Trắc nghiệm Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945) Lịch Sử Lớp 11
-
Câu 1:
Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúchệ thống tư bản chủ nghĩa đã có những thay đổi gì?
A. Củng cố sự vững mạnh của hệ thống tư bản chủ nghĩa
B. Làm thay đổi thế và lực trong hệ thống các nước tư bản chủ nghĩa
C. Mở rộng ảnh hưởng của hệ thống tư bản chủ nghĩa
D. Dẫn đến sự khủng hoảng của hệ thống tư bản chủ nghĩa
-
Câu 2:
Nguyên nhân trực tiếp buộc Nhật Bản phải chấp nhận đầu hàng không điều kiện trong Chiến tranh thế giới thứ hai là gì?
A. Mĩ ném hai quả bom nguyên tử xuống Nhật Bản
B. Sự thất bại của đội quân quan Đông của Nhật ở Đông Bắc Trung Quốc
C. Phong trào phản đối chiến tranh ở Nhật dâng cao
D. Sự nổi dậy của các thuộc địa của Nhật
-
Câu 3:
Nhận định nào dưới đây là không đúng khi nói về lý do khiến phát xít Đức quyết định mở cuộc tấn công vào Liên Xô tháng 6-1941?
A. Hiệp ước Xô – Đức không xâm lược lẫn nhau hết hiệu lực
B. Phát xít Đức muốn thôn tính toàn bộ châu Âu
C. Nhu cầu về nguồn dầu mỏ phục vụ cho chiến tranh
D. Do sự đối lập về ý thức hệ giữa Đức và Liên Xô
-
Câu 4:
Đức không thực hiện được kế hoạch đổ bộ vào nước Anh năm 1940 là vì?
A. Quân đội Đức đã suy yếu do đánh chiếm nhiều nước ở châu Âu
B. Anh có ưu thế về không quân và hải quân so với Đức
C. Liên Xô đã tuyên chiến với Đức ở mặt trận phía Đông
D. Hoa Kì bắt đầu viện trợ cho Anh
-
Câu 5:
Nhật Bản chấp nhận đầu hàng không điều kiện đã tác động như thế nào đến cục diện Chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Quân Nhật chính thức ngừng chiến đấu trên các mặt trận
B. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc trên toàn mặt trận
C. Các nước thuộc địa của Nhật được giải phóng
D. Khẳng định sức mạnh của Liên Xô và Mĩ
-
Câu 6:
Sự kiện nào đánh dấu liên quân Mĩ – Anh và Đồng minh mở mặt trận thứ hai tấn công quân Đức ở Tây Âu?
A. Cuộc tấn công vòng cung Cuốcxcơ (Liên Xô)
B. Cuộc tấn công quân Nhật Bản ở Guađancanan trên Thái Bình Dương
C. Cuộc đổ bộ Noócmăngđi (Pháp)
D. Cuộc đổ bộ đánh chiếm đảo Xixilia (Ialia)
-
Câu 7:
Tuyên ngôn nào đánh dấu sự ra đời của khối Đồng minh chống phát xít trong Chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Tuyên ngôn Đồng minh
B. Tuyên ngôn Hòa bình
C. Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền
D. Tuyên ngôn Liên hợp quốc
-
Câu 8:
"Bước ngoặt chiến tranh"- đánh dấu phe Đồng minh chuyển sang tấn công đồng loạt trên các mặt trận nhằm nói đến chiến thắng nào của Đồng minh?
A. Chiến thắng Xta-lin-grát
B. Chiến thắng Mát-xcơ-va
C. Chiến thắng Cuốc-xcơ
D. Phát xít Italia bị tiêu diệt
-
Câu 9:
Sự kiện nào buộc Mĩ không thể làm ngơ với chính sách trung lập và phải tham gia cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Nhật tấn công hạm đội Thái Bình Dương của Mĩ tại Trân Châu Cảng ngày 7/12/1941
B. Mĩ, Anh tuyên chiến với Nhật Bản ngày 8/12/1941.
C. Mĩ tuyên chiến với Đức và Italia ngày 11/12/1941.
D. Đức và Italia tuyên chiến với Mĩ ngày 11/12/1941.
-
Câu 10:
Để phá sản chiến lược “Chiến tranh chớp nhoáng” của Hitle, nhân dân Liên Xô đã chiến thắng trận chiến nào vào năm 1940?
