Trắc nghiệm Hệ sinh thái Sinh Học Lớp 12
-
Câu 1:
Phát biểu nào sau đây về các thành phần cấu trúc của hệ sinh thái là đúng?
A. Thành phần hữu sinh của quần xã bao gồm các sinh vật và xác chết của các sinh vật.
B. Sinh vật sản xuất chỉ bao gồm các loài thực vật và vi sinh vật có khả năng quang hợp.
C. Sinh vật tiêu thụ bao gồm các loài động vật và một số loại nấm.
D. Sinh vật tiêu thụ làm chậm sự tuần hoàn vật chất trong hệ sinh thái.
-
Câu 2:
Sử dụng chuỗi thức ăn sau: Sinh vật sản xuất (2,1.106 calo) → sinh vật tiêu thụ bậc 1 (1,2.104 calo) → sinh vật tiêu thụ bậc 2 (1,1.102 calo) → sinh vật tiêu thụ bậc 3 (0,5.102 calo). Hiệu suất sinh thái của sinh vật tiêu thụ bậc 3 so với sinh vật tiêu thụ bậc 1 là
A. 0,57%.
B. 0,42%.
C. 45,5%.
D. 0,92%.
-
Câu 3:
Trong hệ sinh thái, nhóm sinh vật nào sau đây có vai trò truyền năng lượng từ môi trường vô sinh vào quần xã sinh vật?
A. Sinh vật tiêu thụ bậc 1.
B. Sinh vật phân giải.
C. Sinh vật sản xuất.
D. Sinh vật tiêu thụ bậc 2.
-
Câu 4:
Khi nói về thành phần hữu sinh của hệ sinh thái, phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Thực vật là nhóm sinh vật duy nhất có khả năng tổng hợp chất hữu cơ từ chất vô cơ.
B. Tất cả các loài vi khuẩn đều là sinh vật phân giải, chúng có vai trò phân giải các chất hữu cơ thành các chất vô cơ.
C. Nấm là một nhóm sinh vật có khả năng phân giải các chất hữu cơ thành các chất vô cơ.
D. Sinh vật tiêu thụ cấp 1 thuộc bậc dinh dưỡng cấp 1
-
Câu 5:
Điểm khác nhau cơ bản của hệ sinh thái nhân tạo so với hệ sinh thái tự nhiên là ở chỗ:
A. Để duy trì trạng thái ổn định của hệ sinh thái nhân tạo, con người thường bổ sung năng lượng cho chúng.
B. Hệ sinh thái nhân tạo là một hệ mở còn hệ sinh thái tự nhiên là một hệ khép kín.
C. Do có sự can thiệp của con người nên hệ sinh thái nhân tạo có khả năng tự điều chỉnh cao hơn so với hệ sinh thái tự nhiên.
D. Hệ sinh thái nhân tạo có độ đa dạng sinh học cao hơn so với hệ sinh thái tự nhiên.
-
Câu 6:
Trong một hệ sinh thái,
A. năng lượng thất thoát qua mỗi bậc dinh dưỡng của chuỗi thức ăn là rất lớn.
B. sự biến đổi năng lượng diễn ra theo chu trình.
C. sự chuyển hoá vật chất diễn ra không theo chu trình.
D. năng lượng của sinh vật sản xuất bao giờ cũng nhỏ hơn năng lượng của sinh vật tiêu thụ nó.
-
Câu 7:
Nhóm sinh vật có mức năng lượng lớn nhất trong một hệ sinh thái là
A. sinh vật phân huỷ.
B. động vật ăn thực vật.
C. sinh vật sản xuất.
D. động vật ăn thịt.
-
Câu 8:
Trong hệ sinh thái, tất cả các dạng năng lượng sau khi đi qua chuỗi thức ăn đều được
