Trắc nghiệm Chu kì tế bào và nguyên phân Sinh Học Lớp 10
-
Câu 1:
Có bao nhiêu phát biểu đúng khi nói về điểm giống nhau giữa quá trình nguyên phân ở tế bào thực vật và động vật?
(1) Đều diễn ra các giai đoạn tương tự nhau
(2) Ở kì cuối, tế bào có sự co thắt thế bào ở giữa chia tế bào mẹ thành hai tế bào con
(3) Từ một tế bào mẹ, tạo thành hai tế bào con giống nhau và giống với tế bào mẹ
(4) Quá trình nguyên phân diễn ra ở tất cả các loại tế bào trong cơ thể động vật và thực vật
(5) Nhờ nguyên phân mà cơ thể sinh vật lớn lên được
(6) Ở kì cuối, tế bào không có co thắt ở giữa tế bào chất mà hình thành một vách ngắn chia tế bào mẹ thành hai tế bào con
A. (1), (2), (3), (4), (5)
B. (1), (3), (5)
C. (1), (2), (3), (5), (6)
D. (1), (2), (3), (4), (5), (6)
-
Câu 2:
Đâu là sự khác nhau trong nguyên phân ở tế bào thực vật và động vật?
A. Tế bào chất ở động vật phân chia bằng thắt eo, ở thực vật bằng vách ngăn tế bào
B. Ở thực vật không có trung tử và thoi phân bảo
C. Sự di chuyển của nhiễm sắc thể hai cực
D. Cả A và B đúng
-
Câu 3:
Nhận định nào sau đây chính xác về cách phân chia của tế bào động vật trong nguyên phân?
A. Tạo vách ngăn ở mặt phẳng xích đạo
B. Kéo dài màng tế bào
C. Màng tế bào thắt eo ở chính giữa tế bào chất
D. Tạo màng mới giữa tế bào
-
Câu 4:
Trong quá trình nguyên phân, kì sau đã xảy ra hoạt động nào?
A. Nhiễm sắc thể di chuyển về hai cực của tế bào
B. Nhiễm sắc thể bắt đầu co xoắn lại
C. Nhiễm sắc thể co xoắn tối đa
D. Nhiễm sắc thể dãn xoắn
-
Câu 5:
Trong quá trình nguyên phân, kì giữa đã xảy ra hoạt động nào?
A. Tự nhân đôi tạo nhiễm sắc thể kép
B. Nhiễm sắc thể bắt đầu co xoắn lại
C. Nhiễm sắc thể co xoắn tối đa
D. Nhiễm sắc thể dãn xoắn
-
Câu 6:
Trong quá trình nguyên phân, kì đầu đã xảy ra hoạt động nào?
A. Tự nhân đôi tạo nhiễm sắc thể kép
B. Nhiễm sắc thể bắt đầu co xoắn lại
C. Nhiễm sắc thể co xoắn tối đa
D. Nhiễm sắc thể dãn xoắn
-
Câu 7:
Nguyên phân là quá trình các tế bào mới được tạo ra từ tế bào ban đầu, làm tăng số lượng tế bào và thay thế các tế bào chết, bao gồm quá trình phân chia nhân và phân chia tế bào chất. Sự phân chia nhân được chia thành bao nhiêu kì?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 8
-
Câu 8:
“Gene p53 là một yếu tố phiên mã kích hoạt sự biểu hiện của các protein ức chế tăng sinh và thúc đẩy quá trình apoptosis để phản ứng với tổn thương DNA. Các thay đổi di truyền làm bất hoạt p53 sẽ ức chế phản ứng tổn thương DNA ngăn cản sự tiến triển của chu kì tế bào. Khi điều này xảy ra, một tế bào tiếp tục phân chia ngay cả khi DNA bị tổn thương. Vì việc ngừng hoạt động của các chất ức chế khối u dẫn đến mất chức năng cả bản gốc và các bản sao của gene mã hóa chất ức chế khối u thường phải được thay đổi để quá trình hình thành khối u xảy ra”. Em hãy cho biết gene p53 ảnh hưởng lên điểm kiểm soát nào của chu kì tế bào.
