Trắc nghiệm Điện thế hoạt động và sự lan truyền xung thần kinh Sinh Học Lớp 11
-
Câu 1:
Để tìm hiểu chức năng của dễ tủy, người ta tiến hành cắt rễ trước liên quan đến dây thần kinh đi đến chi sau bên phải của ếch, hiện tượng gì xảy ra nếu dùng HCl 1% kích thích vào chi sau bên phải của đối tượng thí nghiệm?
A. Chi sau trái và chi sau phải đều co.
B. Chi sau phải không co nhưng chi sau trái và 2 chi trước co.
C. Chi sau trái và chi phải đều không co.
D. 2 chi sau không co nhưng 2 chi trước co.
-
Câu 2:
Diễn biến xảy ra trên màng tế bào trong cơ chế làm xuất hiện điện thế hoạt động diễn ra như sau:
A. Thay đổi tính thấm của màng làm kênh Na+ mở, sau đó kênh này đóng lại và bơm Na+/K+ phân phối lại ion 2 bên màng, cuối cùng là kênh K+ mở.
B. Thay đổi tính thấm của màng làm kênh K+ mở, sau đó kênh này đóng lại, bơm Na+/K+ phân phối lại ion 2 bên màng, cuối cùng kênh Na+ mở.
C. Thay đổi tính thấm của màng làm kênh Na+ mở, sau đó kênh này đóng lại và kênh K+ mở ra, cuối cùng bơm Na+/K+ phân phối lại Na+ và K+ trong và ngoài tế bào
D. Thay đổi tính thấm của màng làm kênh K+ mở,sau đó kênh này đóng lại,kênh Na+ mở,cuối cùng bơm Na+/K+ phân phối lại ion 2 bên màng.
-
Câu 3:
Xét các kết luận sau đây
(1) Ở giai đoạn khử cực của điện thế hoạt động, ion Na+ đi từ ngoài màng vào trong tế bào theo cơ chế khuếch tán
(2) Ở giai đoạn đảo cực của điện thế hoạt động, ion Na+ đi từ ngoài màng vào trong tế bào theo cơ chế vận chuyển chủ động
(3) Ở giai đoạn đảo cực của điện thế hoạt động, ion Na+ đi từ trong tế bào qua màng ra ngoài trong tế bào theo cơ chế vận chuyển chủ động
(4) Khi đi qua xinap hóa học, xung thần kinh được truyền theo một chiều từ màng trước tới màng sau theo cơ chế hóa học.
Trong các kết luận trên, có bao nhiêu kết luận đúng?
A. 3
B. 1
C. 2
D. 4
-
Câu 4:
Yếu tố nào không tham gia trực tiếp vào quá trình tạo điện thế màng:
A. Các kênh protein trên màng tham gia vận chuyển ion.
B. Sự thay đổi quá trình đường phân trong tế bào chất.
C. Sự phân bố đặc trưng nồng độ ion 2 bên màng.
D. Tính thấm của màng tế bào.
-
Câu 5:
Sự hình thành điện thế nghỉ không phụ thuộc
A. Tính thấm chọn lọc của màng tế bào
B. Chức năng của tế bào
C. Chênh lệch nồng độ các ion giữa 1 bên màng
D. Hoạt động của bơm Na+ - K+ trên màng tế bào
-
Câu 6:
Hoạt động của bơm Na+ - K+ - ATPase để duy trì điện thế nghỉ như thế nào?
(1). Vận chuyển K+ từ trong ra ngoài màng giúp duy trì nồng độ K+ giáp màng ngoài tế bào luôn cao và tiêu tốn năng lượng.
(2). Vận chuyển K+ từ ngoài trả vào trong màng giúp duy trì nồng độ K+ ở trong tế bào luôn tế bào luôn cao và không tiêu tốn năng lượng.
(3). Vận chuyển Na+ từ trong ra ngoài màng giúp duy trì nồng độ Na+ màng trong tế bào luôn thấp và tiêu tốn năng lượng.
Số ý đúng là:A. 1
B. 4
C. 2
D. 3
-
Câu 7:
Hoạt động bơm Na+/K+/ATPase duy trì điện thế nghỉ như thế nào?
A. Vận chuyển ion K+ từ ngoài trả vào trong tế bào giúp duy trì nồng độ K+ trong tế bào luôn cao và không tiêu tốn năng lượng.
