Trắc nghiệm Chiến sự lan rộng ra cả nước Cuộc kháng chiến của nhân dân ta từ năm 1873 đến năm 1884 Nhà Nguyễn đầu hàng Lịch Sử Lớp 11
-
Câu 1:
Theo anh/chị vì sao quân đội triều đình nhanh chóng thất thủ tại thành Hà Nội năm 1873?
A. Triều đình đã chủ động đầu hàng
B. Tương quan lực lượng chênh lệch
C. Sự sai lầm trong cách đánh giặc
D. Triều đình mải lo đối phó với phong trào đấu tranh của nhân dân
-
Câu 2:
Theo anh/chị đâu không phải là hành động của thực dân Pháp chuẩn bị cho cuộc tấn công ra Bắc Kì lần thứ nhất?
A. Xây dựng lực lượng quân đội ở Bắc Kì
B. Lôi kéo một số tín đồ Công giáo lầm lạc
C. Cử gián điệp ra Bắc nắm tình hình
D. Bắt liên lạc với các lái buôn đang hoạt động ở vùng biển Trung Quốc- Việt Nam
-
Câu 3:
Theo anh/chị Hiệp ước nào đánh dấu việc triều đình nhà Nguyễn chính thức thừa nhận sáu tỉnh Nam Kì là đất thuộc Pháp?
A. Hiệp ước Nhâm Tuất
B. Hiệp ước Giáp Tuất
C. Hiệp ước Hác măng
D. Hiệp ước Patơnốt
-
Câu 4:
Theo anh/chị duyên cớ thực dân Pháp sử dụng để kéo quân ra Bắc Kì năm 1873 là gì?
A. Nhà Nguyễn giao thiệp với nhà Thanh không hỏi ý kiến Pháp
B. Nhà Nguyễn không trả chiến phí cho Pháp
C. Nhà Nguyễn đàn áp những tín đồ công giáo
D. Giải quyết vụ gây rối của Đuy – puy
-
Câu 5:
Theo anh/chị ngày 20-11-1873, ở Bắc Kì đã diễn ra sự kiện lịch sử gì?
A. Pháp nổ súng tấn công thành Hà Nội
B. Pháp gửi tối hậu thư yêu cầu Nguyễn Trị Phương nộp thành
C. Quân Pháp thôn tính được toàn bộ Bắc Kì
D. Chiến thắng Cầu Giấy lần thứ nhất
-
Câu 6:
Theo anh/chị tướng Pháp chỉ huy cuộc tấn công ra Bắc Kì lần thứ nhất (1873) là
A. Gácniê
B. Bôlaéc
C. Rivie
D. Rơve
-
Câu 7:
Tướng Giơnuiy (người Pháp) đã từng có nhận đinh rằng: “Nếu họ đánh mạnh thì họ đã đánh bại chúng tôi lâu rồi”. Đây là câu nói thể hiện cuộc kháng chiến của triều đình và nhân dân ta ở thời điểm nào?
A. Khi Pháp thất bại ở trận Cầu Giấy lần thứ hai.
B. Khi Pháp thất bại ở trận Cầu Giấy lần thứ nhất.
C. Khi Pháp bị cầm chân suốt 5 tháng ở bán đảo Sơn Trà.
D. Khi Pháp thất bại hoàn toàn ở mặt trận Gia Định.
-
Câu 8:
Việc triều đình nhà Nguyễn kí Hiệp ước Pa-tơ-nốt (1884) chứng tỏ triều đình nhà Nguyễn đã
A. bán nước Việt Nam cho Pháp.
B. biến sự mất nước không tất yếu trở thành tất yếu.
C. “rước voi về giày mả tổ”.
D. phản bội quyền lợi dân tộc.
-
Câu 9:
Hiệp ước Hác măng (25-8-1883) và Hiệp ước Patơnốt (6-6-1884) mà triều đình Huế kí với Pháp đều thể hiện
A. sự nhu nhược của triều đình Huế, không dám cùng nhân dân đứng lên chống Pháp.
B. sự bán nước của triều đình Huế.
C. sự chấp nhận cho Pháp cai quản từ Khánh Hòa đến Đèo Ngang.
D. sự nhu nhược của triều đình giữa lúc đất nước bị ngoại xâm.
-
Câu 10:
Ý nào sau đây không phải đặc điểm của phong trào kháng chiến chống Pháp của nhân dân Việt Nam từ năm 1858 đến năm 1884?
