Trắc nghiệm Công dân với các quyền tự do cơ bản GDCD Lớp 12
-
Câu 1:
Tung tin nói xấu làm mất uy tín của người khác là hành vi xâm phạm đến quyền nào dưới đây của công dân?
A. Quyền nhân thân.
B. Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự và nhân phẩm.
C. Quyền được đảm bảo an toàn về uy tín, thanh danh.
D. Quyền được bảo vệ uy tín.
-
Câu 2:
Đánh người gây thương tích, làm tổn hại đến tính mạng và sức khỏe của người khác là hành vi xâm phạm đến quyền nào dưới đây của công dân?
A. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
B. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe của công dân.
C. Quyền được đảm bảo an toàn sức khỏe.
D. Quyền được đảm bảo an toàn tính mạng.
-
Câu 3:
Mọi hành vi xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm của công dân đều vừa trái với đạo đức:
A. Vừa vi phạm pháp luật.
B. Vừa trái với chính trị.
C. Vừa vi phạm chính sách.
D. Vừa trái với thực tiễn.
-
Câu 4:
Khám chỗ ở đúng pháp luật là thực hiện khám trong trường hợp nào dưới đây?
A. Do pháp luật quy định.
B. Có nghi ngờ tội phạm.
C. Cần tìm đồ vật quý.
D. Do một người chỉ dẫn.
-
Câu 5:
Việc kiểm soát thư tín, điện thoại, điện tín của cá nhân được thực hiện trong trường hợp pháp luật có quy định và phải có quyết định của:
A. Thủ trưởng cơ quan.
B. Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
C. Cơ quan công an xã, phường.
D. Cơ quan quân đội.
-
Câu 6:
Không ai được xâm phạm tới danh dự và nhân phẩm của người khác là nội dung quyền nào dưới đây của công dân?
A. Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự và nhân phẩm.
B. Quyền được bảo đảm an toàn thanh danh của người khác.
C. Quyền nhân thân.
D. Quyền được pháp luật bảo hộ về uy tín.
-
Câu 7:
Không ai được xâm phạm tới tính mạng, sức khỏe của người khác là nội dung quyền nào dưới đây của công dân?
A. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm và danh dự.
B. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.
C. Quyền được đảm bảo an toàn về thân thể.
D. Quyền được bảo đảm thư tín, điện thoại điện tín.
-
Câu 8:
Cơ quan có thẩm quyền có quyền ra lệnh bắt người trong trường hợp nào dưới đây?
A. Bắt bị can, bị cáo để tạm giam trong trường hợp cần thiết.
B. Bắt người khi có căn cứ cho rằng người đó phạm tội.
C. Bảo đảm trật tự, an toàn xã hội.
D. Bảo đảm quyền tự do đi lại của công dân.
-
Câu 9:
Không ai được tự ý bắt và giam, giữ người là nói đến quyền nào dưới đây của công dân?
A. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể.
B. Quyền được đảm bảo an toàn trong cuộc sống.
C. Quyền tự do cá nhân.
D. Quyền được đảm bảo an toàn tính mạng.
-
Câu 10:
Chứng kiến cảnh anh M đang thực hiện hành vi bẻ khóa và ăn trộm xe máy nhà ông T, nên anh V đã khống chế anh M và giải lên trình báo công an. Nhưng vì muốn giải cứu cho bạn mình, nên chị A đã đến cởi trói cho anh M và bắt giữ anh V lại, rồi vu khống cho anh V đã ăn trộm xe máy. Trong trường hợp này, ai dưới đây vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể?
A. Anh V.
B. Ông T.
C. Chị A.
D. Anh M.
-
Câu 11:
Khi thấy tên cướp chạy vào nhà anh B. Các đồng chí công an hình sự đã đuổi theo và vào nhà anh B đề nghị giúp đỡ để bắt tên cướp. Trong trường hợp này anh B nên làm gì cho phù hợp với quy định của pháp luật?
