Trắc nghiệm Kim loại kiềm và hợp chất quan trọng của kim loại kiềm Hóa Học Lớp 12
-
Câu 1:
Hòa tan kim loại M vào 200 ml dung dịch HCl 1M, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 3,36 lít khí H2 (đktc) và dung dịch X chứa 29,35 gam chất tan. Kim loại M là
A. Na
B. Ba
C. K
D. Al
-
Câu 2:
Hãy chọn phương pháp đúng: Để làm mềm nước cứng tạm thời, có thể dùng phương pháp sau:
A. Cho tác dụng với NaCl
B. Tác dụng với Ca(OH)2 vừa đủ
C. Đun nóng nước
D. B và C đều đúng
-
Câu 3:
Cho một lá nhôm vào ống nghiệm chứa dung dịch Hg(NO3)2, thấy có một lớp thủy ngân bám trên bề mặt nhôm. Hiện tượng tiếp theo quan sát được là:
A. Khí hiđro thoát ra mạnh.
B. Khí hiđro thoát ra sau đó dừng lại ngay.
C. Lá nhôm bốc cháy.
D. Lá nhôm tan ngay trong thủy ngân và không có phản ứng.
-
Câu 4:
Để điều chế được kim loại kiềm người ta dùng phương pháp nào dưới đây?
A. Điện phân muối halogenua hoặc hiđroxit ở dạng nóng chảy.
B. Khử oxi của kim loại kiềm ở nhiệt độ cao.
C. Điện phân dung dịch muối halogenua.
D. Dùng kim loại kiềm mạnh hơn để đẩy kim loại yếu hơn ra khỏi dung dịch muối.
-
Câu 5:
Phản ứng hóa học xảy ra trong trường hợp nào dưới đây không thuộc loại phản ứng nhiệt nhôm?
A. Al tác dụng với Fe3O4 nung nóng.
B. Al tác dụng với CuO nung nóng.
C. Al tác dùng với Fe2O3 nung nóng.
D. Al tác dụng với axit H2SO4 đặc, nóng.
-
Câu 6:
Tìm mệnh đề sai trong những mệnh đề sau:
A. Năng lượng để phá vỡ mạng lưới tinh thể của kim loại kiềm tương đối nhỏ.
B. Bán kính của các nguyên tử kim loại kiềm lớn hơn những nguyên tử của các nguyên tố khác cùng một chu kì.
C. Năng lượng ion hóa của các kim loại kiềm lớn nhất so với các nguyên tố cùng chu kì.
D. Năng lượng ion hóa của các kim loại kiềm giảm dần từ Li đến Cs.
-
Câu 7:
Chọn phát biểu đúng:
A. Dung dịch Na2CO3 có môi trường bazơ.
B. Dung dịch Na2CO3 có môi trường trung tính có Na2CO3 là muối trung hòa.
C. Dung dịch chứa Na2CO3 có môi trường axit do Na2CO3 là muối của axit yếu.
D. Na2CO3 dễ bị phân hủy khi đun nóng.
-
Câu 8:
Trong công nghiệp, natri hiđroxit được sản xuất bằng phương pháp:
A. Điện phân dung dịch NaCl, không có màng ngăn điện cực.
B. Điện phân dung dịch NaNO3, không có màng ngăn điện cực.
C. Điện phân dung dịch NaCl, có màng ngăn điện cực.
D. Điện phân NaCl nóng chảy.
-
Câu 9:
Dẫn từ từ khí CO2 vào dung dịch Ca(OH)2 cho đến dư, sau đó lại đun nóng dung dịch sản phẩm thu được. Vậy hiện tượng quan sát được là:
A. Ban đầu xuất hiện kết tủa trắng, sau đó kết tủa tăng dần đến cực đại.
B. Ban đầu xuất hiện kết tủa trắng, sau đó kết tủa tan dần, khi đun nón dung dịch thì kết tủa lại xuất hiện.
C. Ban đầu xuất hiện kết tủa trắng, sau đó kết tủa tan dần dung dịch có màu xanh, khi đun nóng dung dịch thì kết tủa lại xuất hiện và có khí bay ra.