A. Phong trào chống Pháp theo khuynh hướng phong kiến.
B. Phong trào diễn ra lẻ tẻ, rời rạc, thiếu sự thống nhất.
C. Phong trào phát triển ở một số thời điểm.
D. Phong trào bị thực dân Pháp và triều đình đàn áp.
-
Câu 11:
Phong trào kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta (1858-1883) chủ yếu do lực lượng nào tổ chức, lãnh đạo?
A. Triều đình.
B. Nông dân.
C. Văn thân, sĩ phu yêu nước.
D. Địa chủ, phú nông.
-
Câu 12:
Đâu là nhân tố quan trọng bậc nhất dẫn đến sự thành bại của một cuộc chiến tranh xét từ sự khác biệt giữa các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm thời Lý - Trần với cuộc kháng chiến chống Pháp của triều Nguyễn?
A. Vấn đề thực lực kinh tế.
B. Phương thức tác chiến.
C. Vấn đề đoàn kết dân tộc.
D. Vai trò của giai cấp lãnh đạo.
-
Câu 13:
Đâu là nhân tố quan trọng bậc nhất dẫn đến sự thành bại của một cuộc chiến tranh xét từ sự khác biệt giữa các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm thời Lý - Trần với cuộc kháng chiến chống Pháp của triều Nguyễn?
A. Vấn đề thực lực kinh tế.
B. Phương thức tác chiến.
C. Vấn đề đoàn kết dân tộc.
D. Vai trò của giai cấp lãnh đạo.
-
Câu 14:
Từ sự khác biệt giữa các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm thời Lý- Trần với cuộc kháng chiến chống Pháp của triều Nguyễn, theo anh (chị) đâu là nhân tố quan trọng nhất dẫn đến sự thành bại của một cuộc chiến tranh?
A. Vấn đề tập hợp đoàn kết lực lượng.
B. Vai trò của giai cấp lãnh đạo.
C. Vấn đề đoàn kết quốc tế.
D. Phương thức tác chiến.
-
Câu 15:
Nhận xét nào dưới đây là đúng về nhà Nguyễn sau khi kí kết các Hiệp ước 1862, 1874, 1883, 1884?
A. Triều đình Huế có lí do để kí các Hiệp ước, việc mất nước Việt Nam vào tay thực dân Pháp là do khách quan.
B. Nhà Nguyễn đã làm hết sức nhưng “Cả nước và dân của đã hết, sức đã kiệt”.
C. Triều đình Huế đã làm hết sức có thể để bảo vệ độc lập, việc mất nước Việt Nam ở thế kỉ XIX là tất yếu.
D. Triều đình Huế bảo thủ, bạc nhược, thiếu đường lối kháng chiến… phải chịu trách nhiệm hoàn toàn trong việc để việc mất nước Việt Nam vào tay Pháp.
-
Câu 16:
Thái độ của triều đình Huế trong quá trình thực dân Pháp xâm lược nước ta trong những năm 1858 - 1884?
A. Khiếp sợ, bạc nhược, không có tinh thần chiến đấu ngay từ đầu.
B. Cùng nhân dân chống Pháp nhưng cuối cùng thất bại.
C. Lúc đầu có tổ chức chống Pháp nhưng sau đó từng bước đầu hàng.
D. Vừa tổ chức kháng chiến, vừa đàm phán thương lượng với Pháp.
-
Câu 17:
Phát biểu ý kiến của anh(chị) về nhận định sau: “Vua quan triều đình nhà Nguyễn phải chịu hoàn toàn trách nhiệm trong việc để Việt Nam bị mất nước vào tay thực dân Pháp”.
