Trắc nghiệm Chủ nghĩa xã hội GDCD Lớp 11
-
Câu 1:
Khi phân tích về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, ai là người đầu đặt vấn đề phải học tập các kinh nghiệm tổ chức, quản lý kinh tế của chủ nghĩa tư bản để cải tạo nền kinh tế tiểu nông lạc hậu?
A. C. Mác
B. V. I. Lênin
C. Stalin
D. Hồ Chí Minh
-
Câu 2:
Ai đã nhận xét: “Ý nghĩa của chủ nghĩa không tưởng phê phán và của chủ nghĩa cộng sản không tưởng phê phán là tỉ lệ nghịch với thời gian”?
A. C. Mác
B. Ph. Ăng ghen
C. C. Mác và Ph. Ăng ghen
D. V. I. Lênin
-
Câu 3:
Dùng tiêu chí nào để phân loại các tư tưởng xã hội chủ nghĩa?
A. Theo lịch đại
B. Theo trình độ phát triển tư tưởng
C. Kết hợp tính lịch đại với trình độ phát triển
D. Cả a, b và c
-
Câu 4:
Tôn giáo hình thành là do:
A. Trình độ nhận thức.
B. Trong xã hội có áp bức bóc lột.
C. Do tâm lý, tình cảm.
D. Cả a, b và c đều đúng
-
Câu 5:
Trí thức được quan niệm là:
A. Một giai cấp
B. Một tầng lớp
C. Cả a, b đều sai
D. Cả a, b đều đúng
-
Câu 6:
Giai cấp nào không có hệ tư tưởng riêng?
A. Giai cấp tư sản.
B. Giai cấp vô sản
C. Giai cấp nông dân
D. Giai cấp phong kiến
-
Câu 7:
Hình thức đầu tiên của chuyên chính vô sản là?
A. Công xã Pari
B. Nhà nước Xô viết
C. Nhà nước dân chủ nhân dân
D. Nhà nước xã hội chủ nghĩa
-
Câu 8:
Động lực cơ bản, chủ yếu của cách mạng xã hội chủ nghĩa là?
A. Giai cấp nông dân.
B. Giai cấp công nhân
C. Giai cấp tư sản.
D. Cả a, b, c
-
Câu 9:
Cách mạng dân chủ tư sản kiểu cũ và cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới khác nhau ở điểm nào?
A. Đối tượng của cách mạng.
B. Lực lượng tham gia.
C. Lực lượng lãnh đạo.
D. Cả a, b, c
-
Câu 10:
Cách mạng xã hội chủ nghĩa lần đầu tiên nổ ra và thắng lợi ở đâu?
A. Pháp
B. Việt Nam
C. Nga
D. Trung Quốc
-
Câu 11:
Mục tiêu cuối cùng của cách mạng xã hội chủ nghĩa là gì?
A. Xoá bỏ chế độ tư hữu
B. Giải phóng con người, giải phóng xã hội
C. Giành chính quyền về tay giai cấp công nhân
D. Xoá bỏ chế độ tư bản chủ nghĩa
-
Câu 12:
Mục tiêu cuối cùng của giai cấp công nhân, của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa là?
A. Giành chính quyền
B. Giải phóng con người, giải phóng xã hội
C. Đánh đổ chủ nghĩa tư bản
D. Cả a, b và c.
-
Câu 13:
Mục tiêu của giai đoạn thứ nhất của cách mạng xã hội chủ nghĩa là gì?
A. Giải phóng con người, giải phóng xã hội
B. Giành chính quyền về tay giai cấp công nhân và nhân dân lao động
C. Xóa bỏ bóc lột đem lại đời sống ấm no cho nhân dân
D. Cả ba đều đúng
-
Câu 14:
Cách mạng xã hội chủ nghĩa do giai cấp, tầng lớp nào lãnh đạo?
A. Giai cấp công nhân, giai cấp nông dân
B. Giai cấp công nhân, giai cấp nông dân, tầng lớp trí thức
C. Giai cấp công nhân
D. Giai cấp công nhân, giai cấp tư sản, giai cấp nông dân
-
Câu 15:
Điều kiện để thực hiện sự chuyển biến từ cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới lên cách mạng xã hội chủ nghĩa là gì?
A. Đảng cộng sản giữ vững vai trò lãnh đạo
B. Liên minh công nông được củng cố và tăng cường
C. Chính quyền của công nhân và nông dân được thiết lập chuyển lê làm nhiệm vụ của CCVS.
D. Cả a, b và c
-
Câu 16:
Cách mạng dân chủ tư sản do giai cấp, tầng lớp nào lãnh đạo?
A. Giai cấp công nhân
B. Giai cấp tư sản
C. Giai cấp công nhân và giai cấp tư sản
D. Giai cấp công nhân và giai cấp nông dân
-
Câu 17:
Cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới do giai cấp, tầng lớp nào lãnh đạo?
