Trắc nghiệm Công dân với các quyền dân chủ GDCD Lớp 12
-
Câu 1:
Ai là người có thể thực hiện quyền khiếu nại?
A. Mọi công dân phát hiện hành vi vi phạm pháp luật.
B. Công dân, tổ chức bị quyết định hành chính xâm phạm vào lợi ích hợp pháp của mình.
C. Mọi công dân phát hiện quyết định hành chính xâm phạm vào lợi ích hợp pháp của mình và người khác.
D. Mọi công dân, tổ chức phát hiện hành vi vi phạm pháp luật.
-
Câu 2:
Quyền công dân được báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức được cho là nội dung của khái niệm nào sau đây?
A. Quyền tố cáo.
B. Quyền khiếu nại.
C. Quyền tham gia quản lí nhà nước.
D. Quyền tham gia quản lí xã hội.
-
Câu 3:
Công dân, cơ quan, tổ chức được đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình được xem là nội dung của quyền nào dưới đây?
A. Quyền tố cáo.
B. Quyền khiếu nại.
C. Quyền tham gia quản lí nhà nước.
D. Quyền tham gia quản lí xã hội.
-
Câu 4:
Công dân tham gia quản lí nhà nước và xã hội ở cấp cơ sở là trực tiếp thực hiện theo cơ chế cụ thể nào?
A. Dân biết, dân bàn, dân làm, dân giám sát.
B. Dân biết, dân quyết, dân kiểm tra, giám sát.
C. Dân quyết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra.
D. Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra.
-
Câu 5:
Công dân tham gia thảo luận, góp ý kiến xây dựng các văn bản pháp luật quan trọng, phản ánh kịp thời những vướng mắc, bất cập, không phù hợp của các chính sách, pháp luật được cho là thực hiện quyền dân chủ ở phạm vi nào?
A. Phạm vi cơ sở.
B. Phạm vi cả nước.
C. Phạm vi địa phương.
D. Phạm vi trung ương.
-
Câu 6:
Quyền của công dân tham gia thảo luận vào các công việc chung của đất nước trong tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội, trong phạm vi cả nước và trong từng địa phương; quyền kiến nghị với các cơ quan nhà nước về xây dựng bộ máy nhà nước và xây dựng phát triển kinh tế - xã hội là nội dung của quyền cụ thể nào dưới đây?
A. Quyền tự do ngôn luận.
B. Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội.
C. Quyền dân chủ của công dân.
D. Quyền làm chủ của công dân.
-
Câu 7:
Quyền bầu cử và ứng cử của công dân thể hiện bản chất dân chủ, tiến bộ của nhà nước ta, sự bình đẳng của công dân trong đời sống trong lĩnh vực cụ thể nào của đất nước?
A. Chính trị.
B. Kinh tế.
C. Văn hóa.
D. Xã hội.
-
Câu 8:
Quyền bầu cử và ứng cử của công dân là cơ sở pháp lí – chính trị quan trọng để hình thành các cơ quan quyền lực nhà nước, để nhân dân có thể thể hiện
A. Quyền làm chủ của mình.
B. Mong ước và nguyện vọng chính đáng của mình.
C. Ý chí và nguyện vọng của mình
D. Sức mạnh của giai cấp mình.
-
Câu 9:
Công dân từ đủ 21 tuổi trở lên muốn tham gia ứng cử được cho cần phải
A. Được mọi người yêu mến và tin tưởng.
B. Có năng lực và tín nhiệm với cử tri.
C. Có bằng cấp và chuyên môn giỏi.
D. Có khả năng diễn thuyết tốt.
-
Câu 10:
Theo quuy định mọi công dân từ đủ 18 tuổi trở lên đều được tham gia bầu cử, trừ các trường hợp đặc biệt bị pháp luật cấm thể hiện cụ thể nguyên tắc nào trong bầu cử?
A. Phổ thông.
B. Bình đẳng.
C. Trực tiếp.
D. Bỏ phiếu kín.
-
Câu 11:
Quy định mỗi lá phiếu đều được cho có giá trị ngang nhau thể hiện nguyên tắc nào trong bầu cử?
A. Phổ thông.
B. Bình đẳng.
C. Trực tiếp.
D. Bỏ phiếu kín.
-
Câu 12:
Trường hợp nào sau đây thực tế được thực hiện quyền bầu cử?