A. Chiến thắng Mát-xcơ-va
B. Chiến thắng Xta-lin-gơ-rat
C. Chiến thắng En A-la-men
D. Chiến thắng Gu-a-đan-ca-nan
-
Câu 11:
Quân Đức lựa chọn hình thức nào để tấn công Liên Xô vào năm 1941?
A. Kế hoạch đánh bền bỉ, lâu dài
B. Kế hoạch vừa đánh vừa đàm phán
C. Kế hoạch bao vây, đánh tỉa bộ phận
D. Kế hoạch “chiến tranh chớp nhoáng”, đánh nhanh thắng nhanh
-
Câu 12:
Nội dung cơ bản của Hiệp ước Tam cường Đức-Italia-Nhật Bản được kí vào tháng 9/1940 là?
A. Đức sẽ bành trướng thế lực của mình ở châu  – Thái Bình Dương.
B. Nhật Bản sẽ tham gia chiến tranh ở chiến trường châu Âu
C. Phân chia quyền thống trị của Đức và Italia ở châu Âu và Nhật Bản ở Viễn Đông
D. Italia và Nhật Bản là lực lượng đầu tiên tấn công Liên Xô
-
Câu 13:
Từ hậu quả mà hai cuộc thảm chiến thế giới mang lại, theo anh(chị) bài học quan trọng nhất để bảo vệ hòa bình, an ninh thế giới là gì?
A. Phải giải hài hòa lợi ích giữa các quốc gia dân tộc
B. Phải có sự nhân nhượng phù hợp với các thế lực hiếu chiến
C. Phải có sự thống nhất về đường lối đấu tranh chống các thế lực hiếu chiến
D. Chấp nhận hi sinh lợi ích của dân tộc để đổi lấy hòa bình
-
Câu 14:
Đây được xem là nguyên nhân khách quan quan trọng dẫn tới sự bùng nổ của cuộc chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Sự ra đời và lên nắm quyền của các lực lượng phát xít ở một số nước
B. Hệ thống hòa ước Véc-xai- Oasinhtơn
C. Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933
D. Chính sách dung dưỡng của Anh, Pháp, Mĩ
-
Câu 15:
Nguyên nhân chủ quan nào dẫn tới sự bùng nổ của các cuộc chiến tranh thế giới trong thế kỉ XX là?
A. Do sự phát triển không đều về kinh tế, chính trị của các nước tư bản
B. Do sự mâu thuẫn về vấn đề thuộc địa
C. Do cuộc khủng hoảng về kinh tế chính trị của các nước tư bản
D. Sự dung dưỡng, thỏa hiệp của các nước đế quốc
-
Câu 16:
Tại sao Đức lại kí Hiệp ước Xô – Đức không xâm phạm lẫn nhau với Liên Xô?
A. Đức nhận thức không đánh thắng nổi Liên Xô.
B. Đức sợ bị liên quân Anh – Pháp tiến công sau lưng khi đang đánh Liên Xô
C. Đề phòng chiến tranh bùng nổ phải chống lại cả ba cường quốc trên hai mặt trận
D. Liên Xô không phải là mục tiêu tiến công của Đức
-
Câu 17:
Vì sao có thể nói việc ngăn chặn được các cuộc xâm lược của chủ nghĩa phát xít dường như là điều không thể ?
A. Lực lượng của khối liên minh phát xít quá mạnh
B. Những thủ đoạn truyền mị dân của Đức đã làm mềm lòng các nước đế quốc, lừa bịp được các nước Anh, Pháp, Mĩ và Liên Xô
C. Không có một đường lối, một hành động thống nhất trước những hành động của Liên minh phát xít
D. Các nước tư bản dân chủ và Liên Xô quá chủ quan, không quan tâm đến sự bành trướng thế lực của chủ nghĩa phát xít
-
Câu 18:
Đâu được xem là sự nhượng bộ đỉnh cao của Anh và Pháp với các thế lực phát xít?