A. Giai cấp tư sản
B. Giai cấp công nhân
C. Tầng lớp trí thức
D. Giai cấp nông dân
-
Câu 18:
Ai là người đầu tiên đưa ra khái niệm cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới?
A. C. Mác
B. Ph. Ăngghen
C. C. Mác và Ph. Ăngghen
D. V. I. Lênin
-
Câu 19:
Động lực của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa?
A. Giai cấp tư sản, giai cấp công nhân, giai cấp nông dân.
B. Giai cấp công nhân, giai cấp nông dân, tầng lớp trí thức.
C. Giai cấp nông dân, giai cấp công nhân, tiểu tư sản.
D. Giai cấp công nhân, tầng lớp trí thức, giai cấp nông dân, tiểu tư sản.
-
Câu 20:
Công xã Pari ra đời vào ngày tháng năm nào?
A. 22. 6. 1848
B. 18. 3. 1871
C. 4. 9. 1870
D. 28. 5. 1871
-
Câu 21:
Điều kiện chủ quan có vai trò quyết định nhất của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa?
A. Mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa.
B. Mâu thuẫn giữa giai cấp công nhân và giai cấp tư sản.
C. Sự trưởng thành của giai cấp công nhân, đặc biệt khi nó đã có đảng tiên phong lãnh đạo.
D. Giai cấp công nhân liên minh được với giai cấp công nhân nông dân.
-
Câu 22:
Tiến trình của cách mạng xã hội chủ nghĩa có mấy giai đoạn?
A. Một
B. Hai
C. Ba
D. Bốn
-
Câu 23:
Nguyên nhân sâu xa của cách mạng xã hội chủ nghĩa là:
A. Mâu thuẫn giữa Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất
B. Do sự phát triển của lực lượng sản xuất
C. Do sự phát triển của giai cấp công nhân
D. Giai cấp tư sản đã trở thành giai cấp phản động
-
Câu 24:
Cách mạng xã hội chủ nghĩa là quá trình cải biến một cách toàn diện trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội từ kinh tế, chính trị, văn hoá, tư tưởng... để xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và cuối cùng là chủ nghĩa cộng sản?
A. Đúng
B. Chưa hoàn toàn đúng
C. Sai
D. Có ý sai
-
Câu 25:
Câu nói: “Điểm chủ yếu trong học thuyết của Mác là ở chỗ nó làm sáng tỏ vai trò lịch sử của giai cấp vô sản là người xây dựng chủ nghĩa xã hội" là của ai?
A. Ph. Ăng ghen.
B. V. I. Lênin
C. Hồ Chí Minh
D. Stalin.
-
Câu 26:
Phát hiện ra sự phân chia xã hội thành giai cấp và đấu tranh giai cấp là công lao của:
A. Các Mác
B. Ph. Ăng ghen
C. V. I. Lênin
D. Các nhà sử học tư sản trước Mác
-
Câu 27:
Tác phẩm nào được Lênin coi là cuốn bách khoa toàn thư thực sự của chủ nghĩa cộng sản?
A. Sự khốn cùng của triết học
B. Chống Đuy rinh
C. Đấu tranh giai cấp ở Pháp
D. Tuyên ngôn của Đảng cộng sản
-
Câu 28:
Câu nói “Chủ nghĩa đế quốc là sự chuẩn bị vật chất đầy đủ nhất cho cách mạng vô sản” là của:
A. Các Mác
B. Ăngghen
C. V. I Lênin
D. Hồ Chí Minh
-
Câu 29:
Ai là tác giả của câu nói: “Chủ nghĩa xã hội hay là chết” ?
A. V. I. Lênin
B. Phiđen Castrô
C. Hồ Chí Minh
D. Đặng Tiểu Bình
-
Câu 30:
Đặc trưng nào trong số các đặc trưng sau được coi là đặc trưng cơ bản nhất của giai cấp công nhân nói chung?
A. Không có tư liệu sản xuất, phải bán sức lao động.
B. Họ lao động trong nền công nghiệp có trình độ công nghệ và kỹ thuật hiện đại.
C. Bị giai cấp tư sản bóc lột
D. Cả ba đều sai
-
Câu 31:
Vì sao giai cấp nông dân không thể lãnh đạo được cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa? (chọn 1 phương án đúng)
A. Họ đông nhưng không mạnh.
B. Họ không có chính đảng.
C. Họ không đại diện cho phương thức sản xuất tiên tiến
D. Cả a và b.
-
Câu 32:
Khái niệm nào trong sau đây được dùng để chỉ một cộng đồng người ổn định được hình thành trong lịch sử trong một lãnh thổ nhất định, có chung mối liên hệ về kinh tế, ngôn ngữ và một nền văn hoá?
A. Bộ lạc
B. Dân tộc
C. Quốc gia
D. Bộ tộc
-
Câu 33:
Cơ cấu xã hội nào có vai trò quan trọng nhất?
