Trắc nghiệm Lực từ - cảm ứng từ Vật Lý Lớp 11
-
Câu 1:
Cho dây dẫn thẳng dài mang dòng điện. Khi điểm ta xét gần dây hơn 2 lần và cường độ dòng điện tăng 2 lần thì độ lớn cảm ứng từ
A. Tăng 4 lần.
B. Không đổi.
C. Tăng 2 lần.
D. Giảm 4 lần.
-
Câu 2:
Cảm ứng từ sinh bởi dòng điện chạy trong dây dẫn thẳng dài không có đặc điểm nào sau đây?
A. Vuông góc với dây dẫn.
B. Tỉ lệ thuận với cường độ dòng điện.
C. Tỉ lệ nghịch với khoảng cách từ điểm đang xét đến dây dẫn.
D. Tỉ lệ thuận với chiều dài dây dẫn.
-
Câu 3:
Nhận định nào sau đây không đúng về cảm ứng từ sinh bởi dòng điện chạy trong dây dẫn thẳng dài?
A. Phụ thuộc bản chất dây dẫn.
B. Phụ thuộc môi trường xung quanh.
C. Phụ thuộc hình dạng dây dẫn.
D. Phụ thuộc độ lớn dòng điện.
-
Câu 4:
Cảm ứng từ do dòng điện chạy qua ống dây dẫn hình trụ gây ra ở bên trong ống dây có độ lớn tăng lên khi
A. Độ dài của ống dây hình trụ tăng dần.
B. Đường kính của ống dây hình trụ giảm dần.
C. Số vòng dây quấn trên mỗi đơn vị dài của ống dây hình trụ tăng dần.
D. Cường độ dòng điện chạy qua ống dây hình trụ giảm dần.
-
Câu 5:
Cảm ứng từ do dòng điện chạy trong dây dẫn uốn thành vòng tròn gây ra tại tâm O của vòng dây có độ lớn giảm khi
A. Cường độ dòng điện tăng dần.
B. Cường độ dòng điện giảm dần.
C. Số vòng dây dẫn có cùng tâm O tăng dần.
D. Đường kính của vòng dây dẫn giảm dần.
-
Câu 6:
Cảm ứng từ do dòng điện chạy trong dây dẫn thẳng dài gây ra tại một điểm M có độ lớn tăng lên khi
A. Điểm M dịch chuyển theo hướng vuông góc với dây và rời xa dây.
B. Điểm M dịch chuyển theo hướng vuông góc với dây và lại gần dây.
C. Điểm M dịch chuyển theo hướng song song với dây.
D. Điểm M dịch chuyển theo một đường sức từ của dòng điện.
-
Câu 7:
Độ lớn cảm ứng từ tại một điểm bên trong lòng ống dây có dòng điện đi qua sẽ tăng hay giảm bao nhiêu lần nếu số vòng dây và chiều dài ống dây đều tăng lên hai lần và cường độ dòng điện qua ống dây giảm bốn lần
A. Không đổi
B. Giảm 2 lần
C. Giảm 4 lần
D. Tăng 2 lần
-
Câu 8:
Một dây dẫn uốn thành vòng tròn có bán kính R đặt trong không khí. Cường độ dòng điện chạy trong vòng dây là I. Độ lớn cảm ứng từ B do dòng điện này gây ra tại tâm của vòng dây được tính bởi công thức:
A. \( B = 2\pi {10^{-7}}\frac{R}{I}\)
B. \( B = 2\pi {10^{-7}}\frac{I}{R}\)
C. \( B = 2\pi {10^{7}}\frac{R}{I}\)
D. \( B = 2\pi {10^{7}}\frac{I}{R}\)
-
Câu 9:
Một ống dây dẫn hình trụ có chiều dài ℓ gồm N vòng dây được đặt trong không khí (ℓ lớn hơn nhiều so với đường kính tiết diện ống dây). Cường độ dòng điện chạy trong mỗi vòng dây là I. Độ lớn cảm ứng từ B trong lòng ống dây do dòng điện này gây ra được tính bởi công thức
A. \( B = 4\pi {10^7}\frac{N}{l}I\)
B. \( B = 4\pi {10^{-7}}\frac{N}{l}I\)
C. \( B = 4\pi {10^{-7}}\frac{N}{l}I\)
D. \( B = 4\pi {10^7}\frac{N}{I}l\)
-
Câu 10:
Một dây dẫn thẳng dài đặt trong không khí có dòng điện với cường độ chạy qua. Độ lớn cảmI ứng từ B do dòng điện này gây ra tại một điểm cách dây một đoạn được tính bởi công thức
A. \( B = 4\pi {10^7}\frac{r}{I}\)
B. \( B = 2.{10^7}\frac{r}{I}\)
C. \( B =2 .{10^{-7}}\frac{r}{I}\)
D. \( B = 2. {10^7}\frac{I}{r}\)
-
Câu 11:
Nếu lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn mang dòng điện tăng 2 lần thì độ lớn cảm ứng từ tại vị trí đặt đoạn dây đó:
A. vẫn không đổi.
B. tăng 2 lần.
C. tăng 4 lần.
D. giảm 2 lần
-
Câu 12:
Một dây dẫn mang dòng điện được bố trí theo phương nằm ngang, có chiều từ trong ra ngoài. Nếu dây dẫn chịu lực từ tác dụng lên dây có chiều từ trên xuống dưới thì cảm ứng từ có chiều
A. từ phải sang trái
B. từ phải sang trái.
C. từ trên xuống dưới.
D. từ dưới lên trên.
-
Câu 13:
Một dây dẫn mang dòng điện có chiều từ trái sang phải nằm trong một từ trường có chiều từ dưới lên thì lực từ có chiều
A. từ trái sang phải.
B. từ trên xuống dưới.
C. từ trong ra ngoài.
D. từ ngoài vào trong.
-
Câu 14:
Phương của lực từ tác dụng lên dây dẫn mang dòng điện không có đặc điểm nào sau đây?
A. Vuông góc với dây dẫn mang dòng điện;
B. Vuông góc với véc tơ cảm ứng từ;
C. Vuông góc với mặt phẳng chứa véc tờ cảm ứng từ và dòng điện
D. Song song với các đường sức từ.
-
Câu 15:
Lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn không phụ thuộc trực tiếp vào
A. độ lớn cảm ứng từ.
B. cường độ dòng điện chạy trong dây dẫn
C. chiêu dài dây dẫn mang dòng điện
D. điện trở dây dẫn.
-
Câu 16:
Nhận xét nào sau đây không đúng về cảm ứng từ?
A. Đặc trưng cho từ trường về phương diện tác dụng lực từ;
B. Phụ thuộc vào chiều dài đoạn dây dẫn mang dòng điện;
C. Trùng với hướng của từ trường;
D. Có đơn vị là Tesla
-
Câu 17:
Nhận xét nào sau đây không đúng về cảm ứng từ?
A. Đặc trưng cho từ trường về phương diện tác dụng lực từ;
B. Phụ thuộc vào chiều dài đoạn dây dẫn mang dòng điện;
C. Trùng với hướng của từ trường;
D. Có đơn vị là Tesla
-
Câu 18:
Từ trường đều là từ trường mà các đường sức từ là các đường
A. thẳng.
B. song song.
C. thẳng song song
D. thẳng song song và cách đều nhau.
-
Câu 19:
Một khung dây dẫn có dòng điện chạy qua nằm trong từ trường luôn luôn có xu hướng quay mặt phẳng của khung dây đến vị trí
A. vuông góc với các đường sức từ.
B. song song với các đường sức từ.
C. song song hoặc vuông góc với đường sức từ tuỳ theo chiều dòng điện chạy trong khung dây.
D. tạo với các đường sức từ góc 450.
-
Câu 20:
Một khung dây hình vuông, cạnh a đặt trong từ trường đều sao cho các đường sức từ nằm trong mặt phẳng khung dây, momen của ngẫu lực tác dụng lên khung dây là
A. M = B.I.a.
B. M = B.I.a2.
C. M = 0.
D. M = B.a.
-
Câu 21:
Chọn câu đúng. Một khung dây phẳng nằm trong từ trường đều, mặt phẳng khung dây chứa các đường sức từ. Giảm cảm ứng từ đi 3 lần và tăng cường độ dòng điện lên 6 lần thì momen ngẫu lực từ tác dụng lên khung sẽ