D. Ban đầu xuất hiện kết tủa trắng, sau đó kết tủa tan dần dung dịch trở nên trong suốt, khi đun nóng dung dịch thì kết tủa lại xuất hiện và có khí bay ra.
-
Câu 10:
Để điều chế được kim loại kiềm người ta dùng phương pháp nào dưới đây?
A. Điện phân muối halogenua hoặc hiđroxit ở dạng nóng chảy.
B. Khử oxi của kim loại kiềm ở nhiệt độ cao.
C. Điện phân dung dịch muối halogenua.
D. Dùng kim loại kiềm mạnh hơn để đẩy kim loại yếu hơn ra khỏi dung dịch muối.
-
Câu 11:
Tiến hành các thí nghiệm sau :
(1) cho dd NaOH vào dd Ca(HCO3)2
(2) Cho dd HCl tới dư vò dd NaAlO2 (hoặc Na[Al(OH)4]).
(3) Sục khí H2S vào dd FeCl2
(4) Sục khí NH3 tới dư vào dd AlCl3
(5) Sục khí CO2 tới dư vào dd NaAlO2 (hoặc Na[Al(OH)4]).
(6) Sục khí etilen vào dd KMnO4.
Sau khi các phản ứng kết thúc, có bao nhiêu thí nghiệm thu được kết tủa ?
A. 3
B. 5
C. 6
D. 4
-
Câu 12:
Cho sơ đồ chuyển hóa sau:
\(CaO\mathop \to \limits^{ + X} CaC{l_2}\mathop \to \limits^{ + Y} Ca{(N{O_3})_2}\mathop \to \limits^{ + Z} CaC{O_3}\)
Công thức của X, Y, Z lần lượt là:
A. \(C{l_2},{\rm{ }}AgN{O_3},{\rm{ }}MgC{O_3}\)
B. \(C{l_2},\;HN{O_3},{\rm{ }}C{O_2}\)
C. \(HCl,\;HN{O_3},{\rm{ }}NaN{O_3}\)
D. \(HCl,AgN{O_3},{(N{H_4})_2}C{O_3}\)
-
Câu 13:
Cho dd Ba(HCO3)2 lần lượt vào các dd \(CaC{l_2}\;,{\rm{ }}Ca{(N{O_3})_2},{\rm{ }}NaOH{\rm{ }},{\rm{ }}N{a_2}C{O_3}\;,{\rm{ }}KHS{O_4}\;,{\rm{ }}N{a_2}S{O_4},{\rm{ }}Ca{\left( {OH} \right)_2}\;,{\rm{ }}{H_2}S{O_4}\;,{\rm{ }}HCl.{\rm{ }}\) Số trường hợp có tạo ra kết tủa là:
A. 4
B. 7
C. 5
D. 6
-
Câu 14:
Khi nói về kim loại kiềm, phát biểu nào sau đây sai?
A. Kim loại kiềm có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi thấp.
B. Trong tự nhiên các kim loại kiềm chỉ tồn tại ở dạng hợp chất.
C. Các kim loại kiềm có màu trắng bạc và có ánh kim.
D. Từ Li đến Cs khả năng phản ứng với nước giảm dần.
-
Câu 15:
Phát biểu nào sau đây sai khi nói về kim loại kiềm?
A. Các nguyên tố ở nhóm IA đều là kim loại kiềm.
B. Cấu hình electron lớp ngoài cùng là ns1
C. Các nguyên tố kim loại kiềm đều ở nhóm I
D. Các kim loại kiềm đều tác dụng được với nước.
-
Câu 16:
Cho cấu hình electron: 1s22s22p6. Dãy nào sau đây gồm các nguyên tử và ion có cấu hình electron như trên?