A. Nhẹ nhàng từ chối.
B. Đóng cửa lại không cho vào nhà.
C. Hợp tác với công an.
D. Che giấu cho tên cướp.
-
Câu 12:
Do nghi ngờ học sinh A buôn bán thuốc lắc cho một số học sinh trong và ngoài trường nên công an phường đã xông vào trường, phá tủ cá nhân của học sinh A dù bảo vệ nhà trường hết sức ngăn cản. Hành động của công an phường đã xâm phạm vào quyền
A. bất khả xâm phạm về chỗ ở.
B. được pháp luật bảo hộ về tính mạng của công dân.
C. được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ của công dân.
D. bất khả xâm phạm về thân thể.
-
Câu 13:
Ông T là một vị chủ tịch xã rất liêm khiết, suốt đời không tham ô tiền của của nhân dân. Do không kí sổ để cho anh P – một người không phải là nghèo được công nhận là hộ nghèo. Bất bình vì điều đó, anh C trong một cuộc họp giao ban đã đứng đậy phát biểu, dùng những lời lẽ miệt thị, xúc phạm danh dự ông T, hơn nữa anh C còn tự do phát biểu rằng ông T là người tham ô, tham nhũng, nhận tiền hối lộ của anh P. Trong trường hợp này, ai đã vi phạm quyền tự do ngôn luận?
A. Ông T.
B. Anh P.
C. Ông T và anh P.
D. Anh C.
-
Câu 14:
Bà T nợ ông A 50 triệu đồng nhưng không trả. Ông A đã cho người đến bắt con của bà T làm con tin, để buộc bà phải trả khoản nợ đó. Hành vi của ông A đã xâm phạm tới quyền bất khả xâm phạm về
A. danh dự.
B. thân thể.
C. tính mạng.
D. sức khỏe.
-
Câu 15:
Khi bắt được đối tượng trộm chó nhà mình. Anh A đã nhốt đối tượng trộm chó một ngày, một đêm, yêu cầu gia đình họ mang tiền đến chuộc mới thả cho về. Hành vi tạm giữ người của anh A đã vi phạm quyền
A. được pháp luật bảo hộ về nhân phẩm, danh dự.
B. bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
C. được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe.
D. bất khả xâm phạm về tinh thần của công dân.
-
Câu 16:
Đối tượng nào dưới đây không phải chủ thể của quyền bất khả xâm phạm về thân thể công dân?
A. Người chưa đủ 18 tuổi.
B. Người đang bị truy nã.
C. Người đang bị kỉ luật.
D. Người bị bệnh tâm thần.
-
Câu 17:
Do biết mật khẩu thư điện tử của anh A, chị B đã tự ý mở xem trộm và trả lời một số thư của anh. Trong trường hợp này, chị B đã vi phạm quyền nào dưới đây của công dân?
A. Bất khả xâm phạm về nhân phẩm.
B. Bảo đảm an toàn và bí mật thông tin.
C. Bất khả xâm phạm về danh dự.
D. Bảo đảm an toàn và bí mật thư tín.
-
Câu 18:
Nhiều người dân thủ đô đã viết đơn kiến nghị lên chủ tịch UBND thành phố Hà Nội về việc tháo bỏ loa phường vì nó ảnh hưởng không tốt đến đời sống của nhân dân. Trong trường hợp này người dân thủ đô đã sử dụng quyền tự do cơ bản nào dưới đây?
A. Bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
B. Được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm của công dân.
C. Tự do ngôn luận.
D. Được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe của công dân.
-
Câu 19:
Sử dụng mạng xã hội Facebook để bình luận về các vấn đề xã hội mà mình quan tâm nhưng không vi phạm pháp luật, tức là công dân đã sử dụng quyền
A. được pháp luật bảo hộ về danh dự và nhân phẩm của công dân.
B. bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
C. tự do ngôn luận.
D. được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.
-
Câu 20:
Trên đường đi học, A đã vào nhà ông B ăn trộm hoa quả. Ông B bắt và trói A lại. Sau khi giam giữ A khoảng 6 tiếng, ông B đã thả cho A về. Việc làm của ông B đã vi phạm quyền
A. được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe.
B. bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
C. bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.
D. được pháp luật bảo hộ về nhân phẩm, danh dự.
-
Câu 21:
Nghi ngờ ông A lấy cắp tiền của mình, ông B cùng con trai tự ý vào nhà ông A khám xét. Hành vi này xâm phạm đến quyền nào dưới đây?