A. tái sử dụng cho các hoạt động sống của sinh vật.
B. giải phóng vào không gian dưới dạng nhiệt.
C. trở lại môi trường ở dạng ban đầu.
D. tích tụ ở sinh vật phân giải.
-
Câu 9:
Trong cùng một thuỷ vực, người ta thường nuôi ghép các loài cá khác nhau, mỗi loài chỉ kiếm ăn ở một tầng nước nhất định. Mục đích chủ yếu của việc nuôi ghép các loài cá khác nhau này là
A. tăng tính cạnh tranh giữa các loài do đó thu được năng suất cao hơn.
B. hình thành nên chuỗi và lưới thức ăn trong thủy vực.
C. tận dụng tối đa nguồn thức ăn, nâng cao năng suất sinh học của thủy vực.
D. tăng cường mối quan hệ cộng sinh giữa các loài.
-
Câu 10:
Khi nói về hệ sinh thái tự nhiên, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Trong các hệ sinh thái trên cạn, sinh vật sản xuất gồm thực vật và vi sinh vật tự dưỡng.
B. Các hệ sinh thái tự nhiên trên Trái Đất rất đa dạng, được chia thành các nhóm hệ sinh thái trên cạn và các nhóm hệ sinh thái dưới nước.
C. Các hệ sinh thái tự nhiên được hình thành bằng các quy luật tự nhiên và có thể bị biến đổi dưới tác động của con người.
D. Các hệ sinh thái tự nhiên dưới nước chỉ có một loại chuỗi thức ăn được mở đầu bằng sinh vật sản xuất.
-
Câu 11:
Phát biểu nào sau đây là đúng về hệ sinh thái?
A. Trong hệ sinh thái, năng lượng được sử dụng lại, còn vật chất thì không.
B. Sự thất thoát năng lượng qua mỗi bậc dinh dưỡng trong hệ sinh thái là rất lớn.
C. Trong hệ sinh thái, nhóm loài có sinh khối lớn nhất là sinh vật thuộc bậc dinh dưỡng cao nhất.
D. Trong hệ sinh thái, hiệu suất sinh thái tăng dần qua mỗi bậc dinh dưỡng.
-
Câu 12:
Trong các hệ sinh thái, bậc dinh dưỡng của tháp sinh thái được ký hiệu A,B,C,D và E. Sinh khối mỗi bậc là A=400kg/ha, B= 500kg/ha, C =4000kg/ha, D = 60kg/ha, E = 4 kg/ha. Các bậc dinh dưỡng của tháp sinh thái được sắp xếp từ thấp đến cao theo thứ tự sau:
Hệ sinh thái 1: A→B→C→E
Hệ sinh thái 2: A→B→D→E
Hệ sinh thái 3: E→D→B→C
Hệ sinh thái 4: C→A→D→E
Trong các hệ sinh thái trên, hệ sinh thái nào có thể là một hệ sinh thái bền vững?A. Hệ sinh thái 1
B. Hệ sinh thái 2
C. Hệ sinh thái 3
D. Hệ sinh thái 4
-
Câu 13:
Hệ sinh thái nào sau đây có đặc điểm: Năng lượng mặt trời là nguồn sơ cấp, số loài hạn chế và thường xuyên được bổ sung vật chất?
A. Hệ sinh thái nông nghiệp
B. Hệ sinh thái biển
C. Dòng sông đoạn hạ lưu
D. Rừng mưa nhiệt đới
-
Câu 14:
Hệ sinh thái biểu hiện chức năng của một tổ chức sống vì:
A. Nó có chu trình sinh học hoàn chỉnh
B. Nó bao gồm các cơ thể sống tạo thành
C. Nó có cấu trúc của một hệ thống sống
D. Nó luôn tồn tại bền vững
-
Câu 15:
Trong một hệ sinh thái sẽ không thể hiện được đặc điểm nào sau đây?
A. Trao đổi vật chất và năng lượng.
B. Là một hệ kín không cần điều chỉnh.
C. Các thành phần trong đó có khả năng tương tác với nhau.
D. Thường cân bằng và ổn định.
-
Câu 16:
Trong các hệ sinh thái trên cạn, loài ưu thế thường thuộc về nhóm sinh vật nào?
