Trắc nghiệm Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945) Lịch Sử Lớp 11
-
Câu 1:
Liên minh chống phát xít hình thành năm 1942 còn được gọi là?
A. Phe Trục
B. Phe Đồng minh
C. Phe Liên minh
D. Phe Hiệp ước
-
Câu 2:
Bước ngoặt khiến Mĩ phải chấm dứt phải tham gia Chiến tranh thế giới thứ hai là?
A. Phát xít Đức tấn công Liên Xô
B. Liên quân Anh – Mĩ giành thắng lợi ở En Alamen
C. Chiến thắng của Hồng quân Liên Xô ở Xtalingrát
D. Nhật Bản bất ngờ tập kích căn cứ của Mĩ ở Trân Châu Cảng
-
Câu 3:
Trận đánh đánh dấu bước ngoặt chuyển từ phòng thủ sang tấn công của Liên Xô là?
A. Trận Mátxcơva
B. Trận Cuốcxcơ
C. Trận Xtalingrát
D. Trận công phá Béclin
-
Câu 4:
Trước tình hình bị cô lập chính phủ Liên Xô đã có hành động gì?
A. Kí Hiệp ước Xô – Đức không xâm lược lẫn nhau
B. Chủ trương liên kết với Anh, Pháp để chống chủ nghĩa phát xít
C. Đứng về phía các nước Êtiôpia, nhân dân Tây Ban Nha, Trung quốc chống xâm lược
D. Đưa quân giúp Tiệp Khắc chống cuộc xâm lược của Đức
-
Câu 5:
Ý nghĩa cơ bản của chiến thắng Mat-xcơ-va của Liên Xô trong Chiến tranh thế giới thứ hai là gì?
A. Đánh bại hoàn toàn quân Đức ở Liên Xô.
B. Tạo ra bước ngoặt của chiến tranh.
C. Buộc Đức phải đầu hàng quân Đồng minh.
D. Làm phá sản chiến tranh chớp nhoáng của Hít-le.
-
Câu 6:
Ý nghĩa chủ yếu của chiến thắng Xta-lin-grat của Liên Xô trong Chiến tranh thế giới thứ hai là gì?
A. Đánh bại hoàn toàn quân Đức ở Liên Xô
B. Tạo ra bước ngoặt của tiến trình chiến tranh
C. Buộc Đức phải đầu hàng quân Đồng minh
D. Làm phá sản chiến tranh chớp nhoáng của Hít-le
-
Câu 7:
Từ tháng 3 đến tháng 5 - 1945, liên quân nào đã quét sạch liên quân Đức - I-ta-li-a ra khỏi lục địa châu Phi?
A. Mĩ - Liên Xô.
B. Anh - Mĩ.
C. Anh - Liên Xô.
D. Liên Xô - Mĩ - Anh.
-
Câu 8:
Lực lượng trụ cột trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít trong chiến tranh thế giới thứ hai là?
A. Liên Xô.
B. Anh, Mĩ.
C. Anh, Mĩ, Liên Xô.
D. Anh, Pháp, Mĩ, Liên Xô.
-
Câu 9:
Chiến tranh Thái Bình Dương bùng nổ sau sự kiện nào dưới đây?
A. Trận En A-la-men (10 - 1942).
B. Trận Xta-lin-grat (11 - 1942).
C. Trận Béc-lin (4 - 1945).
D. Trận Trân Châu cảng (12 - 1941).
-
Câu 10:
Sự kiện nào dưới đây đánh dấu Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc?
A. Liên Xô đánh bại đạo quân chủ lực của Nhật ở Đông Bắc Trung Quốc.
B. Mĩ ném 2 quả bom nguyên tử xuống hai thành phố của Nhật.
C. Nhật hoàng tuyên bố đầu hàng Đồng minh không điều kiện.
D. Đức kí văn kiện đầu hàng quân Đồng minh.
-
Câu 11:
Sự kiện nào dưới đây lảm phả sản kế hoạch “Chiến tranh chớp nhoáng” của Đức trong Chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Trận Mát-xcơ-va (12 - 1941).
B. Trận Xta-lin-grat (11 - 1942).
C. Trận En A-la-men (10 - 1942)
D. Trận Cuốc-xcơ (8 - 1943)
-
Câu 12:
Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ từ lí do trực tiếp nào dưới đây?
A. Đức thôn tính Tiệp Khắc khiến Anh, Pháp buộc phải tuyên chiến.
B. Đức tân công Ba Lan buộc Anh, Pháp tuyên chiến với Đức.
C. Thái tử Áo - Hung bị ám sát buộc Áo - Hung tuyên chiến với Xéc-bi.
D. Nhật tấn công Trân Châu cảng khiến Mĩ tuyên chiến với Liên minh phát xít.
-
Câu 13:
Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ vì lí do chủ yếu nào dưới đây?