A. Hội nghị Tam cường
B. Hội nghị Muy-ních
C. Hiệp ước Xô- Đức không xâm lược lẫn nhau
D. Hội nghị Pốt-xđam
-
Câu 19:
Vì sao chính phủ các nước Anh, Pháp, Mĩ lại có thái độ nhượng bộ các lực lượng phát xít?
A. Sợ các nước phát xít tiến công nước mình và muốn liên minh với phe phát xít
B. Lo sợ trước sự lớn mạnh của Liên Xô và muốn tiến công Liên Xô
C. Đẩy chiến tranh về phía Liên Xô, đảm bảo lợi ích của nước mình
D. Cần thời gian để chuẩn bị chiến đấu chống cả chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa phát xít
-
Câu 20:
Trước các cuộc chiến tranh xâm lược của Liên minh phát xít, chính phủ Mĩ đã thực hiện đường lối đối ngoại như thế nào?
A. Kêu gọi các nước tư bản dân chủ liên minh lại để tiêu diệt chủ nghĩa phát xít
B. Liên kết với Liên Xô để chống chủ nghĩa phát xít
C. Theo chủ nghĩa biệt lập và không can thiệp vào các sự kiện bên ngoài châu Mĩ
D. Thực hiện chính sách nhượng bộ phát xít để đổi lấy hòa bình
-
Câu 21:
Đứng trước nguy cơ chiến tranh, Liên Xô đã có thái độ như thế nào đối với các nước phát xít?
A. Coi chủ nghĩa phát xít là kẻ thù nguy hiểm và ngay lập tức tuyên chiến với phát xít Đức
B. Coi chủ nghĩa phát xít là đối tác trong cuộc chiến chống các nước đế quốc Anh, Pháp, Mĩ
C. Lo sợ chủ nghĩa phát xít là kẻ thù nguy hiểm nên nhân nhượng với các nước phát xít
D. Coi chủ nghĩa phát xít là kẻ thù nguy hiểm, chủ trương liên kết với các nước Anh, Pháp để chống phát xít
-
Câu 22:
Trong những năm 30 của thế kỉ XX, phe “Trục” được hình thành gồm các nước nào?
A. Đức, Áo- Hung
B. Đức, Italia, Nhật Bản
C. Italia, Hunggari, Áo
D. Mĩ, Liên Xô, Anh
-
Câu 23:
Văn kiện quốc tế đánh dấu sự cam kết của 26 quốc gia cùng nhau chống chủ nghĩa phát xít vào năm 1942 tại Oa-sinh-tơn là?
A. Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản
B. Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền
C. Tuyên ngôn Hòa bình
D. Tuyên ngôn Liên hợp quốc
-
Câu 24:
Lý do nào kiến các quốc gia trên thế giới phải mau chóng hình thành liên minh chống phát xít?
A. Do uy tín của Liên Xô đã tập hợp được các nước khác
B. Do hành động xâm lược, bành trướng của phe phát xít khiến thế giới lo ngại
C. Do Anh, Mĩ đều thua nhiều trận trên chiến trường
D. Do nhân dân các nước trên thế giới đoàn kết.
-
Câu 25:
Ngoài được gọi là "Liên minh chống phát xít" thì Đức, Italia, Nhật Bản còn được gọi là gì?
A. Phe Trục
B. Phe Đồng minh
C. Phe Liên minh
D. Phe Hiệp ước
-
Câu 26:
Nhật đầu hàng Đồng Minh không điều kiện vào thời điểm nào?
A. 15/8/1945
B. 15/9/1945
C. 1/8/1945
D. 1/9/1945
-
Câu 27:
Từ tháng 3 → 5/1945, quân đội nước nào đã quét sạch liên quân Đức – Italia khỏi lục địa châu Phi?
A. Liên quân Mỹ - Liên Xô
B. Liên quân Anh - Mỹ.
C. Liên quân Anh - Liên Xô.
D. Liên quân Liên Xô - Mỹ - Anh
-
Câu 28:
Trong chiến tranh thế giới hai, quân Nhật tấn công Hạm đội Mỹ ở Trân Châu Cảng vào thời gian nào?
A. Ngày 7/12/1941
B. Ngày 7/12/1940
C. Ngày 7/12/1942
D. Ngày 7/12/1943
-
Câu 29:
Trong chiến tranh thế giới hai, thành phố được mệnh danh là "nút sống" của Liên Xô là thành phố nào?