A. tăng lên 2 lần.
B. tăng lên 3 lần.
C. giảm đi 2 lần.
D. giảm đi 3 lần.
-
Câu 22:
Một khung dây gồm 2000 vòng dây có S = 400 cm2 được đặt trong từ trường đều \(\text{\vec{B}}\) có B = 0,2 T. Momen ngẫu lực từ tác dụng lên khung là \(40\sqrt{3}\) N.m khi I = 5 A chạy qua khung. Chọn câu đúng khi nói về \(\text{\vec{B}}\text{.}\)
A. vuông góc mặt phẳng khung.
B. song song mặt phẳng khung.
C. hợp với mặt phẳng khung góc 600.
D. hợp với mặt phẳng khung góc 300.
-
Câu 23:
Một khung dây gồm 1000 vòng dây có S = 200 cm2. Khung dây đặt trong từ trường đều có B = 0,02 T. Biết \(\text{\vec{B}}\) song song với mặt phẳng khung và momen ngẫu lực từ tác dụng lên khung là 2 N.m. Cường độ dòng điện chạy qua khung.
A. 2 A.
B. 3 A.
C. 4 A.
D. 5 A.
-
Câu 24:
Một khung dây có kích thước các cạnh là 20 cm x 30 cm đặt trong từ trường đều có B = 0,2 T. Cường độ dòng điện I = 1 A. Tính momen ngẫu lực từ cực đại tác dụng lên khung
A. 0.
B. 0,024 N.m.
C. 0,036 N.m.
D. 0,012 N.m.
-
Câu 25:
Một khung dây hình vuông cạnh 10 cm đặt trong từ trường đều có B = 0,4 T, khung dây gồm 400 vòng dây. Momen ngẫu lực từ tác dụng lên khung là 1,6 N.m khi cho dòng điện I = 2 A chạy qua. Tính góc hợp bởi \(\overrightarrow{B}\) và mặt phẳng khung.
A. 300.
B. 450.
C. 600.
D. 900.
-
Câu 26:
Một khung dây gồm 2000 vòng dây có S = 400 cm2 được đặt trong từ trường đều \(\overrightarrow{B}\,\)có B = 0,2 T. Momen ngẫu lực từ tác dụng lên khung là 40 N.m khi I = 5 A chạy qua khung. Chọn câu đúng khi nói về \(\overrightarrow{B}\,.\)
A. vuông góc mặt phẳng khung.
B. song song mặt phẳng khung.
C. hợp với mặt phẳng khung góc 600.
D. hợp với mặt phẳng khung góc 300.
-
Câu 27:
Một khung dây có kích thước các cạnh là 20cm x 30cm đặt trong từ trường đều có B = 0,2 T. Cường độ dòng điện I = 2 A. Tính momen ngẫu lực từ cực đại tác dụng lên khung
A. 0.
B. 0,024 N.m.
C. 0,036 N.m.
D. 0,012 N.m.
-
Câu 28:
Một đoạn dây có dòng điện được đặt trong một từ trường đều có cảm ứng từ \(\vec{B}.\) Để lực từ tác dụng lên dây đạt giá trị cực tiểu thì góc α giữa dây dẫn và \(\vec{B}.\) phải bằng
A. α = 00.
B. α = 300.
C. α = 600.
D. α = 900.
-
Câu 29:
Một đoạn dây có dòng điện được đặt trong một từ trường đều có cảm ứng từ \(\vec{B}.\) Để lực từ tác dụng lên dây đạt giá trị cực đại thì góc α giữa dây dẫn và \(\vec{B}.\) phải bằng
A. α = 00.
B. α = 300.
C. α = 600.
D. α = 900.
-
Câu 30:
Đoạn dây dẫn dài 10 cm mang dòng điện 5 A đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ 0,08 T. Đoạn dây đặt vuông góc với các đường sức từ. Lực từ tác dụng lên đoạn dây là
A. 0,01 N.
B. 0,02 N.
C. 0,04 N.
D. 0 N.
-
Câu 31:
Một đoạn dây dẫn mang dòng điện đặt trong từ trường đều. Lực từ lớn nhất tác dụng lên đoạn dây dẫn khi
A. đoạn dây dẫn đặt song song với các đường sức từ.
B. đoạn dây dẫn đặt vuông góc với các đường sức từ.
C. đoạn dây dẫn đặt hợp với các đường sức từ góc 450.
D. đoạn dây dẫn đặt hợp với các đường sức từ góc 600.
-
Câu 32:
Một đoạn dây dẫn có l = 40 cm chịu tác dụng của một lực từ F = 0,05 N khi đặt trong từ trường đều. Biết đoạn dây dẫn đặt trong mặt phẳng nằm ngang và B có phương thẳng đứng. Tìm B. Biết I = 2 A.
