Trắc nghiệm Cơ cấu ngành công nghiệp Địa Lý Lớp 12
-
Câu 1:
Sự phân bố tập trung là đặc điểm chung của ngành nào dưới đây ?
A. Vận tải
B. Lâm nghiệp
C. Công nghiệp
D. Nông nghiệp
-
Câu 2:
Động lực nào cho sự biến đổi cơ cấu lãnh thổ công nghiệp trong những năm sắp tới đây ?
A. Các vùng công nghiệp đã có lịch sử lâu đời
B. Các vùng kinh tế trọng điểm, các khu chế xuất, khu kỹ nghệ cao, khu công nghiệp tập trung
C. Các vùng chuyên canh cung cấp nguyên liệu
D. Các vùng nguyên, nhiên liệu do thiên nhiên cung cấp
-
Câu 3:
Vùng công nghiệp nào dưới đây có giá trị sản lượng lớn nhất tại Việt Nam ?
A. Đông Bắc Bắc Bộ
B. Đồng Bằng Sông Hồng
C. Đồng Bằng Sông Cửu Long
D. Đông Nam Bộ
-
Câu 4:
Vì sao Khu gang thép đầu tiên của nước ta được phân bố ở Thái Nguyên ?
A. Gần nguyên liệu, gần nguồn nước
B. Gần thị trường tiêu thụ
C. Gần nguyên liệu, trung tâm của vùng Đông Bắc Bắc Bộ
D. Gần nhiên liệu, có than ở Quán Triều
-
Câu 5:
Vì sao phải xây dựng mạng lưới điện trên cả nước ?
A. vì ngành điện sử dụng nhiều nguyên liệu
B. ngành điện được sử dụng cho mọi ngành kinh tế
C. sản phẩm của ngành điện không tồn kho được nhưng có thể vận chuyển đi xa bằng đường day cao thế
D. vì tiết kiệm điện
-
Câu 6:
Vì sao công nghiệp dệt đứng thứ hai về giá trị sản lượng của công nghiệp Việt Nam ?
A. Là ngành công nghiệp truyền thống
B. Có nguồn lao động dồi dào
C. Có thị trường tiêu thụ rộng rãi
D. cả 3 yếu tố đưa ra
-
Câu 7:
Ngành công nghiệp nhiệt điện của Việt Nam hiện nay dựa trên nguồn nhiên liệu nào là chủ yếu ?
A. than đá
B. dầu mỏ
C. khí đốt
D. nguyên tử
-
Câu 8:
Khu công nghiệp lọc dầu đầu tiên của Việt Nam được xây dựng ở tỉnh thành nào ?
A. Quảng Nam
B. Quảng Ngãi
C. Quảng Ninh
D. Quảng Bình
-
Câu 9:
Vùng nào có nhiều khu chế xuất, khu kỹ nghệ cao nhất nước ta ?
A. Vùng Đông Bắc Bắc Bộ
B. Vùng Đồng Bằng Sông Hồng
C. Vùng Đông Nam Bộ
D. Vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long
-
Câu 10:
Thành phố nào là trung tâm công nghiệp lớn nhất của nước ta ?
A. Hà Nội
B. Thành phố Hồ Chí Minh
C. Hải Phòng
D. Đà Nẵng
-
Câu 11:
Cặp điều kiện tự nhiên nào sau đây có ảnh hưởng trực tiếp nhất đến mọi ngành công nghiệp ?
A. khoáng sản, đất
B. khí hậu, vị trí địa lý
C. rừng, biển
D. nước, năng lượng nhiên liệu
-
Câu 12:
Phân bố công nghiệp thường tập trung cao độ, vì các nguyên nhân nào sau đây ?
A. cần nhiều nguyên liệu, cần nhiều nước
B. phân bố lao động xã hội cao
C. phân công lao động xã hội cao và hợp tác chặt chẽ
D. cần nhiều nhiên liệu, năng lượng
-
Câu 13:
Sự sai lầm của phân bố xí nghiệp công nghiệp sẽ dẫn đến hậu quả lớn đối với vấn đề nào sau đây ?
