Trắc nghiệm Lipit Hóa Học Lớp 12
-
Câu 1:
Phát biểu không đúng là:
A. Chất béo tan nhiều trong dung môi hữu cơ.
B. Dầu ăn và dầu bôi trơn máy có cùng thành phần nguyên tố.
C. Chất béo không tan trong nước, nhẹ hơn nước.
D. Chất béo là trieste của glixerol và axit béo.
-
Câu 2:
Có các nhận định sau:
1. Chất béo là trieste của glixerol với các axit béo.
2. Lipit gồm chất béo, sáp, steroit, photpholipit, …
3. Chất béo là các chất lỏng.
4. Chất béo chứa các gốc axit béo không no thường là chất lỏng ở nhiệt độ thường và được gọi là dầu.
5. Phản ứng thủy phân chất béo trong môi trường kiềm là phản ứng thuận nghịch.
6. Chất béo là thành phần chính của dầu mỡ động, thực vật.
Số nhận định đúng là
A. 4
B. 5
C. 3
D. 6
-
Câu 3:
Cho các phát biểu sau:
(1) Chất béo là trieste của glixerol với axit béo.
(2) Lipit gồm chất béo, sáp, stearoid, photpholipit,…
(3) Chất béo là các chất lỏng.
(4) Ở nhiệt độ phòng, khi chất béo chứa gốc hidrocacbon không no thì chất béo ở trạng thái lỏng (dầu ăn). Khi chất béo chứa gốc hidrocacbon no thì chất béo ở trạng thái rắn (mỡ).
(5) Phản ứng thủy phân chất béo trong môi trường axit là phản ứng thuận nghịch.
(6) Chất béo là thành phần chính của mỡ động vật, dầu thực vật.
(7) Chất béo không tan trong nước, nhẹ hơn nước nhưng tan nhiều trong dung môi hữu cơ.
(8) Dầu ăn và mỡ bôi trơn có cùng thành phần nguyên tố.
(9) Hidro hóa hoàn toàn chất béo lỏng ta thu được chất béo rắn.
(10) Chất béo nhẹ hơn nước và tan nhiều trong nước.
Số phát biểu đúng là
A. 9
B. 7
C. 10
D. 8
-
Câu 4:
Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Chất béo là thức ăn quan trọng của người
B. Chất béo không tan trong nước do chúng nhẹ hơn nước
C. Triolein là chất lỏng ở nhiệt độ thường
D. Chất béo thuộc loại hợp chất este
-
Câu 5:
Câu nào sau đây sai?
A. Chất béo ở điều kiện thường là chất rắn
B. Chất béo nhẹ hơn nước
C. Chất béo không tan trong nước, tan trong các dung môi hữu cơ
D. Chất béo có nhiều trong tự nhiên.
-
Câu 6:
Phát biểu nào sau đây là sai?
A. Chất béo không tan trong nước, tan nhiều trong các dung môi hữu cơ như benzen, hexan, clorofom,…
B. Trong công nghiệp, một lượng lớn chất béo dùng để điều chế xà phòng và glixerol.
C. Dầu lạc, dầu vừng, dầu dừa, dầu đậu nành có thành phần chính là chất béo lỏng.
D. Khi thả miếng thịt lợn vào nước thấy miếng thịt chìm xuống, chứng tỏ chất béo nặng hơn nước.
-
Câu 7:
Nhận định đúng về chất béo là
A. Ở nhiệt độ thường, chất béo ở trạng thái rắn, nhẹ hơn nước và không tan trong nước.
B. Các chất (C17H33COO)3C3H5, (C15H31COO)3C3H5 là chất béo dạng lỏng ở nhiệt độ thường.
C. Chất béo và mỡ bôi trơn có cùng thành phần nguyên tố.
D. Chất béo là trieste của glixerol và các axit béo no hoặc không no.
-
Câu 8:
Chất béo không có tính chất nào sau đây?
