Trắc nghiệm Đặc điểm dân số và phân bố dân cư nước ta Địa Lý Lớp 12
-
Câu 1:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, hãy cho biết nhận xét nào sau đây đúng về sự thay đổi hình dạng tháp dân số năm 2007 so với năm 1999?
A. đáy tháp thu hẹp, thân tháp mở rộng, đỉnh tù.
B. đáy tháp và đỉnh tháp thu hẹp, thân tháp mở rộng.
C. đáy tháp mở rộng , thân tháp thu hẹp.
D. đáy tháp thu hẹp, thân tháp mở rộng, đỉnh nhọn hơn.
-
Câu 2:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, hãy cho biết tỉnh nào sau đây phổ biến mật độ dân số dưới 50 người/km2?
A. Nam Định.
B. Lai Châu.
C. Hà Tĩnh.
D. Thái Bình.
-
Câu 3:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, hãy cho biết nhận xét nào sau đây đúng về sự thay đổi hình dạng tháp dân số năm 2007 so với năm 1999?
A. Đáy tháp thu hẹp.
B. Đáy tháp mở rộng.
C. Đỉnh tháp ngọn.
D. Thân tháp thu hẹp.
-
Câu 4:
Gia tăng tự nhiên đã giảm nhưng mỗi năm nước ta vẫn thêm khoảng 1 triệu người là do
A. quy mô dân số lớn, cơ cấu dân số trẻ.
B. mức chết xuống thấp và ổn định.
C. sự phát triển kinh tế - xã hội.
D. chất lượng cuộc sống ngày càng được nâng lên.
-
Câu 5:
Hậu quả của gia tăng dân số nhanh về mặt môi trường là
A. làm giảm tốc độ phát triển kinh tế.
B. không đảm bảo sự phát triển bền vững.
C. tỉ lệ thiếu việc làm và thất nghiệp cao.
D. chất lượng cuộc sống chậm được cải thiện.
-
Câu 6:
Vùng nào sau đây có mật độ dân số cao nhất nước ta?
A. Đông Nam Bộ.
B. Đồng bằng sông Hồng.
C. Đồng bằng sông Cửu Long.
D. Bắc Trung Bộ.
-
Câu 7:
Phát biểu nào sau đây không đúng với sự phân bố dân cư nước ta?
A. Phân bố dân cư chưa hợp lí giữa các vùng.
B. Trung du, miền núi nhiều tài nguyên nhưng dân cư ít.
C. Đồng bằng có tài nguyên hạn chế nhưng dân cư đông.
D. Mật độ dân cư miền núi cao hơn mật độ dân cư trung bình của cả nước.
-
Câu 8:
So với dân số cả nước, số dân tập trung ở đồng bằng nước ta khoảng (%)
A. 72
B. 73
C. 74
D. 75
-
Câu 9:
Mật độ dân số trung bình ở nước ta năm 2006 là (người/km2)
A. 251
B. 252
C. 253
D. 254
-
Câu 10:
Nguyên nhân bao trùm nhất làm cho tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số nước ta giảm là do thực hiện tốt
A. Công tác kế hoạch hoá gia đình.
B. Chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình.
C. Các hoạt động giáo dục dân số.
D. Các hoạt động về kiểm soát sự gia tăng tự nhiên.
-
Câu 11:
Trung bình mỗi năm, dân số nước ta tăng khoảng
A. 70 vạn người.
B. 80 vạn người.
C. 90 vạn người.
D. 1 triệu người.
-
Câu 12:
Giai đoạn nào sau đây, tỉ lệ gia tăng dân số trung bình năm của nước ta cao nhất
A. 1954- 1960.
B. 1960- 1965.
C. 1965 - 1970.
D. 1970- 1976.
-
Câu 13:
Biểu hiện rõ rệt về sức ép của gia tăng dân số nhanh đến chất lượng cuộc sống ở khía cạnh thu nhập là