A. 0,25 T.
B. 0,0625 T.
C. 0,3 T.
D. 0,6 T.
-
Câu 33:
Một đoạn dây dẫn được đặt trong từ trường đều B = 0,5 T, l = 80 cm và B hợp với I một góc 300. Tìm I. Biết lực từ tác dụng lên đoạn dây là 0,06 N.
A. 0,15 A.
B. 0,05 A.
C. 0,3 A.
D. 0,2 A.
-
Câu 34:
Cảm ứng từ tại một điểm trong từ trường của dòng điện trong một dây dẫn không phụ thuộc vào
A. cường độ dòng điện.
B. hình dạng của dây dẫn.
C. môi trường xung quanh dây dẫn.
D. tiết diện của dây dẫn.
-
Câu 35:
Một dây dẫn mang dòng điện có cường độ 8 A đặt trong một từ trường đều, cảm ứng từ có độ lớn bằng 0,5 T. Biết dòng điện hợp với các đường sức của từ trường góc 600. Độ lớn của lực từ tác dụng lên 20 cm chiều dài của dây dẫn là
A. \(0,4\sqrt{3}\,\,\text{N}.\)
B. 0,4 N.
C. 0,8 N.
D. \(\frac{0,8}{\sqrt{3}}\,\,N.\)
-
Câu 36:
Một dòng điện có cường độ 2 A nằm vuông góc với các đường sức từ của một từ trường đều. Cho biết lực từ tác dụng lên 20 cm của đoạn dây ấy là 0,04 N. Độ lớn của cảm ứng từ là
A. 0,1 T.
B. 0,01 T.
C. 0,001 T.
D. 1,0 T.
-
Câu 37:
Đặt hai phần tử dòng điện có cùng chiều dài, vuông góc với các đường sức từ của một từ trường đều, biết cường độ dòng điện trong phần tử thứ nhất lớn gấp hai lần cường độ dòng điện trong phần tử thứ hai. Tỉ số giữa độ lớn của lực từ tác dụng lên phần tử dòng điện thứ nhất so với độ lớn của lực từ tác dụng lên phần tử dòng điện thứ hai là
A. 1 : 2.
B. 1 : 4.
C. 2 : 1.
D. 4 : 1.
-
Câu 38:
Một phần tử dòng điện đặt vào trong một từ trường đều, lực từ tác dụng lên phần tử dòng điện có độ lớn nhỏ nhất khi
A. phần tử dòng điện nằm vuông góc với các đường sức từ.
B. phần tử dòng điện nằm song song với các đường sức từ.
C. phần tử dòng điện hợp với từ trường góc 450.
D. phần tử dòng điện hợp với từ trường góc 600.
-
Câu 39:
Điều nào sau đây là không đúng? Cảm ứng từ tại mỗi điểm trong từ trường
A. tiếp tuyến với đường sức từ tại điểm đó.
B. cùng hướng với hướng của từ trường tại điểm đó.
C. đặc trưng cho khả năng tác dụng lực từ tại điểm đó là mạnh hay yếu.
D. có phương vuông góc với trục của kim nam châm thử nằm cân bằng tại điểm đó.
-
Câu 40:
Cảm ứng từ tại một điểm trong từ trường
A. cùng hướng với hướng của từ trường tại điểm đó.
B. cùng hướng với lực từ tác dụng lên phần tử dòng điện đặt tại điểm đó.
C. có độ lớn tỉ lệ nghịch với độ lớn của lực từ tác dụng lên phần tử dòng điện đặt tại điểm đó.
D. có độ lớn tỉ lệ với cường độ của phần tử dòng điện đặt tại điểm đó.
-
Câu 41:
Một phần tử dòng điện có chiều dài l, cường độ I đặt vuông góc với các đường sức của từ trường đều. Khi đó lực từ tác dụng lên phần tử dòng điện có độ lớn là F. Công thức nào sau đây là đúng ?