A. Người đang phải chấp hành hình phạt tù.
B. Người đang bị nghi ngờ vi phạm pháp luật.
C. Người đang bị tạm giam.
D. Người mất năng lực hành vi dân sự.
-
Câu 13:
Công dân Việt Nam theo quy định từ bao nhiêu tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân?
A. 18 tuổi.
B. Đủ 18 tuổi.
C. 21 tuổi.
D. Đủ 21 tuổi.
-
Câu 14:
Công dân Việt Nam theo quy định từ bao nhiêu tuổi có quyền bầu cử Quốc hội, Hội đồng nhân dân?
A. 18 tuổi.
B. Đủ 18 tuổi.
C. 21 tuổi.
D. Đủ 21 tuổi.
-
Câu 15:
Quyền bầu cử và quyền ứng cử thực tế là các quyền dân chủ cơ bản của công dân trong lĩnh vực
A. Kinh tế.
B. Chính trị.
C. Văn hóa.
D. Xã hội.
-
Câu 16:
Hình thức dân chủ với những quy chế, thiết chế để nhân dân bầu ra những người đại diện của mình quyết định các công việc chung của cộng đồng của Nhà nước được cho là nội dung hình thức dân chủ
A. Trực tiếp.
B. Gián tiếp.
C. Tập trung.
D. Không tập trung.
-
Câu 17:
Vừa đến điểm bầu cử, anh A nhận được điện thoại của đồng nghiệp và phải đi gặp đối tác để thảo luận và kí một hợp đồng kinh tế lớn cho công ty. Vì vậy, anh A viết vội phiếu bầu rồi nhờ chị P bỏ phiếu giúp mình. Thấy chị P đang phân vân, anh H nhanh tay cầm lá phiếu của anh A bỏ luôn vào hòm phiếu trước sự chứng kiến của nhân viên tổ bầu cử là chị M. Trong trường hợp này, việc làm của những ai dưới đây không vi phạm nguyên tắc bầu cử?
A. Chị P và M.
B. Anh A và H.
C. Chị P, M và anh H.
D. Anh A, H và chị P.
-
Câu 18:
Tại một điểm bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, biết cụ Q là người không biết chữ, ông B tổ trưởng tổ bầu cử đã phân công anh T giúp cụ viết phiếu bầu theo ý của cụ. Phát hiện chị H và chồng là anh A bàn bạc, thống nhất rồi cùng viết hai phiếu bầu giống nhau, anh T đề nghị hai người nên thể hiện chính kiến của riêng mình, nhưng chị H vẫn bỏ hai phiếu đó vào hòm phiếu. Những ai dưới đây vi phạm nguyên tắc bầu cử bỏ phiếu kín.
A. Anh T, anh A và chị H.
B. Anh A, chị H, ông B và anh T.
C. Anh A, chị H và cụ Q.
D. Anh A, chị H và ông B.
-
Câu 19:
Tại điểm bầu cử Quốc hội. Do anh A là người đã từng đi tù về và đã được xóa án tích nên ông B là tổ trưởng tổ bầu cử đã không cho anh A thực hiện quyền bầu cử vì cho rằng anh A đã từng đi tù. Khi anh A thắc mắc và ông C là hàng xóm của anh A ý kiến phản đối thì anh B để cho anh A bầu cử nhưng giao nhiệm vụ bầu ai là do anh H thư ký tổ bầu cử bầu hộ. Do anh H có việc ra ngoài không bầu hộ được anh A thì anh Y là thành viên tổ bầu cử đã bầu hộ anh A. Những ai dưới đây vi phạm nguyên tắc bầu cử trực tiếp?
A. Anh A và ông B, anh Y, anh H
B. Anh Y, ông B
C. Anh H, anh Y, ông B
D. Anh H, anh Y, anh A
-
Câu 20:
Pháp luật quy định công dân có quyền học bằng nhiều hình thức khác nhau và ở các loại hình trường lớp khác nhau là thể hiện
A. quyền học không hạn chế của công dân.
B. quyền học bất cứ ngành nghề nào của công dân.
C. quyền học thường xuyên, học suốt đời.
D. quyền được đối xử bình đẳng về cơ hội học tập.
-
Câu 21:
Trong buổi sinh hoạt ngoại khóa, Khoa đươc giao làm nhóm trưởng, nhưng Khoa luôn tự quyết định không tham khảo ý kiến của cả nhóm. Việc làm của Khoa thể hiện thiếu tính
A. Trung thực.
B. Dân chủ.
C. Liêm khiết
D. Tự chủ
-
Câu 22:
Theo em việc làm nào sau đây có nội dung thể hiện tính thiếu dân chủ ?