A. Li+, Br–, Ne
B. Na+, Cl–, Ar
C. Na+, F–, Ne
D. K+, Cl–, Ar
-
Câu 17:
Cho các ion sau \(A{l^{3 + }},{\rm{ }}F{e^{2 + }},{\rm{ }}C{u^{2 + }},{\rm{ }}A{g^ + },{\rm{ }}C{a^{2 + }}.\). Chiều giảm tính oxi hóa của các ion trên là
A. \(C{a^{2 + }},{\rm{ }}A{l^{3 + }},{\rm{ }}F{e^{2 + }},C{u^{2 + }},{\rm{ }}A{g^ + }.\)
B. \(C{a^{2 + }},{\rm{ }}F{e^{2 + }},{\rm{ }}A{l^{3 + }},{\rm{ }}C{u^{2 + }},{\rm{ }}A{g^ + }.\)
C. \(C{u^{2 + }},{\rm{ }}A{g^ + },{\rm{ }}F{e^{2 + }},{\rm{ }}A{l^{3 + }},{\rm{ }}C{a^{2 + }}.\)
D. \(\;A{g^ + }\;,{\rm{ }}C{u^{2 + }},{\rm{ }}F{e^{2 + }},{\rm{ }}A{l^{3 + }},{\rm{ }}C{a^{2 + }}.\)
-
Câu 18:
Polime dùng để điều chế thủy tinh hữu cơ (plexiglas) được điều chế bằng phương trình trùng hợp chất nào sau đây?
A. CH2=CH- COOCH3
B. C6H5CH=CH2
C. CH2=C(CH3)COOCH3
D. CH3COOCH=CH2
-
Câu 19:
Polime nào sau đây được dùng để điều chế thủy tinh hữu cơ?
A. Poli (metyl metacrylat).
B. Poliacrilonitrin.
C. Polistiren.
D. Poli (etylen terephtalat)
-
Câu 20:
Xà phòng hóa hoàn toàn 35,6 gam chất béo X cần vừa đủ dung dịch chứa 0,12 mol NaOH. Cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được m gam muối khan. Giá trị của m là
A. 38,24
B. 36,72
C. 38,08
D. 29,36
-
Câu 21:
Cho 10 gam hỗn hợp hai amin đơn chức tác dụng vừa đủ với V ml dung dịch HCl 0,8M, thu được dung dịch chứa 15,84 gam hỗn hợp muối. Giá trị của V là
A. 160
B. 220
C. 200
D. 180
-
Câu 22:
CrO3 có thể phản ứng với các chất nào sau đây ?
A. H2O, O2, Zn, NaOH
B. NaOH, S, P, C2H5OH
C. HCl, NaOH, FeSO4 (H+)
D. Al, H2S, NaOH, Zn
-
Câu 23:
Quá trình nào sau đây, ion Na+ không bị khử?
A. Điện phân NaCl nóng chảy
B. Điện phân dung dịch NaCl trong nước
C. Điện phân NaOH nóng chảy
D. Điện phân Na2O nóng chảy
-
Câu 24:
Trong quá trình điện phân dung dịch KBr, phản ứng nào sau đây xảy ra ở cực dương?
A. Ion Br− bị oxi hoá
B. Ion K+ bị oxi hoá
C. Ion Br− bị khử
D. Ion K+ bị khử
-
Câu 25:
Nung nóng 100 gam hỗn hợp gồm Na2CO3 và NaHCO3 cho đến khối lượng không đồi còn lại 69 gam chất rắn. Thành phần % khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp đầu là:
A. 16% và 84%
B. 37% và 63%
C. 42% và 58%
D. 21% và 79%
-
Câu 26:
Những đặc điểm nào sau đây là chung cho các kim loại kiềm?
A. Bán kính nguyên tử
B. Số lớp electron
C. Số electron ngoài cùng của nguyên tử
D. Điện tích hạt nhân của nguyên tử
-
Câu 27:
Những đặc điểm nào sau đây không là chung cho các kim loại kiềm?
