Trắc nghiệm Một số nền văn minh cổ trên đất nước Việt Nam Lịch Sử Lớp 10
-
Câu 1:
Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng đời sống kinh tế của cư dân Chăm-pa?
A. Nông nghiệp trồng lúa phát triển.
B. Thủ công nghiệp phát triển đa dạng.
C. Buôn bán bằng đường biển phát triển.
D. Công nghiệp phát triển mạnh mẽ.
-
Câu 2:
Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng điều kiện tự nhiên của Chăm-pa?
A. Có nhiều vịnh, cảng biển tốt.
B. Khí hậu khô nóng, đất đai cằn cỗi.
C. Địa hình thấp, chủ yếu là đồng bằng.
D. Có dải đồng bằng nhỏ, hẹp dọc ven biển.
-
Câu 3:
Người Việt cổ không có tín ngưỡng nào sau đây?
A. Thờ cúng tổ tiên.
B. Thờ Đức Phật.
C. Sùng bái tự nhiên.
D. Tín ngưỡng phồn thực.
-
Câu 4:
Văn học thời kì Văn Lang - Âu Lạc là nền văn học
A. chữ viết.
B. chữ Hán.
C. truyền miệng.
D. chữ Quốc ngữ.
-
Câu 5:
Phong tục nào sau đây không phải là phong tục truyền thống của người Việt cổ?
A. Thờ Chúa.
B. Ăn trầu.
C. Nhuộm răng.
D. Xăm mình.
-
Câu 6:
Nguồn lương thực chính của cư dân Văn Lang - Âu Lạc là
A. cá.
B. rau.
C. thịt.
D. gạo.
-
Câu 7:
Văn minh Văn Lang - Âu Lạc mang đặc trưng của nền kinh tế nào?
A. Kinh tế thương mại đường biển.
B. Kinh tế nông nghiệp lúa nước.
C. Kinh tế thủ công nghiệp.
D. Kinh tế thương mại đường bộ.
-
Câu 8:
Văn minh Văn Lang - Âu Lạc không có cội nguồn là nền văn hóa nào sau đây?
A. Văn hóa Óc Eo.
B. Văn Hóa Phùng Nguyên.
C. Văn hóa Đồng Đậu.
D. Văn hóa Gò Mun.
-
Câu 9:
Văn minh Văn Lang - Âu Lạc thuộc nền văn hóa nào sau đây?
A. Văn hóa Đông Sơn.
B. Văn hóa Óc Eo.
C. Văn hóa Sa Huỳnh.
D. Văn hóa Hòa Bình.
-
Câu 10:
Nội dung nào sau đây không phải là cơ sở tự nhiên dẫn tới sự hình thành của văn minh Văn Lang - Âu Lạc?
A. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.
B. Giàu có về khoáng sản.
C. Hệ thống sông ngòi dày đặc.
D. Đất đai khô cằn, khó canh tác.
-
Câu 11:
Sự giàu có về khoáng sản là cơ sở cho sự ra đời sớm của ngành kinh tế nào ở các quốc gia Văn Lang - Âu Lạc?
A. Nông nghiệp.
B. Thương nghiệp.
C. Thủ công nghiệp.
D. Công nghiệp.
-
Câu 12:
Địa bàn chủ yếu của quốc gia Văn Lang - Âu Lạc tương ứng với khu vực nào sau đây?
A. Bắc Bộ và Nam Bộ Việt Nam ngày nay.
B. Trung Bộ và Nam Bộ Việt Nam ngày nay.
C. Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ Việt Nam ngày nay.
D. Nam Trung Bộ và Nam Bộ Việt Nam ngày nay.
-
Câu 13:
Văn minh Văn Lang - Âu Lạc không được hình thành trên lưu vực của dòng sông nào?
A. Sông Cả.
B. Sông Mã.
C. Sông Hồng.
D. Sông Lam.
-
Câu 14:
Nhà nước Văn Lang ra đời cách đây bao nhiêu năm?
A. 2700 năm
B. 2000 năm
C. 1700 năm
D. 1000 năm
-
Câu 15:
Nền văn minh Văn Lang-Âu Lạc không có tên gọi nào sau đây?