A. phân bố các ngành sản xuất nguyên liệu
B. phân bố giao thông vận tải
C. phân bố dân cư
D. tổ chức kinh tế xã hội trên toàn lãnh thổ
-
Câu 14:
Theo anh/chị để ngành công nghiệp nước ta đáp ứng được nhu cầu mới của đất nước cần
A. Chỉ phát triển công nghiệp trọng điểm.
B. Đầu tư đào tạo lao động có chất lượng cao.
C. Áp dụng chính sách mở cửa, thu hút vốn.
D. Hoàn thiện cơ cấu ngành công nghiệp.
-
Câu 15:
Theo anh/chị biện pháp mang lại hiệu quả cao và bền vững nhất để hoàn thiện cơ cấu ngành công nghiệp ở nước ta là
A. ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm.
B. đầu tư theo chiều sâu, đổi mới trang thiết bị và công nghệ.
C. đa dạng hóa cơ cấu ngành công nghiệp.
D. hạ giá thành sản phẩm.
-
Câu 16:
Theo anh/chị công nghiệp ở Trung du và miền núi Bắc Bộ phát triển chủ yếu dựa trên thế mạnh nào sau đây?
A. lao động có kinh nghiệm trong sản xuất công nghiệp.
B. vị trí chiến lược tiếp giáp với miền Nam Trung Quốc.
C. giàu tài nguyên khoáng sản, tiềm năng thủy điện lớn.
D. cơ sở hạ tầng được đầu tư tương đối hoàn thiện.
-
Câu 17:
Cho biểu đồ:
Theo anh/chị nhận xét nào sau đây đúng về quy mô và cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo vùng của nước ta giai đoạn 2010, 2014?
A. Đồng bằng sông Hồng có tỉ trọng giá trị công nghiệp đứng thứ 2 và có xu hướng giảm
B. Đông Nam Bộ có tỉ trọng giá trị công nghiệp lớn nhất và có xu hướng giảm
C. Vùng có tỉ trọng giá trị công nghiệp tăng lên là TD & MN Bắc Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long
D. Vùng có tỉ trọng giá trị công nghiệp giảm đi là Tây Nguyên, Duyên hải Nam Trung Bộ
-
Câu 18:
Theo anh/chị các trung tâm công nghiệp ở Trung du và miền núi Bắc Bộ phát triển chủ yếu dựa trên cơ sở
A. lao động có kinh nghiệm trong sản xuất.
B. vị trí chiến lược tiếp giáp với miền Nam Trung Quốc.
C. giàu nguyên liệu, khoáng sản hoặc vị trí địa lí thuận lợi
D. cơ sở hạ tầng được đầu tư phát triển tương đối hoàn thiện.
-
Câu 19:
Theo anh/chị khó khăn lớn nhất đối với phát triển công nghiệp ở Duyên hải miền Trung là
A. mạng lưới cơ sở hạ tầng còn yếu kém
B. trình độ lao động kém
C. vị trí địa lí cách xa hai đầu đất nước
D. tài nguyên thiên nhiên hạn chế
-
Câu 20:
Theo anh/chị nhân tố hạn chế nhất trong thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực công nghiệp ở nước ta hiện nay là
A. chính sách phát triển công nghiệp.
B. thị trường tiêu thụ sản phẩm.
C. dân cư, nguồn lao động.
D. cơ sở vật chất kĩ thuật và hạ tầng.
-
Câu 21:
Theo anh/chị thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực công nghiệp ở nước ta hiện nay còn hạn chế chủ yếu là do
A. Hạn chế của chính sách.
B. Thị trường tiêu thụ nhỏ.
C. Lao động chất lượng kém.
D. Hạn chế về cơ sở hạ tầng.
-
Câu 22:
Theo anh/chị Duyên hải miền Trung cần chú trọng đầu tư vào vấn đề nào sau đây để phát triển công nghiệp?
A. mạng lưới cơ sở hạ tầng.
B. Năng suất, trình độ lao động.
C. Thị trường tiêu thụ sản phẩm
D. Nguyên liệu sản xuất công nghiệp
-
Câu 23:
Cho biểu đồ:
(Nguồn niên giám thống kê Việt Nam 2014, NXB Thống kê, 2015)
Theo anh/chị căn cứ vào biểu đồ, hãy cho biết nhận xét nào sau đây đúng về sự thay đổi cơ cấu giá trị xuất khẩu hàng hóa phân theo nhóm hàng của nước ta năm 2010 và năm 2014?
A. Tỉ trọng hàng công nghiệp nặng và khoáng sản tăng.
B. Tỉ trọng hàng nông, lâm thuỷ sản và hàng khác tăng.
C. Tỉ trọng hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp tăng.
D. Tỉ trọng hàng công nghiệp nặng và khoáng sản giảm.
-
Câu 24:
Theo anh/chị nguyên nhân cơ bản và quan trọng nhất khiến công nghiệp miền núi chưa phát triển là do
A. thiếu nguồn tài nguyên thiên nhiên.
B. cơ sở hạ tầng còn hạn chế.
C. địa hình hiểm trở.
D. ít lao động có trình độ, chuyên môn tốt.
-
Câu 25:
Theo anh/chị căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, nhận xét nào sau đây đúng về sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo thành phần kinh tế của nước ta giai đoạn năm 2000 – 2007?
