Trắc nghiệm Chu kì tế bào và nguyên phân Sinh Học Lớp 10
-
Câu 1:
Các phân tử tín hiệu kị nước như testosterone đi qua màng của tất cả các tế bào nhưng chỉ ảnh hưởng đến các tế bào đích bởi vì?
A. chỉ các tế bào đích mới có các đoạn DNA thích hợp.
B. chỉ các tế bào đích có các enzyme vận chuyển testosterone.
C. thụ thể nội bào chỉ có ở tế bào đích.
D. chỉ trong các tế bào đích testosterone mới có thể bắt đầu chuỗi truyền tin nội bào dẫn đến kích hoạt sự phiên mã gene.
-
Câu 2:
Sự ức chế phân tử truyền tin nội bào có thể dẫn đến kết quả nào sau đây?
A. Ức chế đáp ứng với tín hiệu.
B. Ức chế sự hoạt hóa thụ thể.
C. Kéo dài đáp ứng tế bào.
D. Làm giảm số lượng phân tử truyền tin nội bào
-
Câu 3:
Phát biểu nào sau đây là đúng về sự truyền tin giữa các tế bào?
A. Các phân tử tín hiệu ngoại bào ưu nước phải liên kết với một thụ thể màng để truyền tín hiệu đến một tế bào đích làm thay đổi hoạt động của nó.
B. Để hoạt động, tất cả các phân tử tín hiệu ngoại bào phải được vận chuyển bởi các thụ thể của chúng qua màng sinh chất vào bào tương.
C. Một thụ thể màng chỉ có khả năng gắn với một loại phân tử tín hiệu dẫn đến chỉ một loại đáp ứng tế bào.
D. Bất kì chất lạ nào liên kết với thụ thể của một phân tử tín hiệu bình thường sẽ luôn tạo ra đáp ứng tương tự phân tử tín hiệu trên cùng loại tế bào.
-
Câu 4:
Điều gì có thể xảy ra với các tế bào đích của một động vật khi thiếu thụ thể của con đường truyền tín hiệu cận tiết?
A. Chúng có thể đáp ứng bình thường với các chất dẫn truyền thần kinh qua synapse.
B. Chúng không thể phân chia khi đáp ứng với các yếu tố tăng trưởng được tiết ra từ các tế bào lân cận.
C. Chúng có thể phân chia nhưng không bao giờ đạt đến kích thước bình thường.
D. Hormone nội tiết không thể tương tác với các tế bào đích.
-
Câu 5:
Đặc điểm khác biệt chính của một tế bào đáp ứng với một tín hiệu và một tế bào không có đáp ứng với tín hiệu là có
A. lipid màng liên kết với tín hiệu.
B. con đường truyền tin nội bào.
C. phân tử truyền tin nội bào.
D. thụ thể đặc hiệu.
-
Câu 6:
Phân tử tín hiệu kị nước như hormone steroid thường liên kết với
A. thụ thể bên trong tế bào.
B. phospholipid màng.
C. kênh ion.
D. thụ thể màng.
-
Câu 7:
Biểu hiện nào sau đây là kết quả của việc một phân tử tín hiệu liên kết với một thụ thể?
A. Sự hoạt hóa enzyme thụ thể.
B. Sự thay đổi hình dạng của thụ thể.
C. Sự di chuyển của thụ thể trong màng sinh chất.
D. Sự giải phóng tín hiệu khỏi thụ thể.
-
Câu 8:
Các phân tử tín hiệu ưa nước như insulin, adrenaline có đặc điểm gì?
A. được vận chuyển qua màng và liên kết với thụ thể bên trong tế bào (thụ thể nội bào).
B. liên kết với phospholipid màng.
C. liên kết với thụ thể màng.
D. không đi qua màng nên không gây đáp ứng ở tế bào đích.
-
Câu 9:
Xác định thứ tự đúng của các sự kiện xảy ra trong quá trình tương tác của một tế bào với một phân tử tín hiệu:
I. Thay đổi hoạt động của tế bào đích.
II. Phân tử tín hiệu liên kết với thụ thể.
III. Phân tử tín hiệu được tiết ra từ tế bào tiết.
IV. Truyền tin nội bào.
A. I → II → III → IV.
B. II → III → I → IV.
C. III → II → IV→ I.
D. IV → II → I → III.
-
Câu 10:
Quá trình truyền tin nội bào thường bắt đầu khi
A. phân tử tín hiệu làm protein thụ thể thay đổi.
B. tín hiệu hóa học được giải phóng từ tế bào alpha.
C. tế bào đích thay đổi hình dạng.
D. hormone được giải phóng từ tuyến nội tiết vào máu.
-
Câu 11:
Quá trình truyền thông tin tế bào gồm ba giai đoạn:
A. truyền tin nội tiết, truyền tin cận tiết và truyền tin qua synapse.
B. tiếp nhận tín hiệu, truyền tin và đáp ứng.
C. tiếp nhận tín hiệu, phân rã nhân và tạo tế bào mới.
D. tiếp nhận tín hiệu, đáp ứng và phân chia tế bào.
-
Câu 12:
Cho các phương thức truyền thông tin sau:
(1) Truyền tin qua khoảng cách xa.
(2) Truyền tin nhờ các mối nối giữa các tế bào.
(3) Truyền tin cục bộ.
(4) Truyền tin nhờ tiếp xúc trực tiếp.
Các tế bào ở gần nhau có thể sử dụng các phương thức truyền thông tin là
A. (1), (2), (3).
B. (1), (3), (4).
C. (2), (3), (4).
D. (3), (4)
-
Câu 13:
Phương thức truyền thông tin giữa các tế bào phụ thuộc vào?
A. kích thước của tế bào đích.
B. khoảng cách giữa các tế bào.
C. hình dạng của tế bào đích.
D. kích thước của các phân tử tín hiệu.
-
Câu 14:
Sự truyền thông tin giữa các tế bào là gì?
A. sự truyền tín hiệu từ tế bào này sang tế bào khác thông qua phân tử tín hiệu để tạo ra các đáp ứng nhất định.
B. sự truyền tín hiệu trong nội bộ tế bào thông qua các chuỗi phản ứng sinh hóa để tạo ra các đáp ứng nhất định.
C. sự truyền tín hiệu từ não bộ đến các cơ quan trong cơ thể để đáp ứng các kích thích từ môi trường.
D. sự truyền tín hiệu từ các tuyến nội tiết đến các cơ quan trong cơ thể để đáp ứng các kích thích từ môi trường.
-
Câu 15:
Phát biểu nào sau đây mô tả đúng về quá trình truyền thông tin giữa các tế bào?
A. Các tế bào truyền thông tin với nhau thường ở gần nhau.
B. Các thụ thể giữ nguyên hình dạng khi liên kết với phân tử tín hiệu.
C. Lipid màng bị biến đổi trong quá trình truyền tin.
D. Hoạt động enzyme trong tế bào chất hoặc sự tổng hợp RNA của tế bào nhận tín hiệu có thể biến đổi.
-
Câu 16:
Tuyến yên sản xuất hormone sinh trưởng, hormone này đến kích thích sự phân chia và kéo dài tế bào xương, giúp phát triển xương. Kiểu truyền thông tin giữa các tế bào trong trường hợp này là
A. truyền tin qua khoảng cách xa
B. truyền tin nhờ các mối nối giữa các tế bào.
C. truyền tin cục bộ.
D. truyền tin nhờ tiếp xúc trực tiếp
-
Câu 17:
Khi một tế bào giải phóng phân tử tín hiệu vào môi trường, một số tế bào trong môi trường xung quanh trả lời, đây là
A. kiểu truyền tin đặc trưng của hormone.
B. truyền tin nội tiết.
C. truyền tin cận tiết.
D. truyền tin qua tiếp xúc trực tiếp giữa các tế bào.
-
Câu 18:
Sự truyền tín hiệu qua synapse giữa các tế bào thần kinh lân cận giống như truyền tín hiệu hormone (truyền tin nội tiết) ở đặc điểm nào sau đây?
