Trắc nghiệm Một số nền văn minh cổ trên đất nước Việt Nam Lịch Sử Lớp 10
-
Câu 1:
Nhân vật lịch sử nào được đề cập đến trong câu đố sau?
Vua nào công đức lưu danh,
Dựng nước Âu Lạc, xây thành Cổ Loa?
A. An Dương Vương.
B. Hùng vương.
C. Lý Nam Đế.
D. Triệu Việt Vương.
-
Câu 2:
Thời Văn Lang - Âu Lạc, đứng đầu các bộ là
A. Quan Lang.
B. Lạc hầu.
C. Lạc tướng.
D. Bồ chính.
-
Câu 3:
Thời Văn Lang - Âu Lạc, đứng đầu các chiềng, chạ là
A. Quan Lang.
B. Lạc hầu.
C. Lạc tướng.
D. Bồ chính.
-
Câu 4:
Nội dung nào sau đây mô tả đúng về nhà nước Văn Lang?
A. Có vũ khí tốt, thành Cổ Loa kiên cố.
B. Kinh đô đóng tại vùng Phong Khê.
C. Chưa có quân đội và chữ viết.
D. Đứng đầu nhà nước là An Dương Vương.
-
Câu 5:
Nội dung nào sau đây mô tả không đúng về nhà nước Âu Lạc?
A. Có vũ khí tốt, thành Cổ Loa kiên cố.
B. Kinh đô đóng tại vùng Phong Khê.
C. Lãnh thổ thu hẹp hơn so với Văn Lang.
D. Đứng đầu nhà nước là An Dương Vương.
-
Câu 6:
Kinh đô của nhà nước Âu Lạc được đặt tại đâu?
A. Phong Châu (Việt Trì, Phú Thọ).
B. Phong Khê (Đông Anh, Hà Nội).
C. Vùng cửa sông Tô Lịch (Hà Nội).
D. Vùng cửa sông Bạch Đằng (Hải Phòng).
-
Câu 7:
Cho biết nhà nước Âu Lạc ra đời vào khoảng thời gian nào?
A. Thế kỉ VII TCN.
B. Thế kỉ III TCN.
C. Thế kỉ I.
D. Thế kỉ V.
-
Câu 8:
Nội dung nào dưới đây mô tả không đúng bộ máy nhà nước thời Văn Lang?
A. Đứng đầu đất nước là Vua Hùng.
B. Lạc tướng đứng đầu các bộ.
C. Cả nước được chia làm 30 bộ.
D. Bồ chính cai quản các chiềng, chạ.
-
Câu 9:
Kinh đô của nhà nước Văn Lang được đặt tại đâu?
A. Phong Châu (Việt Trì, Phú Thọ).
B. Phong Khê (Đông Anh, Hà Nội).
C. Vùng cửa sông Tô Lịch (Hà Nội).
D. Vùng cửa sông Bạch Đằng (Hải Phòng).
-
Câu 10:
Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng cơ sở xã hội dẫn đến sự hình thành của nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc?
A. Xã hội phân hóa thành 2 tầng lớp: chủ nô và nô lệ.
B. Quý tộc là những người giàu, có thế lực.
C. Nông dân tự do chiếm đại đa số dân cư.
D. Nô tì là tầng lớp thấp kém nhất trong xã hội.
-
Câu 11:
Văn minh Văn Lang - Âu Lạc còn được gọi là
A. văn minh Đại Việt.
B. văn minh sông Mã.
C. văn minh Việt Nam.
D. văn minh sông Hồng.
-
Câu 12:
Văn minh Văn Lang - Âu Lạc ra đời vào khoảng thế kỉ VII TCN, gắn với nền văn hóa nào dưới đây?
A. Văn hóa Óc Eo.
B. Văn hóa Đông Sơn.
C. Văn hóa Sa Huỳnh.
D. Văn hóa Hòa Bình.
-
Câu 13:
Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng cơ sở về điều kiện tự nhiên dẫn đến sự hình thành của văn minh Văn Lang - Âu Lạc?