A. Điểm kiểm soát G1/S
B. Điểm kiểm soát G2/M
C. Điểm kiểm soát chuyển tiếp kì giữa - kì sau.
D. Cả ba điểm kiểm soát
-
Câu 9:
Điểm kiểm soát chu kì tế bào là các thời điểm mà ở đó các tín hiệu kích hoạt quá trình truyền tin tế bào đưa ra các đáp ứng đi tiếp hay dừng chu kỳ tế bào. Vai trò của điểm kiểm soát thoi phân bào là?
A. Kiểm tra quá trình nhân đôi ADN xem đã hoàn tất và mọi sai sót đã được sửa chữa hay chưa.
B. Đưa ra quyết định có nhân đôi ADN để sau đó bước vào phân bào hay không.
C. Kiểm tra tất cả các NST đã gắn với vi ống của thoi phân bào hay chưa
D. Cả ba đáp án trên đều đúng
-
Câu 10:
Điểm kiểm soát chu kì tế bào là các thời điểm mà ở đó các tín hiệu kích hoạt quá trình truyền tin tế bào đưa ra các đáp ứng đi tiếp hay dừng chu kỳ tế bào. Vai trò của điểm kiểm soát G2/M là?
A. Kiểm tra quá trình nhân đôi ADN xem đã hoàn tất và mọi sai sót đã được sửa chữa hay chưa.
B. Đưa ra quyết định có nhân đôi ADN để sau đó bước vào phân bào hay không.
C. Kiểm tra tất cả các NST đã gắn với vi ống của thoi phân bào hay chưa
D. Cả ba đáp án trên đều đúng
-
Câu 11:
Kiểm kiểm soát chu kì tế bào là các thời điểm mà ở đó các tín hiệu kích hoạt quá trình truyền tin tế bào đưa ra các đáp ứng đi tiếp hay dừng chu kỳ tế bào. Vai trò của điểm kiểm soát G1/S là?
A. Kiểm tra quá trình nhân đôi ADN xem đã hoàn tất và mọi sai sót đã được sửa chữa hay chưa.
B. Đưa ra quyết định có nhân đôi ADN để sau đó bước vào phân bào hay không.
C. Kiểm tra tất cả các NST đã gắn với vi ống của thoi phân bào hay chưa
D. Cả ba đáp án trên đều đúng
-
Câu 12:
Khi một tế bào nhận biết thấy sự nhân đôi ADN có nhiều sai sót thì tế bào sẽ dừng lại ở giai đoạn nào trong chu kì tế bào?
A. Kì trung gian
B. Pha M
C. Pha G1
D. Pha G2
-
Câu 13:
Tại sao chu kì tế bào cần nhiều điểm kiểm soát?
A. Để kéo dài thời gian của chu kì tế bào
B. Tránh những sai sót có thể xảy ra
C. Tạo nhiều biến dị trong quá trình phân chia
D. Ức chế chu kì tế bào
-
Câu 14:
Ở ruồi giấm, một tế bào sinh dưỡng trải qua liên tiếp 4 chu kì tế bào. Số tế bào được hình thành là?
A. 4
B. 8
C. 12
D. 32
-
Câu 15:
Hoạt động nào xảy ra trong pha S của kì trung gian?
A. Tổng hợp thêm tế bào chất và bào quan, chuẩn bị các nguyên liệu để nhân đôi ADN, nhiễm sắc thể
B. Chuẩn bị nguyên liệu cho sự phân bào
C. DNA tự nhân đôi
D. Nhiễm sắc thể tự nhân đôi
-
Câu 16:
Hoạt động nào xảy ra trong pha G2 của kì trung gian?
A. Tổng hợp thêm tế bào chất và bào quan, chuẩn bị các nguyên liệu để nhân đôi ADN, nhiễm sắc thể
B. Chuẩn bị nguyên liệu cho sự phân bào
C. DNA tự nhân đôi
D. Nhiễm sắc thể tự nhân đôi
-
Câu 17:
Hoạt động nào xảy ra trong pha G1 của kì trung gian?
A. Tổng hợp thêm tế bào chất và bào quan, chuẩn bị các nguyên liệu để nhân đôi ADN, nhiễm sắc thể
B. Trung thể tự nhân đôi
C. DNA tự nhân đôi
D. Nhiễm sắc thể tự nhân đôi
-
Câu 18:
Trong một chu kì tế bào, kì trung gian được chia làm mấy pha?
