Trắc nghiệm Hoocmôn thực vật Sinh Học Lớp 11
-
Câu 1:
Trong các cây lúa bị mọc vống có thể tìm thấy chất nào với hàm lượng cao hơn bình thường?
A. GA
B. Xitokinin
C. Auxin
D. Glutamin
-
Câu 2:
Gibêrelin có vai trò:
A. Làm tăng số lần nguyên phân, chiều dài của tế bào và chiều dài thân
B. Làm giảm số lần nguyên phân, chiều dài của tế bào và chiều dài thân.
C. Làm tăng số lần nguyên phân, giảm chiều dài của tế bào và tăng chiều dài thân.
D. Làm tăng số lần nguyên phân, chiều dài của tế bào và giảm chiều dài thân.
-
Câu 3:
Gibêrelin được sinh ra ở bộ phận nào của cây:
A. Hạt, quả.
B. Thân,cành.
C. Chồi ngọn.
D. Lá, rễ.
-
Câu 4:
Gibêrelin được sinh ra ở bộ phận nào của cây:
A. Hạt, quả.
B. Thân,cành
C. Chồi ngọn.
D. Lá, rễ.
-
Câu 5:
Trong sản xuất trồng trọt, để kích thích chồi bên phát triển, cây ra nhiều cành, người ta thường
A. Loại bỏ ưu thế ngọn
B. Bổ sung auxin cho cây
C. Tăng cường chất dinh dưỡng
D. Làm cho cây chóng ra hoa tạo quả
-
Câu 6:
Auxin ức chế quá trình nào sau đây?
A. Ra rễ cành giâm.
B. Sinh trưởng tế bào
C. Sinh trưởng chồi bên.
D. Hướng động, ứng động.
-
Câu 7:
Người ta sư dụng Auxin tự nhiên (AIA) và Auxin nhân tạo (ANA, AIB) để:
A. Kích thích ra rễ ở cành giâm, cành chiết, hạn chế tỷ lệ thụ quả, tạo quả không hạt, nuôi cấy mô và tế bào thực vật, diệt cỏ.
B. Kích thích ra rễ ở cành giâm, cành chiết, tăng tỷ lệ thụ quả, tạo quả không hạt, nuôi cấy mô và tế bào thực vật, diệt cỏ.
C. Hạn chế ra rễ ở cành giâm, cành chiết, tăng tỷ lệ thụ quả, tạo quả không hạt, nuôi cấy mô và tế bào thực vật, diệt cỏ.
D. Kích thích ra rễ ở cành giâm, cành chiết, tăng tỷ lệ thụ quả, tạo quả có hạt, nuôi cấy mô và tế bào thực vật, diệt cỏ.
-
Câu 8:
Nhóm hormone nào dưới đây có thể là chất diệt cỏ ở nồng độ cao
A. Xitokinin
B. AAB
C. Auxin
D. Etylen
-
Câu 9:
Auxin có vai trò:
A. Kích thích nảy mầm của hạt, của chồi, ra hoa.
B. Kích thích nảy mầm của hạt, của chồi, ra lá.
C. Kích thích nảy mầm của hạt, của chồi, ra rễ phụ.
D. Kích thích nảy mầm của hạt, của chồi, ra quả.
-
Câu 10:
Nhóm các hooc môn kích thích ở thực vật bao gồm
A. Gibêrelin, Xitôkinin, Axit abxixic
B. Auxin, Gibêrelin, Xitôkinin
C. Etilen, Axit abxixic, Xitôkinin
D. Auxin, Êtilen, Axit abxixic
-
Câu 11:
Các chất kích thích và ức chế sinh trưởng ở thực vật đều có chung các đặc điểm sau ngoại trừ
A. Là những chất hữu cơ có phân tử lượng thấp
B. Có hiệu quả rất lớn ở nồng độ thấp
C. Được vận chuyển theo cả hai hướng
D. Có tính chuyên hóa cao
-
Câu 12:
Hoocmôn thực vật là những chất hữu cơ do cơ thể thực vật tiết ra
A. chỉ có tác dụng ức chế sinh trưởng của cây.
B. chỉ có tác dụng kích thích sinh trưởng của cây.
C. có tác dụng điều tiết sinh trưởng của cây.
D. chỉ có tác dụng kháng bệnh cho cây.
-
Câu 13:
Hormone thực vật là
A. Các chất hữu cơ do cơ thể thực vật tiết ra có tác dụng điều tiết hoạt động các phần của cây
B. Các chất hữu cơ do cơ thể thực vật tiết ra chỉ có tác dụng điều tiết ức chế của cây
C. Các chất hữu cơ do cơ thể thực vật tiết ra có tác dụng kháng bệnh cho cây
D. Các chất hữu cơ do cơ thể thực vật tiết ra có tác dụng kích thích sinh trưởng của cây
-
Câu 14:
Gibêrêlin chủ yếu sinh ra ở
A. tế bào đang phân chia ở hạt, quả.
B. thân, cành.
C. lá, rễ.
D. đỉnh của thân và cành.
-
Câu 15:
Khi sử dụng các hoocmôn thực vật trong nông nghiệp cần chú ý nguyên tắc nào?