A. Ô nhiễm môi trường.
B. Giảm tốc độ phát triển kinh tế.
C. Giảm GDP bình quân đầu người.
D. Cạn kiệt tài nguyên
-
Câu 14:
Hậu quả của gia tăng dân số nhanh về mặt môi trường là
A. Làm giảm tốc độ phát triển kinh tế.
B. Chất lượng cuộc sống chậm được cải thiện.
C. Không đảm bảo sự phát triển bền vững.
D. Tỉ lệ thiếu việc làm và thất nghiệp cao.
-
Câu 15:
Do dân số đông và tăng nhanh nên Việt Nam có nhiều thuận lợi trong việc
A. Cải thiện chất lượng cuộc sống.
B. Mở rộng thị trường tiêu thụ.
C. Giải quyết được nhiều việc làm.
D. Khai thác, sử dụng tài nguyên hiệu quả hơn.
-
Câu 16:
Thời kì nào sau đây, ở nước ta diễn ra sự bùng nổ dân số?
A. Từ năm 1989 - 1999.
B. Từ sau năm 2000.
C. Đầu thế kỷ XX.
D. Nửa cuối thế kỷ XX.
-
Câu 17:
Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về dân số nước ta?
A. Dân số nước ta tăng nhanh.
B. Việt Nam là một nước đông dân.
C. Phần lớn dân số ở thành thị.
D. Cơ cấu dân số chuyển sang già.
-
Câu 18:
Đặc điểm nào sau đây không phải của dân số nước ta hiện nay?
A. Đông.
B. Trẻ.
C. Tăng nhanh.
D. Phân bố không đều.
-
Câu 19:
Dân số nước ta năm 2006 là (triệu người)
A. 84,1
B. 84,2
C. 84,3
D. 84,4
-
Câu 20:
Trong khu vực Đông Nam Á, dân số nước ta đứng thứ
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
-
Câu 21:
Trong số 200 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, dân số nước ta đứng thứ
A. 10
B. 11
C. 12
D. 13
-
Câu 22:
Phát biểu nào sau đây không đúng với dân cư, dân tộc nước ta?
A. Các dân tộc luôn đoàn kết bên nhau.
B. Các dân tộc luôn phát huy truyền thống sản xuất.
C. Sự phát triền kinh tế - xã hội giữa các vùng còn chênh lệch.
D. Mức sống của các dân tộc ít người đã ở mức cao.
-
Câu 23:
Phát biểu nào sau đây không đúng với dân cư, dân tộc nước ta?
A. Các dân tộc luôn đoàn kết bên nhau.
B. Các dân tộc luôn phát huy truyền thống sản xuất.
C. Sự phát triền kinh tế - xã hội giữa các vùng còn chênh lệch.
D. Mức sống của các dân tộc ít người đã ở mức cao.
-
Câu 24:
Các nước ngoài có người Việt đang sinh sống nhiều nhất là
A. Hoa Kì, Ô-xtrây-li-a, Hàn Quốc.
B. Hoa Kì, Ô-xtrây-li-a, một số nước châu Âu.
C. Hoa Kì, Ô-xtrây-li-a, Nhật Bản.
D. Hoa Kì, Ô-xtrây-li-a, Lào.
-
Câu 25:
Số người Việt hiện đang sinh sống ở nước ngoài hiện nay là (triệu người)
A. 1,2
B. 2,2
C. 3,2
D. 4,2
-
Câu 26:
So với tổng số dân cả nước, dân tộc Kinh chiếm (%)
A. 66,2
B. 76,2
C. 86,2
D. 96,2
-
Câu 27:
Số dân tộc ở nước ta hiện này là
A. 52
B. 53
C. 54
D. 55
-
Câu 28:
Khó khăn nào sau đây không phải do dân số đông gây ra?