A. 1 pha
B. 2 pha
C. 3 pha
D. 4 pha
-
Câu 19:
Trong một chu kì tế bào, thời gian dài nhất là của giai đoạn nào?
A. Kì cuối
B. Kỳ đầu
C. Kì giữa
D. Kì trung gian
-
Câu 20:
Dựa vào đâu để người ta xác định 1 chu kì tế bào?
A. thời gian sống và phát triển của tế bào.
B. thời gian các pha của chu kì tế bào (G1 + S + G2 + M).
C. thời gian của quá trình nguyên phân.
D. thời gian phân chia của tế bào chất.
-
Câu 21:
Phát biểu nào sau đây không đúng về chu kì tế bào?
A. Chu kì tế bào là khoảng thời gian giữa hai lần phân bào.
B. Chu kì tế bào gồm kì trung gian và quá trình nguyên phân.
C. Kì trung gian chiếm phần lớn chu kì tế bào.
D. Thời gian chu kì tế bào của mọi tế bào trong một cơ thể đều bằng nhau.
-
Câu 22:
Ở người, loại tế bào nào chỉ tồn tại ở pha G1 mà không bao giờ phân chia?
A. Tế bào niêm mạc
B. Tế bào gan
C. Bạch cầu
D. Tế bào thần kinh
-
Câu 23:
Tế bào nào ở người có chu kì tế bào ngắn nhất?
A. Tế bào ruột
B. Tế bào gan
C. Tế bào phôi
D. Tế bào cơ
-
Câu 24:
Tên gọi khoảng thời gian giữa hai lần phân bào liên tiếp của tế bào nhân thực là gì?
A. Quá trình phân bào
B. Chu kì tế bào
C. Phát triển tế bào
D. Phân chia tế bào
-
Câu 25:
Mỗi tế bào chỉ đáp ứng với một hoặc một số tín hiệu nhất định vì
A. thụ thể của tế bào chỉ có khả năng liên kết với một hoặc một số tín hiệu nhất định.
B. thụ thể của tế bào chỉ có khả năng làm biến đổi một hoặc một số tín hiệu nhất định.
C. thụ thể của tế bào chỉ có khả năng phân hủy một hoặc một số tín hiệu nhất định.
D. thụ thể của tế bào chỉ có khả năng tổng hợp một hoặc một số tín hiệu nhất định.
-
Câu 26:
Thụ thể của hormone testosterone sẽ
A. nằm trên màng tế bào.
B. nằm bên trong tế bào chất.
C. nằm bên trong tế bào chất hoặc trong nhân.
D. nẳm trên màng tế bào hoặc bên trong tế bào chất.
-
Câu 27:
Cho các trường hợp sau đây:
(1) Một phân tử truyền tin bị sai hỏng.
(2) Thụ thể không tiếp nhận phân tử tín hiệu.
(3) Thụ thể tiếp nhận phân tử tín hiệu mạnh mẽ.
Trong các trường hợp trên, số trường hợp chắc chắn không xảy ra sự đáp ứng tế bào là
A. 0
B. 1
C. 2
D. 3
-
Câu 28:
Sự kết thúc quá trình truyền thông tin giữa các tế bào đòi hỏi điều gì sau đây?
A. Loại bỏ thụ thể.
B. Đảo ngược sự liên kết giữa phân tử tín hiệu và thụ thể.
C. Hoạt hóa một loạt các phân tử truyền tin khác.
D. Phân hủy phân tử truyền tin cuối cùng.
-
Câu 29:
Các phân tử tín hiệu kị nước như testosterone đi qua màng của tất cả các tế bào nhưng chỉ ảnh hưởng đến các tế bào đích bởi vì?
A. chỉ các tế bào đích mới có các đoạn DNA thích hợp.
B. chỉ các tế bào đích có các enzyme vận chuyển testosterone.
C. thụ thể nội bào chỉ có ở tế bào đích.
D. chỉ trong các tế bào đích testosterone mới có thể bắt đầu chuỗi truyền tin nội bào dẫn đến kích hoạt sự phiên mã gene.
-
Câu 30:
Sự ức chế phân tử truyền tin nội bào có thể dẫn đến kết quả nào sau đây?