A. Chất béo không tan trong nước và nhẹ hơn nước.
B. Thủy phân chất béo trong môi trường kiềm thu được xà phòng.
C. Khi hiđro hóa chất béo no ta thu được bơ nhân tạo.
D. Ở điều kiên thường, chất béo no ở trạng thái rắn còn chất béo không no ở trạng thái lỏng.
-
Câu 9:
Chất béo là trieste của glixerol và axit béo. Ở điều kiện thường, chất béo no ở trạng thái rắn còn chất béo không no ở trạng thái lỏng. Mặc dù các từ "dầu", "mỡ" và "lipid" đều dùng để chỉ chất béo, "dầu" thường được dùng để chỉ chất béo ở dạng lỏng (chứa nhiều chất béo không no) trong điều kiện phòng bình thường, trong khi "mỡ" là chỉ chất béo ở dạng rắn (chứa nhiều chất béo no) trong điều kiện phòng bình thường. "Lipid" được dùng để chỉ cả chất béo ở thể lỏng và rắn, cùng với những chất liên quan khác, thường dùng trong ngữ cảnh y học hoặc hóa sinh.
Dầu mỡ để lâu ngày sẽ có mùi khét và khó chịu, đó là sự ôi mỡ. Có nhiều nguyên nhân gây ôi mỡ, nhưng chủ yếu nhất là do oxi không khí cộng vào nối đôi ở gốc axit không no tạo ra peoxit, chất này bị phân hủy thành các anđehit có mùi khó chịu. Có thể biểu diễn bằng sơ đồ sau:
Bơ thực vật là một thuật ngữ chỉ chung về các loại bơ có nguồn gốc từ thực vật và là loại bơ được chế biến từ dầu thực vật. Em hãy nêu phương pháp chế biến bơ từ dầu thực vật.
A. Hiđro hóa axit béo
B. Hiđro hóa dầu thực vật
C. Đề hiđro hóa dầu thực vật
D. Xà phòng hóa dầu thực vật
-
Câu 10:
Khi cho một ít mỡ lợn (sau khi rán, giả sử là tristearin) vào bát sứ đựng dung dịch NaOH, sau đó đun nóng và khuấy đều hỗn hợp một thời gian. Khi đó quan sát được hiện tượng nào sau đây ?
A. Miếng mỡ nổi; sau đó tan dần
B. Miếng mỡ nổi; không thay đổi gì trong quá trình đun nóng và khuấy.
C. Miếng mỡ chìm xuống; sau đó tan dần
D. Miếng mỡ chìm xuống; không tan
-
Câu 11:
Phản ứng nào sau đây dùng để chuyển chất béo lỏng thành chất béo rắn?
A. Oxi hóa
B. Hidro hóa
C. Polime hóa
D. Brom hóa
-
Câu 12:
Axit cacboxylic nào sau đây là axit béo?
A. Axit oxalic
B. Axit fomic
C. Axit axetic
D. Axit stearic
-
Câu 13:
Cho các mô tả sau:
(a) đơn chức (b) mạch cacbon không phân nhánh.
(c) mạch cacbon dài. (d) no, đơn chức, mạch hở.
Số mô tả đúng cho các axit béo nói chung là?A. 1
B. 3
C. 4
D. 2
-
Câu 14:
Ống dẫn nước từ các chậu rửa bát rất hay bị tắc do dầu mỡ nấu ăn dư thừa làm tắc. Người ta thường đổ xút rắn hoặc dung dịch xút đặc vào một thời gian sau sẽ hết tắc là do:
A. Dung dịch NaOH tạo phức với dầu mỡ tạo ra phức chất tan.
B. Dung dịch NaOH thủy phân dầu mỡ thành glixerol và các chất hữu cơ dễ tan.
C. Dung dịch NaOH tác dụng với nhóm OH của glixerol có trong dầu mỡ sinh ra chất dễ tan
D. Do NaOH thủy phân lớp mỏng ống dẫn nước thải.
-
Câu 15:
Xà phòng hóa hoàn toàn triglixerit X trong dung dịch NaOH dư, thu được glyxerol, natri oleat, natri stearat và natri panmitat. Phân tử khối của X là
A. 884
B. 862
C. 886
D. 860
-
Câu 16:
Thủy phân chất béo triglixerit X trong dung dịch NaOH người ta thu được xà phòng là hỗn hợp 2 muối natri oleat, natri panmitat theo tỉ lệ mol lần lượt là 2 : 1. Khi đốt cháy a mol X thu được b mol CO2 và c mol H2O. Liên hệ giữa a, b, c là
A. b - c = 4a
B. b - c = 2a
C. b - c = 5a
D. b - c = 3a
-
Câu 17:
Cho glixerin trioleat (hay triolein) lần lượt vào mối ống nghiệm chứa riêng biệt: Na, Cu(OH)2, CH3OH, dung dịch Br2, dung dịch NaOH. Trong điều kiện thích hợp, số phản ứng xảy ra là
A. 4
B. 3
C. 5
D. 2
-
Câu 18:
Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau đây:
Bước 1: Cho vào bát sứ khoảng 1 gam mỡ (hoặc dầu thực vật) và 2 - 2,5 ml dung dịch NaOH 40%.