A. Do mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đê thuộc địa.
B. Thái độ thù ghét chủ nghĩa cộng sản của Đức, Anh, Pháp, Mĩ.
C. Nước Đức muốn phục thù đối với hệ thống Hoà ước Véc-xai - Oasinhtơn.
D. Chính sách trung lập của nước Mĩ đề phát xít được tự do hành động.
-
Câu 14:
Thái độ của các nước Anh, Pháp đối với đòi hỏi của Liên minh phát xít là ?
A. Liên kết với Liên Xô để chống phát xít
B. Nhượng bộ thỏa hiệp phát xít.
C. Coi là kẻ thù nguy hiểm nhất.
D. Trung lập với các hoạt động diễn ra bên ngoài lãnh thổ.
-
Câu 15:
Vụ việc châm ngòi cho chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ là?
A. Quân đội Đức tấn công Ba Lan
B. Anh, Pháp tuyên chiến với Đức
C. Đức tấn công Anh, Pháp
D. Đức tấn công Liên Xô
-
Câu 16:
Anh và Pháp đã có động thái như thế nào trong lần triệu tập với Đức, Italia ?
A. Tiếp tục nhân nhượng Đức, trao cho đức vùng Xuyđét của Tiệp Khắc
B. Kêu gọi đoàn kết chống lại chủ nghĩa phát xít, kiên quyết bảo vệ vùng Xuyđét của Tiệp Khắc
C. Cắt một phần lãnh thổ của hai nước cho Đức để Đức tấn công Liên Xô
D. Quyết định liên kết với Liên Xô chống lại Đức và Italia.
-
Câu 17:
Trong lần bùng nổ chiến tranh thế giới thứ hai, Liên Xô đã có thái độ như thế nào với các nước phá xít?
A. Coi chủ nghĩa phát xít là kẻ thù nguy hiểm và ngay lập tức tuyên chiến với phát xít Đức
B. Coi chủ nghĩa phát xít là đối tác trong cuộc chiến chống các nước đế quốc Anh, Pháp, Mĩ
C. Lo sợ chủ nghĩa phát xít là kẻ thù nguy hiểm nên nhân nhượng với các nước phát xít
D. Coi chủ nghĩa phát xít là kẻ thù nguy hiểm nên chủ trương liên kết với các nước Anh, Pháp để chống phát xít và nguy cơ chiến tranh.
-
Câu 18:
Hãy cho biết đạo luật trung lập của Mĩ đã thể hiện điều gì?
A. Không can thiệp vào tình hình các nước phát xít
B. Không can thiệp vào các sự kiện ở châu Âu
C. Không can thiệp vào các sự kiện xảy ra bên ngoài châu Mĩ
D. Không can thiệp vào cuộc chiến giữa chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa phát xít
-
Câu 19:
Sau khi xé bỏ Hoà ước Véc-xai, nước Đức phát xít hướng tới mục tiêu gì?
A. Chuẩn bị xâm lược các nước Tây Âu.
B. Chuẩn bị đánh bại Liên Xô.
C. Thành lập một nước Đại Đức bao gồm toàn bộ châu Âu.
D. Chuẩn bị chiếm vùng Xuy-đét và Tiệp Khắc.
-
Câu 20:
Chủ mưu phát động chiến tranh thế giới thứ 2 là nước nào?
A. Anh.
B. Pháp.
C. Đức.
D. I-ta-li-a.
-
Câu 21:
Đầu những năm 30 của thể kỉ XX, các nước phát xít Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản đã liên kết với nhau hình thành liên minh phát xít, được gọi là?
A. Trục phát xít Đức - I-ta-li-a - Nhật.
B. Trục Béc-lin - Rôma - Tô-ki-ô.
C. Ba lò lửa chiến tranh.
D. Mối đe dọa chiến tranh của trục phát xít.
-
Câu 22:
Hãy cho biết phe “Trục” được hình thành nhằm mục đích gì?
A. Mở rộng các hoạt động kinh tế, thương mại
B. Đấu tranh cho phong trào hòa bình
C. Phát xít hóa tất cả các thuộc địa
D. Tăng cường hoạt động quân sự và gây chiến tranh xâm lược ở nhiều khu vực khác nhau trên thế giới.
-
Câu 23:
Thực chất sự liên kết giữa các nước trong liên minh phe “Trục” là gì?