A. Các phân tử tín hiệu được tiết vào máu.
B. Các phân tử tín hiệu được truyền ở khoảng cách xa.
C. Các phân tử tín hiệu có cấu trúc giống nhau.
D. Cần có sự liên kết của phân tử tín hiệu với thụ thể.
-
Câu 19:
Trong các lần phân chia tế bào điển hình bằng nguyên phân và meiosis, tất cả những điều sau đây đóng góp biến dị di truyền NGOẠI TRỪ:
A. kì sau của quá trình nguyên phân
B. kì sau của giảm phân I
C. thụ tinh
D. trao đổi chéo
-
Câu 20:
Một giao tử được thể hiện qua hình nào?
A. A
B. B
C. C
D. D
-
Câu 21:
Hợp tử thể hiện qua hình nào?
A. A
B. B
C. C
D. D
-
Câu 22:
MTOC di chuyển sang các cực đối diện
A. Kỳ sau
B. Kỳ đầu
C. Kì giữa
D. Kì trung gian
-
Câu 23:
Nhiễm sắc thể bắt đầu di chuyển đến các cực đối diện.
A. Kỳ sau
B. Kỳ đầu
C. Kì giữa
D. Kì trung gian
-
Câu 24:
Quá trình chuyển hóa tế bào bắt đầu.
A. Kỳ sau
B. Kỳ đầu
C. Kì giữa
D. Kì trung gian
-
Câu 25:
Tất cả các tuyên bố sau đây là đúng NGOẠI TRỪ:
A. Sợi trục chính được cấu tạo phần lớn là các vi ống.
B. Ly tâm bao gồm chín bộ ba các vi ống xếp thành hình tròn.
C. Tất cả các tế bào nhân thực đều có tâm động.
D. Tất cả các tế bào nhân thực đều có thoi bộ máy.
-
Câu 26:
Nếu một tế bào có 46 nhiễm sắc thể ở bắt đầu nguyên phân, sau đó ở phản vệ sẽ có tổng cộng
A. 23 cromatit
B. 23 nhiễm sắc thể
C. 46 nhiễm sắc thể
D. 92 nhiễm sắc thể
-
Câu 27:
Khác với nguyên phân, phân đôi:
A. xảy ra ở tế bào nhân sơ.
B. yêu cầu hình thành trục chính.
C. làm tăng khả năng biến dị di truyền.
D. tạo ra các tế bào con giống hệt nhau.
-
Câu 28:
Thuật ngữ nào mô tả đúng nhất những gì đang xảy ra với tế bào đang phân chia này? (A) Giao nhau (B) Lây lan giữa kỳ giữa (C) Đột biến gen (D) Không phân ly (E) Phân bào nguyên phân
A. Trao đổi chéo
B. Xếp hàng trên mặt phẳng
C. Đột biến gen
D. Không phân ly
-
Câu 29:
Điều nào sau đây KHÔNG xảy ra do nguyên phân?
A. Sự tăng trưởng
B. Sản xuất giao tử
C. Sửa chữa
D. Sự phát triển của phôi
-
Câu 30:
Noãn đã thụ tinh trải qua quá trình phân chia tế bào nhanh chóng ngay sau khi được được thụ tinh bởi một tế bào tinh trùng.
A. Nguyên phân
B. Giảm phân
C. Nhân đôi
D. Sao chép
-
Câu 31:
Một phôi phát triển thành một bào thai và sau đó là một em bé trong suốt chín tháng thời kỳ mang thai.
A. Nguyên phân
B. Giảm phân
C. Nhân đôi
D. Dịch mã
-
Câu 32:
Quan sát một tế bào ruồi giấm đang trong quá trình phân bào nguyên phân, người ta quan sát thấy có 8 nhiễm sắc thể kép xếp thành một hàng ở mặt phẳng xích đạo. Tế bào này đang ở kì nào của nguyên phân?
A. kì đầu.
B. kì giữa.
C. kì sau.
D. kì cuối.
-
Câu 33:
Quan sát một tế bào ruồi giấm đang trong quá trình phân bào nguyên phân, người ta quan sát thấy có 8 nhiễm sắc thể kép xếp thành một hàng ở mặt phẳng xích đạo. Tế bào này đang ở kì nào của nguyên phân?
