Trắc nghiệm Lực từ - cảm ứng từ Vật Lý Lớp 11
-
Câu 1:
Một đoạn dây có dòng điện được đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ \(\vec{B}\) . Để lực từ tác dụng lên dây có giá trị cực tiểu thì góc \(\alpha\) giữa dây dẫn và phải bằng
A. \(0^0\)
B. \(30^0\)
C. \(60^0\)
D. \(90^0\)
-
Câu 2:
Một đoạn dây có dòng điện đặt trong một từ trường đều có cảm ứng từ \(\vec{B}\) . Để lực từ tác dụng lên dây đạt giá trị cực đại thì góc \(\alpha\) giữa dây dẫn và phải bằng
A. \(0^0\)
B. \(30^0\)
C. \(60^0\)
D. \(90^0\)
-
Câu 3:
. Chọn câu trả lời sai
A. Tương tác giữa dòng điện với dòng điện gọi là tương tác từ
B. Cảm ứng từ đặc trưng cho từ trường về mặt gây ra lực từ.
C. Xung quanh một điện tích đứng yên có điện trường và từ trường
D. Ta chỉ vẽ được một đường sức từ qua mỗi điểm trong từ trường.
-
Câu 4:
Trong các trường hợp sau đây trường hợp nào là tương tác từ
A. Trái Đất hút Mặt Trăng
B. Lược nhựa sau khi cọ xát với dạ có thể hút những mẫy giấy vụn.
C. Hai quả cầu tích điện đặt gần nhau.
D. Hai dây dẫn có dòng điện chạy qua đặt gần nhau.
-
Câu 5:
Một đoạn dây dẫn mang dòng điện đặt trong từ trường đều. Lực từ lớn nhất tác dụng lên đoạn dây dẫn khi
A. Đoạn dây dẫn đặt song song với các đường sức từ
B. Đoạn dây dẫn đặt vuông góc với các đường sức từ.
C. Đoạn dây dẫn đặt hợp với các đường sức từ góc \(45^0\)
D. Đoạn dây dẫn đặt hợp với các đường sức từ góc \(60^0\).
-
Câu 6:
Khi một electron bay vào vùng từ trường theo quỹ đạo vuông góc với các đường sức từ, thì
A. Chuyển động của electron không bị thay đổi.
B. Hướng chuyển động của electron bị thay đổi.
C. Độ lớn vận tốc của electron bị thay đổi.
D. Năng lượng của electron bị thay đổi.
-
Câu 7:
Khi một electron bay vào vùng từ trường theo quỹ đạo song song với các đường sức từ, thì
A. Chuyển động của electron không bị thay đổi
B. Hướng chuyển động của electron bị thay đổi.
C. Vận tốc của electron bị thay đổi
D. Năng lượng của electron bị thay đổi.
-
Câu 8:
Khi một lỏi sắt từ được luồn vào trong ống dây dẫn diện, cảm ứng từ bên trong lòng ống dây
A. Giảm nhẹ
B. Giảm mạnh.
C. Tăng nhẹ
D. Tăng mạnh.
-
Câu 9:
Cảm ứng từ bên trong ống dây dài không phụ thuộc vào
A. Môi trường trong ống dây.
B. Chiều dài ống dây
C. Đường kính ống dây.
D. Dòng điện chạy trong ống dây
-
Câu 10:
. Lực Lo-ren-xơ tác dụng lên hạt mang điện chuyển động với vân tốc không đổi trong từ trường đều đạt độ lớn cực đại khi
A. véc tơ vận tốc song song với các đường sức từ
B. véc tơ vận tốc vuông góc với các đường sức từ.
C. véc tơ vận tốc hợp với các đường sức từ góc \(30^0\)
D. véc tơ vận tốc hợp với các đường sức từ góc \(60^0\)
-
Câu 11:
Cảm ứng từ do dòng điện chạy qua ống dây dẫn hình trụ ở bên trong lòng ống dây có độ lớn tăng lên khi