A. Thành phố Xta-lin-gơ-rat.
B. Thành phố Mat-xcơ-va
C. Thành phố Lê-nin-gơ-rat.
D. Thành phố Ki-ép.
-
Câu 30:
Trận chiến nào đã làm phá sản chiến lược "chiến tranh chớp nhoáng" của Hít le?
A. Chiến thắng Mát-xcơ-va
B. Chiến thắng Xta-lin-gơ-rat.
C. Chiến thắng En A-la-men.
D. Chiến thắng Gu-a-đan-ca-nan
-
Câu 31:
Ngày 1/1/1942 khối Đồng minh chống phát xít được thành lập ở Oa-sinh-tơn gồm?
A. 26 nước.
B. 27 nước
C. 28 nước
D. 29 nước
-
Câu 32:
Lực lượng giữ vai trò quyết định trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít là?
A. Liên Xô
B. Anh, Mỹ.
C. Anh, Mỹ, Liên Xô.
D. Anh, Mỹ, Liên Xô, Pháp.
-
Câu 33:
Hậu quả của chiến tranh thế giới hai là?
A. Hơn 1700 triệu người bị lôi cuốn vào vòng chiến, khoảng 60 triệu người chết, 90 triệu người bị tàn phế
B. Hơn 100 quốc gia với 1700 triệu người bị lôi cuốn vào vòng chiến và khoảng 60 triệu người chết,
C. Hơn 1700 triệu người bị lôi cuốn vào vòng chiến, khoảng 80 triệu người chết, 90 triệu người bị tàn phế.
D. Khoảng 60 triệu người chết, 80 triệu người bị tàn phế, nhiều thành phố làng mạc bị tàn phá.
-
Câu 34:
Phát xít Đức kí văn bản đầu hàng Đồng Minh không điều kiện vào thời điểm nào?
A. 9/5/1945
B. 1/9/1939
C. 22/6/1941
D. Tháng 2/1943
-
Câu 35:
Chiến thắng Xta-lin-grát tạo nên bước ngoặt của tiến trình chiến tranh thế giới, diễn ra vào thời gian nào?
A. 9/5/1945
B. 1/9/1939
C. 22/6/1941
D. Tháng 2/1943
-
Câu 36:
Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ vào thời điểm nào?
A. 9/5/1945
B. 1/9/1939
C. 22/6/1941
D. Tháng 2/1943
-
Câu 37:
Chủ trương của Liên xô với các nước tư bản sau khi Đức, Italia, Nhật hình thành liên minh phát xít là?
A. Liên kết với các nước tư bản Anh, Pháp để chống phát xít.
B. Đối đầu với các nước tư bản Anh, Pháp
C. Hợp tác chặt chẽ với các nước Anh, Pháp trên mọi lĩnh vực.
D. Không hợp tác với các nước tư bản vì các nước tư bản dung dưỡng phe phát xít.
-
Câu 38:
Sau khi Đức liên kết với Italia, Nhật hình thành liên minh phát xít, thái độ của Liên Xô đối với các nước Đức như thế nào?
A. Coi nước Đức là đồng minh
B. Phớt lờ trước hành động của nước Đức
C. Coi nước Đức là kẻ thù nguy hiểm nhất.
D. Không đặt quan hệ ngoại giao với Đức.
-
Câu 39:
Lực lượng nào là trụ cột trong cuộc chiến chống chủ nghĩa phát xít?
A. Nhân dân lao động ở các nước phá xít
B. Nhân dân và Hồng quân Liên Xô
C. Ba cường quốc Liên Xô, Mĩ, Anh
D. Nhân dân các nước thuộc địa
-
Câu 40:
Lựa chọn phương án không đúng khi nói về hậu quả của chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Hơn 70 quốc gia bị lôi cuốn vào vòng chiến.
B. 60 triệu người chết, 90 triệu người bị thương.
C. Thế giới có nhiều thay đổi căn bản
D. Tiềm tàng chiến tranh thế giới lần thứ ba
-
Câu 41:
Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc với kết quả cơ bản nào?