A. số oxihoá của nguyên tố trong hợp chất
B. số lớp electron
C. số electron ngoài cùng của nguyên tử
D. cấu tạo đơn chất kim loại
-
Câu 28:
Điện phân dung dịch NaOH với cường độ dòng điện là 10A trong thời gian 268 giờ. Sau khi điện phân còn lại 100 gam dung dịch NaOH có nồng độ 24%. Nồng độ dung dịch NaOH trước khi điện phân là:
A. 4,2%.
B. 2,4%.
C. 1,4%
D. 4,8%
-
Câu 29:
Cho Na tác dụng với các chất sau: H2O; CH3OH; CH3COOH; Na2SO4; KOH; Fe; K. Số phản ứng cho sản phẩm là chất khí là:
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 30:
Cho Na tác dụng lần lượt các dung dịch sau: FeCl3; NaOH; C2H5OH; Zn(NO3)2. Số phản ứng xảy ra thu được muối là
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 31:
Khi cho rượu etylic tác dụng với natri sẽ tạo thành
A. H2, C2H5ONa
B. H2O , C2H5ONa
C. H2, C2H5ONa, H2O
D. H2, C2H5ONa, NaCl
-
Câu 32:
Khi cho Na tác dụng với dung dịch Fe(NO3)3. Phản ứng xảy ra là:
A. \({Na{\rm{ }} + {\rm{ }}Fe{{\left( {N{O_3}} \right)}_3}\; \to {\rm{ }}NaN{O_3}\; + {\rm{ }}Fe{{\left( {OH} \right)}_3}\; + {\rm{ }}{H_2}}\)
B. \({Na{\rm{ }} + {\rm{ }}Fe{{\left( {N{O_3}} \right)}_3}\; \to {\rm{ }}NaN{O_3}\; + {\rm{ }}Fe{{\left( {N{O_3}} \right)}_2}}\)
C. \({Na{\rm{ }} + {\rm{ }}Fe{{\left( {N{O_3}} \right)}_3}\; \to {\rm{ }}NaN{O_3}\; + {\rm{ }}Fe}\)
D. \({Na{\rm{ }} + {\rm{ }}{H_2}O{\rm{ }} \to {\rm{ }}NaOH{\rm{ }} + {\rm{ }}{H_2}}\)
-
Câu 33:
Cho m g Na tác dụng vừa đủ với 100 ml dung dịch muối chì nitrat 0,2M . Giá trị của m là:
A. 0,23 g
B. 0,49g
C. 0,92 g
D. 4,6 g
-
Câu 34:
Khi cho kim loại Na vào dung dịch Pb(NO3)2 thì sẽ xảy ra hiện tượng
A. ban đầu có xuất hiện kết tủa trắng, sau đó kết tủa tan ra, dung dịch trong suốt.
B. ban đầu có sủi bọt khí, sau đó xuất hiện kết tủa màu trắng.
C. ban đầu có sủi bọt khí, sau đó có tạo kết tủa trắng, rồi kết tủa tan ra, dd trong suốt.
D. chỉ có sủi bọt khí.
-
Câu 35:
Các ion nào sau đây có cấu hình 1s22s22p6:
A. Na+
B. K+
C. Ba2+
D. Li+
-
Câu 36:
Khi cho Na tác dụng vừa đủ với dung dịch muối kẽm nitrat thu được muối A. Muối A là
A. Natri nitrat
B. Kẽm nitrat
C. A và B
D. Không có phản ứng
-
Câu 37:
Khi cho 2,3 g Na tác dụng với 100 g dung dịch muối kẽm nitrat. Khối lượng dung sau phản ứng là:
A. 102,3 g
B. 100 g
C. 102,2 g
D. 97,25 g
-
Câu 38:
Cho Na tác dụng dung dịch muối nhôm nitrat thu được kết tủa trắng X. Cho kết tủa X tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được muối Y. Muối Y có công thức là
A. NaNO3
B. NaAl(OH)4
C. Al(NO3)3