A. Phía Bắc giáp Trung Quốc, phía Đông giáp biển.
B. Có nhiều sông lớn, đồng bằng màu mỡ.
C. Nguồn tài nguyên khoáng sản nghèo nàn.
D. Chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.
-
Câu 14:
Văn minh Văn Lang - Âu Lạc được hình thành trên khu vực nào của Việt Nam hiện nay?
A. Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.
B. Bắc Trung Bộ và Nam Trung Bộ.
C. Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.
D. Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ.
-
Câu 15:
Nhà nước Văn Lang đã ra đời vào khoảng thời gian nào?
A. Thế kỉ VII TCN.
B. Thế kỉ III TCN.
C. Thế kỉ I.
D. Thế kỉ V.
-
Câu 16:
Người Việt cổ không có phong tục nào dưới đây?
A. Ăn trầu.
B. Xăm mình.
C. Làm bánh chưng, bánh dày.
D. Lì xì cho trẻ em vào dịp Tết.
-
Câu 17:
Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng các tín ngưỡng của người Việt cổ?
A. Thờ Thiên Chúa.
B. Thờ các vị thần tự nhiên.
C. Thờ cúng tổ tiên.
D. Thờ các vị thủ lĩnh.
-
Câu 18:
Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng đời sống vật chất của cư dân Việt cổ?
A. Nguồn lương thực chủ yếu là gạo nếp, gạo tẻ.
B. Lấy thương mại đường biển làm nguồn sống chính.
C. Nhà ở phổ biến là kiểu nhà sàn từ gỗ, tre, nứa,…
D. Phương tiện đi lại chủ yếu trên sông là thuyền, bè.
-
Câu 19:
Cho biết loại hình nhà ở phổ biến của người Việt cổ là
A. nhà tranh vách đất.
B. nhà mái bằng xây từ gạch.
C. nhà trệt xây từ gạch.
D. nhà sàn làm từ gỗ, tre, nứa.
-
Câu 20:
Trong đời sống thường ngày, nam giới người Việt cổ mặc trang phục như thế nào?
A. Mặc áo ngắn, đóng khố, đi guốc mộc.
B. Mặc áo the, đội khăn xếp, đi guốc mộc.
C. Đóng khố, để mình trần, đi chân đất.
D. Đóng khố, đi dép làm từ mo cau.
-
Câu 21:
Những lực lượng nào trong xã hội Phù Nam có vai trò chi phối các quan hệ chính trị - xã hội và ngoại giao?
A. Quý tộc và tu sĩ.
B. Nông dân và nô lệ.
C. Nông dân và thợ thủ công.
D. Thợ thủ công và thương nhân.
-
Câu 22:
Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng điều kiện tự nhiên của Phù Nam?
A. Đất đai khô cằn, khó canh tác.
B. Giáp biển, có nhiều hải cảng.
C. Nguồn lợi thuỷ sản phong phú.
D. Mạng lưới sông ngòi dày đặc.
-
Câu 23:
Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng điều kiện tự nhiên của Chăm-pa?
A. Có nhiều vịnh, cảng biển tốt.
B. Khí hậu khô nóng, đất đai cằn cỗi.
C. Địa hình thấp, chủ yếu là đồng bằng.
D. Có dải đồng bằng nhỏ, hẹp dọc ven biển.
-
Câu 24:
Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng đời sống kinh tế của cư dân Chăm-pa?
A. Nông nghiệp trồng lúa phát triển.
B. Thủ công nghiệp phát triển đa dạng.
C. Buôn bán bằng đường biển phát triển.
D. Công nghiệp phát triển mạnh mẽ.
-
Câu 25:
Người Việt cổ không có tín ngưỡng nào sau đây?
A. Thờ cúng tổ tiên.
B. Thờ Đức Phật.
C. Sùng bái tự nhiên.
D. Tín ngưỡng phồn thực.
-
Câu 26:
Văn học thời kì Văn Lang - Âu Lạc là nền văn học
A. chữ viết.
B. chữ Hán.
C. truyền miệng.
D. chữ Quốc ngữ.
-
Câu 27:
Phong tục nào sau đây không phải là phong tục truyền thống của người Việt cổ?