B. Vận chuyển Na+ từ trong ra ngoài màng giúp duy trì nồng độ Na+ ngoài màng tế bào luôn thấp, và tiêu tốn năng lượng.
C. Vận chuyển K+ từ ngoài trả vào trong màng giúp duy trì nồng độ K+ ở trong tế bào luôn cao và tiêu tốn năng lượng.
D. Vận chuyển K+ từ trong ra ngoài màng giúp duy trì nồng độ K+ màng ngoài tế bào luôn cao và tiêu tốn năng lượng.
-
Câu 8:
Mô tả nào dưới đây về trạng thái nghỉ là không đúng:
A. Các ion bị giữ lại bên trong tế bào đã tạo nên lực hút tĩnh điện với các cation, nên ion kali không đi xa khỏi màng và không dễ đi ra ngoài tế bào.
B. Màng tế bào không thấm với Na+ nhưng có tính thấm chọn lọc với ion K+
C. Bên trong tế bào có điện tích âm hơn so với bên ngoài màng.
D. Sự hoạt động của bơm Na+/K+ giúp đưa ion Na+ từ ngoài vào trong tế bào và các ion K+ đi theo hướng ngược lại.
-
Câu 9:
Xung thần kinh xuất hiện và lan truyền trên trục sợi thần kinh có bao miêlin
(1) tuân theo quy luật “tất cả hoặc không”
(2) theo lối nhảy cóc nên tốc độ dẫn truyền nhanh
(3) tốn ít năng lượng hơn trên sợi không có bao miêlin
(4) có biên độ giảm dần khi chuyển qua eo Ranvie
(5) không thay đổi điện thế khí lan truyền suốt dọc sợi trục
Tổ hợp nào sau đây là đúng với xung thần kinh có bao miêlinA. (1), (2), (3) và (4)
B. (1), (2), (3) và (5)
C. (1), (2), (4) và (5)
D. (1), (2), (4)
-
Câu 10:
Phương án nào không phải là đặc điểm của sự lan truyền xung thần kinh trên sợi trục có bao myelin?
A. Dẫn truyền theo lối “Nhảy cóc” từ eo Ranvie nà chuyển sang eo Ranvie khác
B. Sự thay đổi tính chất màng chỉ xảy ra tại các eo
C. Dẫn truyền nhanh và ít tiêu tốn năng lượng
D. Nếu kích thích tại điểm giữa sợi trục thì lan truyền chỉ theo một hướng
-
Câu 11:
Điểm khác biệt của sự lan truyền xung thần kinh trên sợi trục có bao myelin so với sợi trục không có bao myêlin là gì?
A. Dẫn truyền theo lối “nhảy cóc”, chậm chạp và tiêu tốn nhiều năng lượng.
B. Dẫn truyền theo lối “nhảy cóc”, nhanh và tiêu tốn nhiều năng lượng
C. Dẫn truyền theo lối “nhảy cóc”, nhanh và ít tiêu tốn năng lượng.
D. Dẫn truyền theo lối “nhảy cóc”, chậm và ít tiêu tốn năng lượng.
-
Câu 12:
Sự dẫn truyền xung thần kinh trên sợi không có bao mielin:
(1) Chậm hơn sợi có bao mielin.
(2) Liên tục suốt dọc sợi trục.
(3) Thay đổi theo cường độ kích thích.
(4) Điện thế giữ nguyên suốt dọc sợi trục.
Có mấy ý đúng?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 13:
Ở người, tần số phát xung điện của nút xoang nhĩ là:
A. 80 – 120 lần/ phút
B. 70 – 80 lần/ phút
C. 40 – 50 lần/ phút
D. 90 – 130 lần/ phút
-
Câu 14:
Bộ phận nào tự phát xung điện để điều khiển tính tự động của tim?
