Trắc nghiệm Chu kì tế bào và nguyên phân Sinh Học Lớp 10
-
Câu 1:
Trong tế bào người 2n chứa lượng ADN bằng 2.106 cặp nuclêôtit. Tế bào đang nguyên phân ở kỳ giữa chứa hàm lượng nuclêôtit là
A. 2.106 nucleotit
B. 4.106 nucleotit
C. 4.106 nucleotit
D. 8.106 nucleotit
-
Câu 2:
Một tế bào thực vật có 24 NST nguyên phân 5 lần tạo ra bao nhiêu tế bào con? Mang bao nhiêu NST?
A. 10 tế bào con – 120 NST
B. 10 tế bào con – 240 NST
C. 32 tế bào con – 768 NST
D. 32 tế bào con – 384 NST
-
Câu 3:
Một tế bào gà có 78 NST nguyên phân 3 lần tạo ra bao nhiêu tế bào con? Mang bao nhiêu NST?
A. 8 tế bào con – 624 NST
B. 3 tế bào con – 234 NST
C. 6 tế bào con – 468 NST
D. 4 tế bào con – 312 NST
-
Câu 4:
Có 2 tế bào sinh dưỡng của một loài cùng nguyên phân liên tiếp 3 đợt, số tế bào con tạo thành là
A. 24
B. 16
C. 8
D. 48
-
Câu 5:
Bảy tế bào của loài ruồi giấm có bộ NST lưỡng bội 2n = 8 tham gia nguyên phân 3 lần liên tiếp. Số lượng tế bào được tạo ra sau nguyên phân là
A. 8
B. 56
C. 128
D. 384
-
Câu 6:
Có 4 tế bào sinh dưỡng của một loài cùng nguyên phân liên tiếp 4 đợt, số tế bào con tạo thành là
A. 8
B. 16
C. 32
D. 64
-
Câu 7:
Có 3 tế bào sinh dưỡng của một loài cùng nguyên phân liên tiếp 3 đợt, số tế bào con tạo thành là:
A. 8
B. 12
C. 24
D. 48
-
Câu 8:
Từ a tế bào ban đầu, qua k lần phân chia nguyên phân liên tiếp tạo ra được
A. a.k/2 tế bào con.
B. a.2k tế bào con.
C. a.(k – 2) tế bào con.
D. a.2k tế bào con.
-
Câu 9:
Trâu có 2n = 50NST. Vào kì giữa của lần nguyên phân thứ tư từ một hợp tử của trâu, trong các tế bào có:
A. 400 NST kép
B. 800 NST kép
C. 400 NST đơn
D. 800 NST đơn
-
Câu 10:
Loài ruồi giấm 2n = 8, xét 5 tế bào của loài đều trải qua nguyên phân liên tiếp 3 lần. Tại lần nguyên phân cuối cùng, số cromatit xuất hiện vào kì giữa trong tất cả các tế bào tham gia quá trình là
A. 240
B. 160
C. 320
D. 80
-
Câu 11:
Từ một hợp tử của ruồi giấm (2n = 8) nguyên phân 4 đợt liên tiếp thì số tâm động có ở kì sau của đợt nguyên phân tiếp theo là bao nhiêu?
A. 128
B. 256
C. 160
D. 64
-
Câu 12:
Loài ruồi giấm 2n = 8, xét 5 tế bào của loài đều trải qua nguyên phân liên tiếp 3 lần. Tại lần nguyên phân cuối cùng, số cromatit xuất hiện vào kì giữa trong tất cả các tế bào tham gia quá trình là
A. 240
B. 160
C. 320
D. 80
-
Câu 13:
Một tế bào của loài đậu Hà Lan có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 14 thực hiện nguyên phân. Số tâm động có trong tế bào ở kì sau là:
A. 0
B. 7
C. 14
D. 28
-
Câu 14:
Ở ruồi giấm, có bộ NST 2n = 8 vào kỳ sau của nguyên phân trong một tế bào có:
A. 8 NST đơn.
B. 16 NST đơn.
C. 8 NST kép.
D. 16 NST kép.
-
Câu 15:
Gà có 2n =78. Vào kỳ trung gian, sau khi xảy ra tự nhân đôi, số nhiễm sắc thể trong mỗi tế bào là:
A. 78 NST đơn.
B. 78 NST kép.
C. 156 NST đơn.
D. 156 NST kép.
-
Câu 16:
Ở người (2n = 46 ), số NST trong 1 tế bào ở kì cuối của quá trình nguyên phân là
A. 23
B. 46
C. 69
D. 92
-
Câu 17:
Ở người (2n = 46), số NST trong 1 tế bào tại kì giữa của nguyên phân là:
A. 23 NST đơn.
B. 46 NST kép.
C. 46 NST đơn.
D. 23 NST kép.
-
Câu 18:
Khi hoàn thành kỳ sau của nguyên phân, số nhiễm sắc thể trong tế bào là:
A. 2n, trạng thái đơn
B. 4n, trạng thái đơn
C. 4n, trạng thái kép
D. 2n, trạng thái đơn
-
Câu 19:
Số NST trong một tế bào ở kỳ cuối của quá trình nguyên phân là:
A. n NST đơn
B. 2n NST đơn
C. n NST kép
D. 2n NST kép
-
Câu 20:
Số NST trong tế bào ở kỳ sau của quá trình nguyên phân là
A. 2n NST đơn.
B. 2n NST kép.
C. 4n NST đơn.
D. 4n NST kép.
-
Câu 21:
Số NST trong tế bào ở kỳ giữa của quá trình nguyên phân là
A. n NST đơn.
B. n NST kép.
C. 2n NST đơn.
D. 2n NST kép.
-
Câu 22:
Quan sát quá trình nguyên phân, người ta nhận thấy ở 1 NST không có sợi thoi phân bào đính vào NST ở kỳ giữa. Hiện tượng trên được giải thích là
A. Tế bào tổng hợp thiếu thoi phân bào
B. NST này không có tâm động
C. Vì một lý do nào đó mà trình tự đầu mút của NST này bị mất
D. Vì một lý do nào đó mà trình tự tâm động của NST bị mất.
-
Câu 23:
Hiện tượng dãn xoắn nhiễm sắc thể xảy ra vào:
A. Kỳ giữa
B. Kỳ sau
C. Kỳ đầu
D. Kỳ cuối
-
Câu 24:
Hiện tượng sau đây xảy ra ở kỳ cuối là:
A. Nhiễm sắc thể phân li về cực tế bào
B. Màng nhân và nhân con xuất hiện
C. Các nhiễm sắc thể bắt đầu co xoắn
D. Các nhiễm sắc thể ở trạng thái kép
-
Câu 25:
Ứng dụng của nguyên phân vào thực tiễn là?
A. Giâm cành
B. Chiết cành, ghép cành
C. Nuôi cấy mô tế bào
D. Cả A, B, C
-
Câu 26:
Với di truyền học sự kiện quan trọng nhất trong phân bào là:
A. Sự tự nhân đôi, phân ly và tổ hợp NST.
B. Sự thay đổi hình thái NST.
C. Sự hình thành thoi phân bào.
D. Sự biến mất của màng nhân và nhân con.
-
Câu 27:
Ví dụ nào dưới đây cho thấy vai trò của nguyên phân đối với đời sống con người
A. Hiện tượng trương phình của xác động vật
B. Hiện tượng tế bào trứng đơn bội lớn lên
C. Hiện tượng hàn gắn, làm lành vết thương hở
D. Hiện tượng phồng, xẹp của bong bóng cá
-
Câu 28:
Câu nào sau đây không đúng với ý nghĩa của quá trình nguyên phân?