A. đúng, vì triều đình Nguyễn không làm tròn được nhiệm vụ của một người đứng đầu đất nước.
B. sai, vì Trung Quốc và nhiều nước lớn mạnh khác dù rất cố gắng đều bị mất độc lập.
C. sai, vì xâm lược thuộc địa là xu thế tất yếu của chủ nghĩa đế quốc lúc bấy giờ.
D. đúng, vì vua quan triều đình Huế không có tinh thần chống Pháp khi bị xâm lược.
-
Câu 18:
Sau hiệp ước Hác-măng và Pa-tơ-nốt, tính chất xã hội Việt Nam có sự chuyển biến như thế nào?
A. Là một nước phụ thuộc vào thực dân Pháp.
B. Là một nước thuộc địa.
C. Là một nước thuộc địa nửa phong kiến.
D. Là một nước nửa thuộc địa nửa phong kiến.
-
Câu 19:
Thực dân Pháp đã lợi dụng cơ hội gì để mở cuộc tấn công quyết định vào kinh đô Huế (8-1883)?
A. Vua Tự Đức qua đời, triều đình đang bận rộn chọn người kế vị.
B. Sự đối đầu gay gắt giữa phe chủ chiến và chủ hòa.
C. Sự bạc nhược của triều đình Nguyễn.
D. Phong trào đấu tranh chống triều đình dâng cao.
-
Câu 20:
Vì sao thực dân Pháp đã thiết lập được nền bảo hộ ở Việt Nam sau Hiệp ước Hác – măng (1883) nhưng vẫn tiếp tục kí với triều đình Huế Hiệp ước Pa-tơ-nốt (1884)?
A. Để xoa dịu dư luận và mua chuộc thêm những phần tử phong kiến đầu hàng.
B. Để biến triều đình Nguyễn thành tay sai cho Pháp.
C. Để loại bỏ ảnh hưởng của triều đình Mãn Thanh.
D. Để hợp thức hóa nền bảo hộ của thực dân Pháp ở Việt Nam.
-
Câu 21:
Nguyên nhân chủ yếu nhất dẫn đến sự thất bại của cuộc kháng chiến chống Pháp cuối thế kỉ XIX là
A. Triều đình phong kiến đã đầu hàng hoàn toàn thực dân Pháp.
B. Thiếu một lực lượng xã hội tiên tiến, có đủ năng lực lãnh đạo.
C. Kẻ thù đã áp đặt được ách thống trị trên toàn lãnh thổ Việt Nam.
D. Nhà Thanh bắt tay với Pháp, đàn áp phong trào yêu nước.
-
Câu 22:
Nguyên nhân khách quan nào dẫn đến sự thất bại của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam cuối thế kỉ XIX?
A. Cuộc kháng chiến diễn ra thiếu sự chuẩn bị chu đáo.
B. Không tập hợp đoàn kết được đông đảo nhân dân tham gia đấu tranh.
C. So sánh tương quan lực lượng chênh lệch bất lợi cho Việt Nam.
D. Khuynh hướng cứu nước phong kiến đã lỗi thời.
-
Câu 23:
Việt Nam đặt dưới sự “bảo hộ” của người Pháp. Nam Kỳ là xứ thuộc địa. Bắc kỳ là đất bảo hộ. Trung kỳ giao cho triều đình quản lí”. Điều khoản trên được quy định trong Hiệp ước nào?
A. Nhâm Tuất.
B. Patơnốt.
C. Hácmăng.
D. Giáp Tuất.
-
Câu 24:
Triều đình nhà Nguyễn đã thừa nhận nền bảo hộ của Pháp trên toàn bộ đất nước Việt Nam thông qua hiệp ước nào?
A. Hiệp ước Nhâm Tuất.
B. Hiệp ước Giáp Tuất.
C. Hiệp ước Patơnốt.
D. Hiệp ước Hácmăng và Hiệp ước Patơnốt.
-
Câu 25:
Sau khi tiến vào cửa biển Thuận An (18-8-1883), Cuốc – bê đã có hành động gì đầu tiên?
A. Tiến thẳng vào kinh thành Huế buộc triều đình Huế phải đầu hàng.
B. Đưa tối hậu thư đòi triều đình giao toàn bộ các pháo đài.
C. Nổ súng công phá kinh thành Huế suốt hai ngày liền.
D. Ép triều đình Huế kí Hiệp ước Hácmăng.
-
Câu 26:
Thực dân Pháp quyết định tấn công vào Kinh thành Huế (năm 1883) nhằm mục đích gì?