A. Giới thực vật
B. Giới vi khuẩn
C. Giới động vật
D. Giới nấm
-
Câu 17:
Thành phần cơ bản của một hệ sinh thái bao gồm:
I. Các chất vô cơ, các chất hữu cơ II. Điều kiện khí hậu III. Sinh vật sản xuất IV. Sinh vật phân giải V. Sinh vật tiêu thụA. I, III, IV, V
B. II, III, IV, V.
C. I, II, III, V
D. I, II, III, IV, V
-
Câu 18:
Hệ sinh thái trên cạn được đặc trưng bởi
A. các quần thể động vật.
B. các quần thể thực vật.
C. các yếu tố khí hậu.
D. các quần thể sinh vật phân giải.
-
Câu 19:
Dựa vào nguồn gốc hình thành, người ta chia hệ sinh thái thành hai nhóm lớn là
A. hệ sinh thái trên cạn và hệ sinh thái dưới nước.
B. hệ sinh thái nước ngọt và hệ sinh thái nước mặn.
C. hệ sinh thái ao hồ và hệ sinh thái biển.
D. hệ sinh thái tự nhiên và hệ sinh thái nhân tạo.
-
Câu 20:
Trong hệ sinh thái, quần xã sinh vật bao gồm
A. chất hữu cơ ; sinh vật tiêu thụ ; sinh vật phân giải.
B. chất vô cơ ; sinh vật sản xuất ; sinh vật tiêu thụ.
C. các yếu tố khí hậu ; sinh vật sản xuất ; sinh vật tiêu thụ.
D. sinh vật tiêu thụ ; sinh vật sản xuất ; sinh vật phân giải.
-
Câu 21:
Trong hệ sinh thái, yếu tố có chức năng tự tạo nên nguồn thức ăn để tự nuôi mình và nuôi các loài sinh vật dị dưỡng là
A. sinh vật tiêu thụ.
B. chất hữu cơ.
C. sinh vật sản xuất.
D. sinh vật phân giải.
-
Câu 22:
Dựa theo nguồn gốc hình thành hệ sinh thái được chia thành 2 nhóm lớn là
A. các hệ sinh thái dưới nước và các hệ sinh thái trên cạn.
B. các hệ sinh thái rừng nhiệt đời và các hệ sinh thái hoang mạc.
C. hệ sinh thái ao hồ và hệ sinh thái ngoài khơi.
D. các hệ sinh thái tự nhiên và các hệ sinh thái nhân tạo.
-
Câu 23:
Một hệ sinh thái điển hình, có các thành phần cấu trúc là
A. sinh vật sản xuất và sinh vật tiêu thụ.
B. thành phần vô sinh và sinh vật sản xuất.
C. thành phần hữu sinh và sinh vật tiêu thụ.
D. thành phần vô sinh và thành phần hữu sinh.
-
Câu 24:
Ý có nội dung không đúng khi nói về hệ sinh thái là
A. hệ sinh thái là tập hợp các quần thể sinh vật sống một khu vực địa lí nhất định.
B. hệ sinh thái là một hệ thống sinh học hoàn chỉnh và tương đối ổn định.
C. hệ sinh thái bao gồm quần xã sinh vật và môi trường vô sinh của quần xã.
D. kích thước của một hệ sinh thái rất đa dạng có thể nhỏ nhưng có thể rất lớn.
-
Câu 25:
Hệ sinh thái là
A. tập hợp của các quần thể sinh vật với môi trường vô sinh của nó, trong đó, các sinh vật tương tác với nhau và với môi trường để tạo nên các chu trình sinh địa hoá và sự biến đổi năng lượng.
B. tập hợp của các quần thể sinh vật với môi trường vô sinh của nó, trong đó, các quần thể sinh vật tương tác với nhau và với môi trường để tạo nên các chu trình sinh địa hoá và sự biến đổi năng lượng.
C. tập hợp của quần xã sinh vật với môi trường vô sinh của nó, trong đó, các sinh vật tương tác với nhau và với môi trường để tạo nên các chu trình sinh địa hoá và sự biến đổi năng lượng.
D. tập hợp của quần xã sinh vật với môi trường hữu sinh của nó, trong đó, các sinh vật tương tác với môi trường để tạo nên các chu trình sinh địa hoá và sự biến đổi năng lượng.
-
Câu 26:
Cho biết các thành phần
(1) Sinh vật sản xuất. (2) Sinh vật tiêu thụ. (3) Sinh vật phân giải.