A. độ dài của ống dây hình trụ tăng
B. đường kính của ống dây giảm
C. cường độ dòng điện chay qua ống dây tăng
D. Số vòng dây quấn trên một đơn vị dài giảm.
-
Câu 12:
Phương của lực Lorenxơ
A. Trùng với phương của vectơ cảm ứng từ.
B. Trùng với phương của vectơ vận tốc của hạt mang điện.
C. Vuông góc với mặt phẳng hợp bởi vectơ vận tốc của hạt và vectơ cảm ứng từ.
D. Trùng với mặt phẳng tạo bởi vectơ vận tốc của hạt và vectơ cảm ứng từ.
-
Câu 13:
Lực Lo-ren-xơ là
A. lực từ tác dụng lên hạt mang điện chuyển động trong từ trường.
B. lực từ tác dụng lên dòng điện.
C. lực từ tác dụng lên hạt mang điện đặt đứng yên trong từ trường.
D. lực từ do dòng điện này tác dụng lên dòng điện kia
-
Câu 14:
Phát biểu nào sau đây sai?
A. Lực từ tác dụng lên dòng điện có phương vuông góc với dòng điện.
B. Lực từ tác dụng lên dòng điện có phương vuông góc với đường cảm ứng từ.
C. Lực từ tác dụng lên dòng điện có phương vuông góc với mặt phẳng chứa dòng điện và đường cảm ứng từ.
D. Lực từ tác dụng lên dòng điện có phương tiếp tuyến với các đường cảm ứng từ.
-
Câu 15:
Dây dẫn mang dòng điện không tương tác với
A. các điện tích đang chuyển động
B. nam châm đứng yên.
C. các điện tích đứng yên.
D. nam châm đang chuyển động
-
Câu 16:
Phát biểu nào sau đây là sai?
A. Qua bất kỳ điểm nào trong từ trường ta cũng có thể vẽ được một đường sức từ.
B. Đường sức từ do nam châm thẳng tạo ra xung quanh nó là những đường thẳng.
C. Đường sức mau ở nơi có cảm ứng từ lớn, đường sức thưa ở nơi có cảm ứng từ nhỏ
D. Các đường sức từ là những đường cong kín
-
Câu 17:
Phát biểu nào sau đây sai? Người ta nhận ra từ trường tồn tại xung quanh dây dẫn mang dòng điện vì
A. có lực tác dụng lên một dòng điện khác đặt song song cạnh nó.
B. có lực tác dụng lên một kim nam châm đặt song song cạnh nó.
C. có lực tác dụng lên một hạt mang điện chuyển động dọc theo nó.
D. có lực tác dụng lên một hạt mang điện đứng yên đặt bên cạnh nó
-
Câu 18:
Cảm ứng từ do dòng điện chạy trong dây dẫn uốn thành vòng tròn tại tâm O của vòng dây có độ lớn giảm khi
A. độ lớn cường độ dòng điện tăng.
B. đường kính vòng dây giảm
C. cường độ dòng điện giảm.
D. số vòng dây tăng.
-
Câu 19:
Các đường sức từ của dòng điện chay qua dây dẫn thẳng dài có dạng là các đường
A. thẳng vuông góc với dòng điện.
B. tròn đồng tâm vuông góc với dòng điện.
C. tròn đồng tâm vuông góc với dòng điện, có tâm nằm trên trục của dây dẫn.
D. tròn vuông góc với dòng điện.
-
Câu 20:
Tương tác giữa điện tích đứng yên và điện tích chuyển động là
A. Tương tác hấp dẫn.
B. Tương tác điện
C. Tương tác từ.
D. Vừa tương tác điện vừa tương tác từ
-
Câu 21:
Một nam châm vĩnh cửu không tác dụng lực lên
A. Thanh sắt chưa bị nhiễm từ
B. Thanh sắt đã bị nhiễm từ
C. Điện tích không chuyển động
D. Điện tích chuyển động