A. Thờ Chúa.
B. Ăn trầu.
C. Nhuộm răng.
D. Xăm mình.
-
Câu 28:
Nguồn lương thực chính của cư dân Văn Lang - Âu Lạc là
A. cá.
B. rau.
C. thịt.
D. gạo.
-
Câu 29:
Nội dung nào sau đây không phải là cơ sở tự nhiên dẫn tới sự hình thành của văn minh Văn Lang - Âu Lạc?
A. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.
B. Giàu có về khoáng sản.
C. Hệ thống sông ngòi dày đặc.
D. Đất đai khô cằn, khó canh tác.
-
Câu 30:
Sự giàu có về khoáng sản là cơ sở cho sự ra đời sớm của ngành kinh tế nào ở các quốc gia Văn Lang - Âu Lạc?
A. Nông nghiệp.
B. Thương nghiệp.
C. Thủ công nghiệp.
D. Công nghiệp.
-
Câu 31:
Địa bàn chủ yếu của quốc gia Văn Lang - Âu Lạc tương ứng với khu vực nào sau đây?
A. Bắc Bộ và Nam Bộ Việt Nam ngày nay.
B. Trung Bộ và Nam Bộ Việt Nam ngày nay.
C. Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ Việt Nam ngày nay.
D. Nam Trung Bộ và Nam Bộ Việt Nam ngày nay.
-
Câu 32:
Văn minh Văn Lang - Âu Lạc không được hình thành trên lưu vực của dòng sông nào?
A. Sông Cả.
B. Sông Mã.
C. Sông Hồng.
D. Sông Lam.
-
Câu 33:
Văn minh Văn Lang - Âu Lạc mang đặc trưng của nền kinh tế nào?
A. Kinh tế thương mại đường biển.
B. Kinh tế nông nghiệp lúa nước.
C. Kinh tế thủ công nghiệp.
D. Kinh tế thương mại đường bộ.
-
Câu 34:
Văn minh Văn Lang - Âu Lạc không có cội nguồn là nền văn hóa nào sau đây?
A. Văn hóa Óc Eo.
B. Văn Hóa Phùng Nguyên.
C. Văn hóa Đồng Đậu.
D. Văn hóa Gò Mun.
-
Câu 35:
Văn minh Văn Lang - Âu Lạc thuộc nền văn hóa nào sau đây?
A. Văn hóa Đông Sơn.
B. Văn hóa Óc Eo.
C. Văn hóa Sa Huỳnh.
D. Văn hóa Hòa Bình.
-
Câu 36:
Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng ý nghĩa của văn minh Đại Việt?
A. Thể hiện sức sáng tạo, sự lao động bền bỉ của các thế hệ người Việt.
B. Tạo nên sức mạnh dân tộc trọng các cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc.
C. Góp phần bảo tồn, giữ gìn và phát huy thành tựu của văn minh Việt cổ.
D. Có sức lan tỏa và ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của văn minh Trung Hoa.
-
Câu 37:
Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng những hạn chế của nền văn minh Đại Việt?
A. Lĩnh vực khoa học, kĩ thuật chưa thực sự phát triển.
B. Các lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn kém phát triển.
C. Góp phần tạo ra tính thụ động, tư tưởng quân bình.
D. Đời sống tinh thần cư dân còn nhiều yếu tố tâm linh.
-
Câu 38:
Văn minh Đại Việt có ưu điểm gì?
A. Phát triển rực rỡ, toàn diện trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.
B. Chứa đựng nhiều yếu tố duy tâm trong đời sống văn hóa tinh thần.
C. Thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của các lĩnh vực khoa học, kĩ thuật.
D. Góp phần tạo ra tính năng động, sáng tạo của các cá nhân và xã hội.
-
Câu 39:
Kì quan, bảo vật nào dưới đây không thuộc “An Nam tứ khí” của Đại Việt thời Lý - Trần?
A. Tượng phật chùa Quỳnh Lâm.
B. Chuông Quy Điền.
C. Vạc Phổ Minh.
D. Cửu Đỉnh đặt trước sân Thế Miếu (Huế).
-
Câu 40:
Đại thành toán pháp là tác phẩm của ai?
A. Lương Thế Vinh.
B. Phùng Khắc Khoan.
C. Nguyễn Trực.
D. Vũ Hữu.
-
Câu 41:
Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng tín ngưỡng bản địa của cư dân Đại Việt?
A. Thờ Thành hoàng.
B. Thờ các anh hùng dân tộc.
C. Thờ tổ nghề.
D. Thờ Thiên Chúa.
-
Câu 42:
Trong các thế kỉ từ XIII - XVI, các tôn giáo nào được du nhập vào Đại Việt?
A. Nho giáo, Đạo giáo.
B. Hồi giáo, Thiên Chúa giáo.
C. Phật giáo, Nho giáo.
D. Phật giáo, Hin-đu giáo.
-
Câu 43:
Ở Đại Việt, Phật giáo phát triển mạnh mẽ nhất dưới thời kì nào?
A. Ngô - Đinh.
B. Đinh - Tiền Lê.
C. Lý - Trần.
D. Lê - Nguyễn.
-
Câu 44:
Ở Đại Việt, dưới thời kì nào Nho giáo được nâng lên địa vị độc tôn?
A. Tiền Lê.
B. Lý.
C. Trần.
D. Lê sơ.
-
Câu 45:
Đến thời Lê sơ, Nho giáo
A. được du nhập vào Đại Việt.
B. được nâng lên địa vị độc tôn.
C. bị nhà nước phong kiến kìm hãm.
D. bị nhân dân bài trừ triệt để.
-
Câu 46:
Ở Đại Việt, thời phát triển, tư tưởng nào được xem là tiêu chuẩn đạo đức cao nhất để đánh giá con người và các hoạt động xã hội?
A. Yêu nước, thương dân.
B. Yêu chuộng hòa bình.
C. Tương thân tương ái.
D. Nhân nghĩa, đoàn kết.
-
Câu 47:
Dưới thời Lý, Trần, Lê sơ, các địa điểm trao đổi hàng hóa với nước ngoài được hình thành ở vùng biên giới, như:
A. Thăng Long (Hà Nội), Vân Đồn (Quảng Ninh),…
B. Thanh Hà (Thừa Thiên Huế), Hội An (Quảng Nam),…
C. Gia Định (TP. Hồ Chí Minh), Thăng Long (Hà Nội),…
D. Vân Đồn (Quảng Ninh), Lạch Trường (Thanh Hóa),…
-
Câu 48:
Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng những thành tựu tiêu biểu của thủ công nghiệp Đại Việt?
A. Thủ công nghiệp truyền thống tiếp tục được duy trì và phát triển.
B. Xuất hiện nhiều ngành nghề mới, như: làm tranh sơn mài, làm giấy,…
C. Thế kỉ XVI - XVII, xuất hiện nhiều làng nghề thủ công nổi tiếng cả nước.
D. Sản xuất thủ công nghiệp là ngành kinh tế chủ đạo của nhân dân Đại Việt.
-
Câu 49:
Cây trồng chính của nhân dân Đại Việt thời phong kiến là
A. lúa mì.
B. lúa mạch.
C. lúa nước.
D. ngô.
-
Câu 50:
Nhà nước phong kiến Đại Việt không thực hiện biện pháp nào dưới đây để thúc đẩy sự phát triển của sản xuất nông nghiệp?
A. Khuyến khích nhân dân khai hoang, lấn biển mở rộng diện tích canh tác.
B. Lập các chức quan quản lí, giám sát, khuyến khích sản xuất nông nghiệp.
C. Cho phép nhân dân tùy ý bỏ ruộng hoang nếu không có nhu cầu canh tác.
D. Vận động nhân dân tham gia đắp đê, phòng lụt trên quy mô lớn.