A. Buộc triều đình cắt thành Hà Nội cho Pháp.
B. Xâm chiếm nốt ba tỉnh miền Đông Nam Kì.
C. Buộc triều đình phải đầu hàng, kết thúc chiến tranh xâm lược.
D. Buộc triều đình mở thêm cửa biển Thuận An cho Pháp vào buôn bán.
-
Câu 27:
Sau Hiệp ước Hácmăng (1883) triều đình Huế có thái độ như thế nào đối với phong trào kháng chiến của nhân dân?
A. Ra lệnh giải tán các phong trào kháng chiến của nhân dân.
B. Ra lệnh chấm dứt các hoạt động chống Pháp ở Trung Kỳ.
C. Ra lệnh chấm dứt các hoạt động chống Pháp ở Nam Kỳ.
D. Ra lệnh chấm dứt các hoạt động chống Pháp ở Bắc Kỳ.
-
Câu 28:
Tại sao nhân dân ta hai lần giành thắng lợi lớn ở trận Cầu Giấy?
A. Sự mưu trí của đội quân do Hoàng Tá Viêm và Lưu Vĩnh Phúc chỉ huy cùng cuộc kháng chiến của nhân dân.
B. Có sự chỉ đạo, phối hợp giữa triều đình và nhân dân.
C. Lực lượng của Pháp ở Bắc Kì còn mỏng.
D. Nhờ sự chi viện của nhà Thanh.
-
Câu 29:
Chiến thắng Cầu Giấy lần thứ hai (19-5-1883) có ý nghĩa như thế nào?
A. Làm thay đổi thái độ của triều đình đối với nghĩa quân.
B. Thể hiện quyết tâm tiêu diệt giặc của quan quân triều đình.
C. Làm thay đổi thái độ của triều đình đối với quân Pháp.
D. Thể hiện quyết tâm tiêu diệt giặc của nhân dân ta.
-
Câu 30:
Cái chết của Tổng đốc Nguyễn Tri Phương, Tổng đốc Hoàng Diệu trong các cuộc chiến đấu bảo vệ thành Hà Nội không chỉ thể hiện khí tiết của những vị quan lại yêu nước, chính trực mà còn cho thấy
A. sự ủng hộ của triều đình Huế đối với cuộc kháng Pháp của hai ông.
B. chiến thuật đánh giặc đúng đắn của quan quân triều đình.
C. Pháp đã thành công trong cuộc chinh phục Việt Nam.
D. sự bất lực của quan quân nhà Nguyễn trong việc tổ chức chống Pháp.
-
Câu 31:
Thái độ nhân dân và sĩ phu yêu nước sau khi nhà Nguyễn kí các Hiệp ước là
A. Không hợp tác với triều đình, quyết tâm chống Pháp đến cùng (đánh cả triều đình lẫn Tây).
B. Nao núng, hoảng sợ, nhụt chí đấu tranh.
C. Đồng ý với quyết định của triều đình.
D. Chấp nhận sự đô hộ của thực dân Pháp.
-
Câu 32:
Những câu thơ sau là khẩu hiệu đấu tranh của cuộc khởi nghĩa nào?
“Dập dìu trống đánh cờ xiêu
Phen này quyết đánh cả triều lẫn Tây”.
A. Khởi nghĩa của Trần Tấn, Đặng Như Mai.
B. Khởi nghĩa của Nguyễn Hữu Bản.
C. Khởi nghĩa của Lê Văn Điếm và Hồ Bá Ôn.
D. Khởi nghĩa của Nguyễn Trung Trực.
-
Câu 33:
Đâu không phải là những cơ hội có thể phản công đánh bại thực dân Pháp mà triều đình Nguyễn đã bỏ qua trong cuộc kháng chiến cuối thế kỉ XIX?
A. Mặt trận Đà Nẵng (1858).
B. Mặt trận Gia Định (đầu năm 1859).
C. Trận Cầu Giấy lần thứ nhất (1873).
D. Trận Cầu Giấy lần thứ hai (1883).
-
Câu 34:
Điểm giống nhau trong hai lần đánh thành Hà Nội của thực dân Pháp là
A. Vu cáo triều đình Huế.
B. Cho quân tự do đi lại.
C. Gửi tối hậu thư trước khi đánh thành.
D. Cướp bóc.
-
Câu 35:
Vì sao thái độ của thực dân Pháp sau thất bại ở trận Cầu Giấy lần thứ hai (1883) lại có sự khác biệt so với lần thứ nhất (1873)?