A. Tỉ trọng khu vực Nhà nước giảm mạnh. Tỉ trọng khu vực ngoài Nhà nước tăng nhanh. Tỉ trọng khu vực có vốn đầu tư nước ngoài giảm.
B. Tỉ trọng khu vực Nhà nước giảm mạnh. Tỉ trọng khu vực ngoài Nhà nước giảm nhanh. Tỉ trọng khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng.
C. Tỉ trọng khu vực Nhà nước tăng mạnh. Tỉ trọng khu vực ngoài Nhà nước tăng nhanh. Tỉ trọng khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng.
D. Tỉ trọng khu vực Nhà nước giảm mạnh. Tỉ trọng khu vực ngoài Nhà nước tăng nhanh.
-
Câu 26:
Theo anh/chị căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, hãy cho biết ý nào dưới đây không đúng với sự chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp nước ta hiện nay?
A. Giảm tỉ trọng công nghiệp chế biến.
B. Tăng tỉ trọng công nghiệp chế biến.
C. Giảm tỉ trọng công nghiệp khai thác.
D. Giảm tỉ trọng công nghiệp sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước
-
Câu 27:
Theo anh/chị căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, nhận xét nào sau đây không đúng về sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo thành phần kinh tế của nước ta giai đoạn năm 2000 – 2007?
A. Tỉ trọng khu vực Nhà nước giảm mạnh.
B. Tỉ trọng khu vực ngoài Nhà nước tăng nhanh.
C. Tỉ trọng khu vực Nhà nước có xu hướng tăng.
D. Tỉ trọng khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng.
-
Câu 28:
Theo anh/chị thì căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, hãy cho biết ý nào đúng với sự chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp nước ta hiện nay?
A. Công nghiệp chế biến tăng 7,6%.
B. Công nghiệp khai thác giảm 6,1%.
C. Công nghiệp khai thác tăng 1,6%.
D. Công nghiệp sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước tăng 1,6%.
-
Câu 29:
Theo anh/chị các hoạt động công nghiệp tập trung thường gắn liền với
A. các trung tâm công nghiệp.
B. nguồn lao động có tay nghề.
C. kết cấu hạ tầng thuận lợi.
D. tài nguyên thiên nhiên.
-
Câu 30:
Theo anh/chị một số vùng kinh tế của nước ta, công nghiệp kém phát triển do
A. Tài nguyên khoáng sản nghèo nàn.
B. Thiếu nguồn lao động đặc biệt nguồn lao động có tay nghề.
C. Kết cấu hạ tầng còn yếu kém và vị trí địa lí không thuận lợi.
D. Thiếu sự đồng bộ của các nhân tố tài nguyên, nguồn lao động, cơ sở hạ tầng,...
-
Câu 31:
Theo anh/chị Đông Nam Bộ trở thành vùng dẫn đầu cả nước về hoạt động công nghiệp nhờ
A. Có mức độ tập trung công nghiệp cao nhất nước.
B. Giàu có nhất nước về nguồn tài nguyên thiên nhiên.
C. Khai thác một cách có hiệu quả các thế mạnh vốn có.
D. Có dân số đông, lao động dồi dào và có trình độ tay nghề cao.
-
Câu 32:
Theo anh/chị khu vực có mức độ tập trung công nghiệp vào loại cao nhất trong cả nước là
A. Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận.
B. Dọc theo duyên hải miền Trung.
C. Nam Bộ.
D. Đồng bằng sông Cửu Long.
-
Câu 33:
Theo anh/chị đầu tư theo chiều sâu, đổi mới trang thiết bị và công nghệ nhằm mục đích nào dưới đây?
A. Mở rộng thị trường tiêu thụ.
B. Mở rộng diện tích các vùng chuyên canh.
C. Nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm.
D. Sản xuất hàng hóa hướng ra xuất khẩu.
-
Câu 34:
Theo anh/chị biện pháp nào dưới đây là một trong những phương hướng nhằm hoàn thiện cơ cấu ngành công nghiệp nước ta?
A. Đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm.
B. Tăng nhanh tỉ trọng các ngành công nghiệp nhóm A.
C. Cân đối tỉ trọng giữa nhóm A và nhóm B.
D. Xây dựng một cơ cấu ngành tương đối linh hoạt
-
Câu 35:
Theo anh/chị khu vực khó khăn nhất trong phát triển công nghiệp ở nước ta là
A. ven biển
B. miền núi
C. trung du
D. đồng bằng
-
Câu 36:
Theo anh/chị công nghiệp phát triển chậm, phân tán, rời rạc ở khu vực nào?