A. Trung ương thần kinh.
B. Tâm thất phải.
C. Nút xoang nhĩ.
D. Tâm thất trái.
-
Câu 15:
Bình thường, nhịp đập tim người trưởng thành tương ứng với:
A. Tần số phát xung điện của nút nhĩ thất.
B. Tần số phát xung điện của các thụ thể hóa học ở xoang động mạch cảnh.
C. Tần số phát xung điện của nút xoang nhĩ.
D. Tần số phát xung điện của van 2 lá.
-
Câu 16:
Khi cường độ kích thích gây khử cực ở sợi trục tăng làm
A. tần số điện thế hoạt động tạo ra tăng.
B. tốc độ dẫn truyền điện thế hoạt động tăng.
C. thời gian kéo dài của điện thế hoạt động tăng.
D. biên độ điện thế hoạt động tăng.
-
Câu 17:
Vì sao khi hình thành điện thế động lại xảy ra hiện tượng mất phân cực:
A. Do ion K+ đi ra làm trung hòa các điện tích trong và ngoài màng tế bào
B. Do ion Na+ đi ra làm trung hòa các điện tích trong và ngoài màng tế bào
C. Do ion K+ đi vào làm trung hòa các điện tích âm trong màng tế bào
D. Do ion K+ đi vào làm trung hòa các điện tích âm trong màng tế bào
-
Câu 18:
Để duy trì điện thế nghỉ, bơm Na - K sẽ
A. vận chuyển K+ từ phía trong đưa ra phía ngoài màng tế bào.
B. vận chuyển K+ từ phía ngoài đưa vào phía trong màng tế bào.
C. vận chuyển Na+ từ phía ngoài đưa vào phía trong màng tế bào.
D. vận chuyển K+ và Na+ từ phía ngoài đưa vào phía trong màng tế bào.
-
Câu 19:
Xét các diễn biến sau:
(1) Nồng độ K+ bên trong cao hơn bên ngoài tế bào
(2) Nồng độ Na+ bên trong cao hơn bên ngoài tế bào
(3) Các cổng K mở nên các K+ ở sát màng tế bào đồng loạt đi từ trong ra ngoài tế bào và tập trung ngay sát phía ngoài màng tế bào làm cho phía ngoài màng tế bào tích điện dương so với trong màng tích điện âm
(4) Bơm Na - K vận chuyển K+ từ phía bên ngoài trả vào phía bên trong màng tế bào giúp duy trì nồng độ K+ bên trong tế bào cao hơn bên ngoài tế bào
(5) Bơm Na - K vận chuyển Na+ từ phía bên ngoài trả vào phía bên trong màng tế bào giúp duy trì nồng độ Na+ bên trong tế bào cao hơn bên ngoài tế bào
(6) Các cổng Na mở nên các Na+ ở sát màng tế bào đồng loạt đi từ trong ra ngoài tế bào và tập trung ngay sát phía ngoài màng tế bào, làm cho phía ngoài màng tế bào tích điện dương so với phía trong màng tích điện âm
Cơ chế hình thành điện thế nghỉ gồm những đặc điểm:
A. 1, 3 và 4
B. 2, 3 và 5
C. 3, 4 và 6
D. 2, 5 và 6
-
Câu 20:
Vì sao khi hình thành điện thế động lại xảy ra hiện tượng mất phân cực:
A. Do ion K+ đi ra làm trung hòa các điện tích trong và ngoài màng tế bào
B. Do ion Na+ đi ra làm trung hòa các điện tích trong và ngoài màng tế bào
C. Do ion K+ đi vào làm trung hòa các điện tích âm trong màng tế bào
D. Do ion K+ đi vào làm trung hòa các điện tích âm trong màng tế bào
-
Câu 21:
Sự khuếch tán ồ ạt của các ion Na+ từ ngoài vào trong tế bào là nguyên nhân
A. Gây ra sự mất phân cực
B. Làm vỡ túi chứa chất trung gian hóa học ở cúc xinap
C. Gây ra sự khử cực và đảo cực
D. Dẫn tới hiện tượng tái phân cực
-
Câu 22:
Trạng thái đảo cực của điện thế màng xảy ra sau khi tế bào bị kích thích là do:
A. Ion Na+ tràn từ ngoài dich mô vào trong tế bào.
B. Ion K+ tràn từ trong tế bào ra ngoài dịch mô.
C. Ion K+ tràn từ dịch mô vào trong tế bào.
D. Ion Na+ tràn từ trong tế bào ra ngoài dịch mô.
-
Câu 23:
Xét các kết luận sau đây
(1) Ở giai đoạn khử cực của điện thế hoạt động, ion Na+ đi từ ngoài màng vào trong tế bào theo cơ chế khuếch tán
(2) Ở giai đoạn đảo cực của điện thế hoạt động, ion Na+ đi từ ngoài màng vào trong tế bào theo cơ chế vận chuyển chủ động
(3) Ở giai đoạn đảo cực của điện thế hoạt động, ion Na+ đi từ trong tế bào qua màng ra ngoài trong tế bào theo cơ chế vận chuyển chủ động
(4) Khi đi qua xinap hóa học, xung thần kinh được truyền theo một chiều từ màng trước tới màng sau theo cơ chế hóa học.
