Trắc nghiệm Lao động và việc làm Địa Lý Lớp 12
-
Câu 1:
Nguồn lao động nước ta nổi bật dồi dào cho thấy
A. Số người trong độ tuổi quy định có khả năng tham gia lao động lớn
B. Số người đang làm việc trong ngành kinh tế lớn
C. Số người trẻ đang chuẩn bị tham gia làm việc trong các ngành kinh tế lớn.
D. Số trẻ em chưa đến tuổi lao động lớn
-
Câu 2:
Thu nhập bình quân của lao động nước ta thuộc laoij thấp trên thế giới nguyên nhân cụ thể là do
A. Phần lớn lao động sống ở nông thôn
B. Người lao động thiếu cần cù, sáng tạo
C. Năng suất lao động thấp
D. Độ tuổi trung bình của người lao động cao
-
Câu 3:
Lao động nước ta chủ yếu tập chung ở các ngành nông – lâm nghiệp nguyên nhân cụ thể là do
A. Các ngành này có năng suất lao động thấp hơn nền cần nhiều lao động
B. Sản xuất nông- lâm nghiệp ít gặp rủi ro nên thu hút nhiều người lao động
C. Các ngành này có thu nhập cao nên thu hút nhieuf lao động
D. Đây là các ngành có cơ cấu đa dạng nên thu hút nhiều lao động
-
Câu 4:
Để giải quyết vấn đề việc làm cho người lao động ở nước ta, hướng cụ thể nào sau đây đạt hiệu quả cao nhất?
A. Phân bố lại dân cư và nguồn lao động
B. Thực hiện tốt chính sách dân số, sức khỏe sinh sản
C. Phát triển kinh tế, chú ý thích đáng nghành dịch vụ
D. Đẩy mạng xuất khẩu lao động
-
Câu 5:
Cơ cấu lao động phan theo thành thị, nông thôn cụ thể ở nước ta có đặc điểm
A. Tỉ trọng lao động ở khu vực nông thôn thấp hơn thành thị
B. Tỉ trọng lao động ở khu vực nông thôn cao hơn thành thị
C. Tỉ trọng lao động ở hai khu vực tương đương nhau
D. Tỉ trọng lao động ở khu vực nông thôn tăng, ở khu vực thành thị giảm
-
Câu 6:
Trong cơ cấu lao động có việc làm ở nước ta phân theo trình độ chuyên môn kĩ thuật, thành phần chiếm tỉ trọng cao nhất cụ thể là
A. Có chứng chỉ sơ cấp
B. Trung cấp chuyên nghiệp
C. Cao đẳng, địa học, trên đại học
D. Chưa qua đào tạo
-
Câu 7:
Trong các biện pháp dưới đây, biện pháp nào là cấp bách để nâng cao lượng nguồn lao động cụ thể của nước ta hiện nay?
A. Tăng cường xuất khẩu lao động để học hỏi kinh nghiệm
B. Đổi mới mạnh mẽ phương thức đào tạo người lao động
C. Nâng cao thể trạng người lao động
D. Bố trí lại nguồn lao động cho hợp lí
-
Câu 8:
Chất lượng lao động nước ta ngày càng được nâng lên, cụ thể là do
A. Các thành tựu trong phát triển văn hóa, giáo dục, y tế
B. Học hỏi quá trình tăng cường xuất khẩu lao động
C. Đời sống vật chất của người lao động tăng
D. Xu hướng tất yếu của quá trình hội nhập quốc
-
Câu 9:
Chất lượng nguồn lao động nước ta còn nhiều hạn chế, nguyên nhân cụ thể là
A. Nguồn lao động chưa thật sự cần cù, chịu khó
B. Tính sáng tạo của lao động chưa thực sự cao
C. Người lao động phần lớn còn thiếu kinh nghiệm
D. Công tác đào tạo lao động chưa đáp ứng được nhu cầu xã hội
-
Câu 10:
Hạn chế đánh giá là lớn nhất của nguồn lao động nước ta là
A. Trình độ chuyên môn, kĩ thuật chưa cao
B. Thể lực chưa thật tốt
C. Còn thiếu kĩ năng làm việc
D. Còn thiếu kinh nghiệm.
-
Câu 11:
Hạn chế đánh giá là lớn nhất của nguồn lao động nước ta là
A. Trình độ chuyên môn, kĩ thuật chưa cao
B. Thể lực chưa thật tốt
C. Còn thiếu kĩ năng làm việc
D. Còn thiếu kinh nghiệm.
-
Câu 12:
Cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế ở nước ta đang chuyển dịch cụ thể theo hướng
A. Tăng tỉ trọng khu vực Nhà nước, giảm tỉ trọng khu vực ngoài Nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài
B. Tăng tỉ trọng khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, giảm tỉ trọng khu vực nhà nước và khu vực ngoài nhà nước
C. Giảm tỉ trọng khu vực nhà nước, tăng tỉ trọng khu vực ngoài nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài
D. Giảm tỉ trọng khu vực ngoài nhà nước, tăng tỉ trọng khu vực nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước
-
Câu 13:
Cơ cấu lao động phân theo ngành kinh tế ở nước ta chuyển dịch cụ thể theo hướng
A. Tăng tỉ trọng khu vực nông – lâm – ngư nghiệp, giảm tỉ trọng khu vực công nghiệp – xây dựng và khu vực dịch vụ.
B. Tăng tỉ trọng khu vực công nghiệp – xây dựng, giảm khu vực nông – lâm – ngư nghiệp và khu vực dịch vụ
C. Giảm tỉ trọng khu vực dịch vụ, tăng tỉ trọng khu vực nông – lâm – ngư nghiệp và khu vực công nghiệp – xây dựng
D. Giảm tỉ trọng khu vực nông – lâm – ngư nghiệp, tăng tỉ trọng khu vực công nghiệp – xây dựng và khu vực dịch vụ
-
Câu 14:
Nhận định nào dưới đây không đúng với đặc điểm lao động cụ thể ở nước ta?
A. Nguồn lao động dồi dào, tăng nhanh
B. Đội ngũ công nhân kĩ thuật lành nghề còn thiếu nhiều
C. Chất lượng lao động ngày càng được nâng lên
D. Lực lượng lao động có trình độ cao đông đảo
-
Câu 15:
Hướng giải quyết việc làm chủ yếu nào dưới đây chủ yếu tập trung vào vấn đề con người?
A. Tăng cường xuất khẩu các mặt hàng nông sản.
B. Nâng cao chất lượng đội ngũ người lao động.
C. Đa dạng hoá các hoạt động sản xuất công - nông.
D. Hợp tác với các nước phát triển, thu hút vốn đầu tư.
-
Câu 16:
Hướng giải quyết việc làm chủ yếu cho người lao động nước ta nào sau đây chủ yếu tập trung vào người lao động?
A. Thực hiện đa dạng hóa các hoạt động sản xuất.
B. Phân bố lại dân cư và nguồn lao động.
C. Tăng cường hợp tác liên kết để thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
D. Mở rộng sản xuất hàng xuất khẩu.
-
Câu 17:
Biện pháp được cho là chủ yếu nhằm giải quyết vấn đề thất nghiệp ở khu vực thành thị nước ta là
A. Tiếp tục thực hiện các giải pháp kiềm chế tốc độ tăng dân số.
B. Đẩy mạnh phát triển công nghiệp và dịch vụ
C. Đẩy mạnh hợp tác xuất khẩu lao động
D. Thực hiện các luồng di cư, chuyển một bộ phận dân cư về các vùng nông thôn, miền núi.
-
Câu 18:
Biện pháp quan trọng chủ yếu để giải quyết tình trạng thất nghiệp ở thành thị nước ta hiện nay là
A. xây dựng các nhà máy công nghiệp quy mô lớn.
B. phân bố lại lực lượng lao động trên quy mô cả nước.
C. hợp tác lao động quốc tế để xuất khẩu lao động.
D. phát triển các hoạt động công nghiệp và dịch vụ ở các đô thị.
-
Câu 19:
Nguyên nhân chủ yếu khiến tỷ lệ thất nghiệp cao ở khu vực thành thị là do:
A. thị trường lao động phát triển sâu rộng.
B. các kinh tế phát triển mạnh.
C. quá trình đô thị hóa phát triển mạnh.
D. quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa.
-
Câu 20:
Khó khăn được cho là lớn nhất do sự tập trung lao động đông ở các đô thị lớn ở nước ta gây ra là:
A. giải quyết việc làm.
B. khai thác tài nguyên thiên nhiên.
C. đảm bảo phúc lợi xã hội.
D. bảo vệ môi trường.
-
Câu 21:
Nguyên nhân do tác động của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nên lao động nước ta cũng có sự chuyển dịch theo hướng
A. giảm tỉ trọng khu vực II, tăng tỉ trọng khu vực I, III.
B. giảm tỉ trọng khu vực I, tăng tỉ trọng khu vực II, III.
C. giảm tỉ trọng khu vực III, tăng tỉ trọng khu vực II, I.
D. giảm tỉ trọng khu vực III, I và tăng tỉ trọng khu vực II.
-
Câu 22:
Phù hợp với quá trình phát triển kinh tế hiện nay, hướng chuyển dịch lao động đưuọc cho hợp lí hơn cả là
A. từ dịch vụ sang công nghiệp – xây dựng.
B. từ thành thị về nông thôn.
C. từ nông – lâm – ngư nghiệp sang công nghiệp – xây dựng.
D. từ công nghiệp – xây dựng sang dịch vụ.
-
Câu 23:
Nguyên nhân do tính chất mùa vụ của sản xuất nông nghiệp và nghề phụ kém phát triển nên khu vực nông thôn phổ biến tình trạng nào dưới đây?
A. Tỉ lệ thiếu việc làm cao.
B. Tỉ lệ thất nghiệp cao.
C. Tỉ lệ thất nghiệp giảm mạnh.
D. Nhập cư từ thành thị về nông thôn.
-
Câu 24:
Nguyên nhân chủ yếu nhất khiến tỉ lệ lao động thiếu việc làm ở nông thôn nước ta còn khá cao là do
A. tính chất mùa vụ của sản xuất nông nghiệp, nghề phụ kém phát triển.
B. thu nhập của người nông dân thấp, chất lượng cuộc sống không cao.
C. cơ sở hạ tầng ở nông thôn, nhất là mạng lưới giao thông kém phát triển.
D. ngành dịch vụ kém phát triển.
-
Câu 25:
Nguyên nhân lao động trong khu vực kinh tế tư nhân và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài có xu hướng tăng về tỉ trọng, đó là do:
A. Cơ chế thị trường đang phát huy tác dụng tốt.
B. Nhà nước đầu tư phát triển mạnh vào các vùng nông nghiệp hàng hóa.
C. Luật đầu tư thông thoáng.
D. Sự yếu kém trong khu vực kinh tế Nhà nước.
-
Câu 26:
Thuận lợi cơ bản nhất của dân số đông đối với phát triển kinh tế đất nước là:
A. lao động có trình độ cao nhiều, khả năng huy động lao động lớn.
B. nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn.
C. số người phụ thuộc ít, số người trong độ tuổi lao động nhiều.
D. nguồn lao động trẻ nhiều, thị trường tiêu thụ rộng lớn.
-
Câu 27:
Nguồn lao động nước ta dồi dào là điều kiện khách quan thuận lợi:
A. Phát triển những ngành đòi hỏi nhiều lao động.
B. Đẩy mạnh đào tạo nghề cho người lao động.
C. Tăng thêm lực lượng lao động có chuyên môn kĩ thuật.
D. Dễ dàng tiếp thu khoa học kĩ thuật tiên tiến.
-
Câu 28:
Phát biểu nào không chính xác với vấn đề việc làm hiện nay ở nước ta hiện nay?
A. Tỉ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị và thiếu việc làm ở nông thôn còn cao.
B. Sự đa dạng hoá các thành phần kinh tế đã tạo ra nhiều việc làm mới.
C. Tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm hiện nay đã được giải quyết triệt để.
D. Việc làm là một vấn đề kinh tế - xã hội lớn ở nước ta hiện nay.
-
Câu 29:
Nguyên nhân việc làm đang là vấn đề kinh tế - xã hội gay gắt ở nước ta, là vì
A. các tệ nạn xã hội có xu hướng gia tăng.
B. tỉ lệ người thiếu việc làm và thất nghiệp cao.
C. phần lớn người lao động sản xuất nông nghiệp.
D. nhu cầu lớn về lao động có tay nghề cao.
-
Câu 30:
Sự thay đổi quan trọng trong cơ cấu lao động theo các ngành kinh tế của nước ta hiện nay chủ yếu do tác động của
A. việc thực hiện kế hoạch hóa gia đình.
B. sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp cần nhiều lao động.
C. chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
D. phân bố lại dân cư – lao động giữa các vùng.
-
Câu 31:
Cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế ở nước ta có sự thay đổi quan trọng thế nào?
A. Tỉ trọng lao động trong Nhà nước giảm.
B. Tỉ trọng lao động ngoài Nhà nước tăng.
C. Tỉ trọng lao động trong khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh.
D. Tỉ trọng lao động trong Nhà nước, ngoài Nhà nước giảm.
-
Câu 32:
Đặc điểm cơ bản nào sau đây không đúng với cơ cấu lao động phân theo thành phần kinh tế ở nước ta ?
A. Lao động tập trung chủ yếu trong khu vực kinh tế Nhà nước.
B. Số lao động trong khu vực ngoài Nhà nước tương đối ổn định và luôn chiếm tỉ trọng cao nhất.
C. Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ở nước ta ngày càng tăng tỉ trọng.
D. Lao động trong khu vực kinh tế Nhà nước có xu hướng ngày càng giảm.
-
Câu 33:
Căn cứ vào Atlat Địa lí trang 15, tìm ra cơ cấu lao động theo các ngành kinh tế của nước ta đang có sự chuyển dịch theo hướng nào dưới đây?
A. tăng tỉ trọng lao động ở khu vực ngoài Nhà nước.
B. tăng tỉ trọng lao động ở khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.
C. giảm tỉ trọng lao động ở khu vực nông - lâm - ngư nghiệp.
D. giảm tỉ trọng lao động ở khu vực công nghiệp - xây dựng.
-
Câu 34:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, hãy cho biết từ năm 1995 đến năm 2007, tìm ra sự chuyển dịch cơ cấu lao động đang làm việc theo khu vực kinh tế nào sau đây không đúng?
A. Tỉ trọng lao động nông, lâm, thủy sản giảm.
B. Tỉ trọng lao động công nghiệp và xây dựng tăng.
C. Tỉ trọng lao động dịch vụ tăng.
D. Tỉ trọng lao động dịch vụ luôn nhỏ nhất.
-
Câu 35:
Nguyên nhân lao động nước ta chủ yếu tập trung ở các ngành nông – lâm – thủy sản là do
A. các ngành này có cơ cấu đa dạng, trình độ sản xuất cao.
B. thực hiện đa dạng hóa các hoạt động sản xuất ở nông thôn.
C. sử dụng nhiều máy móc trong sản xuất.
D. tỉ lệ lao động thủ công còn cao, sử dụng công cụ thô sơ vẫn còn phổ biến.
-
Câu 36:
Chất lượng nguồn lao động nước ta ngày càng được nâng cao không chủ yếu nhờ:
A. sự phát triển của văn hóa.
B. sự phát triển nền giáo dục.
C. sự phát triển, mở rộng công nghiệp.
D. những tiến bộ của dịch vụ y tế.
-
Câu 37:
Chất lượng nguồn lao động nước ta ngày càng được nâng cao hơn chủ yếu là nhờ
A. số lượng lao động làm việc trong các công ti liên doanh tăng lên.
B. những thành tựu trong phát triển văn hóa, giáo dục, y tế.
C. mở thêm nhiều trung tâm đào tạo, hướng nghiệp.
D. phát triển công nghiệp, dịch vụ ở nông thôn.
-
Câu 38:
Chất lượng nguồn lao động nước ta ngày càng được nâng cao hơn chủ yếu là nhờ
A. số lượng lao động làm việc trong các công ti liên doanh tăng lên.
B. những thành tựu trong phát triển văn hóa, giáo dục, y tế.
C. mở thêm nhiều trung tâm đào tạo, hướng nghiệp.
D. phát triển công nghiệp, dịch vụ ở nông thôn.
-
Câu 39:
Người lao động nước ta điển hình có đức tính:
A. thông minh, sáng tạo.
B. cần cù, sáng tạo.
C. có kinh nghiệm phòng chống thiên tai.
D. có kinh nghiệm về thương mại.
-
Câu 40:
Cơ cấu lao động theo thành thị và nông thôn không có sự thay đổi theo hướng chủ yếu nào dưới đây?
A. tỉ trọng lao động ở thành thị tăng.
B. tỉ trọng lao động ở nông thôn giảm.
C. tỉ trọng nông thôn giảm, thành thị tăng.
D. tỉ trọng nông thôn tăng, thành thị giảm.
-
Câu 41:
Cơ cấu lao động theo thành thị và nông thôn có sự thay đổi quan trọng theo hướng
A. Tỉ lệ dân thành thị tăng, tỉ lệ dân nông thôn giảm.
B. Tỉ lệ dân thành thị giảm, tỉ lệ dân nông thôn tăng.
C. Tỉ lệ dân thành thị và nông thôn đều giảm.
D. Tỉ lệ dân thành thị và nông thôn đều tăng.
-
Câu 42:
Tác động cơ bản nhất của sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa là
A. lao động trong khu vực kinh tế nhà nước tăng lên, khu vực ngoài nhà nước giảm
B. cơ cấu lao động theo ngành kinh tế cũng thay đổi mạnh mẽ.
C. nguồn lao động nước ta ngày càng có chuyên môn, kĩ thuật cao.
D. gia tăng tình trạng thất nghiệp ở thành thị.
-
Câu 43:
Sự thay đổi quan trọng của cơ cấu lao động theo các ngành kinh tế của nước ta hiện nay chủ yếu là do tác động của
A. việc thực hiện kế hoạch hóa gia đình.
B. sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp cần nhiều lao động.
C. cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật và quá trình đổi mới nền kinh tế.
D. sự phân bố lại dân cư, lao động giữa các vùng.
-
Câu 44:
Cơ cấu lao động theo các ngành kinh tế của nước ta đang có sự chuyển dịch quan trọng theo hướng nào dưới đây?
A. tăng tỉ trọng lao động ở khu vực ngoài Nhà nước.
B. tăng tỉ trọng lao động ở khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.
C. giảm tỉ trọng lao động ở khu vực nông - lâm - ngư nghiệp.
D. giảm tỉ trọng lao động ở khu vực công nghiệp - xây dựng.
-
Câu 45:
Lao động nước ta hiện nay chủ yếu tập trung vào các ngành quan trọng là
A. nông, lâm, ngư nghiệp.
B. công nghiệp.
C. xây dựng.
D. dịch vụ.
-
Câu 46:
Thế mạnhchủ yếu của nguồn lao động nước ta hiện nay là:
A. cần cù, sáng tạo.
B. tác phong công nghiệp.
C. trình độ chuyên môn cao.
D. số lượng lao động đông.
-
Câu 47:
Thế mạnh chủ yếu của nguồn lao động nước ta hiện nay không phải là
A. có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp.
B. cần cù, sáng tạo.
C. chất lượng nguồn lao động đang được nâng lên.
D. trình độ lao động cao.
-
Câu 48:
Đâu không phải là hạn chế chủ yếu của nguồn lao động nước ta hiện nay?
A. có kinh nghiệm trong sản xuất công nghiệp.
B. tay nghề, trình độ chuyên môn còn thấp.
C. chất lượng nguồn lao động được nâng lên.
D. thiếu tác phong công nghiệp.
-
Câu 49:
Hạn chế chủ yếu của nguồn lao động nước ta hiện nay là
A. thiếu tác phong công nghiệp.
B. tay nghề, trình độ chuyên môn còn thấp.
C. đội ngũ lao động có trình độ phân bố không đều theo lãnh thổ.
D. số lượng lao động quá đông.
-
Câu 50:
Cho bảng số liệu dưới đây:
Theo anh/chị nhận xét nào sau đây không đúng với tỉ lệ thiếu việc làm của lực lượng lao động trong độ tuổi phân theo vùng năm 2015?
A. Tỉ lệ thiếu việc làm ở nông thôn cao hơn ở thành thị
B. Tỉ lệ thiếu việc làm cao nhất ở Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung.
C. Tỉ lệ thiếu việc làm ở đô thị thấp nhất là Đông Nam Bộ.
D. Tỉ lệ thiếu việc làm ở nông thôn thấp nhất là ở Đông Nam Bộ.