Trắc nghiệm Công dân với các quyền dân chủ GDCD Lớp 12
-
Câu 1:
Khi bầu cử, mỗi cử tri đều có một lá phiếu với giá trị ngang nhau là thể hiện nguyên tắc bầu cử
A. phổ thông.
B. bình đẳng.
C. dân chủ.
D. công bằng.
-
Câu 2:
Ở phạm vi cơ sở, dân chủ trực tiếp được thực hiện tại các hội nghị toàn thể nhân dân hoặc chủ hộ gia đình về các chủ trương và mức đóng góp bằng cách
A. tự do phát biểu ý kiến.
B. biểu quyết công khai hoặc bỏ phiếu kín.
C. không có biểu hiện gì.
D. không đồng tình với quyết định của chính quyền.
-
Câu 3:
Quyền bầu cử của công dân được thực hiện theo mấy nguyên tắc?
A. Ba nguyên tắc.
B. Năm nguyên tắc.
C. Bốn nguyên tắc.
D. Hai nguyên tắc.
-
Câu 4:
Ở phạm vi cơ sở, trên cơ sở chính sách và pháp luật của Nhà nước, nhân dân trực tiếp quyết định những công việc thiết thực, cụ thể gắn liền với quyền và nghĩa vụ nơi họ sinh sống là việc thực hiện quyền
A. tham gia quản lí và xây dựng pháp luật.
B. tham gia quản lí cơ sở.
C. tham gia quản lí địa phương.
D. tham gia quản lí nhà nước và xã hội.
-
Câu 5:
Quyền bầu cử là quyền dân chủ của công dân trong lĩnh vực
A. văn hóa.
B. xã hội.
C. chính trị.
D. kinh tế.
-
Câu 6:
Đâu không phải nội dung quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội?
A. Được học tập bất cứ ngành nghề gì mình thích.
B. Thảo luận vào các công việc chung của đất nước trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.
C. Kiến nghị với các cơ quan nhà nước xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội.
D. Kiến nghị với các cơ quan nhà nước về xây dựng bộ máy nhà nước.
-
Câu 7:
Chủ thể nào dưới đây có quyền khiếu nại?
A. Cơ quan nhà nước.
B. Tổ chức.
C. Cá nhân, tổ chức.
D. Công dân.
-
Câu 8:
"Quy định về người có quyền cử và ứng cử vào cơ quan đại biểu của nhân dân" thuộc vấn đề nào sau đây?
A. Nội dung quyền bầu cử, ứng cử.
B. Ý nghĩa quyền bầu cử, ứng cử.
C. Bình đẳng trong thực hiện quyền bầu cử, ứng cử.
D. Khái niệm quyền bầu cử, ứng cử.
-
Câu 9:
Công dân khi phát hiện hành vi phạm tội, hành vi nào sau đây là đúng?
A. Tố cáo ngay với cơ quan có thẩm quyền.
B. Coi như không biết.
C. Che giấu tội phạm.
D. Giúp đỡ tội phạm bỏ trốn.
-
Câu 10:
Khi gặp trường hợp nào sau đây, công dân có quyền khiếu nại?
A. Thấy người trộm cắp xe đạp ở cổng trường trung học.
B. Phát hiện đối tượng nghi ngờ buôn bán ma túy.
C. Sau khi nghỉ sinh đúng quy định đi làm lại bị giám đốc cho thôi việc không rõ lí do.
D. Thấy một nhóm thanh niên chuẩn bị đua xe trái phép.
-
Câu 11:
Sau khi được A – Hạt trưởng Hạt kiểm lâm X nhận vào làm bảo vệ, anh B đã mấy lần bắt gặp A nhận tiền của Y để tiếp tay cho Y cùng đồng bọn vào khai thác gỗ tại rừng phòng hộ. Anh B đã kể chuyện này cho vợ nghe và còn đưa cả bằng chứng cho vợ xem. Vợ anh B đã gọi điện và tống tiền anh A. Trong trường hợp trên, những ai cần bị tố cáo?
A. Vợ chồng B, A và Y.
B. Vợ B, A và Y.
C. Hạt trưởng A.
D. Hạt trưởng A và Y.
-
Câu 12:
Thấy vợ mình là chị B bị ông X là giám đốc sở Y ra quyết định điều chuyển công tác đến một đơn vị ở xa dù đang nuôi con nhỏ, anh N là chồng chị B đã thuê anh K chặn xe ô tô công vụ do ông X sử dụng đi đám cưới để đe dọa ông này. Do hoảng sợ, ông X đã điều khiển xe chạy sai làn đường nên bị anh Z cảnh sát giao thông dừng xe, yêu cầu đưa năm triệu đồng để bỏ qua lỗi này. Vì ông X từ chối đưa tiền nên anh Z đã lập biên bản xử phạt thêm lỗi khác mà ông X không vi phạm. Những ai dưới đây là đối tượng vừa bị khiếu nại vừa bị tố cáo?