A. Liên minh các nước thực dân
B. Liên minh các nước tư bản dân chủ
C. Liên minh các nước phát xít
D. Liên minh các nước thuộc địa
-
Câu 24:
Phe “Trục” được hình thành đại diện là những nước nào?
A. Đức, Liên Xô, Anh
B. Đức, Italia, Nhật Bản
C. Italia, Hunggari, Áo
D. Mĩ, Liên Xô, Anh
-
Câu 25:
Hành động của các nước phát xít ngay sau khi hình thành Liên mình là gì?
A. Tăng cường các hoạt động quân sự ở nhiều nơi.
B. Đầu tư vốn vào các nước thuộc địa để khai thác.
C. Ra sức sản xuất vũ khí để chuẩn bị chiến tranh thế giới.
D. Kí hiệp ước không xâm phạm với Liên Xô.
-
Câu 26:
Chủ trương của Liên Xô đối với liên minh phát xít như thế nào?
A. Liên kết với các nước tư bản Anh, Pháp để chống phát xít.
B. Đối đầu với các nước tư bản Anh, Pháp.
C. Hợp tác chặt chẽ với các nước Anh, Pháp trên mọi lĩnh vực.
D. Không hợp tác với các nước tư bản vì họ dung dưỡng phe phát xít.
-
Câu 27:
Thái độ của Liên Xô khi Đức hình thành liên minh phát xít là gì?
A. Không đặt quan hệ ngoại giao.
B. Phớt lờ trước hành động của nước Đức.
C. Coi nước Đức là kẻ thù nguy hiểm nhất.
D. Ki Hiệp ước không xâm phạm lẫn nhau.
-
Câu 28:
Vì sao năm 1933, Đức và Nhật đã rút ra khỏi Hội Quốc liên?
A. Tránh đối đầu với Liên Xô, Anh, Mĩ.
B. Để không bị ràng buộc bởi Liên Xô, Anh, Mĩ.
C. Để chuẩn bị gây chiến tranh thế giới.
D. Tự do đe dọa hòa bình, an ninh thế giới.
-
Câu 29:
Khi chiến tranh Thái Bình Dương bùng nổ, Nhật tiến hành việc đánh chiếm khu vực nào?
A. Tây Thái Bình Dương.
B. Đông Nam Á.
C. Tây Nam Á.
D. Bắc Á.
-
Câu 30:
Hạm đội của nước nào bị thiệt hại nặng nề nhất ở trận Trân Châu cảng?
A. Hạm đội Anh.
B. Hạm đội Pháp
C. Hạm đội Nhật.
D. Hạm đội Mĩ.
-
Câu 31:
Trong "chiến tranh chớp nhoáng" của mình, Đức dự định đánh bại Liên Xô trong mấy tuần?
A. Từ sáu đến tám tuần.
B. Từ tám đến mười tuần.
C. Từ hai đến bốn tuần.
D. Từ ba đến sáu tuần.
-
Câu 32:
Vào thời gian nào Đức mở cuộc tấn công "chớp nhoáng" vào lãnh thổ Liên Xô?
A. Ngày 22-4-1941
B. Ngày 28-4-1941
C. Ngày 22-6-1941.
D. Ngày 30-6-1941.
-
Câu 33:
Những năm 1940 - 1941, Hít-le đã khôn khéo lôi kéo được các nước nào ở Đông Âu gia nhập Hiệp ước Tam cường?
A. Hung-ga-ri, Ru-ma-ni, Bun-ga-ri.
B. Ru-ma-ni, Hung-ga-ri, Bun-ga-ri.
C. Ru-ma-ni, Ba Lan, Tiệp Khắc.
D. Ru-ma-ni, An-ba-ni, Bun-ga-ri.
-
Câu 34:
Tháng 9-1940, Hiệp ước Tam cường Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản được kí kết tại?
A. Rô-ma
B. Tô-ki-ô
C. Giơ-ne-vơ
D. Béc-lin
-
Câu 35:
Ngày 23-8-1939, Liên Xô và Đức kí với nhau hiệp ước?
A. Hiệp ước phòng thủ chung châu Âu.
B. Hiệp ước Brét Litốp.
C. Hiệp ước không xâm lược nhau.
D. Hiệp ước liên minh quân sự.
-
Câu 36:
Khi Đức đánh vào nước Pháp, quân Pháp chiến đấu bao lâu thì bị bại trận?
A. Ba tuần
B. Bốn tuần
C. Năm tuần
D. Sáu tuần
-
Câu 37:
Tháng 4-1940, Đức Quốc xã chuyển hướng tấn công từ phía đông sang phía tây bằng việc xâm chiếm đầu tiên các nước?