A. Ức chế đáp ứng với tín hiệu.
B. Ức chế sự hoạt hóa thụ thể.
C. Kéo dài đáp ứng tế bào.
D. Làm giảm số lượng phân tử truyền tin nội bào
-
Câu 31:
Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Các phân tử tín hiệu ngoại bào ưu nước phải liên kết với một thụ thể màng để truyền tín hiệu đến một tế bào đích làm thay đổi hoạt động của nó.
B. Để hoạt động, tất cả các phân tử tín hiệu ngoại bào phải được vận chuyển bởi các thụ thể của chúng qua màng sinh chất vào bào tương.
C. Một thụ thể màng chỉ có khả năng gắn với một loại phân tử tín hiệu dẫn đến chỉ một loại đáp ứng tế bào.
D. Bất kì chất lạ nào liên kết với thụ thể của một phân tử tín hiệu bình thường sẽ luôn tạo ra đáp ứng tương tự phân tử tín hiệu trên cùng loại tế bào.
-
Câu 32:
Điều gì có thể xảy ra với các tế bào đích của một động vật khi thiếu thụ thể của con đường truyền tín hiệu cận tiết?
A. Chúng có thể đáp ứng bình thường với các chất dẫn truyền thần kinh qua synapse.
B. Chúng không thể phân chia khi đáp ứng với các yếu tố tăng trưởng được tiết ra từ các tế bào lân cận.
C. Chúng có thể phân chia nhưng không bao giờ đạt đến kích thước bình thường.
D. Hormone nội tiết không thể tương tác với các tế bào đích.
-
Câu 33:
Đặc điểm khác biệt chính của một tế bào đáp ứng với một tín hiệu và một tế bào không có đáp ứng với tín hiệu là có
A. lipid màng liên kết với tín hiệu.
B. con đường truyền tin nội bào.
C. phân tử truyền tin nội bào.
D. thụ thể đặc hiệu.
-
Câu 34:
Phân tử tín hiệu kị nước như hormone steroid thường liên kết với
A. thụ thể bên trong tế bào.
B. phospholipid màng.
C. kênh ion.
D. thụ thể màng.
-
Câu 35:
Biểu hiện nào sau đây là kết quả của việc một phân tử tín hiệu liên kết với một thụ thể?
A. Sự hoạt hóa enzyme thụ thể.
B. Sự thay đổi hình dạng của thụ thể.
C. Sự di chuyển của thụ thể trong màng sinh chất.
D. Sự giải phóng tín hiệu khỏi thụ thể.
-
Câu 36:
Các phân tử tín hiệu ưa nước như insulin, adrenaline có đặc điểm gì?
A. được vận chuyển qua màng và liên kết với thụ thể bên trong tế bào (thụ thể nội bào).
B. liên kết với phospholipid màng.
C. liên kết với thụ thể màng.
D. không đi qua màng nên không gây đáp ứng ở tế bào đích.
-
Câu 37:
Xác định thứ tự đúng của các sự kiện xảy ra trong quá trình tương tác của một tế bào với một phân tử tín hiệu:
I. Thay đổi hoạt động của tế bào đích.
II. Phân tử tín hiệu liên kết với thụ thể.
III. Phân tử tín hiệu được tiết ra từ tế bào tiết.
IV. Truyền tin nội bào.
A. I → II → III → IV.
B. II → III → I → IV.
C. III → II → IV→ I.
D. IV → II → I → III.
-
Câu 38:
Quá trình truyền tin nội bào thường bắt đầu khi
A. phân tử tín hiệu làm protein thụ thể thay đổi.
B. tín hiệu hóa học được giải phóng từ tế bào alpha.
C. tế bào đích thay đổi hình dạng.
D. hormone được giải phóng từ tuyến nội tiết vào máu.
-
Câu 39:
Quá trình truyền thông tin tế bào gồm ba giai đoạn:
A. truyền tin nội tiết, truyền tin cận tiết và truyền tin qua synapse.
B. tiếp nhận tín hiệu, truyền tin và đáp ứng.
C. tiếp nhận tín hiệu, phân rã nhân và tạo tế bào mới.
D. tiếp nhận tín hiệu, đáp ứng và phân chia tế bào.
-
Câu 40:
Cho các phương thức truyền thông tin sau:
(1) Truyền tin qua khoảng cách xa.
(2) Truyền tin nhờ các mối nối giữa các tế bào.
(3) Truyền tin cục bộ.