A. Nguyên tắc nồng độ: phải sử dụng nồng độ thích hợp.
B. Nguyên tắc đối kháng, hỗ trợ giữa các hoocmôn.
C. Nguyên tắc không thay thế: hoocmôn không thể thay thế các chất dinh dưỡng cho cây.
D. Tất cả đều đúng.
-
Câu 16:
Người ta sử dụng Gibêrelin để
A. kích thích nảy mầm của hạt, chồi, củ, sinh trưởng theo chiều cao của cây, phát triển bộ lá tạo quả không hạt.
B. kích thích chồi này mầm, hạt, củ, sinh trưởng chiều cao của cây, tạo quả không hạt.
C. làm giảm độ nảy mầm của hạt, chồi, củ, kích thích sinh trưởng chiều cao, tạo quả không hạt.
D. kích thích nảy mầm của hạt, củ, chồi, sinh trưởng chiều cao, phát triển bộ rễ, tạo quả không hạt.
-
Câu 17:
Không dùng Auxin nhân tạo đối với nông phẩm trực tiếp làm thức ăn là vì
A. làm giảm năng suất của cây sử dụng lá.
B. không có enzim phân giải nên tích lũy trong nông phẩm sẽ gây độc hại đối với người và gia súc.
C. làm giảm năng suất của cây sử dụng củ.
D. làm giảm năng suất cây sử dụng thân.
-
Câu 18:
Trong sản xuất trồng trọt, đôi khi người ta bấm ngọn cây là để
A. kích thích cây phát triển chiều ngang.
B. loại bỏ ưu thế ngọn.
C. tăng cường ưu thế ngọn.
D. làm cho cây chóng ra hoa tạo quả.
-
Câu 19:
Ưu thế ngọn là hiện tượng
A. mô phân sinh ngọn được phân chia liên tục làm cho cây cao lên.
B. Auxin được tạo ra ở mô phân sinh ngọn ức chế sinh trưởng của các chồi bên.
C. cây chỉ phát triển cành lá ở ngọn.
D. các hoocmôn sinh trưởng đều tập trung ở mô phân sinh ngọn.
-
Câu 20:
Để kích thích cành giâm ra rễ, người ta sử dụng thuốc kích thích ra rễ, trong các thuốc này chất nào có vai trò chính?
A. Xitôkinin.
B. Axêtilen.
C. Auxin.
D. AAB.
-
Câu 21:
Nhóm hoocmôn nào dưới đây có thể là chất diệt cỏ ở nồng độ cao?
A. Xitôkinin.
B. AAB.
C. Auxin.
D. Etilen.
-
Câu 22:
Tác dụng nào dưới đây không phải vai trò sinh lý của auxin?
A. Kích thích giãn dài tế bào.
B. Kích thích sự ra hoa.
C. Ức chế sự rụng hoa, quả.
D. Kích thích sự ra quả và tạo quả không hạt.
-
Câu 23:
Nhóm các hoocmôn kích thích ở thực vật bao gồm
A. Gibêrelin, Xitôkinin, Axit abxixic.
B. Auxin, Gibêrelin, Xitôkinin.
C. Etilen, Axit abxixic, Xitôkinin.
D. Auxin, Etilen, Axit abxixic.
-
Câu 24:
Đặc điểm nào không có ở hoocmôn thực vật?
A. Tính chuyên hóa cao hơn nhiều so với hoocmôn ở động vật bậc cao.
B. Với nồng độ rất thấp gây ra những biến đổi mạnh trong cơ thể.
C. Được vận chuyển theo mạch gỗ và mạch rây.
D. Được tạo ra một nơi nhưng gây ra phản ứng ở nơi khác.
-
Câu 25:
Hoocmôn thực vật là
A. các chất hữu cơ do cơ thể thực vật tiết ra có tác dụng điều tiết hoạt động các phần của cây.
B. các chất hữu cơ do cơ thể thực vật tiết ra chỉ có tác dụng điều tiết ức chế của cây.
C. các chất hữu cơ do cơ thể thực vật tiết ra có tác dụng kháng bệnh cho cây.
D. các chất hữu cơ do cơ thể thực vật tiết ra có tác dụng kích thích sinh trưởng của cây.