A. kì đầu.
B. kì giữa.
C. kì sau.
D. kì cuối.
-
Câu 34:
Cho các thao tác thực hiện thí nghiệm sau:
(1) Ngâm 4 – 5 rễ hành cho vào đĩa đồng hồ cùng với dung dịch carmin acetic, đun nóng trên đèn cồn (6 phút) rồi chờ 30 – 40 phút để các rễ được nhuộm màu.
(2) Đặt lên phiến kính một giọt acetic acid 5 %, dùng kim mũi mác lấy rễ hành đặt lên phiến kính, dùng dao lam cắt một đoạn mô phân sinh ở đầu chóp rễ chừng 1,5 – 2 mm.
(3) Đậy lá kính lên vật mẫu, dùng giấy lọc hút acid thừa, dùng cán kim mũi mác gõ nhẹ lên lá kính để dàn mỏng tế bào mô phân sinh trên phiến kính.
(4) Đưa tiêu bản lên kính hiển vi quan sát ở vật kính 40×, sau đó chuyển sang quan sát ở vật kính 10×.
Trong các thao tác trên, có bao nhiêu thao tác không đúng khi thực hiện làm tiêu bản và quan sát quá trình nguyên phân của rễ hành?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 35:
Nguyên nhân khiến số người mắc và tử vong vì ung thư ở Việt Nam tăng nhanh là gì?
I, Ô nhiễm môi trường sống làm phát sinh nhiều tác nhân đột biến.
II, Thói quen ăn uống không khoa học
III, Thói quen sinh hoạt không lành mạnh
IV, Sự chênh lệch tỉ lệ giới tính
A. I, IV
B. II, III, IV
C. I, II, III
D. I, II, IV
-
Câu 36:
Cho các biện pháp sau, biện pháp không để phòng tránh bệnh ung thư là?
A. Hạn chế tiếp xúc với các nguồn chứa tác nhân gây ung thư
B. Tích cực rèn luyện thể dục thể thao
C. Chiếu xạ hoặc dùng hóa chất tiêu diệt các tế bào khối u.
D. Thường xuyên thăm khám sức khỏe định kì để tầm soát phát hiện sớm khối u
-
Câu 37:
Nhận định nào sau đây chính xác về u lành?
A. Khối u bị tác động bởi các yếu tố đột biến
B. Khối u định vị ở một vị trí nhất định
C. Khối u có khả năng tách ra khỏi vị trí ban đầu
D. Khối u có thể di chuyển đến vị trí mới tạo nên nhiều khối u hơn.
-
Câu 38:
Nhận định nào sau đây chính xác về ung thư?
A. Bệnh ung thư là bệnh di truyền nên luôn được di truyền từ bố mẹ sang con
B. Tác nhân đột biến gây ung thư là vật lý, hóa học
C. Bệnh ung thư không thể chữa được
D. Virus không thể gây bệnh ung thư
-
Câu 39:
Tại sao ung thư là bệnh di truyền do các tế bào tích lũy nhiều đột biến nhưng hầu hết không được di truyền lại cho thế hệ sau?
A. Hầu hết các đột biến xảy ra và tích lũy trong tế bào soma
B. Hầu hết các đột biến là đột biến với tần số cao
C. Hầu hết các đột biến xảy ra và tích lũy trong tế bào sinh dục
D. Hầu hết các đột biến là đột biến với tần số thấp
-
Câu 40:
Tại sao người ta lại nói ung thư là loại bệnh di truyền đặc biệt
A. Được tích lũy do 1 hay 1 vài đột biến gây nên
B. Được tích lũy do 1 đột biến gây nên
C. Được tích lũy từ nhiều đột biến gây nên
D. Không được tích lũy từ các đột biến gen.
-
Câu 41:
Sự tăng cường phân chia mất kiểm soát của một nhóm tế bào trong cơ thể sẽ dẫn tới?
A. Bệnh đãng trí
B. Các bệnh, tật di truyền
C. Bệnh ung thư
D. Cả A, B và C.
-
Câu 42:
Hợp tử của một loài nguyên phân cho 2 tế bào A và B. Tế bào A nguyên phân một số đợt cho các tế bào con, số tế bào con này bằng số nhiễm sắc thể đơn trong bộ nhiễm sắc thể đơn bội của loài. Tế bào B nguyên phân một số đợt cho số tế bào con với tổng số nhiễm sắc thể đơn gấp 8 lần số nhiễm sắc thể của một tế bào lưỡng bội của loài. Tổng số nhiễm sắc thể ở trạng thái chưa nhân đôi của tất cả các tế bào được hình thành là 768.
Bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của loài là?
A. 2n = 16
B. 2n = 32
C. 2n = 8
D. 2n = 64
-
Câu 43:
Lấy 50 tế bào soma từ một cây mầm cho nguyên phân liên tiếp nhiều lần thì nhận thấy nhiễm sắc thể cung cấp 16800 nhiễm sắc thể, trong đó có 14000 nhiễm sắc thể tạo thành từ nguyên liệu mới hoàn toàn.
Bộ nhiễm sắc thể 2n của loài là?
A. 2n = 24
B. 2n = 48
C. 2n = 12
D. 2n = 8
-
Câu 44:
Một tế bào sinh dưỡng của người có khối lượng DNA là 6,6.10-12 gam và có 46 nhiễm sắc thể. Khối lượng và số lượng nhiễm sắc thể kép của tế bào ở giai đoạn pha G2 là?
A. 6,6.10-12 và 46 nhiễm sắc thể
B. 6,6.10-12 và 23 nhiễm sắc thể
C. 13,2.10-12 và 46 nhiễm sắc thể
D. 6,6.10-12 và 23 nhiễm sắc thể
-
Câu 45:
Một học sinh quan sát tế bào đầu rễ củ hành tây dưới kính hiển vi và đếm số lượng tế bào trong mỗi pha của chu kì tế bào. Học sinh đã thu thập dữ liệu trong khi quan sát ba vị trí khác nhau của đầu rễ hành tây và ghi lại trong bảng dưới đây. Dựa vào số liệu của bảng có thể nhận thấy
A. Phần lớn các nhiễm sắc thể đang co ngắn.
B. Phần lớn các nhiễm sắc thể không phân biệt rõ được.
C. Phần lớn các nhiễm sắc thể xếp thẳng hàng ở mặt phẳng xích đạo.
D. Các sợi tơ vô sắc đang kéo các nhiễm sắc thể rời ra.
-
Câu 46:
Nếu tế bào đang phân chia được xử lí bởi hóa chất colchicine có chức năng ức chế sự hình thành vi ống trong hệ thống thoi phân bào thì hậu quả sẽ như thế nào?
A. Hình thành các tế bào lệch bội
B. Hình thành các tế bào đa bội
C. Các tế bào tạo ra hoàn toàn bình thường
D. Hình thành nên các tế bào lệch bội và đa bội
-
Câu 47:
Tại sao các nhiễm sắc thể lại xoắn tới mức cực đại rồi mới phân chia nhiễm sắc tử nhưng sau khi phân chia xong, nhiễm sắc thể đơn lại tháo xoắn trở về dạng sợi mảnh?
(1) Các NST xoắn tới mức cực đại để dễ dàng di chuyển trong phân bào
(2) Các NST xoắn tới mức cực đại để dễ dàng nhân đôi ADN
(3) NST tháo xoắn trở lại để dễ dàng phân chia đồng đều vật chất di truyền mà không bị rối loạn.
A. (1)
B. (1), (2)
C. (1), (3)
D. (3)
-
Câu 48:
Ứng dụng kỹ thuật nào dưới đây không được thực hiện dựa trên nền tảng là quá trình nguyên phân?
A. Giâm cành
B. Nhân bản vô tính
C. Nuôi cấy mô tế bào
D. Tạo DNA tái tổ hợp
-
Câu 49:
Ứng dụng kỹ thuật nào dưới đây được thực hiện dựa trên nền tảng là quá trình nguyên phân?
A. Lai giống
B. Nhân bản vô tính
C. Chọn giống
D. Tạo DNA tái tổ hợp
-
Câu 50:
Nhận định nào sau đây nói đúng về ý nghĩa của quá trình nguyên phân?
A. Truyền đạt thông tin từ ADN đến protein
B. Truyền đạt và duy trì ổn định bộ NST 2n đặc trưng của loài qua các thế hệ
C. Hình thành giao tử trong thụ tinh
D. Tạo biến dị tổ hợp trong di truyền