(4) Các chất hữu cơ, các chất vô cơ. (5) Các yếu tố thuộc khí hậu.
Một hệ sinh thái điển hình được cấu tạo bởi:A. (1), (2), (3).
B. (1), (4), (5).
C. (1), (2), (4).
D. (1), (2), (3), (4), (5).
-
Câu 27:
Trong một hệ sinh thái dưới nước, nhóm sinh vật nào sau đây là sinh vật sản xuất?
A. Thực vật thủy sinh.
B. Động vật ăn thực vật nổi.
C. Động vật ăn thực vật đáy.
D. Động vật ăn thịt.
-
Câu 28:
Hệ sinh thái nào sau đây là hệ sinh thái tự nhiên?
A. Cánh đồng
B. Bể cá cảnh
C. Rừng nhiệt đới.
D. Trạm vũ trụ
-
Câu 29:
Về nguồn gốc, hệ sinh thái được phân thành các kiểu
A. hệ sinh thái tự nhiên và nhân tạo
B. hệ sinh thái trên cạn và dưới nước
C. hệ sinh thái rừng và biển.
D. hệ sinh thái lục địa và đại dương
-
Câu 30:
Có bao nhiêu nhận xét sau là đúng khi nói về ổ sinh thái?
(1) Giới hạn sinh thái của một nhân tố sinh thái là ổ sinh thái của loài về nhân tố sinh thái đó.
(2) Tổ hợp các giới hạn sinh thái của các nhân tố sinh thái làm thành một ổ sinh thái chung của loài.
(3) Các loài cùng chung nơi ở đều có các ổ sinh thái giống nhau.
(4) Kích thước thức ăn, loại thức ăn, hình thức bắt mồi,… của mỗi loài tạo nên các ổ sinh thái về dinh dưỡng
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 31:
Giới hạn sinh thái là
A. khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian
B. giới hạn chịu đựng của sinh vật đối với một số nhân tố sinh thái của môi trường. Nằm ngoài giới hạn sinh thái, sinh vật không thể tồn tại được
C. giới hạn chịu đựng của sinh vật đối với nhiều nhân tố sinh thái của môi trường. Nằm ngoài giới hạn sinh thái, sinh vật không thể tồn tại được
D. giới hạn chịu đựng của sinh vật đối với nhân tố sinh thái của môi trường. Nằm ngoài giới hạn sinh thái, sinh vật vẫn tồn tại được
-
Câu 32:
Hệ sinh thái bao gồm
A. quần xã sinh vật và môi trường vô sinh của quần xã.
B. quần thể sinh vật và môi trường vô sinh của quần xã
C. quần xã sinh vật và môi trường hữu sinh của quần xã
D. quần thể sinh vật và môi trường hữu sinh của quần xã
-
Câu 33:
Giới hạn sinh thái là gì?
A. Là khoảng xác định của nhân tố sinh thái, ở đó loài có thể sống tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian
B. Là khoảng xác định ở đó loài sống thuận lợi nhất, hoặc sống bình thường nhưng năng lượng bị hao tổn tối thiểu
C. Là khoảng chống chịu ở đó đời sống của loài ít bất lợi
D. Là khoảng cực thuận, ở đó loài sống thuận lợi nhất
-
Câu 34:
Trong một hệ sinh thái, tất cả các dạng năng lượng được hấp thụ cuối cùng đều được
A. Chuyển đến bậc dinh dưỡng tiếp theo
B. Chuyển cho các sinh vật phân giải
C. Sử dụng cho các hoạt động sống
D. Truyền trở lại môi trường
-
Câu 35:
Trong một hệ sinh thái, tất cả các dạng năng lượng được hấp thụ cuối cùng đều được
A. Chuyển đến bậc dinh dưỡng tiếp theo
B. Chuyển cho các sinh vật phân giải
C. Sử dụng cho các hoạt động sống
D. Truyền trở lại môi trường
-
Câu 36:
Ví dụ nào sau đây phản ánh quan hệ kí sinh giữa các loài?Ví dụ nào sau đây phản ánh quan hệ kí sinh giữa các loài?