A. Ông X, anh Z và anh K.
B. Anh Z, anh K.
C. Ông X và anh Z.
D. Ông Z, anh Z, anh K và anh N.
-
Câu 13:
Hết thời gian nghỉ thai sản theo quy định, chị A làm đơn xin nghỉ thêm một tháng và được giám đốc Y chấp nhận. Vì thiếu người làm, giám đốc Y đã tuyển thêm nhân viên mới thay thế vị trí của chị A. Khi đi làm trở lại, chị A bị giám đốc điều chuyển sang làm công việc khác không đúng với hợp đồng lao động đã kí. Chị A phải sử dụng quyền nào dưới đây để bảo vệ lợi ích hợp pháp của mình.
A. Tố cáo.
B. Khiếu nại.
C. Kháng nghị.
D. Phản biện.
-
Câu 14:
Trong cuộc họp toàn dân xã X bàn về xây dựng nhà văn hóa, anh A và anh Z liên tục có nhiều ý kiến trái chiều. Trong lúc gay gắt, anh A cho rằng anh Z chỉ là nông dân hông nên phát biểu nhiều. Thấy vậy, chủ tịch xã cắt ngang ý kiến của hai anh và đưa ra quyết định cuối cùng. Trong trường hợp này, những ai vi phạm pháp luật về quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội của công dân?
A. Anh A.
B. Chủ tịch xã.
C. Chủ tịch xã và anh A.
D. Anh A và anh Z.
-
Câu 15:
Nhân dân thôn X họp bàn và quyết định mức góp tiền của từng hộ để xây dựng điểm sinh hoạt cộng đồng. Việc này cũng được lãnh đạo xã chấp thuận và ủng hộ kinh phí. Việc họp bàn và quyết định của bà con thôn X thể hiện quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội ở phạm vi
A. Cơ sở.
B. Xã hội.
C. Văn hóa.
D. Cả nước.
-
Câu 16:
Trong cuộc họp tổng kết của xã A, kế toán B từ chối công khai việc thu chi ngân sách nên bị người dân phản đối. Ông V yêu cầu được chất vấn kế toán nhưng bị Chủ tịch xã ngăn cản. Chủ thể nào dưới đây đã vận dụng đúng quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội?
A. Chủ tịch xã và ông V.
B. Chủ tịch xã và người dân xã A.
C. Kế toán B, ông V và người dân xã A.
D. Người dân xã A và ông V.
-
Câu 17:
Quyền dân chủ nào sau đây thuộc hình thức dân chủ gián tiếp?
A. Tố cáo.
B. Khiếu nại.
C. Bầu cử và ứng cử.
D. Tham gia quản lí nhà nước và xã hội.
-
Câu 18:
Công việc nào dưới đây thể hiện quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội của công dân ở phạm vi cả nước?
A. Biểu quyết công khai tại các hội nghị toàn thể nhân dân xã.
B. Giám sát, kiểm tra hoạt động của chính quyền xã.
C. Bàn bạc và quyết định những công việc cụ thể, thiết thực ở nơi mình sinh sống.
D. Thảo luận, góp ý kiến xây dựng các văn bản pháp luật quan trọng.
-
Câu 19:
Ở phạm vi cơ sở, nhân dân thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội bằng cách nào?
A. Góp ý kiến xây dựng các văn bản luật.
B. Bàn bạc, quyết định những công việc cụ thể tại phường mình cư trú.
C. Thảo luận, biểu quyết các vấn đề quan trọng của đất nước.
D. Phản ánh với đại biểu về những vướng mắc trong quá trình thực hiện pháp luật.
-
Câu 20:
Do bận việc, anh T nhờ chị H bỏ phiếu bầu cử giúp và được chị H đồng ý. Tại điểm bầu cử, phát hiện cụ M không biết chữ, nhân viên X của tổ bầu cử nhờ chị H viết phiếu bầu theo đúng ý cụ rồi đưa phiếu cho cụ M tự bỏ vào thùng. Những ai dưới đây đã vi phạm nguyên tắc bầu cử?