A. \(\text{B}=\frac{\text{F}}{\text{I}\text{.}\ell }.\)
B. \(\text{F}=\frac{\text{B}}{\text{I}.\,\ell }.\)
C. \(\text{I}=\frac{\text{B}}{\text{F}.\,\ell }.\)
D. \(\ell =\frac{\text{B}}{\text{I}\text{.F}}.\)
-
Câu 42:
Hai dây dẫn thẳng, dài song song mang dòng điện cùng chiều là \(I_1,I_2\). Cảm ứng từ tại điểm cách đều hai dây dẫn và nằm trong mặt phẵng chứa hai dây dẫn là
A. \(B=B_1 +B_2\)
B. \(B=|B_1 -B_2|\)
C. \(B=0\)
D. \(B=2B_1-B_2\)
-
Câu 43:
Hai dây dẫn thẳng, dài song song mang dòng điện ngược chiều là \(I_1 ,I_2\). Cảm ứng từ tại điểm cách đều hai dây dẫn và nằm trong mặt phẵng chứa hai dây dẫn là
A. \(B=B_1+B_2\)
B. \(B=|B_1 -B_2|\)
C. \(B=0\)
D. \(B=2B_1 -B_2\)
-
Câu 44:
Hai điểm M và N gần một dòng điện thẳng dài. Khoảng cách từ M đến dòng điện lớn gấp hai lần khoảng cách từ N đến dòng điện. Độ lớn của cảm ứng từ tại M và N là BM và BN thì
A. \(B_M=2B_N\)
B. \(B_M=4B_N\)
C. \(B_M=\frac{B_N}{2}\)
D. \(B_M=\frac{B_N}{4}\)
-
Câu 45:
Phát biểu nào sau đây sai? Một đoạn dây dẫn thẳng mang dòng điện I đặt trong từ trường đều thì
A. lực từ tác dụng lên mọi phần của đoạn dây.
B. lực từ chỉ tác dụng vào trung điểm của đoạn dây.
C. lực từ chỉ tác dụng lên đoạn dây khi nó không song song với đường sức từ
D. lực từ tác dụng lên đoạn dây có điểm đặt là trung điểm của đoạn dâyng điện I đặt trong từ trường đều thì
-
Câu 46:
Cho một đoạn dây dẫn mang dòng điện I đặt song song với đường sức từ, chiều của dòng điện ngược chiều với chiều của đường sức từ. Khi đó
A. Lực từ không thay đổi khi tăng cường độ dòng điện
B. Lực từ giảm khi giảm cường độ dòng điện.
C. Lực từ giảm khi giảm cường độ dòng điện
D. Lực từ đổi chiều khi ta đổi chiều dòng điện
-
Câu 47:
Phát biểu nào sau đây sai?
A. Lực từ tác dụng lên một đoạn dây dẫn mang dòng điện đặt trong từ trường đều tỉ lệ thuận với cường độ dòng điện trong đoạn dây.
B. Lực từ tác dụng lên một đoạn dây dẫn mang dòng điện đặt trong từ trường đều tỉ lệ thuận với chiều dài của đoạn dây.
C. Lực từ tác dụng lên một đoạn dây dẫn mang dòng điện đặt trong từ trường đều tỉ lệ thuận với góc hợp bởi đoạn dây và đường sức từ.
D. Lực từ tác dụng lên một đoạn dây dẫn mang dòng điện đặt trong từ trường đều tỉ lệ thuận với cảm ứng từ tại điểm đặt đoạn dây.
-
Câu 48:
Độ lớn của lực Lo-ren-xơ được tính theo công thức
A. \(f=|q|.B.v\)
B. \(f=|q|.B.v. sin\alpha \)
C. \(f=|q|.B.v. tan\alpha \)
D. \(f=|q|.B.v. cos\alpha \)
-
Câu 49:
Độ lớn cảm ứng từ trong lòng một ống dây có N vòng dây, chiều dài l và có dòng điện I chạy qua tính bằng biểu thức
A. \(B=2\pi.10^-7IN\)
B. \(B=4\pi.10^-7\frac{NI}{l}\)
C. \(B=2\pi.10^-7\frac{Nl}{I}\)
D. \(B=4\pi.10^-7IN\)
-
Câu 50:
Công thức nào sau đây tính cảm ứng từ tại tâm của vòng dây tròn có bán kính R mang dòng điện I?
A. \(B=2.10^-7 \frac{I}{R}\)
B. \(B=2\pi.10^-7 \frac{I}{R}\)
C. \(B=2.10^-7 IR\)
D. \(B=4.10^-7 \frac{I}{R}\)