Trong các kết luận trên, có bao nhiêu kết luận đúng?
A. 3
B. 1
C. 2
D. 4
-
Câu 24:
Giai đoạn nào trong quá trình xuất hiện điện thế hoạt động thì tính thấm của màng đối với ion Na+ là cao nhất?
A. Giai đoạn tái phân cực.
B. Giai đoạn đảo cực.
C. Giai đoạn điện thế nghỉ.
D. Giai đoạn mất phân cực.
-
Câu 25:
Tăng tính thấm với natri gây ra:
A. Tái cực
B. Cao nguyên
C. Giai đoạn tăng nhanh của điện thế hoạt động
D. Ưu phân cực
-
Câu 26:
Ý nào sau đây là sai khi nói về điện thế hoạt động của tế bào cơ tim?
A. Điện thế hoạt động của tế bào cơ tim có giai đoạn kéo dài của điện thế hoạt động.
B. Trên màng tế bào cơ tim chỉ có các kênh chậm vì thế tốc độ xuất hiện điện thế hoạt động chậm hơn nhiều so với các tế bào bình thường.
C. Ion canxi đóng vai trò quan trọng đối với sự hình thành điện thế hoạt động của tế bào cơ tim.
D. Cơ tim có các tế bào mô nút dễ hưng phấn, dễ xuất hiện điện thế hoạt động.
-
Câu 27:
Trong hình trên giai đoạn nào là giai đoạn cao nguyên của tế bào cơ tim?
A. 2
B. 0
C. 3
D. 1
-
Câu 28:
Những điểm đặc biệt trong điện thế hoạt động của tế bào cơ tim là:
A. Có nhiều kênh canxi-natri, kênh này cho cả ion canxi và natri đi qua, nó là một kênh hoạt hóa chậm.
B. Có hiện tượng kéo dài điện thế đỉnh gọi là giai đoạn "cao nguyên".
C. Có những tế bào đặc biệt có tính hưng phấn cao.
D. Cả 3 ý trên đều đúng.
-
Câu 29:
Ý nào sau đây là sai khi nói về điện thế hoạt động của tế bào cơ tim?
A. Điện thế hoạt động của tế bào cơ tim có giai đoạn kéo dài của điện thế hoạt động.
B. Trên màng tế bào cơ tim chỉ có các kênh chậm vì thế tốc độ xuất hiện điện thế hoạt động chậm hơn nhiều so với các tế bào bình thường.
C. Ion canxi đóng vai trò quan trọng đối với sự hình thành điện thế hoạt động của tế bào cơ tim.
D. Cơ tim có các tế bào mô nút dễ hưng phấn, dễ xuất hiện điện thế hoạt động.
-
Câu 30:
Trung khu điều hòa ở hành tủy làm tim đập nhanh và mạnh, mạch máu co lại
A. làm giảm huyết áp
B. làm tăng huyết áp.
C. làm tăng áp suất thẩm thấu
D. làm giảm áp suất thẩm thấu.
-
Câu 31:
Khi huyết áp hạ hay nồng độ CO2 tăng, xung thần kinh sẽ
A. Truyền theo dây thần kinh đối giao cảm tới tim
B. Truyền theo dây thần kinh giao cảm tới tim
C. Truyền theo dây thần kinh giao cảm và đối giao cảm
D. Tim tự đập nhanh hơn
-
Câu 32:
Ở người, cơ thể sẽ có thể phản ứng lại như thế nào khi huyết áp tăng?
A. Khi huyết áp tăng sẽ kích thích trung khu điều hòa tim mạch trong hành tủy, xung thần kinh sẽ theo dây giao cảm đến gây ức chế tim, làm tim đập chậm, giảm co bóp tim, mạch máu co lại dẫn đến giảm huyết áp.
B. Khi huyết áp tăng sẽ kích thích trung khu điều hòa tim mạch trong hành tủy, xung thần kinh sẽ theo dây đối giao cảm đến gây ức chế tim, làm tim đập chậm, giảm co bóp tim dẫn đến giảm huyết áp.