1. Nhà trường tổ chức cho học sinh học tập nội quy đầu năm học mới, học sinh được thảo luận và thống nhất thực hiện nội quy.
2. Ông Đình là trưởng xóm, quyết định mỗi gia đình bắt buộc phải đóng góp 100.000đ để làm quỹ giúp đỡ người nghèo và trẻ em khó khăn.
3. Bà H là chủ tịch hội phụ nữ thôn X, một hôm, bà thông báo mỗi nhà phải nộp vào quỹ 30.000 mà không công bố lý do.
4. Hội trưởng mong muốn hội Cựu chiến binh của xã Y sẽ có thêm nhiều phong trào đền ơn đáp nghĩa cho các gia đình Liệt sỹ, các bà mẹ Việt Nam Anh hùng, đồng thời chung tay giúp đỡ các trẻ em nghèo vượt khó trong xã nên trong buổi gặp mặt thường niên của hội cựu chiến binh xã Y, ông đưa đưa ra ý kiến để các hội viên bàn bạc và thống nhất ý kiến.
5. Trong buổi họp lớp lấy ý kiến về việc xây dựng phong trào Đoàn thanh niên. Nam ngồi trong lớp làm việc riêng, không tham gia đóng góp ý kiến tán thành hay không tán thành, Nam nói, Nam có quyền dân chủ và không thích nên không có ý kiến gì.
A. 3, 4, 5
B. 1, 2, 3.
C. 2, 3, 5.
D. 1, 4, 5
-
Câu 23:
Ngày 28/12/2012, thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã kí ban hành Chỉ thị số 22-CT/TW về việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân về dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Việc làm này là thực hiện quyền nào dưới đây của công dân?
A. Đóng góp ý kiến về các văn bản luật
B. Tham gia quản lí nhà nước và xã hội
C. Biểu quyết các vấn đề trọng đại của đất nước
D. Tự do ngôn luận
-
Câu 24:
Trong đợt lấy ý kiến về dự thảo sửa đổi bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 1992, những ai có quyền tham gia đóng góp ý kiến?
A. Tất cả mọi người dân Việt Nam sống nước ngoài đều có quyền tham gia.
B. Chỉ cán bộ công chức nhà nước mới được tham gia.
C. Mọi công dân Việt Nam đều có quyền tham gia.
D. Cả 3 đáp án đều sai.
-
Câu 25:
Trong đợt lấy ý kiến về dự thảo sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992, bà K đã tham gia đóng góp ý kiến. Việc làm của bà K là thực hiện quyền dân chủ nào?
A. Quyền ứng cử.
B. Quyền bầu cử.
C. Quyền kiểm tra, giám sát và đánh giá.
D. Quyền đóng góp ý kiến xây dựng Nhà nước.
-
Câu 26:
Trong dịp tiếp xúc cử tri ông A đã bày tỏ quan điểm của mình về vấn đề môi trường và yêu cầu cấp trên có hướng giải quyết với quyết định trước đây về vụ việc của công ty C (khi cơ quan chức năng phạt công ty C 1 triệu đồng cho hành vi xả chất phẩm màu ra nguồn nước sinh hoạt người dân). Lúc này ông A đang thực hiện quyền nào sau đây?
A. Tố cáo.
B. Khiếu nại.
C. Tham gia quản lý Nhà nước và xã hội.
D. Quyền bầu cử.
-
Câu 27:
Thấy công ty Y đang đỗ chất thải chưa xử lí ra môi trường, X liền tố cáo lên cơ quan chức năng về việc làm của công ty Y. Vậy X đang thực hiện quyền dân chủ nào dưới đây?
A. Dân chủ trực tiếp.
B. Dân chủ gián tiếp.
C. Dân chủ mở rộng
D. Dân chủ của nhân dân.
-
Câu 28:
Bạn H cho rằng học sinh lớp 11 thì không được hưởng quyền dân chủ trong lĩnh vực chính trị vì chưa đủ 18 tuổi. em sẽ lựa chọn phương án nào sau đây để giúp H hiểu rỏ hơn về quyền dân chủ trong lĩnh vực chính trị?
A. Được hưởng quyền dân chủ trong lĩnh vực chính trị ở một số nội dung.
B. Được hưởng quyền dân chủ trong lĩnh vực chính trị ở tất cả các nội dung.
C. Không được hưởng quyền dân chủ trong lĩnh vực chính trị ở tất cả các nội dung.
D. Muốn được hưởng quyền này phải xin phép nhà trường.
-
Câu 29:
Nội dung nào sau đây không thể hiện dân chủ trong lĩnh vực chính trị?