Bước 2: Đun hỗn hợp sôi nhẹ và liên tục khuấy đều bằng đũa thủy tinh. Thỉnh thoảng thêm vài giọt nước cất để giữ cho thể tích của hỗn hợp không đổi.
Bước 3: Sau 8 - 10 phút, rót thêm vào hỗn hợp 4 - 5 ml dung dịch NaCl bão hòa nóng, khuấy nhẹ.
Cho các phát biểu sau:
(a) Phản ứng xà phòng hóa diễn ra ở bước 2, đây là phản ứng thuận nghịch.
(b) Sau bước 3, các chất trong ống nghiệm tách thành hai lớp.
(c) Ở bước 2, phải dùng đũa thủy tinh khuấy đều hỗn hợp và thỉnh thoảng cho thêm vài giọt nước để hỗn hợp không bị cạn, phản ứng mới thực hiện được.
(d) Mục đích của việc thêm dung dịch NaCl bão hòa là để tách muối natri của axit béo ra khỏi hỗn hợp.
Số phát biểu đúng là
A. 4
B. 2
C. 1
D. 3
-
Câu 19:
Thực hiện phản ứng este hóa giữa axit axetic với glixerol (xúc tác H2SO4 đặc, đun nóng), số sản phẩm hữu cơ chứa chức este có thể thu được là
A. 5
B. 1
C. 4
D. 3
-
Câu 20:
Cho hợp chất hữu cơ X có cấu trúc phân tử (như hình dưới) vào một chén sứ chứa sẵn dung dịch NaOH 30% (dư), sau đó đun nóng một thời gian để các phản ứng xảy ra hoàn toàn.
Các phát biểu liên quan đến thí nghiệm trên được đưa ra như sau:
(a) Thí nghiệm trên là phản ứng xà phòng hóa giữa tripanmitin với dung dịch NaOH.
(b) Khi chưa đun nóng, trong chén sứ có sự tách lớp giữa các chất.
(c) Sau thí nghiệm, trong chén sứ chỉ chứa một dung dịch đồng nhất.
(d) Sau thí nghiệm, trong chén sứ vẫn còn có sự tách lớp vì có glixerol sinh ra.
Số phát biểu đúng là
A. 2
B. 3
C. 4
D. 1
-
Câu 21:
Cho tristearin vào bát sứ đựng lượng dư dung dịch NaOH 40%, đun sôi nhẹ hỗn hợp trong khoảng 30 phút đồng thời khuấy đều. Để nguội hỗn hợp, thu được chất lỏng đồng nhất. Rót thêm 10 - 15 ml dung dịch NaCl bão hoà nóng vào hỗn hợp, khuấy nhẹ sau đó giữ yên hỗn hợp, thấy có lớp chất rắn màu trắng nổi lên trên. Chất rắn đó là
A. \({\left( {{C_{15}}{H_{31}}COO} \right)_3}{C_3}{H_5}\)
B. \({C_3}{H_5}{\left( {OH} \right)_3}\)
C. NaCl
D. \({C_{17}}{H_{35}}COONa\)
-
Câu 22:
Công thức nào sau đây không phải là công thức của chất béo?
A. \({\left( {{C_{17}}{H_{33}}COO} \right)_3}{C_3}{H_5}\)
B. \({\left( {{C_2}{H_5}COO} \right)_3}{C_3}{H_5}\)
C. \({\left( {{C_{15}}{H_{31}}COO} \right)_3}{C_3}{H_5}\)
D. \({\left( {{C_{17}}{H_{35}}COO} \right)_3}{C_3}{H_5}\)
-
Câu 23:
Trong chất béo no có bao nhiêu liên kết π ?