A. Văn minh sông Hồng
B. Văn minh Việt cổ
C. Văn minh Đông Sơn
D. Văn minh Phù Nam
-
Câu 16:
Nền văn minh Văn Lang-Âu Lạc được hình thành và phát triển từ khi nào?
A. Thiên niên kỉ I TCN
B. Thiên niên kỉ II TCN
C. Thiên niên kỉ III TCN
D. Thiên niên kỉ IV TCN
-
Câu 17:
Văn minh Chăm-pa và văn minh Phù Nam đều chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của văn minh
A. Trung Hoa.
B. Ấn Độ.
C. Ai Cập.
D. Hy Lạp.
-
Câu 18:
Nội dung nào sau đây phản ảnh không đúng cơ sở hình thành của nền văn minh Phù Nam?
A. Văn minh Phù Nam hình thành trên lưu vực đồng bằng sông Cửu Long.
B. Nguồn nước dồi dào, hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, thuận lợi cho canh tác nông nghiệp và đi lại.
C. Có vị trí địa lí tiếp giáp biển, thuận lợi cho việc giao lưu với các nền văn minh bên ngoài.
D. Chủ nhân của nền văn minh Phù Nam là cư dân nói tiếng Mã Lai - Đa Đảo.
-
Câu 19:
Nền văn minh Phù Nam được hình thành ở khu vực nào của Việt Nam hiện nay?
A. Đồng bằng sông Cửu Long.
B. Các tỉnh vùng đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.
C. Toàn bộ các tỉnh vùng duyên hải miền Trung.
D. Vùng ven biển Nam Trung Bộ.
-
Câu 20:
Những thành tựu tiêu biểu về thủ công nghiệp của cư dân Chăm-pa là kĩ thuật
A. Làm đồ gốm và xây dựng đền tháp.
B. Đúc đồng và kĩ thuật in.
C. Rèn sắt và làm thuốc súng.
D. Đúc đồng và làm thuốc súng.
-
Câu 21:
Cơ sở dân cư của nền văn minh Chăm-pa là
A. Những người nói tiếng Thái và tiếng Môn - Khơ-me.
B. Sự hoà hợp giữa người Lạc Việt và người Âu Việt.
C. Những người nói tiếng Môn cổ và một bộ phận cư dân nói tiếng Mã Lai - Đa Đảo.
D. Cư dân nói tiếng Mã Lai-Đa Đảo với cư dân đến từ bên ngoài.
-
Câu 22:
Điều kiện tự nhiên nào sau đây không phải là cơ sở hình thành của nền văn minh Chăm-pa?
A. Phù sa sông Thu Bồn tạo nên những cánh đồng phì nhiều, màu mỡ.
B. Khí hậu ôn đới mát mẻ quanh năm, thuận lợi cho trồng cây công nghiệp.
C. Địa hình đan xen khu vực cao nguyên với đồng bằng nhỏ hẹp.
D. Bờ biển dài tạo điều kiện để giao lưu, tiếp xúc với các nền văn minh bên ngoài.
-
Câu 23:
Nền văn minh Chăm-pa được hình thành ở khu vực nào của Việt Nam hiện nay?
A. Vùng duyên hải và một phần cao nguyên miền Trung.
B. Các tỉnh vùng đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.
C. Toàn bộ các tỉnh vùng duyên hải miền Trung.
D. Vùng ven biển Nam Trung Bộ và các tỉnh Nam Bộ.
-
Câu 24:
Những biểu hiện vào sau đây cho thấy nước Âu Lạc có bước phát triển hơn so với nước Văn Lang?
A. Lãnh thổ mở rộng, có thể sử dụng thỏ bắn trăm phát trăm trúng, có thành luỹ vừa là kinh thành, vừa là kinh đô, vừa là căn cứ quân sự vững chắc.
B. Dân số gia tăng gấp đôi, lãnh thổ mở rộng về phía đông, có kĩ thuật quân sự ngày càng hiện đại.
C. Bộ máy hành chính hoàn thiện, dân số gia tăng, có luật pháp thành văn và quân đội chính quy.
D. Lãnh thổ mở rộng, biết sử dụng nó có thể bắn nhiều mũi tên một lần, có thành luỹ vừa là kinh đô vừa là căn cứ quân sự vững chắc.