A. Anh và Pháp.
B. Hà Lan và Bỉ.
C. Đan Mạch và Na Uy.
D. Hà Lan, Bỉ, Lúc-xăm-bua.
-
Câu 38:
Thủ đô Rô-ma của I-ta-li-a bị quân Đồng minh chiếm đóng vào thời gian?
A. Tháng 9-1943
B. Tháng 12-1943.
C. Tháng 6-1944.
D. Tháng 8-1944.
-
Câu 39:
Trận phản công tại Xta-lin-grát (Liên Xô) diễn ra trong khoảng thời gian nào?
A. Từ ngày 19-11-1942 đến ngày 02-02-1943.
B. Từ ngày 11-9-1942 đến ngày 02-02-1943.
C. Từ ngày 11-6-1941 đến ngày 19-01-1942.
D. Từ ngày 20-9-1942 đến ngày 20-02-1943.
-
Câu 40:
Vì sao Anh và Pháp phải chịu một phần trách nhiệm trong Chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Anh và Pháp không chịu mở mặt trận thứ hai ở châu Âu để chống phát xít.
B. Anh và Pháp làm ngơ trước họa tấn công của phát xít.
C. Anh và Pháp thực hiện chính sách nhượng bộ phát xít.
D. Anh và Pháp chậm đứng về phe Đồng minh chống phát xít.
-
Câu 41:
Ngày 15-8-1945, diễn ra sự kiện lịch sử gì đối với phát xít ở châu Á -Thái Bình Dương?
A. Mĩ thả bom nguyên tử xuống Nhật Bản, hủy diệt thành phô Hi-rô-si-ma.
B. Hồng quân Liên Xô đánh bại một triệu quân Quan Đông của Nhật.
C. Quả bom nguyên tử thứ hai của Mĩ thả xuống phá hủy thành phố Na-ga-sa-ki.
D. Nhật Bản chấp nhận đầu hàng Đồng minh không điều kiện.
-
Câu 42:
Chiến dịch nào của Liên Xô đã đánh tan đạo quân trung tâm mạnh nhất của Đức?
A. Chiến dịch giải phóng Xta-lin-grát.
B. Chiến dịch giải phóng Bê-lô-rút-xi-a.
C. Chiến dịch giải phóng Lát-vi-a.
D. Chiến dịch giải phóng Mát-xcơ-va.
-
Câu 43:
Văn bản đầu hàng kí kết ngày 9-5-1945 có ý nghĩa gì?
A. Liên Xô đã giành thắng lợi hoàn toàn
B. Chiến tranh chấm dứt hoàn toàn ở châu Âu
C. Chiến tranh chấm dứt hoàn toàn trên thế giới
D. Chủ nghĩa phát xít bị tiêu diệt hoàn toàn
-
Câu 44:
Liên quân Mĩ – Anh và quân Đồng minh mở Mặt trận thứ hai ở Tây Âu bằng?
A. Cuộc tấn công vòng cung Cuốcxcơ (Liên Xô)
B. Cuộc tấn công quân Nhật Bản ở Guađancanan trên Thái Bình Dương
C. Cuộc đổ bộ Noócmăngđi (Pháp)
D. Cuộc đổ bộ đánh chiếm đảo Xixilia (Ialia)
-
Câu 45:
Có bao nhiêu quốc gia bị lôi cuốn vào vòng chiến của chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Hơn 50 quốc gia
B. Hơn 60 quốc gia
C. Hơn 70 quốc gia
D. Hơn 80 quốc gia
-
Câu 46:
Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc vào thời gian nào?
A. Ngày 13/8/1945
B. Ngày 14/8/1945
C. Ngày 15/8/1945
D. Ngày 16/8/1945
-
Câu 47:
Nhật đầu hàng không điều kiện vào tháng mấy?
A. Tháng 8
B. Tháng 9
C. Tháng 10
D. Tháng 11
-
Câu 48:
Nhật đầu hàng không điều kiện vào ngày mấy?
A. Ngày 14
B. Ngày 15
C. Ngày 16
D. Ngày 17
-
Câu 49:
Liên Xô tuyên chiến với Nhật và tấn công đạo quân Quan Đông gồm 70 vạn quân chủ lực của Nhật ở Mãn Châu vào thời gian nào?
A. Ngày 6/8/1945
B. Ngày 7/8/1945
C. Ngày 8/8/1945
D. Ngày 9/8/1945
-
Câu 50:
Ngày 8 thàng 8 năm 1945, Liên Xô tuyên chiến với nước nào?
A. Đức
B. Pháp
C. Nhật
D. Italia