A. Trở ngại cho phát triển kinh tế.
B. Trở ngại cho nâng cao đời sống.
C. Trở ngại cho bảo vệ môi trường.
D. Trở ngại cho nâng cao đời sống.
-
Câu 29:
Thuận lợi của dân số đông đối với phát triển kinh tế đất nước là:
A. nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn.
B. nguồn lao động trẻ nhiều, thị trường tiêu thụ rộng lớn.
C. lao động có trình độ cao nhiều, khả năng huy động lao động lớn.
D. số người phụ thuộc ít, số người trong độ tuổi lao động nhiều.
-
Câu 30:
Nhận xét nào sau đây không còn đúng với dân cư Việt Nam hiện nay?
A. Đông dân, có nhiều thành phần dân tộc.
B. Dân số còn tăng nhanh.
C. Cơ cấu dân số trẻ.
D. Phân bố dân cư chưa hợp lí.
-
Câu 31:
Điểm nào sau đây thể hiện nước ta dân đông?
A. Đứng thứ ba khu vực Đông Nam Á và thứ 13 trên thế giới.
B. Nước ta có dân số đông và có nguồn lao động dồi dào.
C. Dân số là nguồn lực quan trọng để phát triển kinh tế đất nước.
D. Có 54 dân tộc sống ở khắp các vùng lãnh thổ đất nước.
-
Câu 32:
Cho bảng số liệu:
TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG TỈ SUẤT SINH THÔ VIỆT NAM, GIAI ĐOẠN 2010 - 2015
(Đơn vị: ‰)
(Nguồn: Tính toán từ Niên giám thống kê Việt Nam 2015, NXB Thống kê, 2016)
Biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tốc độ tăng trưởng tỉ suất sinh thô Việt Nam giai đoạn 2010 – 2015 trên cùng một hệ trục tọa độ là:
A. cột ghép.
B. cột chồng.
C. miền.
D. đường.
-
Câu 33:
Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về phân bố dân cư nước ta?
A. Dân cư phân bố không đều trên phạm vi cả nước.
B. Dân cư phân bố chủ yếu ở vùng đồng bằng và ven biển.
C. Mật độ dân cư ở vùng đồi núi và cao nguyên thấp.
D. Phần lớn dân cư sinh sống ở thành thị.
-
Câu 34:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, hãy cho biết tỉnh/ thành phố có mật độ dân số trên 2000 người/km2 là
A. Khánh Hòa.
B. Quảng Ninh.
C. Biên Hòa.
D. Đà Nẵng.
-
Câu 35:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, hãy cho biết thành phố Vinh có quy mô dân số là bao nhiêu?
A. Trên 1000 000 người.
B. Từ 500 0001 – 1000 000 người.
C. Từ 200 001 – 500 000 người.
D. Dưới 100 000 người.
-
Câu 36:
Sự phân bố dân cư không hợp lí ảnh hưởng rất lớn đến việc
A. sử dụng lao động, khai thác tài nguyên.
B. khai thác tài nguyên, nâng cao dân trí.
C. nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực.
D. đào tạo nhân lực, khai thác tài nguyên.
-
Câu 37:
Vùng có mật độ dân số cao nhất nước ta là
A. Đông Nam Bộ.
B. Đồng bằng sông Hồng.
C. Đồng bằng sông Cửu Long.
D. Bắc Trung Bộ.
-
Câu 38:
Đẩy mạnh phát triển công nghiệp ở trung du và miền núi nhằm:
A. Giảm tỉ lệ gia tăng dân số ở khu vực này.
B. Phân bố lại dân cư và lao động giữa các vùng.
C. Tăng tỉ lệ dân thành thị trong cơ cấu dân số.
D. Phát huy truyền thống sản xuất của các dân tộc ít người.
-
Câu 39:
Tình trạng di dân tự do tới những vùng trung du và miền núi những năm gần đây dẫn đến