A. Vi khuẩn sống trong nốt sần rễ đậu
B. Chim sáo đậu trên lưng trâu rừng
C. Động vật nguyên sinh sống trong ruột mối
D. Cây tầm gửi sống trên thân cây gỗ
-
Câu 37:
Ổ sinh thái dinh dưỡng của năm quần thể A, B, C, D, E thuộc năm loài thú sống trong cùng một môi trường và thuộc cùng một bậc dinh dưỡng được kí hiệu bằng các vòng tròn ở hình dưới.
Phân tích hình này, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
(1) Quần thể A có kích thước nhỏ hơn quần thể D.
(2) Quần thể D và E có ổ sinh thái trùng nhau.
(3) Vì quần thể A và E không trùng ổ sinh thái dinh dưỡng nên chúng không bao giờ xảy ra cạnh tranh.
(4) So với quần thể C, quần thể B có ổ sinh thái dinh dưỡng trùng lặp với nhiều quần thể hơn
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 38:
Cho các phát biểu sau về giới hạn sinh thái và ổ sinh thái, có bao nhiêu phát biểu đúng?
(1) Giới hạn sinh thái là khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó sinh vật có thể sinh trưởng và phát triển ổn định theo thời gian.
(2) Ổ sinh thái của một loài khác với nơi ở của chúng.
(3) Hai loài càng có nhiều ổ sinh thái trùng nhau thì càng giảm sự cạnh tranh giữa hai loài đó.
(4) Giới hạn sinh thái đối với một cá thể từ lúc còn non đến lúc trưởng thành là không thay đổi
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 39:
Cho nhóm sinh vật trong một hệ sinh thái:
(1) Thực vật nổi
(2) Động vật nổi
(3) Cá ăn thực vật nổi.
(4) Cỏ
(5) Cá ăn thịt
Các nhóm sinh vật thuộc bậc dinh dưỡng cấp 1 của hệ sinh thái trên là
A. (2) và (5)
B. (1) và (4)
C. (3) và (4)
D. (2) và (3)
-
Câu 40:
Thành phần cấu trúc của một hệ sinh thái bao gồm
A. Quần thể sinh vật và sinh cảnh
B. Quần xã sinh và sinh sinh cảnh
C. Các nhân tố sinh thái vô sinh
D. Các sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ và sinh vật phân hủy
-
Câu 41:
Phát biểu nào sau đây đúng về nhịp sinh học?
A. Nhịp sinh học là những phản ứng nhịp nhàng của sinh vật với những thay đổi không liên tục của môi trường
B. Nhịp sinh học là những phản ứng nhịp nhàng của sinh vật với những thay đổi có tính chu kì của môi trường
C. Nhịp sinh học là những biến đổi của sinh vật với những thay đổi đột ngột của môi trường
D. Nhịp sinh là học là những biến đổi của sinh vật khi môi trường thay đổi
-
Câu 42:
Các sinh vật nào sau đây được xếp vào nhóm sinh vật sản xuất của hệ sinh thái?
A. Động vật bậc thấp, thực vật, vi sinh vật
B. Động vật bậc thấp, vi sinh vật
C. Thực vật, tảo đơn bào và vi khuẩn lam
D. Sinh vật dị dưỡng
-
Câu 43:
Khu sinh học (biôm) nào sau đây có độ phong phú về thành phần loài sinh vật nhất?
A. Rừng lá kim phương Bắc
B. Rừng lá rụng ôn đới
C. Rừng Địa Trung Hải
D. Rừng rậm nhiệt đới
-
Câu 44:
Xét một lưới thức ăn được mô tả như hình bên
Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Loài T có thể là một loài động vật không xương sống.
II. Lưới thức ăn này có 7 chuỗi thức ăn.
III. Nếu loài A giảm số lượng thì loài B sẽ giảm số lượng.
IV. Nếu loài H giảm số lượng thì sẽ làm cho loài T giảm số lượng
A. 4
B. 3
C. 2
D. 1
-
Câu 45:
Trong một hệ sinh thái, xét 12 loài sinh vật: 3 loài cỏ, 3 loài côn trùng, 2 loài chim, 2 loài nhái, 1 loài giun đất, 1 loài rắn. Trong đó, cả 3 loài côn trùng đều sử dụng 3 loài cỏ làm thức ăn; 2 loài chim và 2 loài nhái đều sử dụng cả 3 loài côn trùng làm thức ăn; rắn ăn tất cả các loài nhái; giun đất sử dụng xác chết của các loài làm thức ăn; giun đất lại là nguồn thức ăn của 2 loài chim. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Có 38 chuỗi thức ăn.