A. 4
B. 3
C. 2
D. 5
-
Câu 24:
Trong các chất dưới dây chất nào là chất béo no?
A. \({\left( {C{H_3}COO} \right)_3}{C_3}{H_5}\)
B. \({C_{15}}{H_{31}}COOH\)
C. \({\left( {{C_{17}}{H_{35}}COO} \right)_3}{C_3}{H_5}\)
D. \({\left( {{C_{15}}{H_{31}}COO} \right)_2}{C_2}{H_4}\)
-
Câu 25:
Tên gọi chung của chất béo là:
A. Tristearin
B. Triaxylglixerol.
C. Steroit
D. Triglixerol
-
Câu 26:
Nhận định đúng về tính chất vật lí của chất béo là:
A. Chất béo tan nhiều trong dung môi hexan, clorofom.
B. Điều kiện thường, chất béo đều nặng hơn nước.
C. Điều kiện thường, chất béo no ở trạng thái lỏng.
D. Điều kiện thường, chất béo không no ở trạng thái rắn.
-
Câu 27:
Đun chất béo tripanmitin với dung dịch axit sunfuric loãng sẽ thu được sản phẩm là:
A. \({C_{15}}{H_{31}}COOH;{\rm{ }}{C_3}{H_5}{\left( {OH} \right)_3}\)
B. \({C_{15}}{H_{31}}COONa;{\rm{ }}{C_3}{H_5}{\left( {OH} \right)_3}\)
C. \({C_{17}}{H_{35}}COOH;{\rm{ }}{C_3}{H_5}{\left( {OH} \right)_3}\)
D. \({C_{17}}{H_{35}}COONa;{\rm{ }}{C_3}{H_5}{\left( {OH} \right)_3}\)
-
Câu 28:
Xà phòng hóa hoàn toàn triaxylglixerol T trong dung dịch NaOH, thu được sản phẩm gồm glixerol, natri panmitat, natri oleat và natri stearat. Số công thức cấu tạo thỏa mãn tính chất của T là
A. 4
B. 1
C. 3
D. 2
-
Câu 29:
Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol một chất béo X thu được CO2 và H2O hơn kém nhau 0,6 mol. Thể tích dung dịch Br2 0,5M tối đa để phản ứng hết với 0,03 mol chất béo X là:
A. 120ml
B. 240ml
C. 360ml
D. 160ml
-
Câu 30:
Thủy phân hoàn toàn chất béo X trong dung dịch NaOH thu được glixerol và hỗn hợp hai muối gồm natri oleat và natri stearat. Đốt cháy m gam X cần vừa đủ 154,56 gam O2 thu được 150,48 gam CO2. Mặt khác, m gam X tác dụng tối đa với V ml dung dịch Br2 1M. Giá trị của V là
A. 300
B. 180
C. 150
D. 120
-
Câu 31:
Thủy phân hoàn toàn triglixerit X trong dung dịch NaOH dư, thu được 4,6 gam glixerol và m gam hỗn hợp hai muối gồm natri stearat và natri oleat có tỉ lệ mol tương ứng là 1: 2. Giá trị của m là
A. 44,3 gam
B. 45,7 gam
C. 45,8 gam
D. 44,5 gam
-
Câu 32:
Khi xà phòng hoá triolein bằng dung dịch NaOH thu được sản phẩm là
A. natri oleat và etylen glicol.
B. natri stearat và glixerol.
C. natri stearat và etylen glicol.
D. natri oleat và glixerol.
-
Câu 33:
Xà phòng hóa một chất béo X bằng dung dịch NaOH thu được hỗn hợp 2 muối là natri oleat và natri panmitat có tỉ lệ mol là 1 : 2. Khối lượng của 0,25 mol X là
A. 201,50 gam
B. 214,50 gam
C. 221,00 gam
D. 208,00 gam
-
Câu 34:
Thực hiện phản ứng xà phòng hóa một chất béo X thu được sản phẩm có chứa natri oleat và natri stearat theo tỉ mol tương ứng là 2:1. Vậy 1mol chất béo X phản ứng tối đa bao nhiêu mol khí hiđro?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
-
Câu 35:
Cho các nhận định sau:
(1) 1 mol chất béo phản ứng tối đa với 3 mol NaOH.