D. Al
-
Câu 39:
Cho 2,3 g Na tác dụng với 200 ml dung dịch Al(NO3)3 thu được muối X. Nồng độ mol/l của X là:
A. 1M
B. 0,5M
C. 0,25M
D. 0,125M
-
Câu 40:
Cho 2,3 g Na tác dụng với dung dịch Fe(NO3)2 thu được V lít khí thoát ra đktc. Giá trị của V là:
A. 2,24 lít
B. 5,6 lít
C. 1,12 lít
D. 3,36 lít
-
Câu 41:
Khi cho Na tác dụng với 100 g dung dịch muối sắt(II)nitrat thu được 9 g kết tủa. Nồng độ phần trăm của dung dịch sắt(II)nitrat là:
A. 9%
B. 18%
C. 21%
D. 36%
-
Câu 42:
Khi cho Na tác dụng với dung dịch muối sắt(II)nitrat. Phương trình phản ứng xảy ra là:
A. \({2Na{\rm{ }} + {\rm{ }}Fe{{\left( {N{O_3}} \right)}_2}\; \to {\rm{ }}NaN{O_3}\; + {\rm{ }}Fe{{\left( {N{O_3}} \right)}_3}}\)
B. \({2Na{\rm{ }} + {\rm{ }}Fe{{\left( {N{O_3}} \right)}_2}\; + {\rm{ }}2{H_2}O{\rm{ }} \to {\rm{ }}NaN{O_3}\; + {\rm{ }}{H_2}\; + {\rm{ }}Fe}\)
C. \({2Na{\rm{ }} + {\rm{ }}Fe{{\left( {N{O_3}} \right)}_2}\; \to {\rm{ }}NaN{O_3}\; + {\rm{ }}Fe}\)
D. \({2Na{\rm{ }} + {\rm{ }}Fe{{\left( {N{O_3}} \right)}_2}\; + {\rm{ }}2{H_2}O{\rm{ }} \to {\rm{ }}2NaN{O_3}\; + {\rm{ }}{H_2}\; + {\rm{ }}Fe{{\left( {OH} \right)}_2}}\)
-
Câu 43:
Cho kim loại Na tác dụng vừa đủ với 100 ml dung dịch Cu(NO3)2 0,1 M thu được m g kết tủa. Giá trị của m là:
A. 0,98 g
B. 4,9 g
C. 2,45 g
D. 0,49 g
-
Câu 44:
Sản phẩm nào không thu được khi cho Na tác dụng với dung dịch muối đồng(II)nitrat là:
A. NaNO3
B. H2
C. Cu(OH)2
D. H2O
-
Câu 45:
Khi cho kim loại Na vào dung dịch Cu(NO3)2 thu được 2,24 lít khí đktc. Khối lượng kim loại Na tham gia phản ứng là:
A. 2,3 g
B. 4,6 g
C. 9,2 g
D. 1,15 g
-
Câu 46:
Cho Na tác dụng vừa đủ với với 1,585 g CrCl3 thu được V lít khí đktc. Giá trị của V là
A. 3,36 lít
B. 2,24 lít
C. 4,48 lít
D. 6,72 lít
-
Câu 47:
Khi cho Na dư tác dụng với dung dịch CrCl3. Sau phản ứng kết tủa thu được là:
A. Cr
B. Cr(OH)3
C. Cr3(OH)
D. Không có kết tủa
-
Câu 48:
Chất nào sau đây có tính lưỡng tính?
A. CrCl3; Al; Al(OH)3
B. Zn; Al; NaCl
C. Cr2O3; AlCl3; Al2O3
D. CrCl3; BaCl2; CuSO4
-
Câu 49:
Khi cho kim loại Na dư vào dung dịch Cr2(SO4)3 thì sẽ xảy ra hiện tượng
A. ban đầu có xuất hiện kết tủa xanh, sau đó kết tủa tan ra, dung dịch trong suốt.
B. ban đầu có sủi bọt khí, sau đó xuất hiện kết tủa lục xám.
C. ban đầu có sủi bọt khí, sau đó có tạo kết tủa lục xám, rồi kết tủa tan ra, dd trong suốt.
D. chỉ có sủi bọt khí.
-
Câu 50:
Cho 3,45 g Na tác dụng với dung dịch FeCl3 thu được m g kết tủa. Giá trị của m là:
A. 1,07 g
B. 0,107g
C. 5,35 g
D. 0,535 g