Trắc nghiệm Một số nền văn minh phương Tây thời kì cổ - trung đại Lịch Sử Lớp 10
-
Câu 1:
Công trình kiến trúc nào sau đây không phải là thành tựu của cư dân Hy Lạp và La Mã cổ đại?
A. Đền Pác-tê-nông.
B. Đấu trường Cô-li-dê.
C. Lăng Ta-giơ Ma-han.
D. Khải hoàn môn.
-
Câu 2:
Ai là tác giả của vở kịch Ơ-đíp làm vua?
A. Py-ta-go.
B. Hi-pô-crat.
C. Hê-rô-đốt.
D. Xô-phốc-lơ.
-
Câu 3:
Một trong những nhà sử học nổi tiếng của Hy Lạp cổ đại là
A. Py-ta-go.
B. Hi-pô-crat.
C. Hê-rô-đốt.
D. Xô-phốc-lơ.
-
Câu 4:
Nhà khoa học nổi tiếng trên lĩnh vực y học của Hy Lạp cổ đại là
A. Py-ta-go.
B. Hi-pô-crat.
C. Hê-rô-đốt.
D. Xô-phốc-lơ.
-
Câu 5:
Một trong những nhà toán học nổi tiếng của Hy Lạp cổ đại là
A. Py-ta-go.
B. Hi-pô-crat.
C. Hê-rô-đốt.
D. Xô-phốc-lơ.
-
Câu 6:
Về lịch pháp và thiên văn học, cư dân Hy Lạp và La mã cổ đại đã biết làm lịch dựa theo sự chuyển động của
A. Trái đất quanh Mặt Trăng.
B. Mặt Trăng quanh Mặt Trời.
C. Mặt Trời quanh Trái Đất.
D. Trái Đất quanh Mặt Trời.
-
Câu 7:
Hệ chữ cái La-tinh là thành tựu của
A. cư dân Hy Lạp cổ đại.
B. cư dân La Mã cổ đại.
C. cư dân Ấn Độ cổ đại.
D. cư dân Trung Quốc cổ đại.
-
Câu 8:
Sự kiện nào đã thúc đẩy mạnh mẽ sự giao lưu văn hóa giữa Hy Lạp và Phương Đông?
A. Cuộc viễn chinh của A-lếch-xăng-đờ-rốt Đại đế
B. Chiến tranh thành Tơ-roa.
C. Phong trào Thập tự chinh.
D. Cuộc chiến tranh nông dân Đức.
-
Câu 9:
Cơ sở xã hội của nền văn minh Hy Lạp và La Mã cổ đại là
A. nền dân chủ cổ đại.
B. chế độ bóc lột nô lệ tàn bạo.
C. chế độ đẳng cấp Vác-na.
D. chế độ phân biệt chủng tộc.
-
Câu 10:
Lực lượng sản xuất chính trong xã hội Hy Lạp và la mã cổ đại là
A. Nông dân
B. Thợ thủ công
C. Nô lệ
D. Chủ nô
-
Câu 11:
Trong xã hội Hy Lạp và La Mã cổ đại, tầng lớp nào chiếm số đông?
A. Nông dân
B. Thợ thủ công
C. Nô lệ.
D. Chủ nô.
-
Câu 12:
Trong xã hội Hy Lạp và La Mã cổ đại, tầng lớp nào có thế lực về chính trị và kinh tế?
A. Bình dân.
B. Nô lệ.
C. Chủ nô.
D. Nông nô.
-
Câu 13:
Chọn câu đúng. Tại La mã, nhà nước điển hình là
A. dân chủ chủ nô và quân chủ chuyên chế.
B. cộng hòa quý tộc và quân chủ lập hiến.
C. dân chủ cộng hòa và quân chủ lập hiến.
D. cộng hòa quý tộc và nhà nước đế chế.
-
Câu 14:
Các nhà nước cổ đại ở Hy Lạp và La Mã ra đời vào khoảng
A. thế kỉ I - II TCN.
B. thế kỉ III - VI TCN.
C. thế kỉ V - VI TCN.
D. thế kỉ VIII - VII TCN.
-
Câu 15:
Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng điều kiện tự nhiên của Hy Lạp và La Mã cổ đại?