(2) Chất béo là trieste của glixerol và axit béo gọi chung là steroit.
(3) Chất béo no ở điều kiện thường là chất rắn.
(4) Chất béo triolein phản ứng tối đa 3 mol H2.
(5) Muối natri hoặc kali của các axit béo được dùng làm xà phòng.
Số nhận định đúng là
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
-
Câu 36:
Tripanmitin không tác dụng với chất nào sau đây?
A. \({H_2}\;\left( {{t^o},Ni} \right)\)
B. \({H_2}O/{H_2}S{O_4}\;_l,{\rm{ }}{t^o}\)
C. \(NaOH,{\rm{ }}{t^o}\)
D. \({O_2},{\rm{ }}{t^o}\)
-
Câu 37:
Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau:
+ Bước 1: Cho vào cốc thủy tinh chịu nhiệt khoảng 5 gam mỡ lợn và 10 ml dung dịch NaOH 40%.
+ Bước 2: Đun sôi nhẹ hỗn hợp, liên tục khuấy đều bằng đũa thủy tinh khoảng 30 phút và thỉnh thoảng thêm nước cất để giữ cho thể tích hỗn hợp không đổi. Để nguội hỗn hợp.
+ Bước 3: Rót thêm vào hỗn hợp 15 – 20 ml dung dịch NaCl bão hòa nóng, khuấy nhẹ. Để yên hỗn hợp.
Cho các phát biểu sau:
(a) Sau bước 3, thấy có lớp chất rắn màu trắng chứa muối natri của axit béo nổi lên.
(b) Vai trò của dung dịch NaCl bão hòa ở bước 3 là để tách muối natri của axit béo ra khỏi hỗn hợp
(c) Ở bước 2, nếu không thêm nước cất, hỗn hợp bị cạn khô thì phản ứng thủy phân không xảy ra.
(d) Ở bước 1, nếu thay mỡ lợn bằng dầu nhớt thì hiện tượng thí nghiệm sau bước 3 vẫn xảy ra tương tự.
(e) Trong công nghiệp, phản ứng ở thí nghiệm trên được ứng dụng để sản xuất xà phòng và glixerol.
Số phát biểu đúng là:
A. 3
B. 4
C. 5
D. 2
-
Câu 38:
Thực hiện thí nghiệm sau theo các bước:
Bước 1: Cho 2 gam mỡ lợn vào bát sứ đựng dung dịch 10 ml NaOH 30%.
Bước 2: Đun sôi nhẹ và luôn khuấy đều, thỉnh thoảng cho thêm vài giọt nước cất vào hỗn hợp.
Bước 3: Sau 10 - 12 phút rót thêm vào hỗn hợp 4 - 5 ml dung dịch NaCl bão hòa nóng, khuấy nhẹ.
Trong các nhận định sau, nhận định đúng là
A. Không thể thay mỡ lợn bằng dầu lạc.
B. Thêm nước vào hỗn hợp làm xúc tác phản ứng.
C. Bước 3 có thể thay dung dịch NaCl bằng dung dịch KCl.
D. Sau bước 3 vẫn thu được hỗn hợp đồng nhất.
-
Câu 39:
Cho các phát biểu sau:
(a) Este tạo bởi ancol no, đơn chức và axit không no, đơn chức (có 1 liên kết đôi C=C) có công thức phân tử chung là CnH2n-2O2 (n≥4) .
(b) Benzyl axetat là một este có mùi thơm của hoa nhài. Công thức của benzyl axetat là C6H5CH2COOCH3.
(c) Chất béo là trieste của glixerol với các axit monocacboxylic có số chẵn nguyên tử cacbon, mạch cacbon dài và không phân nhánh.
(d) Chất béo là các chất lỏng.
(e) Chất béo chứa các gốc không no của axit béo thường là chất lỏng ở nhiệt độ phòng và được gọi là dầu.
(f) Phản ứng thủy phân chất béo trong môi trường kiềm là phản ứng thuận nghịch.
Số phát biểu đúng là:
A. 3
B. 5
C. 4
D. 6
-
Câu 40:
Cho các nhận định sau về lipit, có bao nhiêu đặc điểm đúng?
(1) Mỡ, dầu, sáp là các lipit đơn giản.