A. Quyền được đảm bảo bí mật đời tư của công dân.
B. Quyền bất khả xâm phạm chỗ ở của công dân.
C. Quyền được pháp luật bảo hộ về nhân phẩm và danh dự của công dân.
D. Quyền nhân thân của công dân.
-
Câu 22:
Tự ý vào chỗ ở của công dân trong trường hợp nào dưới đây không vi phạm pháp luật?
A. Vào để bắt trộm.
B. Được chủ nhà cho phép.
C. Được công an cho phép.
D. Vào để tìm đồ của mình.
-
Câu 23:
Đối tượng nào dưới đây bất cứ ai cũng có quyền bắt giữ?
A. Đối tượng có dấu hiệu hành vi phạm tội.
B. Đối tượng đã mãn hạn tù.
C. Đối tượng đang hưởng án treo.
D. Tội phạm đang bị truy nã.
-
Câu 24:
Ý kiến nào sau đây là sai khi nói về quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân?
A. Tự tiện bắt và giam giữ người là hành vi trái pháp luật.
B. Chỉ những người có thẩm quyền và được pháp luật cho phép mới được quyền bắt người.
C. Khi cần thiết công an có quyền bắt người.
D. Trong trường hợp cần thiết có thể bắt và giam giữ người nhưng phải theo đúng quy định của pháp luật.
-
Câu 25:
Cá nhân, tổ chức nào thẩm quyền kiểm tra, kiểm soát thư tín, điện thoại, điện tín?
A. Viện trưởng viện kiểm sát nhân dân.
B. Cá nhân, tổ chức có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
C. Chánh án.
D. Cơ quan công an.
-
Câu 26:
Nhận định nào sau đây là sai?
A. Không ai được xâm phạm danh dự, nhân phẩm của người khác.
B. Không ai được đánh người.
C. Cha mẹ có quyền mắng chửi con.
D. Không ai được xâm phạm tính mạng, sức khỏe của người khác.
-
Câu 27:
Không ai được đánh người là nội dung thuộc quyền nào dưới đây?
A. Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm.
B. Tự do ngôn luận.
C. Bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
D. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe.
-
Câu 28:
Điền từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thành câu sau: Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở là một trong những quyền tự do... của công dân.
A. cơ bản.
B. cơ sở.
C. bản chất.
D. thực chất.
-
Câu 29:
Không ai được tự ý bắt và giam, giữ người là nói đến quyền nào dưới đây của công dân?
A. Quyền được đảm bảo tính mạng.
B. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể.
C. Quyền được đảm bảo an toàn trong cuộc sống.
D. Quyền tự do cá nhân.
-
Câu 30:
Chủ thể nào dưới đây có quyền được đảm bảo an toàn về bí mật thư tín, điện tín?
A. Cán bộ an ninh mạng.
B. Học sinh, sinh viên.
C. Mọi công dân.
D. Phóng viên, nhà báo.
-
Câu 31:
Việc kiểm soát thư tín, điện thoại, điện tín của cá nhân được thực hiện trong trường hợp pháp luật có quy định và phải có quyết định của
A. cơ quan công an xã, phường.
B. cơ quan quân đội.
C. thủ trưởng cơ quan.
D. cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
-
Câu 32:
Hành vi xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm của công dân là
A. trái với chính sách của nhà nước và pháp luật.
B. trái với đạo đức và pháp luật.
C. trái với đạo đức và chính trị.
D. trái với đạo đức và chính sách của nhà nước.
-
Câu 33:
Không ai được xúc phạm, bôi nhọ danh dự người khác là nội dung thuộc quyền nào dưới đây?