A. Do vấn đề nhanh chóng hoàn thành xâm lược Việt Nam đã trở thành đường lối chung của chính phủ Pháp.
B. Do thiệt hại của Pháp trong trận Cầu Giấy lần hai ít nặng nề hơn so với lần thứ nhất.
C. Do chính phủ Pháp đã gửi viện binh kịp thời sang Việt Nam.
D. Do nội bộ triều đình Huế đang rối loạn.
-
Câu 36:
Lý do nào đã thúc đẩy thực dân Pháp quyết tâm xâm chiếm bằng được Bắc Kì lần thứ hai (1883)
A. Nguồn nhân công dồi dào, giá rẻ.
B. Thị trường tiêu thụ rộng lớn.
C. Nguồn than đá dồi dào.
D. Thực dân Anh đang nhòm ngó Bắc Kì.
-
Câu 37:
Đâu không phải là lý do để sau 10 năm kể từ cuộc xâm chiếm Bắc Kì lần thứ nhất thực dân Pháp mới đánh Bắc Kì lần thứ hai?
A. Chủ nghĩa tư bản Pháp tiến lên giai đoạn chủ nghĩa đế quốc.
B. Nước Pháp chưa khôi phục được kinh tế sau chiến tranh Pháp- Phổ nên cần bóc lột thuộc địa.
C. Thực dân Pháp mới phát hiện nguồn than đá ở Bắc Kì.
D. Quân Pháp bận đàn áp phong trào kháng chiến ở Trung và Nam Kì.
-
Câu 38:
Vì sao quân đội triều đình nhà Nguyễn nhanh chóng thất thủ tại thành Hà Nội trong 2 lần quân Pháp tiến ra Bắc Kì (1873, 1883)?
A. Triều đình đã đầu hàng thực dân Pháp.
B. Quân triều đình chống cự yếu ớt.
C. Quân triều đình thực hiện chiến thuật phòng thủ, dựa vào thành đợi giặc, chưa kết hợp với nhân dân kháng chiến.
D. Triều dình mải lo đối phó với phong trào đấu tranh của nhân dân.
-
Câu 39:
Chiến thằng Cầu Giấy lần thứ hai của nhân dân ta (1883) là sự kết hợp chiến đấu giữa đội quân của
A. Trương Định và Nguyễn Trung Trực.
B. Hoàng Tá Viêm và Lưu Vĩnh Phúc.
C. Hoàng Tá Viêm và Nguyễn Trung Trực.
D. Nguyễn Trung Trực và Lưu Vĩnh Phúc.
-
Câu 40:
Tên tướng Pháp nào đã chỉ huy cuộc tiến công ra Bắc Kì lần thứ hai?
A. Gácniê.
B. Rivie.
C. Cuốcbê.
D. Đuypuy.
-
Câu 41:
Thực dân Pháp đã viện cớ nào để xâm lược Bắc Kì lần thứ hai (1882)?
A. Nhà Nguyễn vẫn tiếp tục chính sách “bế quan tỏa cảng”.
B. Nhà Nguyễn đàn áp đẫm máu các cuộc khởi nghĩa của nông dân.
C. Nhà Nguyễn tiếp tục có sự giao hảo với nhà Thanh ở Trung Quốc mà không thông qua Pháp.
D. Nhà Nguyễn vi phạm Hiệp ước Giáp Tuất (1874).
-
Câu 42:
Khi thực dân Pháp đánh thành Hà Nội lần thứ hai, Tổng đốc Hoàng Diệu đã có hành động như thế nào?
A. Chỉ huy quân sĩ kiên quyết chống cự.
B. Đầu hàng, giai nộp thành.
C. Thực hiện kế sách vườn không nhà trống.
D. Rút lui ra ngoài thành để bảo toàn lực lượng.
-
Câu 43:
Đáp án nào đánh giá không đúng về việc triều đình Nguyễn kí với Pháp hiệp ước Giáp Tuất (1874)?