A. Nguyên phân làm tăng số lượng tế bào, giúp cơ thể đa bào lớn lên.
B. Đối với một số vi sinh vật nhân thực, nguyên phân là cơ chế sinh sản vô tính.
C. Giúp cơ thể tái sinh mô và cơ quan bị tổn thương.
D. Tạo nên sự đa dạng về mặt di truyền ở thế hệ sau.
-
Câu 29:
Đối với sinh vật đơn bào nhân thực, nguyên phân có ý nghĩa là
A. cơ chế của sinh sản hữu tính.
B. cơ chế của sinh sản vô tính.
C. giúp cơ thể sinh trưởng và phát triển.
D. giúp cơ thể thay thế các mô bị tổn thương.
-
Câu 30:
Ý nghĩa của quá trình nguyên phân:
A. Thực hiện chức năng sinh sản, sinh trưởng, tái sinh các mô và các bộ phận bị tổn thương.
B. Truyền đạt, duy trì ổn định bộ NST 2n đặc trưng của loài sinh sản hữu tính qua các thế hệ.
C. Tăng số lượng tế bào trong thời gian ngắn.
D. Giúp cho quá trình sinh trưởng và phát triển của cơ thể.
-
Câu 31:
So sánh quá trình nguyên phân ở tế bào thực vật và động vật thấy:
- Chúng đều diễn ra các giai đoạn tương tự nhau.
- Ở kì cuối tế bào động vật có sự co thắt tế bào chất ở giữa, còn tế bào thực vật là tế bào chất không co thắt ở giữa mà hình thành một vách ngăn chia tế bào mẹ thành hai tế bào con.
- Từ một tế bào mẹ tạo thành hai tế bào con giống nhau và giống với tế bào mẹ.
- Quá trình nguyên phân diễn ra ở tất cả các loại tế bào trong cơ thể động vật và thực vật.
- Nhờ nguyên phân mà cơ thể sinh vật lớn lên được.
Câu trả lời đúng là:
A. 1, 2, 3, 4.
B. 1, 2, 3, 5.
C. 1, 3, 4, 5.
D. 1, 2, 3, 4, 5.
-
Câu 32:
Kết quả của nguyên phân là từ 1 tế bào mẹ có bộ nhiễm sắc thể 2n đã tạo ra mấy tế bào con?
A. 2 tế bào con, 1 tế bào có bộ nhiễm sắc thể 2n giống với tế bào mẹ và 1 tế bào kia có bộ nhiễm sắc thể 2n khác với tế bào của mẹ.
B. 4 tế bào con có bộ nhiễm sắc thể là 2n.
C. 2 tế bào con có bộ nhiễm sắc thể 2n giống như tế bào mẹ.
D. 2 tế bào con, mỗi tế bào con có bộ nhiễm sắc thể là n.
-
Câu 33:
Kết quả của nguyên phân là từ một tế bào mẹ (2n) ban đầu sau một lần nguyên phân tạo ra:
A. 2 tế bào con mang bộ NST lưỡng bội 2n giống tế bào mẹ.
B. 2 tế bào con mang bộ NST đơn bội n khác tế bào mẹ.
C. 4 tế bào con mang bộ NST lưỡng bội n.
D. Nhiều cơ thể đơn bào.
-
Câu 34:
Vì sao trong nguyên phân, tế bào thực vật phân chia chất tế bào bằng vách ngăn
A. Vì tế bào không có trung thể.
B. Vì màng tế bào không thể co dãn.
C. Vì tế bào thực vật có vách xellulozơ.
D. Vì tế bào thực vật không tách tế bào chất hoàn toàn thành 2 tế bào con.
-
Câu 35:
Trong nguyên phân, phân chia chất tế bào bằng cách thắt màng tế bào ở giữa bằng rãnh phân cắt có ở?