C. Khi huyết áp tăng hay nồng độ CO2 trong máu tăng, xung thần kinh sẽ theo dây giao cảm đến làm tim đập chậm, yếu để giảm huyết áp.
D. Khi huyết áp tăng, nồng độ CO2 trong máu tăng, xung thần kinh sẽ theo dây đối giao cảm đến làm tim đập nhanh giúp thải CO2 ra khỏi cơ thể, huyết áp hạ xuống.
-
Câu 33:
Cấu tạo của một nơ ron điển hình gồm
A. Sợi hướng tâm và sợi li tâm.
B. Sợi trục, khe xinap, sợi nhánh
C. Mạch nhánh, thân, sợi trục
D. Mạch nhánh, nhân, nhiều sợi trục liên kết với nhau
-
Câu 34:
Khi nói về sự lan truyền xung thần kinh trên sợi trục, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Xung được lan truyền theo cơ chế lan truyền của ion Cl-
B. Trên sợi trục có bao miêlin xung được lan truyền nhanh hơn trên sợi trục không có miêlin
C. Trên sợi trục có bao miêlin xung được lan truyền chậm hơn trên sợi trục không có miêlin
D. Xung được lan truyền theo cơ chế của ion K+
-
Câu 35:
Cho các trường hợp sau:
(1) Dẫn truyền theo lối “nhảy cóc” từ eo Ranvie này sang eo Ranvie khác.
(2) Sự thay đổi tính chất màng xảy ra trên toàn bộ sợi thần kinh.
(3) Dẫn truyền nhanh và tốn ít năng lượng.
(4) Nếu kích thích tại điểm giữa sợi trục thì lan truyền chỉ theo một hướng.
Sự lan truyền xung thần kinh trên sợi trục có bao miêlin có những đặc điểm nào?
A. (1), (2) và (3)
B. (2) và (4)
C. (2), (3) và (4)
D. (1) và (3)
-
Câu 36:
Khả năng lan truyền xung thần kinh theo một một chiều nhất định từ nơi phát sinh hoặc tiếp nhận về thân nơron và truyền đi dọc theo sợi trục là đặc điểm của chức năng
A. Dẫn truyền xung thần kinh
B. Cảm ứng
C. Nơron li tâm
D. Nơron hướng tâm
-
Câu 37:
Dẫn truyền xung thần kinh là gì?
A. Là khả năng lan truyền xung thần kinh theo một một chiều nhất định từ nơi phát sinh hoặc tiếp nhận về thân nơron và truyền đi dọc theo sợi trục.
B. Là khả năng làm phát sinh xung thần kinh và dẫn truyền chúng tới trung khu phân tích.
C. Là khả năng tiếp nhận và xử lý thông tin bằng cách phát sinh xung thần kinh.
D. Là khả năng tiếp nhận và phản ứng lại các kích thích bằng cách phát sinh xung thần kinh.
-
Câu 38:
Khả năng lan truyền xung thần kinh theo mấy chiều?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 39:
Nêu cơ chế phản xạ của sự co cơ:
A. Khi có kích thích tác động vào cơ quan thụ cảm trên cơ thể sẽ làm xuất hiện xung thần kinh theo dây hướng tâm về trung ương thần kinh.
B. Trung ương thần kinh phát lệnh theo dây li tâm tới cơ làm cơ co. khi cơ co, các tơ cơ mảnh xuyên sâu vào vùng phân bố của tơ cơ dày làm cho đĩa sáng ngắn lại.
C. Khi có kích thích tác động vào cơ quan thụ cảm trên cơ thể sẽ làm xuất hiện xung thần kinh theo dây li tâm về trung ương thần kinh.
D. Cả A và B
-
Câu 40:
Các kích thích của môi trường ngoài tác động tới các thụ quan, làm xuất hiện xung thần kinh hướng tâm về trung ương thần kinh. Trung ương thần kinh tiếp nhận và trả lời kích thích. Ví dụ trên thể hiện cơ chế nào?
A. Cơ chế thần kinh
B. Cơ chế thể dịch
C. Vận chuyển các chất
D. Cả A và B
-
Câu 41:
Hướng truyền xung thần kinh trên nơron là
A. Sợi nhánh → thân → sợi trục
B. Sợi trục → bao mielin → thân → sợi nhánh
C. Sợi trục ← bao mielin → thân → sợi nhánh
D. Sợi trục → thân → sợi nhánh
-
Câu 42:
Trong một cung phản xạ, đường cảm giác có chức năng gì?