A. Cơ cấu nghề nghiệp
B. Cơ cấu dân cư
C. Cơ cấu dân tộc
D. Cơ cấu giai cấp
-
Câu 34:
Cấu trúc cơ bản của một hình thái kinh tế – xã hội là:
A. Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất
B. Lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng.
C. Cơ sở kinh tế và thể chế nhà nước.
D. Cả a, b và c đều đúng
-
Câu 35:
Điều kiện để một cuộc cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới có thể chuyển biến thành cách mạng vô sản:
A. Có sự lãnh đạo của Đảng của giai cấp công nhân.
B. Chính quyền dân chủ nhân dân được củng cố, chuẩn bị nhứng điều kiện thực hiện chuyên chính vô sản .
C. Liên minh công nông được giữ vững và phát triển
D. Cả a, b và c đều đúng
-
Câu 36:
Tìm ra định nghĩa đúng nhất về giai cấp công nhân:
A. Là giai cấp bị thống trị.
B. Là giai cấp lao động trong nền sản xuất công nghiệp có trình độ kỹ thuật và công nghệ hiện đại của xã hội.
C. Là giai cấp đông đảo trong dân cư.
D. Là giai cấp bị áp bức bóc lột nặng nề nhất
-
Câu 37:
Định nghĩa về giai cấp được Lênin trình bày lần đầu tiên trong tác phẩm nào?
A. Một bước tiến, hai bước lùi.
B. Làm gì?
C. Sáng kiến vĩ đại.
D. tất cả đều đúng
-
Câu 38:
Khái niệm chuyên chính vô sản được Các Mác dùng lần đầu tiên trong tác phẩm nào?
A. Đấu tranh giai cấp ở Pháp
B. Góp phần phê phán triết học pháp quyền của Hêghen
C. Phê phán cương lĩnh Gô-ta
D. Tuyên ngôn của Đảng cộng sản.
-
Câu 39:
Nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên được thành lập ở đâu?
A. Công xã Pari
B. Nga
C. Ba Lan
D. Trung Quốc
-
Câu 40:
Từ khi ra đời (1848) đến nay, Chủ nghĩa xã hội khoa học phát triển qua mấy giai đoạn chủ yếu?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
-
Câu 41:
Ai là người đầu tiên đưa chủ nghĩa xã hội từ khoa học thành thực tiễn sinh động?
A. C. Mác
B. Ph. Ănghen
C. V. I. Lênin
D. Hồ Chí Minh
-
Câu 42:
V. I. Lênin mất ngày tháng năm nào?
A. 22. 4. 1924
B. 21. 1. 1924
C. 18. 3. 1870
D. 28. 11. 1870
-
Câu 43:
V. I. Lênin sinh ngày tháng năm nào?
A. 5. 5. 1870
B. 22. 4. 1870
C. 21. 1. 1922
D. 28. 1. 1924
-
Câu 44:
Chủ nghĩa duy vật lịch sử và Học thuyết giá trị thặng dư đã được C. Mác phát triển và trình bày một cách có hệ thống trong tác phẩm nào?
A. Hệ tư tưởng Đức
B. Tình cảnh của giai cấp lao động ở Anh
C. Bộ Tư bản
D. Những nguyên lý của chủ nghĩa cộng sản
-
Câu 45:
C. Mác và Ph. Ăngghen đã dựa vào những phát kiến nào để xây dựng luận chứng về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân?
A. Chủ nghĩa xã hội không tưởng – phê phán
B. Chủ nghĩa duy vật lịch sử và Học thuyết giá trị thặng dư
C. Triết học cổ điển Đức và Kinh tế chính trị học cổ điển Anh.
D. Cả ba đều đúng
-
Câu 46:
Câu “Sự phát triển tự do của mọi người là điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi người là cuả ai’’
A. C. Mác
B. Ph. Ăng ghen
C. C. Mác và Ph. Ăng ghen
D. V. I. Lênin
-
Câu 47:
Phạm trù nào được coi là cơ bản nhất, là xuất phát điểm của chủ nghĩa xã hội khoa học?
A. Giai cấp công nhân
B. Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân
C. Chuyên chính vô sản
D. Xã hội chủ nghĩa
-
Câu 48:
Phát hiện nào sau đây của C. Mác và Ph. Ăngghen?
A. Chủ nghĩa duy vật lịch sử
B. Học thuyết giá trị thặng dư
C. Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân
D. Cả a, b, c đều đúng
-
Câu 49:
Lần đầu tiên Ph. Ăngghen nói chủ nghĩa Mác cấu thành bởi ba bộ phận trong tác phẩm nào?
A. Sự phát triển của chủ nghĩa xã hội từ không tưởng đến khoa học
B. Tình cảnh giai cấp công nhân Anh
C. Tuyên ngôn của Đảng cộng sản
D. Chống Đuyrinh
-
Câu 50:
Tác phẩm nào đánh dấu sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học?
A. Hệ tư tưởng Đức
B. Tình cảnh giai cấp lao động ở Anh
C. Tuyên ngôn của Đảng cộng sản
D. Những nguyên lý của chủ nghĩa cộng sản