A. Thể hiện tính bạc nhược, ích kỉ, chỉ bảo vệ quyền lợi dòng họ mà bỏ qua lợi ích dân tộc.
B. Vứt “một cái phao” để cứu sống thực dân Pháp.
C. Giúp bảo toàn lực lượng của nhân dân ta.
D. Tạo điều kiện cho thực dân Pháp tiếp tục xây dựng cơ sở để thực hiện các bước xâm lược về sau.
-
Câu 44:
Triều đình Huế kí với Pháp Hiệp ước Giáp Tuất (1874) đã thể hiện điều gì?
A. Triều đình phong kiến đã đầu hàng hoàn toàn thực dân Pháp.
B. Chính thức chấm dứt sự tồn tại của triều Nguyễn với tư cách quốc gia độc lập.
C. Kẻ thù đã áp đặt được ách thống trị trên toàn lãnh thổ Việt Nam.
D. Triều đình đã phản bội quyền lợi dân tộc và lợi ích của nhân dân.
-
Câu 45:
Từ việc kí Hiệp ước Giáp Tuất 1874, có thể kết luận rằng
A. Triều đình nhà Nguyễn bảo vệ quyền lợi dòng họ là một sáng suốt.
B. Triều đình nhà Nguyễn không tận dụng ưu thế có được từ chiến thắng Cầu Giấy năm 1873 để tổ chức phản công đánh Pháp là một sai lầm. Hiệp ước Giáp Tuất năm 1874 đã vi phạm nghiêm trọng chủ quyền dân tộc và lãnh thổ quốc gia.
C. Triều đình nhà Nguyễn kí hiệp ước Giáp Tuất 1874 để quân Pháp rút khỏi Bắc Kì là quyết định đúng đắn.
D. Phong trào kháng chiến của nhân dân ta không phát triển.
-
Câu 46:
Vì sao ô Thanh Hà ở Hà Nội lại được đổi tên thành ô Quan Chưởng như hiện nay?
A. Do sự thay đổi địa giới hành chính của người Pháp.
B. Do muốn ghi nhớ công lao của Nguyễn Tri Phương và binh lính thành Hà Nội.
C. Do muốn ghi nhớ công lao của viên Chưởng cơ và binh lính thành Hà Nội.
D. Do sự thay đổi địa giới hành chính của triều Nguyễn.
-
Câu 47:
Pháp tiến đánh Bắc Kì nhằm mục đích gì?
A. Gây sức ép, buộc Nhà Nguyễn phải thừa nhận chủ quyền của Pháp ở Nam Kỳ.
B. Chiếm toàn bộ Việt Nam.
C. Làm bàn đạp để tấn công Trung Quốc.
D. Chiếm Việt Nam và thâm nhập vào miền Tây Nam - Trung Quốc.
-
Câu 48:
Nguyên nhân sâu xa để thực dân Pháp tổ chức đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất (1873) là gì?
A. Chiếm lấy nguồn than đá phục vụ cho công nghiệp Pháp.
B. Độc chiếm con đường sông Hồng.
C. Đánh Bắc Kì để củng cố Nam Kì.
D. Làm bàn đạp để tấn công miền Nam Trung Hoa.
-
Câu 49:
Đâu không phải là lý do để đến năm 1873 Pháp mới tấn công ra Bắc Kì lần thứ nhất?
A. Tác động của cuộc chiến tranh Pháp- Phổ.
B. Ảnh hưởng của công xã Pari 1871.
C. Pháp tìm ra con đường sông Hồng để tham nhập vào phía Nam Trung Hoa.
D. Bận đàn áp phong trào cách mạng ở Trung Quốc.
-
Câu 50:
Vì sao triều đình nhà Nguyễn kí với thực dân Pháp Hiệp ước Giáp Tuất (1874)?
A. Thực dân Pháp đe dọa đưa quân đánh kinh thành Huế.
B. Vì sợ phong trào kháng chiến của nhân dân ta.
C. So sánh lực lượng trên chiến trường không có lợi cho ta.
D. Triều đình mơ hồ, ảo tưởng vào con đường thương thuyết.