(2) Trong các phân tử mỡ, các axit béo và glixerol liên kết với nhau bằng liên kết peptit.
(3) Lipit là các hợp chất hữu cơ chỉ được cấu tạo từ 3 nguyên tố hóa học.
A. 3
B. 2
C. 1
D. 0
-
Câu 41:
Cho các phản ứng với X, X’, G, Y, Y’ Z là các chất hữu cơ mạch hở:
Chất béo X + 3NaOH → G + Y + 2Z.
X + 2H2 → X’ (no).
X’ + 3NaOH → Y’ + 2Z + G.
Biết X cấu tạo từ các axit béo trong số các axit béo sau: axit steric, axit oleic, axit linoleic và axit panmitic.
Khối lượng phân tử của Y là
A. 280
B. 282
C. 302
D. 304
-
Câu 42:
Có các nhận định sau:
(1) Lipit là một loại chất béo.
(2) Lipit gồm chất béo, sáp, steroit, photpholipit,…
(3) Chất béo là các chất lỏng.
(4) Chất béo chứa các gốc axit không no thường là chất lỏng ở nhiệt độ thường.
(5) Phản ứng thuỷ phân chất béo trong môi trường kiềm là phản ứng thuận nghịch.
Các nhận định đúng là
A. 2, 4
B. 1, 2, 4
C. 3, 4, 5
D. 1, 2, 4, 5
-
Câu 43:
Chọn phát biểu đúng.
A. Thủy phân vinyl axetat trong môi trường kiềm thu được ancol
B. Công thức phân tử của tristearin là C57H108O6
C. Phản ứng thủy phân chất béo trong môi trường kiềm là phản ứng một chiều
D. Ở điều kiện thường triolein là chất rắn không tan trong nước, nhẹ hơn nước
-
Câu 44:
Phản ứng thủy phân chất béo trong môi trường kiềm là phản ứng:
A. Một chiều và nhanh hơn phản ứng thủy phân chất béo trong môi trường axit.
B. Một chiều và chậm hơn phản ứng thủy phân chất béo trong môi trường axit.
C. Thuận nghịch và tốc độ bằng tốc độ phản ứng thủy phân chất béo trong môi trường axit.
D. Không thể kết luận được, điều này còn phụ thuộc vào bản chất của chất béo.
-
Câu 45:
Cho các phát biểu sau đây:
a) Chất béo là trieste của glixerol với các axit monocacboxylic có số nguyên tử cacbon chẵn (12C → 24C), mạch cacbon dài không phân nhánh...
b) Lipit gồm chất béo, sáp, steroit, photpholipit...
c) Chất béo là các chất lỏng.
d) Chất béo chứa chủ yếu gốc không no của axit béo thường là chất lỏng ở nhiệt độ phòng và được gọi là dầu.
e) Phản ứng thủy phân chất béo trong môi trường kiềm là phản ứng thuận nghịch.
f) Chất béo là thành phần chính của dầu, mỡ động thực vật.
Những phát biểu đúng là:
A. a, b, d, f.
B. a, b, c.
C. c, d, e.
D. a, b, d, e.
-
Câu 46:
Dãy các axit béo là
A. axit axetic, axit acrylic, axit propionic.
B. axit panmitic, axit oleic, axit axetic.
C. axit panmitic, axit stearic, axit oleic.
D. axit fomic, axit axetic, axit stearic.
-
Câu 47:
Đun nóng glixerol với hỗn hợp 4 axit: axit axetic, axit stearic, axit panmitic, axit linoleic có mặt H2SO4 đặc xúc tác thu được tối đa bao nhiêu chất béo no?
A. 40
B. 1
C. 18
D. 6
-
Câu 48:
Từ hai axit béo: axit stearic; axit panmitic có thể tạo ra tối đa x triglixerit. Giá trị của x là
A. 4
B. 2
C. 3
D. 6
-
Câu 49:
Từ glyxerol và các axit : axit panmitic, axit stearic, axit axetic có thể tạo ra tối đa x chất béo. x là:
A. 6
B. 8
C. 16
D. 18
-
Câu 50:
Từ glixerol và 2 axit béo có thể tạo ra tối đa x chất béo. x là
A. 4
B. 5
C. 6
D. 7