A. Sự sụp đổ hoàn toàn của chủ nghĩa thực dân
B. Sự thắng lợi của nhân dân các nước thuộc đại trên thế giới
C. Sự thắng lợi của chủ nghĩa cộng sản
D. Sự sụp đổ hoàn toàn của chủ nghĩa phát xít Đức, Italia, Nhật Bản
-
Câu 42:
Việc Nhật Bản đầu hàng không điều kiện có ý nghĩa như thế nào?
A. Quân Nhật chính thức ngừng chiến đấu trên các mặt trận
B. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc trên toàn mặt trận
C. Các nước thuộc địa của Nhật được giải phóng
D. Khẳng định sức mạnh của Liên Xô và Mĩ
-
Câu 43:
Liên quân Mĩ – Anh và quân Đồng minh mở Mặt trận thứ hai ở Tây Âu bằng?
A. Cuộc tấn công vòng cung Cuốcxcơ (Liên Xô)
B. Cuộc tấn công quân Nhật Bản ở Guađancanan trên Thái Bình Dương
C. Cuộc đổ bộ Noócmăngđi (Pháp)
D. Cuộc đổ bộ đánh chiếm đảo Xixilia (Ialia)
-
Câu 44:
Nhật Bản đầu hàng không phải vì lí do nào sau đây?
A. Mĩ ném hai quả bom nguyên tử xuống thành phố Hirôsima và Nagaxaki
B. Liên Xô đánh bại đạo quân Quan Đông của Nhật Bản ở Mãn Châu
C. Chính phủ Nhật Bản đa quá hoảng sợ, nhân dân và binh lính Nhật muốn đầu hàng
D. Các nước đồng minh gửi Tuyên cáo Pốtxđam yêu cầu Nhật Bản đầu hàng
-
Câu 45:
Sự kiện Nhật Bản đầu hàng Đồng minh không điều kiện ngày 15 - 8 - 1945, đã tác động đến Cách mạng tháng Tám ở Việt Nam như thế nào?
A. Tạo thời cơ khách quan cho Cách mạng tháng Tám giành thắng lợi nhanh chóng, ít đổ máu.
B. Tạo ra tình thế mới để Việt Nam đứng lên chống Nhật.
C. Tạo điều kiện cho Việt Nam đứng về phe Đồng minh chống phát xít.
D. Tạo ra thời cơ để Cách mạng tháng Tám đánh bại chế độ phong kiến nhà Nguyễn.
-
Câu 46:
Cục diện Chiến tranh thế giới thứ hai thay đối khi?
A. Phát xít Đức bị Đồng minh đánh bại ở Béc-lin.
B. Phát xít Đức mở cuộc tấn công chớp nhoáng vào lãnh thô Liên Xô.
C. Phát xít Nhật bị đánh bại ở châu Á - Thái Bình Dương.
D. Khi Anh - Mĩ mở mặt trận thứ hai ở Tây Âu.
-
Câu 47:
Điểm khác biệt cơ bản giữa Chiến tranh thế giới thứ hai so với Chiến tranh thế giới thứ nhất là gì?
A. Kẻ chủ mưu phát động chiến tranh.
B. Nguyên nhân bùng nổ chiến tranh.
C. Tính chất của chiến tranh.
D. Hậu quả đối với nhân loại.
-
Câu 48:
Tháng 12/1940 Hít-le đã thông qua kế hoạch tấn công Liên Xô với chiến thuật:
A. “Chiến tranh tổng lực”.
B. “Chinh phục từng gói nhỏ”.
C. “Đánh lâu dài”.
D. “Chiến tranh chớp nhoáng”.
-
Câu 49:
Việc Đức kí văn bản đầu hàng không điều kiện mang ý nghĩa gì?
A. Liên Xô đã giành thắng lợi hoàn toàn
B. Chiến tranh chấm dứt hoàn toàn ở châu Âu
C. Chiến tranh chấm dứt hoàn toàn trên thế giới
D. Chủ nghĩa phát xít bị tiêu diệt hoàn toàn
-
Câu 50:
Văn kiện quốc tế đánh dấu sự cam kết của 26 quốc gia cùng nhau chống chủ nghĩa phát xít vào năm 1942 tại Oasinhtơn là?
A. Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản
B. Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền
C. Tuyên ngôn Hòa bình
D. Tuyện ngôn Liên hợp quốc