(4) Truyền tin nhờ tiếp xúc trực tiếp.Các tế bào ở gần nhau có thể sử dụng các phương thức truyền thông tin là
A. (1), (2), (3).
B. (1), (3), (4).
C. (2), (3), (4).
D. (3), (4).
-
Câu 41:
Phương thức truyền thông tin giữa các tế bào phụ thuộc vào?
A. kích thước của tế bào đích.
B. khoảng cách giữa các tế bào.
C. hình dạng của tế bào đích.
D. kích thước của các phân tử tín hiệu.
-
Câu 42:
Thông tin giữa các tế bào là
A. sự truyền tín hiệu từ tế bào này sang tế bào khác thông qua phân tử tín hiệu để tạo ra các đáp ứng nhất định.
B. sự truyền tín hiệu trong nội bộ tế bào thông qua các chuỗi phản ứng sinh hóa để tạo ra các đáp ứng nhất định.
C. sự truyền tín hiệu từ não bộ đến các cơ quan trong cơ thể để đáp ứng các kích thích từ môi trường.
D. Sự truyền tín hiệu từ các tuyến nội tiết đến các cơ quan trong cơ thể để đáp ứng các kích thích từ môi trường.
-
Câu 43:
Phát biểu nào sau đây mô tả đúng về quá trình truyền thông tin giữa các tế bào?
A. Các tế bào truyền thông tin với nhau thường ở gần nhau.
B. Các thụ thể giữ nguyên hình dạng khi liên kết với phân tử tín hiệu.
C. Lipid màng bị biến đổi trong quá trình truyền tin.
D. Hoạt động enzyme trong tế bào chất hoặc sự tổng hợp RNA của tế bào nhận tín hiệu có thể biến đổi.
-
Câu 44:
Tuyến yên sản xuất hormone sinh trưởng, hormone này đến kích thích sự phân chia và kéo dài tế bào xương, giúp phát triển xương. Kiểu truyền thông tin giữa các tế bào trong trường hợp này là
A. truyền tin qua khoảng cách xa.
B. truyền tin nhờ các mối nối giữa các tế bào.
C. truyền tin cục bộ.
D. truyền tin nhờ tiếp xúc trực tiếp
-
Câu 45:
Khi một tế bào giải phóng phân tử tín hiệu vào môi trường, một số tế bào trong môi trường xung quanh trả lời, đây là
A. kiểu truyền tin đặc trưng của hormone.
B. truyền tin nội tiết.
C. truyền tin cận tiết.
D. truyền tin qua tiếp xúc trực tiếp giữa các tế bào.
-
Câu 46:
Sự truyền tín hiệu qua synapse giữa các tế bào thần kinh lân cận giống như truyền tín hiệu hormone (truyền tin nội tiết) ở đặc điểm nào sau đây?
A. Các phân tử tín hiệu được tiết vào máu.
B. Các phân tử tín hiệu được truyền ở khoảng cách xa.
C. Các phân tử tín hiệu có cấu trúc giống nhau.
D. Cần có sự liên kết của phân tử tín hiệu với thụ thể.
-
Câu 47:
Các giai đoạn phát triển ban đầu của côn trùng được xác định bởi
A. gen hợp tử
B. gen nội địa
C. gen cha
D. gen mẹ
-
Câu 48:
Vào khoảng giai đoạn 16 tế bào trong quá trình phát triển của động vật có xương sống, một khoang trung tâm mở rộng và tạo thành một khối tế bào rỗng gọi là :
A. dây thần kinh
B. ngoại bì
C. nội bì
D. túi phôi
-
Câu 49:
Các thí nghiệm nhân bản tạo ra "Dolly" đã kết luận rằng:
A. việc xác định một tế bào là không thể đảo ngược
B. các tế bào động vật trở nên cam kết không thể đảo ngược với con đường phát triển sau một vài lần phân chia tế bào đầu tiên
C. trứng và nhân hiến tặng phải ở cùng một giai đoạn trong chu kỳ tế bào để tiến tới sự phát triển tiếp theo
D. các tế bào được lấy từ hai cá thể có thể hợp nhất để tạo thành một cá thể duy nhất
-
Câu 50:
Di chuyển tế bào phụ thuộc vào tất cả những điều sau ngoại trừ:
A. liên kết Ca2+
B. cadherins
C. integrins
D. auxin