II. Chim được xếp vào bậc dinh dưỡng cấp 3 ở 18 chuỗi thức ăn.
III. Nếu 2 loài chim bị tiêu diệt thì loài rắn sẽ tăng số lượng.
IV. Giun đất có thể được xếp vào nhiều bậc dinh dưỡng khác nhau
A. 3
B. 4
C. 2
D. 1
-
Câu 46:
Trong một khu bảo tồn ngập nước có diện tích 5000 ha. Người ta theo dõi số lượng cá thể của quần thể chim Cồng Cộc: năm thứ nhất khảo sát thấy mật độ cá thể trong quần thể là 0,25 cá thể/ha; năm thứ hai, khảo sát thấy số lượng cá thể của quần thể là 1350. Biết tỉ lệ tử vong của quần thể là 2%/năm và không có xuất - nhập cư. Cho các nhận định sau:
(1) Kích thước của quần thể tăng 6% trong 1 năm.
(2) Tỉ lệ sinh sản của quần thể là 8%/năm.
(3) Mật độ cá thể ở năm thứ 2 là 0,27 cá thể/ha.
(4) Số lượng cá thể của quần thể ở năm thứ nhất là 1225 con.
Số nhận định đúng là
A. 2
B. 0
C. 3
D. 1
-
Câu 47:
Xét một lưới thức ăn được mô tả như hình bên. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Lưới thức ăn này có 6 chuỗi thức ăn.
II. Nếu loài rắn bị giảm số lượng thì loài gà sẽ tăng số lượng.
III. Chuỗi thức ăn dài nhất có 4 mắt xích.
IV. Loài giun đất được xếp vào sinh vật sản xuất
A. 2
B. 1
C. 3
D. 4
-
Câu 48:
Một lưới thức ăn gồm có 9 loài được mô tả như hình bên. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Loài K tham gia vào 4 chuỗi thức ăn.
II. Có 12 chuỗi thức ăn, trong đó chuỗi dài nhất có 7 mắt xích.
III. Nếu loài H và C bị tuyệt diệt thì lưới thức ăn này chỉ có tối đa 6 loài.
IV. Tổng sinh khối của loài A sẽ lớn hơn tổng sinh khối của các loài còn lạiA. 4
B. 2
C. 3
D. 1
-
Câu 49:
Một lưới thức ăn của hệ sinh thái rừng nguyên sinh được mô tả như sau: Sóc ăn quả dẻ; diều hâu ăn sóc và chim gõ kiến; xén tóc ăn nón thông; chim gõ kiến và thằn lằn ăn xén tóc; chim gõ kiến và thằn lằn là thức ăn của trăn. Khi nói về lưới thức ăn này, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Nếu loài chim gõ kiến bị tiêu diệt thì số lượng diều hâu có thể giảm.
II. Nếu loài diều hâu bị tiêu diệt thì số lượng sóc có thể tăng.
III. Chim gõ kiến và thằn lằn đều thuộc bậc dinh dưỡng cấp 3.
IV. Lưới thức ăn này có 4 chuỗi thức ănA. 1
B. 3
C. 2
D. 4
-
Câu 50:
Giả sử một chuỗi thức ăn ở một hệ sinh thái vùng biển khơi được mô tả như sau
Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về chuỗi thức ăn này?.
I. Chỉ có động vật phù du và cá trích là sinh vật tiêu thụ.
II. Cá ngừ thuộc bậc dinh dưỡng cấp 3.
III. Mối quan hệ giữa cá ngừ và cá trích là quan hệ giữa sinh vật ăn thịt và con mồi.
IV. Sự tăng, giảm kích thước của quần thể cá trích có ảnh hưởng đến kích thước của quần thể cá ngừ
A. 3
B. 2
C. 4
D. 1