A. Được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm.
B. Được pháp luật bảo hộ về bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.
C. Được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe.
D. Bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
-
Câu 34:
Thế nào là khám chỗ ở đúng pháp luật?
A. Khi có lệnh của cơ quan có thẩm quyền.
B. Theo đúng trình tự, thủ tục do pháp luật quy định.
C. Khi khẳng định có tội phạm đang lẩn trốn ở đó.
D. Khi có lệnh của người có thẩm quyền và thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục do pháp luật quy định.
-
Câu 35:
Công dân góp ý vào dự thảo Luật Biểu tình. Đây là thể hiện quyền:
A. bảo đảm bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.
B. bất khả xâm phạm về thân thể.
C. tự do ngôn luận.
D. bất khả xâm phạm về chỗ ở.
-
Câu 36:
Trong trường hợp nào dưới đây thì bất kỳ ai cũng có quyền bắt người?
A. Đang phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã.
B. Có dấu hiệu hành vi phạm tội.
C. Đang bị nghi ngờ phạm tội.
D. Đang chuẩn bị thực hiện hành vi phạm tội.
-
Câu 37:
Quyền được đảm bảo, an toàn, bí mật điện thoại, điện tín thuộc nhóm quyền về
A. tự do cơ bản.
B. phát triển của công dân.
C. bình đẳng của công dân.
D. dân chủ cơ bản.
-
Câu 38:
Tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý là vi phạm quyền
A. bất khả xâm phạm tính mạng.
B. bất khả xâm phạm về chỗ ở.
C. bất khả xâm phạm về nhân phẩm, danh dự.
D. bất khả xâm phạm về thân thể.
-
Câu 39:
Tự ý bóc mở thư của người khác là vi phạm:
A. quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.
B. quyền tự do ngôn luận.
C. quyền bất khả xâm phạm về thân thể.
D. quyền bảo đảm về bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.
-
Câu 40:
Trong cuộc họp, anh B phát biểu phê bình chị C về những sai lầm trong công việc. Giám đốc công ty là ông X ngắt lời yêu cầu anh B ngừng phát biểu nhưng anh B không đồng ý. Thấy vậy, ông X đã yêu cầu bảo vệ K buộc anh B rời khỏi cuộc họp. Anh M là nhân viên công ty thấy vậy đã viết bài báo nói ông X bạo hành nhân viên đăng lên facebook khiến uy tín của ông X bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Những ai dưới đây đã vi phạm quyền tự do ngôn luận?
A. Ông X và anh M.
B. Ông X, anh M và anh K.
C. Ông X, anh M và anh B.
D. Anh M và anh K.
-
Câu 41:
Do không đồng tình với kết quả cuộc thi hoa hậu, nhà báo X đã đăng lên Facebook cá nhân quan điểm, thái độ không đồng tình của mình về kết quả cuộc thi, đồng thời dùng những lời lẽ thô tục để miệt thị nhan sắc của hoa hậu Y. Nhà báo X đã sử dụng sai quyền nào dưới đây?
A. Quyền tự do báo chí.
B. Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội.
C. Quyền tự do riêng tư.
D. Quyền tự do ngôn luận.
-
Câu 42:
Trong đợt tiếp xúc với cử tri thành phố X, ông A đã bày tỏ quan điểm của mình về quy trình bổ nhiệm nhân sự. Ông A đã thực hiện quyền nào dưới đây của công dân?
A. Tham gia quản lí nhà nước và xã hội.
B. Tự do ngôn luận.
C. Tự xử lí thông tin.
D. Quản lí nhà nước.
-
Câu 43:
Trong buổi ngoại khóa của trường, bạn Q đưa ra thắc mắc với thầy Đ về chương trình giáo dục liệu có đáp ứng được với đòi hỏi của cuộc cách mang công nghệ 4.0. Bạn Q đã thực hiện quyền tự do cơ bản nào dưới đây của công dân?