A. Trung du.
B. Đồng bằng.
C. Miền núi.
D. Ven biển.
-
Câu 37:
Theo anh/chị cơ khí, khai thác than, vật liệu xây dựng là các ngành công nghiệp chuyên môn hóa theo hướng
A. Hà Nội – Việt Trì – Lâm Thao.
B. Hà Nội – Hải Phòng – Hạ Long - Cẩm Phả.
C. Hà Nội – Đông Anh – Thái Nguyên.
D. Hà Nội – Hòa Bình – Sơn La.
-
Câu 38:
Theo anh/chị trung tâm công nghiệp nào dưới đây là trung tâm công nghiệp có quy mô lớn nhất của Duyên hải miền Trung?
A. Thanh Hoá.
B. Vinh.
C. Đà Nẵng.
D. Nha Trang.
-
Câu 39:
Theo anh/chị ngành công nghiệp chuyên môn hóa theo hướng Hà Nội – Hải Phòng – Hạ Long - Cẩm Phả là
A. khai thác than, vật liệu xây dựng.
B. khai thác than, hóa chất.
C. khai thác than, hàng tiêu dùng.
D. cơ khí, khai thác than, vật liệu xây dựng.
-
Câu 40:
Theo anh/chị Đà Nẵng là trung tâm công nghiệp quan trong nhất của vùng nào dưới đây?
A. Miền Trung.
B. Miền Bắc.
C. Bắc Trung Bộ.
D. Miền Nam.
-
Câu 41:
Theo anh/chị theo cách phân loại hiện hành, nhóm ngành chế biến nước ta có
A. 2 ngành.
B. 4 ngành.
C. 24 ngành.
D. 23 ngành.
-
Câu 42:
Theo anh/chị hướng chuyên môn hóa của cụn công nghiệp Đáp Cầu – Bắc Giang là
A. cơ khí, khai thác than.
B. vật liệu xây dựng, phân bón hóa học.
C. hóa chất, giấy.
D. cơ khí, luyện kim.
-
Câu 43:
Theo anh/chị vùng có giá trị sản xuất công nghiệp đứng đầu cả nước hiện nay là
A. Đồng bằng sông Hồng
B. Duyên hải miển Trung
C. Đông Nam Bộ
D. Đồng bẳng sông cửu Long
-
Câu 44:
Theo anh/chị vật liệu xây dựng, phân bón hóa học là hướng chuyên môn hóa của
A. Hải Phòng – Hạ Long – Cẩm Phả.
B. Đông Anh – Thái Nguyên.
C. Đáp Cầu – Bắc Giang.
D. Hòa Bình – Sơn La.
-
Câu 45:
Theo anh/chị đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận là khu vực có mức độ tập trung công nghiệp vào loại
A. cao nhất trong cả nước.
B. thấp nhất trong cả nước.
C. trung bình trong cả nước.
D. cao trong cả nước.
-
Câu 46:
Theo anh/chị ngành nào dưới đây là ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta?
A. Công nghiệp chế biến.
B. Công nghiệp khai thác.
C. Công nghiệp luyện kim.
D. Công nghiệp vũ trụ.
-
Câu 47:
Theo anh/chị đặc điểm của ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta là
A. Không tác động đến các ngành kinh tế khác.
B. Dựa chủ yếu vào nguồn vốn nước ngoài.
C. Có thế mạnh lâu dài, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
D. Có sự phân ngành tương đối đa dạng.
-
Câu 48:
Theo anh/chị tỉ trọng giá trị sản xuất của từng ngành trong toàn bộ hệ thống các ngành là biểu hiện của cơ cấu
A. công nghiệp.
B. nông nghiệp.
C. công nghiệp – xây dựng.
D. dịch vụ.
-
Câu 49:
Theo anh/chị căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 21, các trung tâm công nghiệp nào sau đây có ngành công nghiệp luyện kim màu?
A. Hà Nội , TP Hồ Chí Minh
B. Thái Nguyên, TP Hồ Chí Minh
C. TP Hồ Chí Minh, Thủ Dầu Một
D. TP Hồ Chí Minh, Vũng Tàu
-
Câu 50:
Theo anh/chị căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 21, ngành công nghiệp nào sau đây không có trong cơ cấu ngành của trung tâm công nghiệp Hải Phòng?
A. Chế biến nông sản
B. Đóng tàu
C. Sản xuất vật liệu xây dựng
D. Luyện kim màu