A. Đồng bằng nhỏ hẹp, đất đai khô cằn.
B. Trong lòng đất có nhiều khoáng sản.
C. Có nhiều sông lớn, đất đai màu mỡ.
D. Đường bờ biển khúc khuỷu, nhiều vũng, vịnh.
-
Câu 16:
Ở Hy Lạp và La Mã thời cổ đại, nền kinh tế nào đóng vai trò chủ đạo?
A. Nông nghiệp và dịch vụ.
B. Thủ công nghiệp và thương nghiệp.
C. Nông nghiệp và thương nghiệp.
D. Thủ công nghiệp và nông nghiệp.
-
Câu 17:
Tộc người nào dưới đây không phải là cư dân La Mã cổ đại?
A. Người Đra-vi-đa.
B. Người I-ta-li-an.
C. Người Gô-loa.
D. Người Ê-tơ-rux-cơ.
-
Câu 18:
Tộc người nào dưới đây không phải là cư dân Hy Lạp cổ đại?
A. Ê-ô-li-iêng.
B. I-ô-niêng.
C. I-ta-li-um.
D. Đô-ni-iêng
-
Câu 19:
Một trong những thành tựu tôn giáo nổi bật của văn minh La Mã cổ đại là sự ra đời của
A. Phật giáo.
B. Hin-đu giáo.
C. Thiên Chúa giáo.
D. Nho giáo.
-
Câu 20:
Những đại diện tiêu biểu của trường phái triết học duy tâm ở Hy Lạp và La Mã thời cổ đại là
A. Ta-lét; Hê-ra-clit,…
B. A-rít-xtốt; Xô-crat,…
C. Pờ-la-tông; Ta-lét,…
D. Hê-ra-clit; Xô-crat,…
-
Câu 21:
Những đại diện tiêu biểu của trường phái triết học duy vật ở Hy Lạp và La Mã thời cổ đại là
A. Ta-lét; Hê-ra-clit,…
B. A-rít-xtốt; Xô-crat,…
C. Pờ-la-tông; Ta-lét,…
D. Hê-ra-clit; Xô-crat,…
-
Câu 22:
Hai bộ sử thi nổi tiếng của cư dân Hy Lạp cổ đại là
A. I-li-át và Ô-đi-xê.
B. Đăm săn và Gin-ga-mét.
C. Ra-ma-ya-na và Ma-ha-bha-ra-ta.
D. Ram-ma Khiên và Riêm-kê.
-
Câu 23:
Người Hy Lạp và người La Mã sáng tạo ra loại lịch nào?
A. Âm lịch
B. Dương lịch
C. Phật lịch.
D. Lịch vạn sự.
-
Câu 24:
Chữ Quốc ngữ ở Việt Nam hiện nay đã sử dụng các kí tự thuộc hệ thống chữ viết nào?
A. Chữ Hán.
B. Chữ Phạn.
C. Chữ hình nêm.
D. Chữ La-tinh.
-
Câu 25:
Câu nói sau đây là của ai: “Hãy cho tôi một điểm tựa tôi sẽ nhấc bổng Trái Đất lên”,
A. Ác-si-mét.
B. Ta-lét.
C. Tu-xi-đít.
D. A-ri-xtốt.
-
Câu 26:
Logo của tổ chức UNESCO được lấy cảm hứng từ công trình kiến trúc nổi tiếng nào?
A. Đền Pác-tê-nông.
B. Kim tự tháp Ai Cập.
C. Vườn treo Ba-bi-lon.
D. Tượng nữ thần tự do.
-
Câu 27:
Phong trào Văn hóa Phục hưng được biết đến nhiều nhất bởi những thành tựu lớn lao trong lĩnh vực
A. âm nhạc.
B. mĩ thuật.
C. triết học.
D. văn học.
-
Câu 28:
Phong trào Văn hóa Phục hưng không chỉ có vai trò tích cực là phát động quần chúng đấu tranh chống lại xã hội phong kiến mà còn là một cuộc cách mạng
A. tiến bộ vĩ đại.
B. dân chủ tư sản.
C. xã hội.
D. tư sản.
-
Câu 29:
Những tiến bộ của khoa học – kĩ thuật giúp con người thoát khỏi tình trạng lạc hậu và nhận thức được bản chất của thế giới là