A. Tế bào vi khuẩn.
B. Tế bào động vật.
C. Tế bào thực vật.
D. Cả A, B, C.
-
Câu 36:
Trong nguyên phân, tế bào động vật phân chia chất tế bào bằng cách
A. Tạo vách ngăn ở mặt phẳng xích đạo.
B. Kéo dài màng tế bào.
C. Thắt màng tế bào lại ở giữa tế bào.
D. Cả A, B, C.
-
Câu 37:
Hiện tượng không xảy ra ở kỳ cuối là:
A. Thoi phân bào biến mất
B. Các nhiễm sắc thể đơn dãn xoắn
C. Màng nhân và nhân con xuất hiện
D. Nhiễm sắc thể tiếp tục nhân đôi
-
Câu 38:
Trong quá trình nguyên phân, thoi vô sắc là nơi
A. Gắn NST.
B. Hình thành màng nhân và nhân con cho các TB con.
C. Tâm động của NST bám và trượt về các cực của TB.
D. Xảy ra quá trình tự nhân đôi của NST.
-
Câu 39:
Trong quá trình nguyên phân, thoi vô sắc dần xuất hiện ở kỳ
A. Đầu.
B. Giữa.
C. Sau.
D. Cuối.
-
Câu 40:
Trong quá trình nguyên phân, các NST phân li về hai phía của tế bào nhờ hoạt động của
A. Nhân
B. Các bào quan
C. Thoi vô sắc
D. Vách tế bào
-
Câu 41:
Trong quá trình nguyên phân, sự phân chia vật chất di truyền được thực hiện nhờ
A. Màng nhân.
B. Nhân con
C. Trung thể
D. Thoi vô sắc
-
Câu 42:
Trong nguyên phân sự phân chia NST nhìn thấy rõ nhất ở kì:
A. Kì sau
B. Kì đầu
C. Kì giữa
D. Kì cuối
-
Câu 43:
Sự kiện cơ bản của kì sau nguyên phân là ở chỗ:
A. Hai NST kép của mỗi cặp tương đồng phân li về hai cực của tế bào.
B. Sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các NST
C. Hai NST đơn từ mỗi NST kép phân li về hai cực đối diện
D. Các NST bắt chéo và tách tâm động.
-
Câu 44:
Sự phân chia vật chất di truyền trong quá trình nguyên phân thực sự xảy ra ở kỳ
A. Đầu.
B. Giữa
C. Sau.
D. Cuối
-
Câu 45:
Ở kì giữa của nguyên phân, các NST kép sắp xếp thành mấy hàng trên mặt phẳng xích đạo
A. 4 hàng
B. 3 hàng
C. 2 hàng
D. 1 hàng
-
Câu 46:
Ở sinh vật nhân thực, một tế bào đang ở kì giữa của nguyên phân có hiện tượng
A. nhiễm sắc thể kép co xoắn cực đại, xếp thành một hàng ở mặt phẳng xích đạo
B. nhiễm sắc thể kép co xoắn cực đại, xếp thành hai hàng ở mặt phẳng xích đạo.
C. mỗi nhiễm sắc thể kép trong cặp nhiễm sắc thể tương đồng di chuyển về một cực của tế bào.
D. mỗi nhiễm sắc thể kép tách ra thành hai nhiễm sắc tử, mỗi nhiễm sắc tử tiến về một cực của tế bào và trở thành nhiễm sắc thể đơn.
-
Câu 47:
Nhiễm sắc thể được quan sát rõ nhất ở kì nào của quá trình nguyên phân?
A. Kì đầu
B. Kì sau
C. Kì cuối
D. Kì giữa
-
Câu 48:
Trong quá trình nguyên phân, các NST co xoắn cực đại, có hình thái đặc trưng và dễ quan sát nhất ở kỳ
A. Đầu
B. Giữa
C. Sau.
D. Cuối.
-
Câu 49:
Nhiễm sắc tử (crômatit) chỉ có trong:
A. Các nhiễm sắc thể đơn.
B. Một NST đơn.
C. Cặp NST tương đồng.
D. Một NST kép.
-
Câu 50:
Nhiễm sắc tử (crômatit) là:
A. Các nhiễm sắc thể đơn.
B. Bộ NST kép.
C. Các nhiễm sắc thể kép.
D. NST chị em trong một NST kép.