A. Dẫn truyền xung thần kinh từ trung ương thần kinh về bộ phận tiếp nhận kích thích
B. Dẫn truyền xung thần kinh từ bộ phận tiếp nhận kích thích đến trung ương thần kinh
C. Dẫn truyền xung thần kinh từ bộ phận tiếp nhận kích thích đến bộ phận thực hiện phản ứng
D. Dẫn truyền xung thần kinh từ trung ương thần kinh về bộ phận thực hiện phản ứng
-
Câu 43:
Làm thế nào để trung ương thần kinh có thể nhận biết chính xác các kích thích đến từ các thụ quan khác nhau:
A. Thông qua sự có mặt của bao mielin hoặc không có bao mielin trên sợi thần kinh
B. Nhờ sự khác biệt trong cường độ và tần số của các kích thích
C. Hệ thần kinh trung ương có khả năng giải mã thông tin thần kinh
D. Sự khác biệt của cơ quan thụ cảm khi tiếp nhận kích thích
-
Câu 44:
Các thông tin từ các thụ quan gửi về dưới dạng các xung thần kinh đã được mã hóa như thế nào?
A. Bằng tần số xung, vị trí và số lượng nơron bị hưng phấn
B. Chỉ bằng số lượng nơron bị hưng phấn
C. Chỉ bằng vị trí nơron bị hưng phấn
D. Chỉ bằng tần số xung thần kinh
-
Câu 45:
Trong cảm ứng ở động vật, hưng phấn được truyền đi dưới dạng xung thần kinh theo hai chiều
A. trong chùy xi náp
B. trong sợi thần kinh
C. trong cung phản xạ
D. từ nơi không bị kích thích
-
Câu 46:
Khi ta dẫm vào đinh, xung thần kinh sẽ được truyền theo hướng
A. Dây hướng tâm → rễ trước → tủy → rễ sau → dây li tâm.
B. Dây li tâm → rễ trước → tủy → rễ sau → dây hướng tâm.
C. Dây hướng tâm → rễ sau → tủy → rễ trước → dây li tâm.
D. Dây li tâm → rễ sau → tủy → rễ trước → dây hướng tâm.
-
Câu 47:
Tốc độ lan truyền điện thế hoạt động trên sợi thần kinh có bao myelin so với sợi thần kinh không có bao myelin là:
A. nhanh hơn
B. chậm hơn
C. như nhau
D. bằng một nửa
-
Câu 48:
Cho các nhận định sau:
(1) Trên sợi dây thần kinh, nếu kích thích tại 1 điểm giữa thì xung thần kinh sẽ xuất hiện theo cả 2 chiều.
(2) Tốc độ lan truyền trên sợi dây thần kinh không có bao myelin chậm hơn so với sợi thần kinh có bao myelin.
(3) Lan truyền xung thần kinh theo kiểu nhảy cóc xảy ra trên dây thần kinh không có bao myelin
(4) Lan truyền liên tục làm đẩy nhanh tốc độ lan truyền thông tin trên sợi trục.
Có bao nhiêu nhận định không đúng?
A. 5
B. 4
C. 3
D. 2
-
Câu 49:
Cung phản xạ tự vệ ở người gồm các thành phần theo trình tự là:
A. thụ quan, các dây thần kinh trung ương, thần kinh cơ quan phản ứng.
B. cơ quan thụ cảm, sợi vận động tuỷ sống, sợi cảm giác, cơ quan phản ứng.
C. cơ quan tiếp nhận và xử lí thông tin, sợi vận động, trung ương thần kinh, sợi cảm giác
D. thụ quan, sợi cảm giác. trung ương thần kinh. sợi vận động. cơ quan phản ứng.
-
Câu 50:
Khi nói về phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
(1) Phản xạ không điều kiện thường trả lời lại cách kích thích đơn lẻ.
(2) Phản xạ có điều kiện có số lượng tế bào thần kinh tham gia nhiều hơn phản xạ không điều kiện.
(3) Số lượng phản xạ có điều kiện ở cá thể động vật là không hạn chế.
(4) Động vật bậc thấp không có hoặc có rất ít phản xạ có điều kiện.
(5) Phản xạ không điều kiện có tính bền vững cao còn phản xạ có điều kiện thường dễ thị mất đi.
A. 5
B. 4
C. 3
D. 1