Trắc nghiệm Chính sách đối ngoại GDCD Lớp 11
-
Câu 1:
Nội dung nguyên tắc minh bạch hóa trong Tổ chức Thương mại Thế giới là ?
A. Minh bạch về chính sách
B. Minh bạch về tiếp cận thị trường
C. Cả hai đáp án trên đều đúng
D. Cả hai đáp án trên đều sai
-
Câu 2:
Liên minh thuế quan có nội dung:
A. Tự do di chuyển các yếu tố sản xuất
B. Các nước xây dựng các chính sách phát triển kinh tế chung
C. Tự do hoá thương mại trong nội bộ khối và áp dụng biểu thuế quan chung cho toàn khối
D. Các quốc gia tiến hành tự do hoá thương mại trong nội bộ khối
-
Câu 3:
Các thành viên của APEC là ?
A. Tất cả các quốc gia có chủ quyền độc lập
B. Các quốc gia nằm ở Đông Nam châu Á
C. Các nền kinh tế nằm cạnh vùng biển châu Á Thái Binh Dương
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 4:
Các đối tượng của sở hữu công nghiệp được mua bán trên thị trường bao gồm:
A. Sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hoá, tên gọi xuất xứ của hàng hoá
B. Sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hoá
C. Sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hoá
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 5:
Khi học bài về chính sách đối ngoại, các bạn học sinh đã có những ý kiến cá nhân khác nhau về vấn đề hợp tác. Em đồng ý với quan điểm nào sau đây?
A. Chỉ nên hợp tác với những nước thuộc hệ thống Xã hội chủ nghĩa.
B. Chỉ cần có mối quan hệ hợp tác với các nước trong khu vực Đông Nam Á là đủ.
C. Chỉ nên hợp tác với các nước lớn, các nước phát triển, có tiềm lực về kinh tế.
D. Nên hợp tác với tất cả các nước trong cộng đồng quốc tế theo đúng nguyên tắc đã đặt ra.
-
Câu 6:
Trong cuộc trò chuyện giờ ra chơi, A cho rằng hiện nay mình chỉ là học sinh, chỉ cần tập trung vào học, không cần quan tâm đến những vấn đề trong và ngoài nước khác vì không cần thiết. Nếu là bạn của A, em sẽ chọn cách ứng xử nào dưới đây để góp phần thực hiện chính sách đối ngoại?
A. Đồng tình và làm theo ý kiến của A.
B. Phân tích cho bạn thấy trách nhiệm của mình với chính sách đối ngoại.
C. Không đồng tình nhưng không nói thêm gì cả.
D. Không quan tâm tới ý kiến của A, cho rằng đó chỉ là suy nghĩ trẻ con.
-
Câu 7:
Việc làm nào dưới đây không thể hiện trách nhiệm của công dân đối với chính sách đối ngoại?
A. Biết thể hiện ý thức dân tộc và phát huy những nét đẹp truyền thống dân tộc.
B. Thường xuyên học hỏi, nâng cao khả năng giao tiếp bằng ngoại ngữ.
C. Phát triển công tác đối ngoại nhân dân.
D. Tin tưởng, chấp hành nghiêm túc chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước.
-
Câu 8:
Công dân cần làm gì để chuẩn bị những điều kiện cần thiết để tham gia vào các công việc liên quan đến đối ngoại?
A. Rèn luyện kĩ năng, tay nghề.
B. Nâng cao trình độ văn hóa của bản thân.
C. Tăng cường khả năng giao tiếp bằng ngoại ngữ.
D. Cả A, B và C.
-
Câu 9:
Mỗi công dân cần phải làm gì để góp phần vào thực hiện chính sách đối ngoại của nhà nước?
A. Đẩy mạnh hoạt động kinh tế đối ngoại.
B. Luôn quan tâm đến vai trò của nước ta trên trường quốc tế.
C. Tôn trọng độc lập, chủ quyền của các nước khác.
D. Chủ động tạo ra mối quan hệ quốc tế thuận lợi để giúp đất nước phát triển.
-
Câu 10:
Xu thế đối ngoại trên thế giới nào dưới đây đã ảnh hưởng sâu sắc đến đường lối đối ngoại của nước ta?
A. Hòa bình, hợp tác và phát triển.
B. Cạnh tranh gay gắt giữa các nước.
C. Đối đầu không đối thoại.
D. Xung đột sắc tộc và tôn giáo gia tăng.
-
Câu 11:
Nội dung nào dưới đây thể hiện phương hướng cơ bản để thực hiện chính sách đối ngoại?
A. Tôn trọng lẫn nhau, bình đẳng và cùng có lợi.
B. Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.
C. Tạo điều kiện quốc tế thuận lợi cho công cuộc đổi mới.
D. Đẩy mạnh hoạt động kinh tế đối ngoại.
-
Câu 12:
Tích cực tham gia vào các diễn đàn và hoạt động của nhân dân thế giới, góp phần vào cuộc đấu tranh chung vì hòa bình, dân chủ và tiến bộ xã hội là nội dung của phương hướng đối ngoại nào?
A. Củng cố và tăng cường quan hệ với các Đảng.
B. Chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế.
C. Phát triển công tác đối ngoại nhân dân.
D. Đẩy mạnh hoạt động kinh tế đối ngoại.
-
Câu 13:
Nước ta thực hiện nguyên tắc tôn trọng lẫn nhau, bình đẳng và cùng có lợi vì các nước trên thế giới dù lớn hay nhỏ đều có quyền sống, quyền mưu cầu hạnh phúc, phát triển và
A. Quyền tự do.
B. Quyền bình đẳng.
C. Quyền riêng tư.
D. Quyền được tôn trọng.
-
Câu 14:
Nội dung nào sau đây không phải là nguyên tắc của chính sách đối ngoại của Nhà nước ta?
A. Tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.
B. Ủng hộ các kế hoạch diễn biến hòa bình trên thế giới.
C. Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.
D. Tôn trọng lẫn nhau, bình đẳng cùng có lợi.
-
Câu 15:
Nội dung nào dưới đây không phải là nhiệm vụ của chính sách đối ngoại ở nước ta?
A. Giữ vững môi trường hòa bình.
B. Tạo điều kiện quốc tế thuận lợi cho công cuộc đổi mới.
C. Nâng cao vị thế của nước ta trên trường quốc tế.
D. Đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội.
-
Câu 16:
Vai trò của chính sách đối ngoại là gì?
A. Chủ động tạo ra mối quan hệ quốc tế thuận lợi.
B. Góp phần tạo ra điều kiện thuận lợi để phát triển đất nước.
C. Nâng cao vị thế nước ta trên trường quốc tế.
D. Cả A, B và C.