A. nội dung của phong trào Văn hóa Phục hưng.
B. nguyên nhân ra đời phong trào Văn hóa Phục hưng.
C. hậu quả của nền văn hóa Phục hưng.
D. bản chất của nền văn hóa Phục hưng.
-
Câu 30:
Cho biết bản chất của phong trào Văn hóa Phục hưng là
A. Cuộc cách mạng về xã hội để xác lập sự thống trị của giai cấp tư sản.
B. Cuộc đấu tranh kinh tế của quần chúng nhân dân với giai cấp tư sản.
C. Cuộc đấu tranh giữa hệ tư tưởng phong kiến và quyền lực của Giáo hội.
D. Cuộc cách mạng tư tưởng của giai cấp tư sản chống lại chế độ phong kiến.
-
Câu 31:
Cho biết tại sao phong trào Văn hóa Phục hưng được đánh giá là một “cuộc cách mạng tiến bộ vĩ đại”?
A. Tạo ra sự biến đổi căn bản trong nhận thức của người châu Âu thời đó.
B. Mở ra những vùng đất mới, những con đường mới và những dân tộc mới.
C. Thị trường thế giới được mở rộng, thúc đẩy hàng hải quốc tế phát triển.
D. Thúc đẩy quá trình khủng hoảng, tan rã của chủ nghĩa tư bản ở châu Âu.
-
Câu 32:
Cho biết mục đích chính của giai cấp tư sản khi khởi xướng phong trào Văn hóa Phục hưng là
A. khôi phục tinh hoa văn hóa Hy Lạp, La Mã cổ đại.
B. khôi phục những giá trị văn hóa đã bị chế độ phong kiến vùi dập.
C. đề cao giá trị con người, các quyền tự do ca hân và tri thức khoa học – kĩ thuật.
D. xây dựng nền văn hóa mới của giai cấp tư sản chống lại quan điểm giáo hội Ki-tô.
-
Câu 33:
Cơ sở tư tưởng chính thống của giai cấp phong kiến ở châu Âu thời trung đại là giáo lí
A. đạo Ki-tô.
B. đạo Phật.
C. đạo Hồi.
D. đạo Nho.
-
Câu 34:
Trong thời Phục hưng đã xuất hiện rất nhiều nhà văn hóa, khoa học thiên tài được mệnh danh là những người
A. vĩ đại.
B. thông minh.
C. xuất chúng.
D. khổng lồ.
-
Câu 35:
Ph.Ăng-ghen nhận định “Văn hóa Phục hưng” là
A. một cuộc cách mạng tiến bộ vĩ đại.
B. một cuộc tấn công lên trời.
C. cuộc cách mạng về chính trị.
D. cuộc đấu tranh về văn hóa, tư tưởng.
-
Câu 36:
Trong giai đoạn đầu của thời đại Văn hóa Phục hưng, giai cấp tư sản đấu tranh chống chế độ phong kiến bằng hình thức
A. không nộp thuế cho nhà vua.
B. đấu tranh đòi các quyền lợi về kinh tế.
C. đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng văn hóa.
D. làm cách mạng lật đổ chế độ phong kiến.
-
Câu 37:
Thời đại Văn hóa Phục hưng đã chứng kiến sự tiến bộ vượt bậc của lĩnh vực nào?
A. Văn học nghệ thuật
B. Khoa học xã hội và nhân văn
C. Khoa học – kĩ thuật
D. Tư tưởng văn hóa
-
Câu 38:
Phong trào Văn hóa Phục hưng đã đạt được những thành tựu rực rỡ về mọi mặt, đặc biệt là lĩnh vực
A. khoa học tự nhiên
B. kiến trúc và xây dựng
C. văn học và nghệ thuật
D. triết học và lịch sử
-
Câu 39:
Ý nào dưới đây không phản ánh đúng nguyên nhân xuất hiện của phong trào Văn hóa Phục hưng?