A. Quyền được thông tin
B. Quyền tự do ngôn luận
C. Quyền tự do báo chí
D. Quyền bình đẳng nam nữ
-
Câu 30:
Nội dung nào dưới đây không thể hiện quyền dân chủ trong lĩnh vực chính trị?
A. Quyền tham gia quản lí nhà nước.
B. Quyền được hưởng an toàn xã hội.
C. Quyền tự do ngôn luận của công dân.
D. Quyền biểu quyết khi trưng cầu dân ý.
-
Câu 31:
Ở phạm vi cơ sở, những việc nào dưới đây do nhân dân ở xã giám sát, kiểm tra?
A. Xây dựng hương ước, quy ước
B. Dự thảo quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của xã.
C. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ở địa phương.
D. Việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân tại địa phương.
-
Câu 32:
Anh A là người dân tộc Rơ Măm đã 30 tuổi và có đủ các điều kiện để tham gia ứng cử và bầu cử theo Luật Bầu cử. Trong đợt tổng tuyển cử năm 2016 anh A đã tự ứng cử vào các cơ quan đại biểu của dân nhưng trong đợt hiệp thương lên danh sách bầu cử anh A đã bị hội đồng bầu cử loại khỏi danh sách bầu cử vì lý do anh là người thuộc 16 dân tộc có số dân ít nhất. Việc làm của hội đồng bầu cử đã vi phạm quyền
A. tham gia quản lý nhà nước và xã hội.
B. dân chủ của công dân.
C. công dân.
D. bầu cử và ứng cử.
-
Câu 33:
Trong trường hợp không đồng ý với quyết định kỷ luật của Giám đốc Sở Văn hóa thể thao và du lịch, cán bộ cơ quan X có thể làm gì để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình?
A. Khiếu nại quyết định của Giám đốc Sở.
B. Nói chuyện đó với nhiều người.
C. Tố cáo với người có thẩm quyền.
D. Đăng thông tin trên Facebook.
-
Câu 34:
Quyền tham gia quản lý nhà nước là các quyền gắn liền với việc thực hiện hình thức dân chủ trực tiếp của nước ta được quy định trong văn bản nào dưới đây?
A. Luật Bầu cử.
B. Luật Dân sự.
C. Hiến pháp.
D. Luật Tố tụng Hình sự.
-
Câu 35:
"Quy định về người có quyền cử và ứng cử vào cơ quan đại biểu của nhân dân" thuộc vấn đề nào sau đây?
A. Ý nghĩa quyền bầu cử, ứng cử.
B. Khái niệm quyền bầu cử, ứng cử.
C. Nội dung quyền bầu cử, ứng cử.
D. Bình đẳng trong thực hiện quyền bầu cử, ứng cử.
-
Câu 36:
Bà L bị ốm nặng và không thể đến địa điểm bầu cử, bà đã nhờ ông T đi bỏ phiếu giúp mình. Vậy bà L đã vi phạm nguyên tắc bầu cử nào?
A. Phổ thông.
B. Bỏ phiếu kín.
C. Trực tiếp.
D. Bình đẳng.
-
Câu 37:
Nội dung nào dưới đây không đúng với quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội?
A. Kiến nghị với các cơ quan nhà nước xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội.
B. Kiến nghị với các cơ quan nhà nước về xây dựng bộ máy nhà nước.
C. Thảo luận các công việc chung của đất nước trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.
D. Tố cáo những hành vi trái pháp luật của các cá nhân, tổ chức.
-
Câu 38:
Khi quyết định hành chính nhà nước xâm phạm quyền và lợi ích của công dân thì công dân sử dụng quyền nào để bảo vệ lợi ích hợp pháp của mình?
A. Khiếu nại.
B. Quản lý xã hội.
C. Tố cáo.
D. Quản lý nhà nước.
-
Câu 39:
Khi nhà hàng xóm làm nhà đã làm hư hại ngôi nhà của mình. Ông A đã sang nhà hàng xóm nói chuyện và yêu cầu khắc phục hậu quả nhưng nhà hàng xóm không nghe mà còn chửi bới và thuê xã hội đen về hành hung ông A. Trong trường hợp này ông A phải làm gì để bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình theo đúng quy định của pháp luật?
