Trắc nghiệm Hệ sinh thái Sinh Học Lớp 12
-
Câu 1:
Ý nghĩa của sự phát tán hoặc di cư của những cá thể cùng loài từ quần thể này sang quần thể khác là:
A. Tránh sự giao phối cùng huyết thống
B. Điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể
C. Phân bố lại cá thể trong các quần thể cho phù hợp với nguồn sống
D. Tất cả các ý nghĩa trên
-
Câu 2:
Theo quan điểm sinh thái học, quần thể được phân làm các loại là:
A. Quần thể địa lý, quần thể sinh thái và quần thể di truyền
B. Quần thể hình thái, quần thể địa lý và quần thể sinh thái
C. Quần thể dưới loài, quần thể địa lý và quần thể sinh thái
D. Quần thể hình thái, quần thể dưới loài và quần thể di truyền
-
Câu 3:
Yếu tố có vai trò quan trọng trong sự hình thành nhịp sinh học là
A. Nhiệt độ
B. Ánh sáng
C. Môi trường
D. Di truyền và môi trường
-
Câu 4:
Quan hệ hội sinh là:
A. Hai loài cùng sống với nhau một loài có lợi, một loài không bị ảnh hưởng gì
B. Hai loài sống với nhau gây hiện tượng ức chế sự phát triển lẫn nhau
C. Hai loài cùng sống với nhau gây ảnh hưởng cho các loài khác
D. Hai loài cùng sống với nhau và cùng có lợi, nhưng không nhất thiết cần cho sự tồn tại của chúng
-
Câu 5:
Sự cách ly tự nhiên giữa các cá thể cùng loài có ý nghĩa:
A. Giảm bớt sự cạnh tranh về thức ăn, nơi ở
B. Ngăn ngừa sự gia tăng số lượng cá thể
C. Ngăn ngừa sự cạn kiệt về thức ăn
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 6:
Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về chuỗi thức ăn và lưới thức ăn trong quần xã sinh vật?
A. Trong một quần xã sinh vật, mỗi loài chỉ có thể tham gia vào một chuỗi thức ăn nhất định.
B. Trong một lưới thức ăn, một sinh vật tiêu thụ có thể được xếp vào nhiều bậc dinh dưỡng khác nhau.
C. Trong một lưới thức ăn, mỗi bậc dinh dưỡng thường chỉ có một loài sinh vật.
D. Quần xã càng đa dạng về thành phần loài, thì lưới thức ăn càng đơn giản.
-
Câu 7:
Có một loài sâu đục thân gây bệnh ở cây ngô phát tán trong vùng sản xuất nông nghiệp trồng chủ yếu hai giống ngô Bt+ và S. Giống Bt+ mang gen Bt có khả năng kháng sâu, còn giống S thì không. Loài sâu này là thức ăn chính của một loài chim trong vùng. Giả sử loài chim này bị tiêu diệt một cách đột ngột bởi hoạt động săn, bắn. Hậu quả nào sau đây có xu hướng xảy ra sớm nhất?
A. Tỉ lệ chết của giống ngô S tăng lên.
B. Tỉ lệ chết của giống ngô Bt+ tăng lên.
C. Tỉ lệ chết của loài sâu đục thân tăng.
D. Sự tăng số lượng các dòng ngô lai có khả năng kháng bệnh.
-
Câu 8:
Trong một hệ sinh thái, chuỗi thức ăn nào trong số các chuỗi thức ăn sau cung cấp sinh khối có lượng năng lượng cao nhất cho con người (sinh khối của thực vật ở các chuỗi là bằng nhau)?
A. Thực vật → dê → người.
B. Thực vật → người.
C. Thực vật → động vật phù du → cá → người.
D. Thực vật → cá → chim → trứng chim → người.
-
Câu 9:
Chuỗi thức ăn là
A. một dãy gồm nhiều loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau.
B. một dãy gồm nhiều loài sinh vật có cùng nơi ở với nhau.
C. một dãy gồm nhiều loài sinh vật có cùng nguồn thức ăn với nhau.
D. một dãy gồm nhiều loài sinh vật không cùng nguồn thức ăn với nhau.
-
Câu 10:
Xét các sinh vật sau:
1. Nấm rơm.
2. Nấm linh chi.
3. Vi khuẩn hoại sinh.
4. Rêu bám trên cây.
5. Dương xỉ.
6. Vi khuẩn lam.
Có mấy loài thuộc nhóm sinh vật sản xuất?
A. 5
B. 2
C. 4
D. 3
-
Câu 11:
Sinh vật phân giải là những sinh vật
A. phân giải vật chất thành những chất vô cơ trả lại cho môi trường.
B. động vật ăn thực vật và động vật ăn động vật.
C. có khả năng tự tổng hợp nên các chất hữu cơ để tự nuôi sống bản thân.
D. chỉ gồm các sinh vật có khả năng hóa tổng hợp.
-
Câu 12:
Sinh vật sản xuất là những sinh vật
A. phân giải vật chất thành những chất vô cơ trả lại cho môi trường.
B. động vật ăn thực vật và động vật ăn động vật.
C. có khả năng tự tổng hợp nên các chất hữu cơ để tự nuôi sống bản thân.
D. chỉ gồm các sinh vật có khả năng hóa tổng hợp.
-
Câu 13:
Khi nói về thành phần hữu sinh của hệ sinh thái, phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Thực vật là nhóm sinh vật duy nhất có khả năng tổng hợp chất hữu cơ từ chất vô cơ.
B. Tất cả các loài vi khuẩn đều là sinh vật phân giải, chúng có vai trò phân giải các chất hữu cơ thành các chất vô cơ.
C. Sinh vật tiêu thụ gồm các động vật ăn thực vật, động vật ăn động vật và các vi khuẩn.
D. Nấm là một nhóm sinh vật có khả năng phân giải các chất hữu cơ thành chất vô cơ.
-
Câu 14:
Thành phần hữu sinh của một hệ sinh thái bao gồm
A. sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ, sinh vật phân giải.
B. sinh vật sản xuất, sinh vật ăn thực vật, sinh vật phân giải.
C. sinh vật ăn thực vật, sinh vật ăn động vật, sinh vật phân giải.
D. sinh vật sản xuất, sinh vật ăn động vật, sinh vật phân giải.
-
Câu 15:
Đơn vị sinh thái nào sau đây bao gồm cả nhân tố vô sinh và nhân tố hữu sinh?
A. Quần thể.
B. Quần xã.
C. Hệ sinh thái.
D. Cá thể.