A. Giáo lí đạo Ki-tô, tư tưởng của chế độ phong kiến mang những quan điểm lỗi thời.
B. Giai cấp tư sản có thế lực về kinh tế nhưng lại chưa có địa vị xã hội tương ứng.
C. Con người bước đầu có những nhận thức khoa học về bản chất của thế giới.
D. Sự xuất hiện trào lưu Triết học Ánh sáng đã tạo tiền đề cho phong trào.
-
Câu 40:
Văn hóa Phục hưng (thế kỉ XIV – XVII) có nghĩa là khôi phục lại
A. toàn bộ nền văn hóa cổ đại, sáng tạo nền văn hóa mới của giai cấp tư sản.
B. văn hóa Hy Lạp – La Mã và sáng tạo nền văn hóa mới của giai cấp tư sản.
C. nền văn hóa phong kiến và sáng tạo nền văn hóa mới của giai cấp tư sản.
D. đặc trưng văn hóa châu Âu, sáng tạo nền văn hóa mới của giai cấp tư sản.
-
Câu 41:
Phong trào Văn hóa Phục hưng (thế kỉ XIV – XVII) đã đạt được những thành tựu rực rỡ về mọi mặt, đặc biệt là lĩnh vực
A. khoa học tự nhiên.
B. kinh tế và văn hóa.
C. văn học, nghệ thuật.
D. chính trị và lịch sử.
-
Câu 42:
Cho biết điều kiện nào dưới đây đã đóng vai trò chủ yếu dẫn đến sự ra đời của phong trào Văn hóa Phục hưng?
A. Quan hệ sản xuất phong kiến bị phá vỡ.
B. Sự ra đời của giai cấp tư sản.
C. Sự lớn mạnh của thành thị trung đại.
D. Nhiều phát minh kĩ thuật.
-
Câu 43:
Văn hóa Phục hưng đã đề cao vấn đề nào dưới đây?
A. Khoa học, nhân văn.
B. Giá trị nhân bản, nhân văn.
C. Giá trị nhân bản và tự do.
D. Độc lập và tự do.
-
Câu 44:
Qua những tác phẩm văn hóa, nghệ thuật thời Phục hưng, giai cấp tư sản đã nghiêm khắc lên án
A. giai cấp tư sản.
B. trật tự phong kiến.
C. giáo hội Thiên Chúa giáo.
D. vua quan phong kiến.
-
Câu 45:
Trong phong trào Văn hóa Phục hưng, giai cấp tư sản chủ trương
A. khôi phục tinh hoa văn hóa phương Tây và xây dựng nền văn hóa mới.
B. khôi phục tinh hoa văn hóa Hy Lạp, La Mã, xây dựng nền văn hóa mới.
C. phục hưng nền văn hóa phong kiến, xây dựng nền văn hóa mới.
D. phục hưng văn hóa phương Đông, xây dựng nền văn hóa mới.
-
Câu 46:
Điểm tiến bộ của thể chế dân chủ ở Hy Lạp cổ đại so với chế độ chuyên chế trung ương tập quyền ở phương Đông cổ đại là gì?
A. Công dân A-ten (Athens) được quyền lựa chọn người quản lí nhà nước.
B. Tất cả công dân của A-ten có quyền bầu chọn người quản lí nhà nước.
C. Công dân của thành thị có quyền bầu ra người quản lí nhà nước.
D. Công dân nam từ 18 tuổi được quyền bầu chọn người quản lí nhà nước.
-
Câu 47:
Hàng hóa trao đổi, mua bán quan trọng nhất ở Địa Trung Hải cổ đại là gì?
A. Rượu nho.
B. Dầu ô liu.
C. Đồ mĩ nghệ.
D. Nô lệ.
-
Câu 48:
Vì sao hiện nay nhân loại tiếp tục duy trì Đại hội thể thao Ô-lim-píc (Olympic)?
A. Đề cao tinh thần hòa bình, đoàn kết các dân tộc.
B. Để phát triển các môn thể thao điền kinh cơ bản.
C. Đề cao giá trị văn hóa và tinh thần của Hy Lạp.
D. Phát huy nguyên tắc bình đẳng của các dân tộc.
-
Câu 49:
Chữ Quốc ngữ của Việt Nam hiện nay có nguồn gốc từ
A. chữ tượng hình Trung Hoa.
B. chữ Phạn của Ấn Độ.
C. hệ chữ cái La Mã.
D. hệ chữ cái Hy Lạp.
-
Câu 50:
Việc tìm thấy những đồng tiền cổ nhất thế giới của người Hy Lạp và La Mã cổ đại ở châu Á và châu Phi đã thể hiện ý nghĩa nào dưới đây?
A. Hoạt động thương mại và lưu thông tiền tệ phát triển.
B. Nghề đúc tiền phát triển mạnh ở châu Á và châu Phi.
C. Thị quốc hình thành và mở rộng lãnh thổ.
D. Thủ công nghiệp ở các thị quốc phát triển mạnh.