A. Khiếu nại với công an xã.
B. Tố cáo với công an xã.
C. Thuê xã hội đen về chơi lại nhà hàng xóm.
D. Huy động gia đình anh em sang đánh nhau với nhà hàng xóm.
-
Câu 40:
Chị V bị giám đốc công ty kỉ luật với hình thức hạ bậc lương. Khi cho rằng quyết định của giám đốc công ty là trái pháp luật, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của mình, chị V cần sử dụng quyền nào dưới đây của công dân theo quy định của pháp luật?
A. Quyền khiếu nại.
B. Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội.
C. Quyền tố cáo.
D. Quyền tự do ngôn luận.
-
Câu 41:
Thông báo cho cơ quan chức năng về hành vi gian lận thương mại là công dân đã thực hiện quyền
A. tố cáo.
B. quản lý xã hội.
C. khiếu nại.
D. quản lý nhà nước.
-
Câu 42:
Quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội được quy định trong Hiến pháp, đây chính là quyền gắn liền với việc thực hiện
A. hình thức dân chủ gián tiếp ở nước ta.
B. quy chế hoạt động của chính quyền cơ sở.
C. trật tự, an toàn xã hội.
D. hình thức dân chủ trực tiếp ở nước ta.
-
Câu 43:
Quyền khiếu nại, tố cáo là quyền dân chủ cơ bản của công dân được quy định trong Hiến pháp, là công cụ để nhân dân thực hiện dân chủ trực tiếp trong những trường hợp cần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức bị hành vi trái pháp luật xâm hại. Nội dung trên thuộc
A. khái niệm quyền khiếu nại, tố cáo.
B. bình đẳng trong thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo.
C. ý nghĩa quyền khiếu nại, tố cáo.
D. nội dung quyền khiếu nại, tố cáo.
-
Câu 44:
Công ty ông A nhận được quyết định của thành phố H về việc thu hồi đất đang thi công của công ty để mở rộng đường giao thông. Giám đốc công ty A không đồng ý với quyết định này, giám đốc công ty A có thể làm gì trong tình huống này?
A. Thuê luật sư để giải quyết.
B. Viết đơn khiếu nại gửi đến Chủ tịch Uỷ ban nhân dân thành phố H.
C. Phải chấp nhận vì đó và quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
D. Viết đơn khiếu nại gửi đến Tòa án nhân dân thành phố H.
-
Câu 45:
Sau khi phát hiện hành vi nhận hối lộ của một cán bộ huyện V, bà C muốn gửi đơn tố cáo đến cơ quan có thẩm quyền. Vậy bà C phải gửi đơn đến cơ quan nào dưới đây cho đúng pháp luật?
A. Viện kiểm sát nhân dân huyện V.
B. Ủy ban nhân dân tỉnh V.
C. Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện V.
D. Cơ quan công an tỉnh V.
-
Câu 46:
Nội dung nào dưới đây là đúng với quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội?
A. Tố cáo những hành vi trái pháp luật của các cá nhân, tổ chức.
B. Thảo luận vào các công việc chung của đất nước trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.
C. Xây dựng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội.
D. Xây dựng bộ máy nhà nước.
-
Câu 47:
Mọi công dân đều được hưởng các quyền công dân như quyền bầu cử, ứng cử, quyền sở hữu, quyền thừa kế…nếu có đủ các
A. khả năng theo quy định của pháp luật.
B. nghĩa vụ theo quy định của pháp luật.
C. điều kiện theo quy định của pháp luật.
D. năng lực theo quy định của pháp luật.
-
Câu 48:
Anh A phát hiện anh B có hành vi trộm cắp tài sản của Nhà nước. Để tố giác anh B thì anh A có thể sử dụng quyền nào sau đây?
A. Quyền bầu cử, ứng cử.
B. Quyền khiếu nại.
C. Quyền tố cáo.
D. Quyền tham gia quản lý Nhà nước và xã hội.
-
Câu 49:
Quyền nhờ luật sư giúp đỡ về mặt pháp luật là nội dung của quyền nào dưới đây?
A. Quyền phát triển của công dân.
B. Quyền tự do ngôn luận.
C. Quyền khiếu nại, tố cáo.
D. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể.
-
Câu 50:
Góp ý sửa đổi Hiến pháp là công dân thực hiện quyền
A. ứng cử.
B. khiếu nại.
C. bầu cử.
D. tham gia quản lý nhà nước và xã hội.