A. Anh T, chị H, cụ M và nhân viên X.
B. Anh T và chị H.
C. Chị H và cụ M.
D. Chị H, cụ M và nhân viên X.
-
Câu 21:
Vợ chồng anh B khi gặp khó khăn đã được anh T cho vay một khoản tiền lớn. Trong đợt bầu cử Hội đồng nhân dân tỉnh Y, vợ anh T đã yêu cầu vợ chồng anh B bầu cử cho chồng mình. Mặc dù thấy anh T không xứng đáng nhưng vì mang ơn nên vợ chồng anh B vẫn chấp nhận làm theo yêu cầu đó. Trong trường hợp này, vợ anh T đã vi phạm nguyên tắc bầu cử nào dưới đây?
A. Bình đẳng.
B. Trực tiếp.
C. Phổ thông.
D. Bỏ phiếu kín.
-
Câu 22:
Đúng ngày bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp thì ông A phải điều trị sau phẫu thuật tại bệnh viện nên nhân viên X thuộc tổ bầu cử lưu động đã tự ý bỏ phiếu thay ông. Nhân viên X đã vi phạm nguyên tắc bầu cử nào dưới đây?
A. Công khai.
B. Ủy quyền.
C. Thụ động.
D. Trực tiếp.
-
Câu 23:
Biểu hiện nào dưới đây là nội dung của nguyên tắc bầu cử trực tiếp?
A. Cử tri tự mình viết phiếu và bỏ phiếu.
B. Mỗi cử tri có một phiếu bầu với giá trị ngang nhau.
C. Giữ bí mật nội dung phiếu bầu của mình.
D. Công dân từ đủ 18 tuổi trở lên có quyền đi bầu cử.
-
Câu 24:
Biểu hiện nào dưới đây là nội dung của nguyên tắc bầu cử phổ thông?
A. Ủy quyền cho người khác đi bầu cử.
B. Người tàn tật không bỏ phiếu được thì nhờ người khác bỏ phiếu giúp.
C. Công dân từ đủ 18 tuổi trở lên có quyền bầu cử.
D. Giữ bí mật nội dung phiếu bầu của mình.
-
Câu 25:
Công dân thực hiện bầu cử bằng cách nào dưới đây là đúng pháp luật?
A. Tự viết phiếu bầu và nhờ người khác bỏ phiếu hộ.
B. Nhờ người khác viết phiếu bầu và tự mình bỏ phiếu.
C. Ủy quyền cho người khác viết phiếu bầu và bỏ phiếu giúp.
D. Tự mình viết phiếu bầu và bỏ phiếu.
-
Câu 26:
Quyền khiếu nại, tố cáo là ………………… để công dân thực hiện một cách có hiệu quả quyền công dân của mình trong một xã hội dân chủ, để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, ngăn chặn những việc làm trái pháp luật, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, tổ chức và công dân.
A. Yếu tố quan trọng
B. Cơ sở quan trọng
C. Căn cứ pháp lí
D. Cơ sở pháp lí
-
Câu 27:
Trong đời sống của công dân, quyền khiếu nại, tố cáo là quyền
A. Dân chủ quan trọng.
B. Công dân quan trọng.
C. Dân chủ cơ bản.
D. Cơ bản quan trọng.
-
Câu 28:
Quy trình giải quyết khiếu nại, tố cáo bao gồm mấy bước?
A. 2 bước.
B. 3 bước.
C. 4 bước.
D. 5 bước.
-
Câu 29:
Ai là người thực hiện quyền tố cáo?
A. Mọi công dân phát hiện hành vi vi phạm pháp luật.
B. Công dân, tổ chức bị quyết định hành chính xâm phạm vào lợi ích hợp pháp của mình.
C. Mọi công dân phát hiện quyết định hành chính xâm phạm vào lợi ích hợp pháp của mình và người khác.
D. Mọi công dân, tổ chức phát hiện hành vi vi phạm pháp luật.
-
Câu 30:
Ai là người thực hiện quyền khiếu nại?
A. Mọi công dân phát hiện hành vi vi phạm pháp luật.
B. Công dân, tổ chức bị quyết định hành chính xâm phạm vào lợi ích hợp pháp của mình.
C. Mọi công dân phát hiện quyết định hành chính xâm phạm vào lợi ích hợp pháp của mình và người khác.
D. Mọi công dân, tổ chức phát hiện hành vi vi phạm pháp luật.
-
Câu 31:
Quyền công dân được báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức là nội dung của khái niệm nào sau đây?
A. Quyền tố cáo.
B. Quyền khiếu nại.
C. Quyền tham gia quản lí nhà nước.
D. Quyền tham gia quản lí xã hội.
-
Câu 32:
Công dân, cơ quan, tổ chức được đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình là nội dung của quyền nào dưới đây?
