêôtit có thể tự lắp ghép thành những đoạn ARN ngắn, cũng có thể tự nhân đôi mà không cần đến sự xúc tác của enzim. Điều này có thể chứng minh
A. cơ thể sống hình thành từ sự tương tác giữa prôtêin và axit nuclêic.
B. trong quá trình tiến hoá, ARN xuất hiện trước ADN và prôtêin.
C. prôtêin có thể tự đổi mới.
D. sự xuất hiện của axit nuclêic và prôtêin chưa phải là xuất hiện sự sống.
-
Câu 48:
Trong khí quyển nguyên thuỷ chưa có hoặc rất ít khí
A. cácbônic
B. amôniac
C. hơi nước
D. ôxi
-
Câu 49:
Tiến hoá sinh học là
A. giai đoạn hình thành nên các cơ thể sống đầu tiên từ các tế bào sơ khai đã được hình thành ở giai đoạn tiến hoá hoá học.
B. giai đoạn tiến hoá từ những đại phân tử có khả năng tự nhân đôi hình thành nên các cơ thể sinh vật đầu tiên dưới tác động của các nhân tố tiến hoá
C. giai đoạn tiến hoá từ những tế bào đầu tiên hình thành nên các loài sinh vật như ngày nay dưới tác động của các nhân tố tiến hoá.
D. giai đoạn tiến hoá từ những tế bào đầu tiên hình thành nên các sinh vật đa bào như ngày nay dưới tác động của các nhân tố tiến hoá.
-
Câu 50:
Đặc điểm cơ bản của giai đoạn tiến hoá hoá học là
A. có sự tổng hợp các chất hữu cơ từ các chất vô cơ theo phương thức hoá học.
B. từ các dạng tiền tế bào đã tiến hoá cho ra tất cả các sinh vật nhân sơ và nhân thực hiện nay.
C. có sự hình thành các giọt côaxecva.
D. có sự tương tác giữa các đại phân tử hữu cơ trong một tổ chức nhất định là tế bào.