Trắc nghiệm Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa GDCD Lớp 11
-
Câu 1:
Dân chủ được ghi nhận là quyền lực thuộc về ai?
A. Nhân dân.
B. Lãnh đạo.
C. Giai cấp thống trị.
D. Giai cấp bị trị.
-
Câu 2:
Quyền nào dưới đây thể hiện dân chủ trong lĩnh vực văn hóa?
A. Quyền được đảm bảo về mặt tinh thần khi không còn khả năng lao động.
B. Quyền được hưởng lợi ích từ sáng tạo nghệ thuật của mình.
C. Quyền tham gia thảo luận các vấn đề chung của cả nước.
D. Quyền được thông tin, tự do ngôn luận, tự do báo chí.
-
Câu 3:
Khẳng định nào sau đây không đúng về nội dung của dân chủ trong lĩnh vực chính trị?
A. Công dân có quyền bầu cử, ứng cử vào các cơ quan quyền lực nhà nước.
B. Công dân có quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội.
C. Công dân có quyền quyết định mọi vấn đề chung của Nhà nước.
D. Công dân có quyền biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân.
-
Câu 4:
Quyền nào sau đây của công dân thể hiện dân chủ trong lĩnh vực xã hội?
A. Quyền được thông tin.
B. Quyền được hưởng bảo hiểm xã hội.
C. Quyền tham gia quản lí nhà nước.
D. Quyền khiếu nại.
-
Câu 5:
Quyền phê bình văn học thể hiện dân chủ trong lĩnh vực nào dưới đây?
A. Văn hóa.
B. Giáo dục
C. Chính trị.
D. Xã hội.
-
Câu 6:
Quyền lao động thể hiện dân chủ trong lĩnh vực nào sau đây?
A. Kinh tế.
B. Văn hóa.
C. Chính trị.
D. Xã hội.
-
Câu 7:
Quyền nào sau đây là một trong những nội dung của dân chủ trong lĩnh vực chính trị ?
A. Quyền sáng tác văn học.
B. Quyền bình đẳng nam nữ.
C. Quyền tự do báo chí.
D. Quyền lao động.
-
Câu 8:
Một trong những nội dung của dân chủ trong lĩnh vực chính trị được thể hiện ở việc gì?
A. Quyền bình đẳng nam nữ.
B. Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội.
C. Quyền tự do kinh doanh.
D. Quyền tự do lựa chọn nơi ở và làm việc.
-
Câu 9:
Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa gắn liền với cái gì?
A. Đạo đức.
B. Pháp luật.
C. Phong tục.
D. Truyền thống.
-
Câu 10:
Dân chủ xã hội chủ nghĩa được ghi nhận là nền dân chủ:
A. Rộng rãi nhất và triệt để nhất.
B. Tuyệt đối nhất.
C. Hoàn bị nhất.
D. Phổ biến nhất trong lịch sử.
-
Câu 11:
Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là nền dân chủ:
A. của nhân dân lao động.
B. của tất cả mọi người trong xã hội.
C. của những người lãnh đạo.
D. của giai cấp công nhân.
-
Câu 12:
H có giọng hát hay nên bạn muốn tham gia hội thi văn nghệ do trường tổ chức, nhưng mẹ H nhất định không đồng ý vì sợ ảnh hưởng đến học tâp. Theo em, mẹ H đã vi phạm quyền dân chủ nào dưới đây của công dân?
A. Quyền sáng tác, phê bình văn học nghệ thuật.
B. Quyền được tham gia vào đời sống văn hóa.
C. Quyền được hưởng lợi từ sáng tạo của mình.
D. Quyền khiếu nại, tố cáo của công dân.
-
Câu 13:
Bạn K cho rằng học sinh lớp 11 thì không được hưởng quyền dân chủ trong lĩnh vực chính trị vì chưa đủ 18 tuổi. Em sẽ lựa chọn phương án nào sau đây để giúp K hiểu rõ hơn về quyền dân chủ trong lĩnh vực chính trị ?
A. Được hưởng quyền dân chủ trong lĩnh vực chính trị ở một số nội dung.
B. Được hưởng quyền dân chủ trong lĩnh vực chính trị ở tất cả nội dung.
C. Không được hưởng quyền dân chủ trong lĩnh vực chính trị ở tất cả nội dung.
D. Muốn được hưởng quyền này phải xin phép nhà trường.
-
Câu 14:
Vào đầu mỗi năm học, học sinh thường tham gia thực hiện hình thức dân chủ trực tiếp trong việc bầu cử:
A. giáo viên chủ nhiệm.
B. bầu ban cán sự lớp.
C. bầu chủ tịch công đoàn trường.
D. bầu hiệu trưởng.
-
Câu 15:
N tham gia biểu quyết các vấn đề quan trọng khi nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân là thể hiện quyền nào dưới đây?
A. Sáng tác, phê bình văn học.
B. Tham gia quản lý nhà nước và xã hội.
C. Được tham gia vào đời sống văn hóa.
D. Ứng cử vào các cơ quan quyền lực nhà nước.
-
Câu 16:
N tham gia góp ý dự thảo Hiến pháp là việc làm thể hiện dân chủ trong lĩnh vực chính trị. Việc làm đó đảm bảo quyền nào sau đây?
A. Sáng tác, phê bình văn học.
B. Tham gia quản lý nhà nước và xã hội.
C. Được tham gia vào đời sống văn hóa.
D. Ứng cử vào các cơ quan quyền lực nhà nước.
-
Câu 17:
Nhân dân thôn X tổ chức cuộc họp toàn dân trong đó có nội dung thảo luận về việc tu sửa đường giao thông liên xóm. Trong trường hợp này nhân dân thôn X thực thi hình thức dân chủ nào sau đây?
A. Trực tiếp.
B. Đại diện.
C. Toàn dân.
D. Gián tiếp.
-
Câu 18:
Đầu năm học các bạn học sinh lớp 10 được cô giáo chủ nhiệm hướng dẫn bầu lớp trưởng, bí thư, tổ trưởng. Vậy các bạn đã thực hiện hình thức dân chủ nào dưới đây?
A. Dân chủ trực tiếp.
B. Dân chủ gián tiếp.
C. Dân chủ mở rộng.
D. Dân chủ hình thức.
-
Câu 19:
Trong lần sửa đổi Hiến pháp 2013, nhân dân được tham gia góp ý xây dựng sửa đổi, bổ sung Hiến pháp. Việc làm này của nhân dân được thực hiện thông qua hình thức dân chủ nào dưới đây?
A. Trực tiếp.
B. Gián tiếp.
C. Tự do.
D. Công khai.
-
Câu 20:
Hành vi nào dưới đây thể hiện dân chủ trong lĩnh vực văn hóa?
A. Anh X ứng cử vào hội đồng nhân dân phường.
B. Chị B tham gia phê bình văn học.
C. Anh H tham gia góp ý vào dự thảo luật.
D. Chị C phát biểu ý kiến trong cuộc họp cơ quan.
-
Câu 21:
Phường H chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho các gia đình chính sách là thể hiện dân chủ ở lĩnh vực nào sau đây?
A. Kinh tế.
B. Chính trị.
C. Văn hóa.
D. Xã hội.
-
Câu 22:
“Bà mẹ khi mang thai, trẻ em đều được tiêm vắc xin phòng bệnh miễn phí” là thể hiện của nội dung dân chủ trong lĩnh vực nào dưới đây?
A. Văn hóa.
B. Chính trị.
C. Kinh tế.
D. Xã hội.
-
Câu 23:
A là học sinh trường THPT đã tham gia cuộc thi sáng tác thơ văn trên báo Hoa học trò và đạt giải nhất. Vậy A đã tham gia xây dựng nền dân chủ XHCN ở lĩnh vực nào dưới đây?
A. Kinh tế.
B. Chính trị.
C. Văn hoá.
D. Xã hội.
-
Câu 24:
Thấy anh Y đang chặt trộm gỗ ở rừng phòng hộ, X liền tố cáo anh Y,vậy X đang thực hiện quyền dân chủ trong lĩnh vực nào sau đây?
A. Trong lĩnh vực kinh tế.
B. Trong lĩnh vực chính trị.
C. Trong lĩnh vực văn hoá.
D. Trong lĩnh vực xã hội.
-
Câu 25:
A đã 18 tuổi, A rất vui mừng vì đây là lần đầu mình được cầm lá phiếu đi bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp. VậyA đã thực hiệnhình thức dân chủ nào dưới đây?
A. Dân chủ trực tiếp.
B. Dân chủ gián tiếp.
C. Dân chủ mở rộng.
D. Dân chủ của nhân dân.
-
Câu 26:
Trong buổi họp thôn, bác A tham gia góp ý kiến về việc xây dựng đường bê tông của thôn mình. Vậy, bác A đã thực hiện hình thức dân chủ nào dưới đây?
A. Dân chủ trực tiếp.
B. Dân chủ gián tiếp.
C. Dân chủ mở rộng.
D. Dân chủ đại diện.
-
Câu 27:
Anh A tố cáo người có hành vi trộm cắp tài sản Nhà nước là thực hiện hình thức dân chủ nào dưới đây?
A. Trực tiếp.
B. Gián tiếp.
C. Hợp pháp.
D. Thống nhất.
-
Câu 28:
Dân chủ gián tiếp là hình thức dân chủ để nhân dân bầu ra những người với vai trò gì?
A. Đại diện thay mặt mình quyết điịnh các công việc chung của Nhà nước.
B. Có trách nhiệm thay mặt mình quyết định các công việc chung của Nhà nước.
C. Có khả năng thay mặt mình quyết định các công việc chung của Nhà nước.
D. Có chuyên môn thay mặt mình quyết định các công việc chung của Nhà nước.
-
Câu 29:
Hành vi nào sau đây không phải là hình thức dân chủ trực tiếp?
A. Ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân phường.
B. Nhân dân tham gia thảo luận, góp ý kiến sửa đổi Hiến pháp.
C. Nhân dân tham gia giám sát, kiểm tra hoạt động của cơ quan nhà nước ở địa phương.
D. Đại biểu Quốc hội thay mặt nhân dân tham gia xây dựng các đạo luật.
-
Câu 30:
Dân chủ trực tiếp là nhân dân tham gia trực tiếp vào việc quyết điịnh công việc của:
A. nhà nước.
B. Cá nhân.
C. Công chức.
D. Nhân dân.
-
Câu 31:
Hành vi nào sau đây thể hiện dân chủ trong lĩnh vực văn hóa?
A. Anh X ứng cử vào Hội đồng nhân dân phường.
B. Chị B tham gia phê bình văn học.
C. Anh H tham gia đóng góp ý kiến dự thảo luật.
D. Chị C phát biểu ý kiến trong cuộc họp cơ quan.
-
Câu 32:
Hành vi nào sau đây không phải là dân chủ trong lĩnh vực chính trị?
A. Nhân dân thảo luận đóng góp ý kiến xây dựng các văn bản pháp luật.
B. Anh H tham gia bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân xã.
C. Chị C tố cáo hành vi tham nhũng.
D. Anh B tham gia vào các lệ hội ở địa phương.
-
Câu 33:
Khẳng định nòa sau đây đứng về nội dung dân chủ trong lĩnh vực văn hóa?
A. Công dân được tham gia vào đời sống văn hóa.
B. Công dân được kiến nghị với các cơ quan nhà nước.
C. Công dân bình đẳng về cống hiến và hưởng thụ.
D. Công dân tham gia vào các phong trào xã hội ở địa phương.
-
Câu 34:
Hình thức dân chủ thông qua những quy chế, thiết chế để nhân dân bầu ra người đại diện thay mặt mình quyết định các công việc chung của cộng đồng, của nhà nước gọi là tinh thần đoàn hết của Việt Nam:
A. Dân chủ gián tiếp.
B. Dân chủ hiện đại.
C. Dân chủ trực tiếp.
D. Dân chủ kiểu mới.
-
Câu 35:
Nội dung nào dưới đây không phải là hình thức phổ biến của dân chủ trực tiếp ngày nay.
A. Trưng cầu dân ý trong phạm vi cả nước.
B. Thực hiện sáng kiến pháp luật.
C. Nhân dân tự quản.
D. Bầu cử hội đồng nhân dân các cấp.
-
Câu 36:
Hình thức dân chủ với những quy chế, thiết chế để nhân dân thảo luận, biểu quyết, tham gia trực tiếp quyết định công việc của cộng đồng, nhà nước là gì?
A. Dân chủ gián tiếp.
B. Dân chủ đại diện.
C. Dân chủ trực tiếp.
D. Dân chủ kiểu mới.
-
Câu 37:
Có mấy hình thức dân chủ cơ bản?
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
-
Câu 38:
Nội dung nào sau đây thể hiện quyền dân chủ trong lĩnh vực xã hội?
A. Quyền được hưởng bảo hiểm xã hội.
B. Quyền tự do kinh doanh.
C. Quyền tham gia bầu cử.
D. Tất câu trả lời trên
-
Câu 39:
Nội dung nào dưới đây không thể hiện quyền dân chủ trong lĩnh vực văn hóa?
A. Quyền được tham gia vào đời sống văn hóa.
B. Quyền sáng tác, phê bình văn học, nghệ thuật.
C. Quyền được hưởng chế độ bảo vệ sức khỏe.
D. Quyền được hưởng các lợi ích từ sáng tạo văn hóa của mình.
-
Câu 40:
Nội dung nào dưới đây không thể hiện quyền dân chủ trong lĩnh vực chính trị?
A. Quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội.
B. Quyền bình đẳng nam nữ.
C. Quyền tự do ngôn luận.
D. Quyền biểu quyết khi Nhà nước trưng cầu dân ý.
-
Câu 41:
Nội dung nào sau đây thể hiện quyền dân chủ trong lĩnh vực chính trị?
A. Quyền sáng tác, phê bình văn học.
B. Quyền bình đẳng về nghĩa vụ và quyền lợi.
C. Quyền tự do kinh doanh.
D. Quyền bầu cử, ứng cử vào các cơ quan quyền lực nhà nước.
-
Câu 42:
Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa được xem là nền dân chủ như thế nào?
A. Rộng rãi nhất, triệt để nhất.
B. Lâu dài nhất, hiện đại nhất.
C. Hiện đại nhất, triệt để nhất.
D. Văn minh nhất, đặc biệt nhất.
-
Câu 43:
Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa có cơ sở kinh tế dựa trên hình thức sở hữu tư liệu sản xuất nào sau đây?
A. Tư hữu.
B. Sở hữu hỗn hợp.
C. Công hữu.
D. Cả A và C.
-
Câu 44:
Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa được ghi nhận mang bản chất của giai cấp nào dưới đây?
A. Nông dân.
B. Công nhân.
C. Trí thức.
D. Tiểu tư sản.
-
Câu 45:
So với các nền dân chủ trước đó, nền dân chủ xã hội chủ nghĩa đánh dấu một bước phát triển mới về cái gì dưới đây?
A. Lượng.
B. Chất.
C. Sự lãnh đạo.
D. Đảng cầm quyền.
-
Câu 46:
Dân chủ là một hình thức nhà nước gắn với giai cấp thống trị, do đó dân chủ luôn mang bản chất:
A. xã hội.
B. giai cấp.
C. nhà nước.
D. nhân dân.
-
Câu 47:
Dân chủ là quyền lực thuộc về ai sau đây?
A. Nhân dân.
B. Lãnh đạo.
C. Giai cấp thống trị.
D. Giai cấp bị trị.
-
Câu 48:
Đến ngày đi bầu cử nhưng nhà có giỗ nên bố em định tranh thủ đi bầu rồi bỏ phiếu luôn cho cả ông, bà, mẹ và chị gái của em. Em sẽ ứng xử như thế nào được xem là để thể hiện hiểu biết của mình về dân chủ?
A. Tán thành vì ý kiến của bố là rất hợp lí.
B. Không tán thành nhưng im lặng vì mình là con.
C. Đề nghị để mình đi bỏ phiếu hộ, còn bố cứ ở nhà lo việc.
D. Giải thích cho bố mỗi công dân phải tự đi bỏ phiếu mới đúng quyền dân chủ.
-
Câu 49:
Ông A tích cực tham gia bầu tổ trưởng dân phố được xem chính là thực hiện quyền dân chủ
A. Đại diện.
B. Gián tiếp.
C. Trực tiếp.
D. Hình thức.
-
Câu 50:
Cơ cấu tổ chức của hình thức dân chủ gián tiếp cho phép người dân bao quát toàn bộ lãnh thổ từ địa phương đến trung ương, cho phép người dân làm chủ được xem là trên
A. Lĩnh vực xã hội.
B. Lĩnh vực chính trị.
C. Lĩnh vực văn hóa.
D. Mọi lĩnh vực.