A. Quyền tố cáo.
B. Quyền khiếu nại.
C. Quyền tham gia quản lí nhà nước.
D. Quyền tham gia quản lí xã hội.
-
Câu 33:
Công dân tham gia quản lí nhà nước và xã hội ở cấp cơ sở là trực tiếp thực hiện theo cơ chế nào?
A. Dân biết, dân bàn, dân làm, dân giám sát.
B. Dân biết, dân quyết, dân kiểm tra, giám sát.
C. Dân quyết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra.
D. Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra.
-
Câu 34:
Các công việc của xã (phường, thị trấn) được chia làm mấy loại?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
-
Câu 35:
Công dân tham gia thảo luận, góp ý kiến xây dựng các văn bản pháp luật quan trọng, phản ánh kịp thời những vướng mắc, bất cập, không phù hợp của các chính sách, pháp luật là thực hiện quyền dân chủ ở phạm vi nào?
A. Phạm vi cơ sở.
B. Phạm vi cả nước.
C. Phạm vi địa phương.
D. Phạm vi trung ương.
-
Câu 36:
Quyền của công dân tham gia thảo luận vào các công việc chung của đất nước trong tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội, trong phạm vi cả nước và trong từng địa phương; quyền kiến nghị với các cơ quan nhà nước về xây dựng bộ máy nhà nước và xây dựng phát triển kinh tế - xã hội là nội dung của quyền nào dưới đây?
A. Quyền tự do ngôn luận.
B. Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội.
C. Quyền dân chủ của công dân.
D. Quyền làm chủ của công dân.
-
Câu 37:
Quyền bầu cử và ứng cử của công dân thể hiện bản chất dân chủ, tiến bộ của nhà nước ta, sự bình đẳng của công dân trong đời sống trong lĩnh vực nào của đất nước?
A. Chính trị.
B. Kinh tế.
C. Văn hóa.
D. Xã hội.
-
Câu 38:
Quyền bầu cử và ứng cử của công dân là cơ sở pháp lí – chính trị quan trọng để hình thành các cơ quan quyền lực nhà nước, để nhân dân thể hiện
A. Quyền làm chủ của mình.
B. Mong ước và nguyện vọng chính đáng của mình.
C. Ý chí và nguyện vọng của mình.
D. Sức mạnh của giai cấp mình.
-
Câu 39:
Công dân từ đủ 21 tuổi trở lên muốn tham gia ứng cử cần phải
A. Được mọi người yêu mến và tin tưởng.
B. Có năng lực và tín nhiệm với cử tri.
C. Có bằng cấp và chuyên môn giỏi.
D. Có khả năng diễn thuyết tốt.
-
Câu 40:
Quy định mọi công dân từ đủ 18 tuổi trở lên đều được tham gia bầu cử, trừ các trường hợp đặc biệt bị pháp luật cấm thể hiện nguyên tắc nào trong bầu cử?
A. Phổ thông.
B. Bình đẳng.
C. Trực tiếp.
D. Bỏ phiếu kín.
-
Câu 41:
Quy định mỗi lá phiếu đều có giá trị ngang nhau thể hiện nguyên tắc nào trong bầu cử?
A. Phổ thông.
B. Bình đẳng.
C. Trực tiếp.
D. Bỏ phiếu kín.
-
Câu 42:
Trường hợp nào sau đây được thực hiện quyền bầu cử?
A. Người đang phải chấp hành hình phạt tù.
B. Người đang bị nghi ngờ vi phạm pháp luật.
C. Người đang bị tạm giam.
D. Người mất năng lực hành vi dân sự.
-
Câu 43:
Công dân Việt Nam từ bao nhiêu tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân?
A. 18 tuổi.
B. Đủ 18 tuổi.
C. 21 tuổi.
D. Đủ 21 tuổi.
-
Câu 44:
Công dân Việt Nam từ bao nhiêu tuổi có quyền bầu cử Quốc hội, Hội đồng nhân dân?
A. 18 tuổi.
B. Đủ 18 tuổi.
C. 21 tuổi.
D. Đủ 21 tuổi.
-
Câu 45:
Quyền bầu cử và quyền ứng cử là các quyền dân chủ cơ bản của công dân trong lĩnh vực
A. Kinh tế.
B. Chính trị.
C. Văn hóa.
D. Xã hội.
-
Câu 46:
Hình thức dân chủ với những quy chế, thiết chế để nhân dân bầu ra những người đại diện của mình quyết định các công việc chung của cộng đồng của Nhà nước là nội dung hình thức dân chủ
A. Trực tiếp.
B. Gián tiếp.
C. Tập trung.
D. Không tập trung.