-
Câu 25:
Nội dung nào sau đây không thể hiện nét tiêu biểu về đời sống tinh thần của cư dân Văn Lang - Âu Lạc?
A. Có nghi thức thờ thần Huỷ diệt, thần Sáng tạo.
B. Hoạt động âm nhạc, ca múa có vị trí quan trọng trong đời sống.
C. Có tục thờ cúng tổ tiên, anh hùng, thủ lĩnh.
D. Có tục ăn trầu, nhuộm răng, xăm mình.
-
Câu 26:
Đặc trưng về cư trú và di chuyển của cư dân trong nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc là
A. Ở nhà sàn, di chuyển bằng Voi, ngựa.
B. Ở nhà sàn, di chuyển trên sông nước chủ yếu bằng thuyền, bè.
C. Ở nhà trệt, di chuyển bằng xe, ngựa.
D. Ở nhà trệt, di chuyển trên sông, suối bằng thuyền, bè.
-
Câu 27:
Nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc được hình thành trên cơ sở xã hội nào sau đây?
A. Sự phân hoá giữa các tầng lớp xã hội.
B. Sự xuất hiện tầng lớp quý tộc mới giàu có và nhiều thể lực.
C. Của cải dư thừa, xuất hiện giai cấp phong kiến.
D. Mâu thuẫn gay gắt giữa nông dân tự do và nô tì.
-
Câu 28:
Cơ sở kinh tế tác động đến sự hình thành nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc là
A. Kinh tế thủ công nghiệp, thượng nghiệp đóng vai trò chủ đạo.
B. Hoạt động thương mại đường biến phát triển từ sớm.
C. Các tuyến đường biển thúc đẩy kinh tế thương mại phát triển.
D. Trồng trọt, chăn nuôi phát triển, đặc biệt là nghề trồng lúa nước.
-
Câu 29:
Điều kiện tự nhiên nào sau đây không phải là cơ sở hình thành nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc?
A. Vị trí địa lí thuận lợi cho giao lưu, tiếp xúc với các thể văn minh.
B. Đất đai phì nhiêu, máu tử, có nhiều sông lớn.
C. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, thuận lợi cho trồng trọt, chăn nuôi.
D. Địa hình chủ yếu là núi với nhiều cảnh quan đẹp.
-
Câu 30:
Nền văn minh Văn Lang – Âu Lạc được hình thành ở khu vực nào sau đây?
A. Lưu vực sông Hồng, sông Mã, sông Cả.
B. Các tỉnh miền núi và trung du phía Bắc.
C. Lưu vực sông Hồng và sông Thu Bồn.
D. Các tỉnh đồng bằng Nam Trung Bộ.
-
Câu 31:
Cư dân Việt cổ, Chăm-pa và Phù Nam đều
A. lấy thương mại đường biển làm nguồn sống chính.
B. sáng tạo ra chữ viết riêng trên cơ sở chữ Phạn.
C. sùng mộ Hồi giáo và Thiên Chúa giáo.
D. ăn gạo nếp, gạo tẻ; làm nhà sàn từ gỗ.
-
Câu 32:
Nhà nước Chăm-pa và Phù Nam đều được tổ chức theo thể chế
A. quân chủ lập hiến.
B. cộng hòa quý tộc.
C. quân chủ chuyên chế.
D. dân chủ chủ nô.
-
Câu 33:
Cho biết nhà nước Phù Nam ra đời vào khoảng
A. thế kỉ I.
B. thế kỉ II.
C. thế kỉ III.
D. thế kỉ IV.
-
Câu 34:
Cư dân Chăm-pa sùng mộ những tôn giáo nào của Ấn Độ?
A. Nho giáo và Đạo giáo.
B. Phật giáo và Hồi giáo.
C. Hin-đu giáo và Phật giáo.
D. Thiên Chúa giáo và Hồi giáo.
-
Câu 35:
Cư dân Phù Nam đã tiếp thu hệ thống chữ viết nào dưới đây?
A. Chữ hình nêm của Lưỡng Hà.
B. Chữ Phạn của Ấn Độ.
C. Chữ Nôm của Đại Việt.
D. Chữ La-tinh của La Mã.
-
Câu 36:
Nội dung nào dưới đây mô tả không đúng trang phục của cư dân Phù Nam?
A. Mặc áo chui đầu hoặc ở trần.
B. Dùng vải quấn làm váy.
C. Đi dép bằng gỗ cây bao hương.
D. Nhà vua đi dép làm bằng mo cau.
-
Câu 37:
Loại hình nhà ở phổ biến của cư dân Phù Nam là
A. nhà tranh vách đất.
B. nhà sàn dựng bằng gỗ.
C. nhà trệt xây bằng gạch.
D. nhà mái bằng xây bằng gạch.
-
Câu 38:
Giống với cư dân Chăm-pa, nguồn lương thực chính của cư dân Phù Nam là
A. lúa mì.
B. lúa mạch.
C. lúa gạo.
D. ngô, lúa mì.
-
Câu 39:
Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng cơ sở về điều kiện tự nhiên dẫn đến sự hình thành nền văn minh Phù Nam?
A. Hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt.
B. Địa hình cao, khan hiếm nguồn nước ngọt.
C. Địa hình khu vực thấp, nguồn nước dồi dào.
D. Giáp biển, có nhiều nơi cho thuyền neo đậu.
-
Câu 40:
Giống với cư dân Việt cổ, nguồn lương thực chính của cư dân Chăm-pa là
A. lúa mì.
B. lúa mạch.
C. gạo nếp, gạo tẻ.
D. ngô, lúa mì.
-
Câu 41:
Cư dân bản địa sinh sống lâu đời ở vùng duyên hải và một phần cao nguyên miền Trung của Việt Nam là những người nói tiếng
A. Mã Lai cổ.
B. Môn cổ.
C. Khơ-me cổ.
D. Thái cổ.
-
Câu 42:
Văn minh Chăm-pa có nhiều mối liên hệ gần gũi với nền văn hóa nào dưới đây?
A. Văn hóa Sa Huỳnh.
B. Văn hóa Óc Eo.
C. Văn hóa Đông Sơn.
D. Văn hóa Phùng Nguyên.
-
Câu 43:
Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng cơ sở về điều kiện tự nhiên dẫn đến sự hình thành của văn minh Chăm-pa?
A. Địa hình đan xen cao nguyên với đồng bằng.
B. Đường bờ biển dài thuận lợi cho giao lưu kinh tế.
C. Có nhiều cánh đồng màu mỡ ven sông Thu Bồn.
D. Nguồn cung cấp nước dồi dào từ hệ thống sông Hồng.
-
Câu 44:
Văn minh Chăm-pa được hình thành tại khu vực nào của Việt Nam hiện nay?
A. Bồng bằng Bắc Bộ.
B. Tây Bắc.
C. Nam Trung Bộ.
D. Nam Bộ.
-
Câu 45:
Nền văn minh nào dưới đây được hình thành trên lưu vực châu thổ sông Cửu Long?
A. Văn minh Đại Việt.
B. Văn minh Việt cổ.
C. Văn minh Chăm-pa.
D. Văn minh Phù Nam.
-
Câu 46:
Chức quan cao cấp nhất trong triều đình Chăm-pa là
A. Thuộc quan.
B. Ngoại quan.
C. Tôn quan.
D. Quan lang.
-
Câu 47:
Nhà nước Chăm-pa ra đời vào khoảng
A. thế kỉ I.
B. thế kỉ II.
C. thế kỉ III.
D. thế kỉ IV.
-
Câu 48:
Những tôn giáo nào của Ấn Độ được cư dân Chăm-pa sùng mộ?
A. Nho giáo và Đạo giáo.
B. Phật giáo và Hồi giáo.
C. Hin-đu giáo và Phật giáo.
D. Thiên Chúa giáo và Hồi giáo.
-
Câu 49:
Cư dân Chăm-pa sáng tạo ra chữ viết riêng trên cơ sở tiếp thu
A. chữ Hán của Trung Quốc.
B. chữ Phạn của Ấn Độ.
C. chữ Nôm của Đại Việt.
D. chữ La-tinh của La Mã.
-
Câu 50:
Loại hình nhà ở phổ biến của cư dân Chăm-pa là
A. nhà sàn dựng bằng gỗ.
B. nhà tranh vách đất.
C. nhà tranh vách đất.
D. nhà mái bằng xây bằng gạch.