A. gia tăng sự mất cân đối tỉ số giới tính giữa các vùng ở nước ta.
B. các vùng xuất cư thiếu hụt lao động.
C. làm tăng thêm khó khăn cho vấn đề việc làm ở vùng nhập cư.
D. tài nguyên và môi trường ở các vùng nhập cư bị suy giảm.
-
Câu 40:
Dựa vào bảng số liệu dưới đây:
Nhận định đúng nhất là:
A. Dân số nước ta ngày càng giảm.
B. Dân số nước ta tăng nhanh nhưng còn nhiều biến động.
C. Thời kì 1956 - 1960 có tỉ lệ tăng dân số hằng năm cao nhất.
D. Thời kì 1960 - 1985 có dân số tăng trung bình hằng năm cao nhất.
-
Câu 41:
Cho bảng số liệu:
Dân số Việt Nam thời kì 2005 – 2015 (Đơn vị: nghìn người)
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2015, NXB Thống kê, 2016)
Biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tình hình phát triển dân số Việt Nam thời kì 2005 – 2015 theo bảng số liệu là:
A. Cột chồng.
B. Cột ghép.
C. Đường.
D. Kết hợp cột với đường.
-
Câu 42:
Nguyên nhân cơ bản nhất khiến Đồng bằng sông Hồng có mật độ dân số cao nhất cả nước là
A. có lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời nhất.
B. có khí hậu thuận lợi, ôn hòa.
C. có nền kinh tế rất phát triển.
D. có lực lượng sản xuất có trình độ, chuyên môn cao.
-
Câu 43:
Nguyên nhân cơ bản khiến đồng bằng sông Hồng có mật độ dân số cao hơn đồng bằng sông Cửu Long là
A. đất đai màu mỡ, phì nhiêu hơn.
B. khí hậu thuận lợi hơn.
C. giao thông thuận tiện hơn.
D. lịch sử định cư sớm hơn.
-
Câu 44:
Nhân tố đóng vai trò quyết định đến phân bố dân cư nước ta hiện nay là
A. các điều kiện tự nhiên.
B. lịch sử khai thác lãnh thổ.
C. trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.
D. chuyển cư, nhập cư.
-
Câu 45:
Nhân tố ảnh hưởng đến sự phân bố dân cư ở nước ta:
A. Tập quán canh tác và thâm canh cây lúa nước.
B. Chính sách phát triển dân số của Nhà nước.
C. Lịch sử định cư và phương thức sản xuất.
D. Tăng cường đầu tư khai hoang mở rộng đất ở.
-
Câu 46:
Do đặc điểm địa hình hiểm trở, giao thông qua lại khó khăn nên Tây Bắc là vùng có
A. Ngành du lịch phát triển nhất.
B. Nền kinh tế phát triển nhất.
C. Mật độ dân số thấp nhất.
D. Ngành chăn nuôi phát triển nhất.
-
Câu 47:
Trung du và miền núi nước ta có mật độ dân số thấp hơn vùng đồng bằng chủ yếu là vì
A. điều kiện tự nhiên khó khăn hơn.
B. lịch sử định cư sớm hơn.
C. nguồn lao động ít hơn.
D. kinh tế - xã hội còn chậm phát triển.
-
Câu 48:
Phát biểu nào không đúng với ảnh hưởng của đô thị hoá đến phát triển kinh tế - xã hội nước ta?
A. Sử dụng ít lực lượng lao động có trình độ chuyên môn kĩ thuật.
B. Có khả năng tạo ra nhiều việc làm và thu nhập cho người lao động.
C. Tác động mạnh tới quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nước ta.
D. Ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương.
-
Câu 49:
Sự gia tăng dân số nhanh hiện nay ở nước ta đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc
A. phát triển ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng.
B. cải thiện chất lượng cuộc sống của nhân dân.
C. khai thác hiệu quả tài nguyên thiên nhiên.
D. mở rộng thị trường tiêu thụ.
-
Câu 50:
Hiện nay, dân số nước ta có tỉ suất sinh tương đối thấp là do
A. số người trong độ tuổi sinh đẻ ít.
B. thực hiện tốt công tác dân số, kế hoạch hoá gia đình.
C. đời sống nhân dân khó khăn.
D. xu hướng sống độc thân ngày càng phổ biến.