A. Tự do ngôn luận.
B. Tự do thông tin.
C. Tôn trọng quan điểm cá nhân.
D. Tham gia quản lí nhà nước và xã hội.
-
Câu 44:
Đang đuổi theo tên cướp giật tài sản vào đến ngõ thì mất dấu, hai anh công an A và B nghi ngờ tên cướp chạy vào nhà ông C nên định vào để tiếp tục tìm bắt nhưng bị ông C ngăn lại. Cho rằng ông C muốn bao che cho tên cướp nên anh A và B đã đe dọa ông C và kiên quyết xông vào. Trong trường hợp trên, những ai đã vi phạm quyền bất khả xâm phạm chỗ ở của công dân?
A. Tên cướp.
B. Tên cướp và ông C.
C. Anh A và anh B.
D. Anh A, anh B và tên cướp.
-
Câu 45:
Bà T dựng xe đạp ngoài cửa hàng để mua thức ăn nhưng quên không mang túi xách vào nên đã bị mất. Nghi ngờ em C đang chơi gần đó lấy trộm, bà T đã chửi bới và cùng con gái xông vào nhà em C để lục soát. Bố mẹ em C cản không được đã tức giận đánh bà T và con gái bà khiến cả hai bị thương tích nhẹ. Những ai dưới đây đã vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân?
A. Em C và bố mẹ C.
B. Bố mẹ C.
C. Bà T và con gái.
D. Bà T, con gái bà T và em C.
-
Câu 46:
P mượn sách tham khảo của H đã lâu mà chưa trả. Khi cần dùng sách, H đến tìm nhưng P lại không có nhà. Mẹ P bảo H cứ vào phòng tìm nhưng H bảo để tối P về sẽ quay lại. H đã tôn trọng quyền nào dưới đây của công dân?
A. Quyền bí mật riêng tư của công dân.
B. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.
C. Quyền bất khả xâm phạm về tài sản.
D. Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự.
-
Câu 47:
Hết giờ học, T mượn điện thoại của M để gọi mẹ đến đón. Vì tò mò, T tự ý đọc tin nhắn của M rồi phát tán nội dung đó lên trang thông tin cá nhân. Hôm sau. Trong lúc T đi hỏi lớp, M đã tìm cách lấy được thư của T rồi đọc cho cả lớp nghe. T và M đã vi phạm quyền nào dưới đây của công dân?
A. Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.
B. Quyền được pháp luật bảo hộ về tài sản.
C. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.
D. Quyền bí mật riêng tư của mỗi cá nhân.
-
Câu 48:
Bác đưa thư đến gửi bưu phẩm cho chị A nhưng chị đi vắng, B là em gái ở nhà nhận thay. B định mở ra xem bên trong có gì. Nếu là bạn của B, em sẽ chọn cách ứng xử nào sau đây cho phù hợp?
A. Không quan tâm vì đây không phải việc của mình.
B. Khuyên B nên dừng lại vì làm như vậy là vi phạm pháp luật.
C. Im lặng, vì B là người của chị A nên không sao.
D. Cùng B kiểm tra xem bên trong có gì.
-
Câu 49:
Trên đường đi học, X bị hai thanh niên trêu ghẹo. N phản đối thì bị họ lăng mạ và dọa đánh. X cần chọn cách nào sau đây để bảo vệ mình?
A. Chửi và đánh lại những thanh niên đó.
B. Im lặng đề chờ những thanh niên đó bỏ đi.
C. Giả vờ khóc lóc để những thanh niên đó tha cho.
D. Kêu lên để những người khác giúp đỡ, sau đó làm đơn tố cáo.
-
Câu 50:
Để cạnh tranh, chị B đã thuê người phát tán những hình ảnh sai sự thật làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của chị H chủ cửa hàng bên cạnh. Phát hiện sự việc, chị H đã sỉ nhục chị B trước đông đảo khách hàng. Chị B và chị H đã vi phạm quyền nào dưới đây của công dân?
A. Bất khả xâm phạm về thân thể.
B. Được bảo mật thông tin liên ngành.
C. Bất khả xâm phạm về chỗ ở.
D. Được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm.